Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.6 KB, 16 trang )

CÁC ẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM
TS. Đặng Đức nh1
ThS. Lương Thu Hương
Chu Thị Nhường
Ban Phân tích và Dự báo
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia
Tóm tắt:
Bài viết này xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Dựa trên mô hình Probit và bộ dữ
liệu điều tra hơn 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2005 - 2015, kết quả nghiên
cứu cho thấy các nhân tố tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp SMEs bao
gồm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp, thời gian
hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành và với khu vực
công; các đặc điểm của chủ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số
khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, qua đó thúc đẩy hoạt động
đầu tư, đổi mới công nghệ của các SMEs tại Việt Nam
Từ khóa: Đổi mới công nghệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách mạng công nghiệp

1. Giới thiệu
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tƣ hƣớng tới công nghệ về
trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa, rô-bốt, dữ liệu lớn/phân tích dữ
liệu lớn đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển các phƣơng thức sản xuất, phân phối
và mô hình kinh doanh mới trên toàn cầu. Nền công nghiệp số hóa giúp tăng
năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm
thiểu thời gian xử lí, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, đối với riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs),
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trƣởng rõ rệt bởi
nếu trƣớc đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng nhìn nhận công nghệ là điểm
yếu của mình do khả năng tài chính để đầu tƣ vào đổi mới công nghệ, thiết bị
hiện đại thì trong thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có


thể thừa hƣởng công nghệ hiện đại với chi phí rất thấp, cũng nhƣ có thể dễ dàng
1

Email: ; Tel: 0904825882

119


tiếp cận khối lƣợng dữ liệu khổng lồ về thị trƣờng, khách hàng để xây dựng chiến
lƣợc kinh doanh hiệu quả. Do tiến bộ công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, các
doanh nghiệp SMEs có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua
tối ƣu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng
sản phẩm, nâng cao chất lƣợng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đổi mới công nghệ
là vô cùng cần thiết. Nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh và tận dụng lợi
ích từ nền tảng công nghệ hiện đại mà cuộc cách mạng công nghiệp mới mang lại
sẽ bị tụt hậu và không thể tồn tại. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cho công nghệ cũng nhƣ
thực trạng đổi mới công nghệ đối với các SMEs của Việt Nam còn nhiều hạn
chế. Theo khảo sát của UNDP và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng
thực hiện, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam chỉ ở mức 10% (thấp hơn
nhiều con số trung bình 40% của các nƣớc đang phát triển) trong đó nhiều công
nghệ thuộc thập niên 80-90 và 75% máy móc đã hết khấu hao2. Sự yếu kém trong
cải tiến công nghệ của các SMEs xuất phát bởi các yếu tố chi phối đến khả năng
đổi mới của doanh nghiệp nhƣ quy mô nguồn lực của doanh nghiệp, đặc điểm
của chủ doanh nghiệp, cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo, và đặc biệt là tiếp
cận tín dụng.
Nghiên cứu này đo lƣờng tác động của một số nhân tố, đặc biệt là tiếp cận
tín dụng, đến đổi mới khoa học công nghệ của các doanh nghiệp SMEs của Việt
Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách về cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng
của các SMEs nhằm tăng cƣờng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp này.

1. Tổng quan về đổi mới công nghệ của SMEs ở Việt Nam
Khái niệm đổi mới công nghệ đƣợc đề cập đầu tiên trong nghiên cứu của
Schumpeter (1942). Theo đó, Schumpeter cho rằng đổi mới công nghệ là động
lực cốt lõi dẫn tới phát triển của nền kinh tế và chính lý thuyết về sự “phá hủy
sáng tạo” cho thấy những đổi mới công nghệ sẽ dẫn tới sự diệt vong của các công
nghệ lỗi thời, sự loại bỏ của các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh và từ đó
giúp nền kinh tế phát triển. Khái niệm đổi mới công nghệ đã đƣợc phân tích và
xem xét bởi rất nhiều nhà nghiên cứu và mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách
hiểu khác nhau về “đổi mới công nghệ”. Theo Acs và Audretsch (1988) đổi mới
2

/>
120


công nghệ là quá trình đƣợc bắt đầu bởi những sáng chế và những sáng chế đó
đƣợc phát triển và tạo ra những sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất mới hoặc
dịch vụ mới cho thị trƣờng. Theo Damanpour and Gopalakrishnan (1998), đổi
mới là quá trình tiếp nhận một ý tƣởng hoặc hành vi mới đó có thể là một hệ
thống, một chính sách, một chƣơng trình, một dây chuyền, một sản phẩm hoặc
một dịnh vụ mà những ý tƣởng đó là mới đối với tổ chức tiếp nhận. Theo đó,
Damanpour and Gopalakrishnan cho rằng doanh nghiệp có đổi mới khi doanh
nghiệp tiếp nhận đƣợc những điều mới đối với doanh nghiệp, không cần thiết
những ý tƣởng đó phải mới với cả nền kinh tế. Avlonitis và Salavou (2007) lại
nhìn nhận đổi mới công nghệ là khả năng của doanh nghiệp có thể giới thiệu
những sản phẩm mới thành công. Nói cách khác, nhóm tác giả nhìn nhận đổi mới
ở góc độ sự thành công của sản phẩm. OECD/Eurostat (2005) lại định nghĩa đổi
mới là việc giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm đƣợc cải thiện
rõ rệt (những sản phẩm này có thể là hàng hoá của doanh nghiệp hoặc dịch vụ),
hoặc là những cải thiện trong dây chuyền sản xuất, phƣơng pháp marketing, hoặc

một phƣơng thức tổ chức quản trị doanh nghiệp mới hoặc những mối quan hệ
mới. McCormick và Maalu (2011) lại gắn đổi mới công nghệ với việc tạo ra
những cải tiến trong sản phẩm hoặc sản phẩm mới. Theo đó, có thể chia những
định nghĩa về đổi mới công nghệ thành hai trƣờng phái cụ thể. Trƣờng phái đầu
tiên gắn đổi mới công nghệ với những thành công, cải thiện trong sản phẩm đầu
ra và chỉ quan tâm tới thành phẩm. Chỉ những ý tƣởng, hành động có thể dẫn tới
những cải thiện trong chất lƣợng sản phẩm đƣợc gọi là đổi mới. Ngƣợc lại,
trƣờng phái thứ hai tiếp cận từ hƣớng phân tích rộng hơn, gắn đổi mới công nghệ
với cả chuỗi sản xuất, điều hành, quản lý doanh nghiệp và bất cứ ý tƣởng hành
động nào tạo ra những cải thiện trong doanh nghiệp đƣợc xếp vào đổi mới.
Nhƣ vậy, thực chất, đổi mới công nghệ là việc lựa chọn, xác định các công
nghệ cần ƣu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hƣớng
công nghệ mới; lựa chọn, đề xuất một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ. Do đó, trong nghiên
cứu này, báo cáo tiếp cận theo hƣớng gắn đổi mới công nghệ với những cải thiện
trong sản phẩm và quy trình. Đổi mới công nghệ là việc áp dụng những tiến bộ
khoa học, công nghệ của doanh nghiệp để (i) tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới;
(ii) có những cải tiến đáng kể trong sản phẩm, dịch vụ; (iii) có những cải tiến
đáng kể trong chuỗi sản xuất. Định nghĩa này giúp cho quá trình đo lƣờng và tính
121


toán những đổi mới công nghệ đƣợc rõ ràng và chính xác, từ đó phản ánh đƣợc
thực tế những cải tiến, đổi mới trong doanh nghiệp.
Theo Báo cáo đặc điểm môi trƣờng kinh doanh Việt Nam, đổi mới công
nghệ tại các DNNVV đƣợc đánh giá thông qua ba chỉ tiêu chủ yếu: DN có
chuyên môn hóa (sản xuất từ hai sản phẩm trở lên theo danh mục phân ngành cấp
4), DN bắt đầu sản xuất một loại sản phẩm mới và doanh nghiệp có những cải
tiến quan trọng đối với sản phẩm hiện có. Thực tế trong 10 năm qua, tỷ lệ đa
dạng hóa sản phẩm vẫn còn rất khiêm tốn và gần nhƣ không có quá nhiều biến

động. Tỷ lệ DNNVV đa dạng hóa sản phẩm chỉ là 12% tổng số DN tham gia điều
tra, con số này vẫn không thay đổi đáng kể cho đến năm 2015. Đặc biệt, tỷ lệ đa
dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp vừa lại có xu hƣớng giảm, năm 2005 là
23% chỉ còn 18,3% năm 2015. Tỷ lệ đa dạng hóa sản phẩm thấp nhất là DN siêu
nhỏ, chỉ đạt 10,1%.
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm (

)

Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm
Không chỉ hạn chế trong đa dạng hoá sản phẩm, tỷ lệ doanh nghiệp đƣa ra
sản phẩm mới của DN cũng không mấy lạc quan. Tỷ lệ DNNVV có sản phẩm
mới trong năm 2005 lên tới 40,6% nhƣng sau đó giảm xuống và duy trì ở mức
thấp, giảm sâu xuống 0,6% năm 2013. Tuy nhiên, năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp
giới thiệu sản phẩm mới đã tăng mạnh, lên tới 23,8%.

122


Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp đƣa ra sản phẩm mới ( )
2005

2007

2009

2011

2013


2015

DN siêu nhỏ

32,6

3,4

1,9

3,4

0,4

23,9

DN nhỏ

51,1

6,8

3,6

4,6

1,2

22


DN vừa

62,9

14,6

7,2

8,9

0,8

28

Toàn bộ

40,6

5

2,7

4

0,6

23,8

Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm
Tuy vậy, ngƣợc lại với gia tăng của doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới,

tỷ lệ doanh nghiệp có đổi mới công nghệ trong sản xuất lại tụt giảm đáng kể trong
vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ DNNVV có đổi mới công nghệ năm 2005 là 29,5%
nhƣng giảm mạnh về mức 13,2% trong năm 2015. Đặc biệt, chỉ 28,7% DNV có đổi
mới công nghệ trong năm 2015, sụt giảm mạnh so với con số 63,8% năm 2005.
Bảng 2: Tỷ lệ DN có công nghệ mới (
2005

2007

2009

2011

)
2013

2015

DN siêu nhỏ

19.1

36.5

32.8

32.9

12.7


10

DN nhỏ

42

58.8

58.3

48.8

24.2

19.4

DN vừa

63.8

68.9

59.6

57.9

30.3

28.7


Toàn bộ

29.5

44.5

41.3

38.4

16.3

13.2

Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam các năm
Nhìn chung, mặc dù có nhiều hỗ trợ về mặt chính sách nhƣng việc đổi mới
công nghệ tại DNNVV tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đến năm
2015, theo báo cáo của VCCI, 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử
dụng máy móc hết khấu hao. Doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu đến 2-3 thế hệ.
Trong đó, 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nƣớc ngoài
thuộc thế hệ những năm 60-70; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% thiết bị là
đồ tân trang3. Chỉ có khoảng 8% số DNNVV đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà
trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
3

/>
123



Giải thích cho sự yếu kém này, bên cạnh những khó khăn về vốn, một
nguyên nhân khác xuất phát từ nhận thức của DNNVV. Phần lớn các doanh
nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ trong quá trình
cạnh tranh. Công nghệ không đƣợc coi là lĩnh vực ƣu tiên khi bắt đầu kinh
doanh, do đó DN thiếu bài bản và tầm nhìn trong phát triển công nghệ, thiếu sự
đầu tƣ một cách đồng bộ dẫn đến sự tốn kém và mất thời gian để chuyển đổi
công nghệ, khó tăng quy mô sản xuất. Đến 90% số DN đƣợc điều tra vẫn chƣa có
chiến lƣợc cải tiến công nghệ. Các doanh nghiệp có thể nhận thức đƣợc lợi ích từ
việc đổi mới, cải tiến công nghệ nhƣng khi đối mặt với những khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì bản thân các DNNVV cho rằng công
nghệ là vấn đề nhƣng không phải vấn đề cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ giải quyết.
Thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các DNNVV cũng là một nguyên
nhân dẫn đến sự trì trệ trong việc đổi mới công nghệ tại các DN này. Trong một
điều tra DNNVV của Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN và cộng đồng, chỉ có
11/117 doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật ở cấp kỹ sƣ, trung cấp hoặc công nhân
có tay nghề cao.
Tiếp đó là sự thiếu hiệu quả trong cơ chế chính sách hỗ trợ cho DNNVV
trong đổi mới công nghệ. Đánh giá từ các cuộc điều tra cho thấy DN khó có thể
nhận đƣợc những ƣu đãi theo quy định. DN còn thiếu khả năng tiếp cận đƣợc với
các nguồn thông tin nhƣ các cơ sở dữ liệu KHCN, còn thiếu sự kết nối giữa DN
và các nguồn nghiên cứu phát triển công nghệ.
Nhƣ vậy, có thể thấy năng lực đổi mới công nghệ của DNNVV vẫn còn
rất thấp, không chỉ chênh lệch lớn so với khu vực mà còn trên cả thị trƣờng trong
nƣớc khiến doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém, khó có thể mở rộng thị trƣờng
và phát triển lớn hơn. Mặc dù có nhiều chính sách hƣớng đến hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ nhƣng bản thân các DNNVV vẫn chƣa chú trọng đến
chiến lƣợc công nghệ lâu dài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng dụng khoa
học ngày càng mạnh mẽ, nếu tiếp tục với xu thế hiện nay, DNNVV có thể mất
ngay chỗ đứng ngay cả trên thị trƣờng trong nƣớc.
3. Một số nhân tố tác động đến đổi mới công nghệ của SMEs ở Việt Nam

Có nhiều yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
SMEs tại Việt Nam bao gồm: các chính sách khuyến khích từ chính phủ (chính sách

124


vĩ mô, tài chính…), năng lực nội tại của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh
nghiệp. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, báo cáo xem xét đến các nhân tố sau:
+ Đặc điểm của chủ doanh nghiệp:
Các đặc điểm của cấp quản lý doanh nghiệp có những tác động rất lớn đối
với mọi quyết định của doanh nghiệp nói chung và quyết định đổi mới công nghệ
nói riêng. Điều này đƣợc giải thích bởi những tƣ duy của ngƣời quản lý sẽ ảnh
hƣởng tới định hƣớng phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ cách thức quản lý
doanh nghiệp. Các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình
độ và kinh nghiệm của cấp quản lý.
- Khác biệt trong giới tính của chủ doanh nghiệp có tác động rất lớn tới
những hệ tƣ tƣởng và xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu
của Doss and Morris (2001) cho trƣờng hợp của các doanh nghiệp tại Ghana,
nhóm tác giả phát hiện có sự khác biệt trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học tại
các doanh nghiệp đƣợc quản lý bởi cấp quản lý có giới tính khác nhau. Các nhà
nghiên cứu và tâm lý kinh tế cho rằng, sự khác biệt về giới tính ảnh hƣởng tới khả
năng chấp nhận rủi ro và mong muốn thay đổi công nghệ cũng nhƣ ngành nghề hoạt
động của doanh nghiệp. Các lĩnh vực có hàm lƣợng IT cao thƣờng đƣợc quản lý bởi
nam giới sẽ đòi hỏi sự đổi mới thƣờng xuyên trong khi các doanh nghiệp đƣợc quản
lý bởi nữ giới thƣờng ít có xu hƣớng cập nhật công nghệ.
- Độ tuổi của nhà quản lý sẽ ảnh hƣởng tới khả năng chấp nhận rủi ro
cũng nhƣ ảnh hƣởng tới khả năng phán đoán và định hƣớng sự phát triển của
doanh nghiệp. Theo đó, có lập luận cho rằng những nhà quản lý trẻ tuổi với sự
năng động và sáng tạo sẽ chú trọng phát triển công nghệ trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, với các nhà quản lý trẻ tuổi, dƣới những sự cạnh tranh khốc liệt hiện

nay thì đổi mới công nghệ, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp là chiến lƣợc phát
triển phổ biến của họ. Ngƣợc lại, các nhà quản lý có kinh nghiệm lại có cách nhìn
thận trọng và khả năng dự báo phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Những nhà quản
lý nhiều kinh nghiệm có thể quyết đoán trong các quyết định đổi mới công nghệ
nhƣng cũng có thể dè dặt trong việc thay đổi công nghệ đang sử dụng. Do đó, độ
tuổi có thể có tác động hai chiều đối với đổi mới công nghệ.
- Trình độ giáo dục của nhà quản lý có tác động rất lớn đối với mọi quyết
định của doanh nghiệp nói chung và quyết định đổi mới công nghệ nói riêng.
Trình độ giáo dục của cấp quản lý thể hiện tầm bao quát cũng nhƣ khả năng thích
ứng với công nghệ mới của cấp quản lý. Giả thuyết này đã đƣợc chứng minh
125


trong nghiên cứu của Sawada và cộng sự (2007). Nghiên cứu này cho thấy các
nhà quản lý có trình độ giáo dục càng cao thì càng nhạy bén với các công nghệ
mới và từ đó tạo lợi thế cho doanh nghiệp mình.
+ Đặc điểm của doanh nghiệp
Bên cạnh những yếu tố về đặc điểm của cấp quản lý của doanh nghiệp,
những đặc điểm tự nhiên của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng tới độ nhạy bén với
công nghệ của doanh nghiệp và ảnh hƣởng tới khả năng đổi mới công nghệ. Các
đặc điểm của doanh nghiệm bao gồm thời gian hoạt động; quy mô doanh nghiệp.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động hai chiều đối với hoạt
động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp có thời
gian hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thƣờng đã có những vị trí, thị phần nhất
định trong thị trƣờng và có tiềm lực kinh tế để thực hiện các đổi mới công nghệ.
Nghiên cứu của Coad và cộng sự (2016) sử dụng số liệu điều tra các doanh nghiệp
tại Tây Ban Nha cho thấy những doanh nghiệp mới sẽ đƣợc lợi nhiều hơn trong đổi
mới công nghệ nhƣng khoản vốn đầu tƣ tại lĩnh vực này cũng rủi ro cao hơn.
- Quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn tới tiềm lực kinh tế cũng nhƣ khả
năng định hƣớng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Suresh de

Mei (2009) phát hiện mối quan hệ thuận chiều giữa đổi mới công nghệ và quy mô của
DNNVV ở Sri Lanka. Theo đó, các doanh nghiệp lớn thƣờng áp dụng nhiều đổi mới
công nghệ hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Comacchio và
Bonesso (2007) lại nhận thấy khả năng linh hoạt của các doanh nghiệp nhỏ và các
doanh nghiệp này thích ứng tốt hơn với những đổi mới công nghệ.
+ Khả năng tiếp cận tín dụng
Ngoài các yếu tố đại diện cho nội lực và chủ thể doanh nghiệp, báo cáo
xem xét khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến
quyết định đầu tƣ vào công nghệ mới của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, thị
trƣờng tài chính cũng nhƣ các tổ chức tài chính khá e ngại trong việc đầu tƣ vào
các dự án đầu tƣ, đổi mới công nghệ do những dự án này thƣờng có rủi ro cao.
Do đó, khi doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc tín dụng để đầu tƣ thì doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ sử dụng, có những sản phẩm mới.4
4

Nghiên cứu của Hall (2002) phát hiện ra những tác động của rào cản tín dụng đối với các khoản đầu tƣ
của DNNVV. Theo đó, các DNNVV gặp những khó khăn trong tiếp cận tín dụng sẽ có ít những cải tiến
trong công nghệ cũng nhƣ việc đổi mới sản phẩm. Đồng tình với quan điểm của Hall, Greenaway và cộng
sự (2007) còn chỉ ra những tác động tiêu cực của rào cản tín dụng đối với các đổi mới trong hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp, theo đó cũng hạn chế khả năng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ của doanh
nghiệp.

126


3. Mô hình thực nghiệm
Để đánh giá các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp SMEs, nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp nhỏ và
vừa, đƣợc hợp tác nghiên cứu và điều tra bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội
(ILSSA), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) và Đại học

Copenhagen. Cuộc điều tra này đã đƣợc thực hiện qua hơn 10 năm với 6 vòng
điều tra 2 năm một lần từ năm 2005 tại 10 tỉnh thành Việt Nam. Tuy nhiên, do sự
hạn chế và không đồng nhất trong số liệu các năm, nghiên cứu này chỉ sử dụng
bộ số liệu từ năm 2005 tới năm 2013.
Khác biệt với bộ Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, bộ điều
tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào các doanh nghiệp trong cả khu vực
chính thức và phi chính thức. Do đó, số liệu của bộ điều tra bao gồm cả số liệu
của các doanh nghiệp, hộ gia đình tại khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, thực tế
bộ số liệu này không đại diện cho khu vực phi chính thức tại Việt Nam do không
điều tra diện rộng khu vực phi chính thức cũng nhƣ cách thức phân loại doanh
nghiệp vẫn đƣợc thực hiện dựa theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu hiện nay, báo cáo tập trung tới các doanh
nghiệp khu vực tƣ nhân có tham gia vào ít nhất 3 trong 5 vòng điều tra từ năm
2005 – 2013. Do đó, mẫu điều tra bao gồm 5.037 quan sát đƣợc thực hiện trong 8
năm từ 2005 – 2013. Nhằm xem xét khả năng thay đổi công nghệ của doanh
nghiệp, nghiên cứu sử dụng mô hình Probit nhằm phân tích đánh giá xác xuất đổi
mới công nghệ tại doanh nghiệp. Phân tích Probit đƣợc sử dụng do biến phụ
thuộc chỉ nhận giá trị 0 và 1 và phƣơng pháp hồi quy nhỏ nhất OLS với dạng
hàm tuyến tính có thể không phù hợp.
Phƣơng trình định lƣợng đƣợc sử dụng là:

Trong đó, P(Inno) là xác suất có đổi mới công nghệ, FC: khả năng tiếp
cận tín dụng; TS: quy mô vốn của doanh nghiệp; LD: quy mô lao động của
doanh nghiệp; XK: có hoạt động xuất khẩu hay không, TGHD: thời gian hoạt
động của doanh nghiệp, T: tuổi của chủ doanh nghiệp, TD: trình độ giáo dục của
chủ doanh nghiệp, QH: mạng lƣới quan hệ của doanh nghiệp.
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Probit đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
127



Bảng 3: Tác động của các yếu tố đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Xác suất

Đổi mới công nghệ

Tiếp cận đƣợc với vốn tín dụng

0.09**

Quy mô vốn tại thời điểm t-1

-0.04**

Quy mô lao động tại thời điểm t-1

0.35***

Doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu 0.16*
Năm thành lập của doanh nghiệp

-0.01***

Có mối quan hệ trong ngành

0.09***

Có mối quan hệ trong khu vực công

0.05***


Tuổi chủ doanh nghiệp

-0.01***

Tốt nghiệp phổ thông

0.01

Kỹ năng không có chứng chỉ

-0.01

Đào tạo kỹ năng có chứng chỉ

0.18**

Tốt nghiệp cao đẳng, đại học

-0.16*

Biến giả doanh nghiệp tƣ nhân

0.12

Biến giả công ty hợp danh

-0.29

Biến giả hợp tác xã


-0.29**

Biến giả doanh nghiệp TNHH

-0.07

Biến giả doanh nghiệp cổ phần

-0.38**

Biến kiểm soát khác
Địa điểm



Ngành nghề



Số quan sát

5,009

Lưu ý: Tính toán từ Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008-2013.
***p<0.01, **p<0.05, *p<0.1

128


Kết quả ƣớc lƣợng đã khẳng định sự tác động của các yếu tố tới khả năng

đổi mới công nghệ tại các DNNVV. Nhằm đánh giá mức độ tác động của khả
năng tiếp cận tín dụng tới khả năng đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp, nghiên
cứu đã tính toán tác động biên của từng yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4: Tác động biên của các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ
Biến
Tiếp cận đƣợc với vốn
tín dụng
Quy mô lao động tại
thời điểm t-1
Quy mô vốn tại thời
điểm t-1
Năm thành lập của
doanh nghiệp
Có mối quan hệ trong
ngành
Có mối quan hệ trong
khu vực công
Biến giả doanh nghiệp
tƣ nhân
Biến giả công ty hợp
danh
Biến giả hợp tác xã
Biến giả doanh nghiệp
TNHH
Biến giả doanh nghiệp
cổ phần

Hệ số


Sai số
chuẩn

z

P>z

Khoảng 95

.031

.013

2.29

0.02

.005

.057

.206

.017

11.81

0.000

.172


.241

-.088

.037

-2.41

0.016

-.161

-.0166

-.003

.001

-4.58

0.000

-.004

-.002

.029

.007


4.40

0.00

.016

.043

.018

.006

3.07

0.002

.01

.029

.038

.027

1.38

0.168

-.016


.092

-.086

.100

-0.86

0.391

-.281

.110

-.086

.053

-1.61

0.107

-.190

.018

-.021

.026


-0.82

0.413

-.072

.029

-.111

.048

-2.29

0.022

-.206

-.016

Lưu ý: Tính toán từ Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008-2013

129


Kết quả tính toán giá trị tác động biên của các yếu tố quyết định tới khả
năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cho thấy:
Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều
với khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Kết quả định lƣợng cho thấy

hệ số ƣớc lƣợng của biến khả năng tiếp cận tín dụng có giá trị dƣơng và có ý
nghĩa thống kê. Do đó, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng
sẽ có nhiều khả năng đổi mới công nghệ đang sử dụng. Kết quả ƣớc lƣợng tác
động của khả năng tiếp cận tín dụng cho thấy, tiếp cận đƣợc thị trƣờng vốn sẽ
tăng 3,1% khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Quy mô lao động của doanh nghiệp cũng có tác động tích cực tới khả năng
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Kết quả định lƣợng cho thấy hệ số ƣớc
lƣợng của biến quy mô lao động lao động có giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống
kê. Kết quả này phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
khi chủ yếu các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp thâm dụng lao động nên việc
gia tăng quy mô lao động của doanh nghiệp cũng có thể buộc doanh nghiệp phải
cải thiện công nghệ để sử dụng hiệu quả hơn lực lƣợng lao động tăng thêm này.
Kết quả định lƣợng cũng cho thấy, việc tăng 1% quy mô lao động của doanh
nghiệp sẽ giúp tăng 20,6% khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Quy mô tài sản của doanh nghiệp, đáng ngạc nhiên lại có tác động ngƣợc
chiều đối với khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hệ số hồi quy đánh giá
tác động của quy mô tài sản đối với khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
là âm và có ý nghĩa thống kê. Do đó, việc gia tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp
có tác động tiêu cực tới khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Tác động
biên của quy mô tài sản cho thấy việc tăng 1% quy mô tài sản của doanh nghiệp sẽ
làm giảm 8,8% khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Mối quan hệ của doanh nghiệp có tác động tích cực tới khả năng đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp. Kết quả này đúng cả trong trƣờng hợp doanh
nghiệp có mối quan hệ với doanh nghiệp cùng ngành và với doanh nghiệp trong
khu vực nhà nƣớc. Kết quả định lƣợng cho thấy mở rộng quan hệ với doanh
nghiệp trong cùng ngành sẽ giúp gia tăng 2,9% khả năng đổi mới công nghệ của
130


doanh nghiệp và việc kết nối thêm doanh nghiệp trong khu vực công sẽ giúp gia

tăng 1,8% khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Đặc điểm của chủ doanh nghiệp cũng có tác động tới khả năng đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp:
Độ tuổi của chủ doanh nghiệp có tác động tiêu cực khả năng đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp. Kết quả định lƣợng cho thấy hệ số tác động của độ tuổi
chủ doanh nghiệp tới khả năng đổi mới công nghệ có giá trị âm và có ý nghĩa
thống kê. Kết quả đánh giá tác động biên cho thấy khi tuổi của chủ doanh nghiệp
tăng thêm 1 tuổi thì khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp giảm 0,3%.
Điều này khá phù hợp với thực tế khi cho thấy khả năng chấp nhận rủi ro của chủ
doanh nghiệp sụt giảm theo độ gia tăng của độ tuổi.
Loại hình sở hữu cũng có ảnh hƣởng tới khả năng đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hộ gia đình là loại hình doanh nghiệp có xu
hƣớng thay đổi công nghệ thƣờng xuyên hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
5. Kết luận và gợi ý chính sách
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đổi
mới công nghệ của doanh nhiệp nhƣ tuổi, giới tính; loại hình doanh nghiệp. Các
đặc điểm của doanh nghiệp nhƣ quy mô vốn, quy mô lao động, thời gian hoạt
động, mối quan hệ với doanh nghiệp cùng ngành/doanh nghiệp nhà nƣớc đều có
tác động tới quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trong khi quy mô
vốn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động tiêu cực tới quyết định
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thì quy mô lao động và quan hệ của doanh
nghiệp lại có tác động tích cực tới việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của khả
năng tiếp cận vốn đối với khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Do đó,
việc tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận vốn đối với DNNVV là một
những nhiệm vụ cấp bách hiện nay của nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn trên chỉ
đƣợc tháo gỡ với sự kết hợp đồng bộ của các bên bao gồm Chính phủ, các tổ
chức tín dụng và doanh nghiệp.

131



Đối với Chính phủ, nhiều chính sách hỗ trợ đối với DNNVV nhƣ Luật Hỗ
trợ DNNVV năm 2017; Nghị định số 56/2009/NĐ-CP năm 2009; Nghị quyết 35/
NQ-CP hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tới năm 2020; Nghị quyết 19/NQ-CP
năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017 đã đƣợc ban
hành nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Thực tế này cho thấy các
chính sách trên vẫn chƣa giúp thúc đẩy tiếp cận vốn đối với DNNVV. Minh bạch
thông tin và khả năng đánh giá mức độ chi trả của DNNVV còn hạn chế là một
trong yếu tố khiến các tổ chức tín dụng còn khá dè dặt trong việc cho vay. Trong
khi đó, DNNVV lại thiếu các công cụ để chứng minh khả năng chi trả vốn vay
cho ngân hàng. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc cần xây dựng một hệ
thống thông tin DNNVV nhằm cải thiện sự minh bạch và tăng cƣờng khả năng
đánh giá mức độ hoàn trả vốn vay của DNNVV.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa là các doanh nghiệp hộ gia đình, những doanh nghiệp hoạt động trong khu
vực phi chính thức. Trong khi đó, các chính sách hiện nay chủ yếu tập trung vào
những doanh nghiệp đã có đăng kí chính thức đối với các cơ quan có chức năng
mà chƣa đề cập tới một lƣợng lớn các doanh nghiệp trong khu vực phi chính
thức, các hộ gia đình kinh doanh, những doanh nghiệp siêu nhỏ này. Do đó, cần
tiếp tục thúc đẩy, cắt giảm những thủ tục về đăng kí kinh doanh, khuyến khích
các doanh nghiệp phi chính thức, những hộ gia đình gia nhập vào cộng đồng
doanh nghiệp chính thức nhằm đƣợc tiếp cận với những ƣu đãi của Chính phủ.
Đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính, việc cung cấp vốn đối với
DNNVV vẫn chƣa đƣợc chú ý đúng mức do chi phí quản lý cao, năng lực tài
chính doanh nghiệp yếu và thiếu minh bạch thông tin. Tuy nhiên, có thể thấy đây
là khu vực rất tiềm năng đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính nếu nhìn vào
quy mô của khu vực này. Thực tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã có
những chƣơng trình cho vay đặc biệt đối với DNNVV nhƣng tỷ trọng vốn cho

vay trong tổng khối lƣợng tín dụng còn khá nhỏ. Do đó, cùng với sự hỗ trợ của
Chính phủ về tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động và khả năng chi trả của
132


DN, các ngân hàng cần tạo kết nối hệ thống dữ liệu về các DNNVV cũng nhƣ
xây dựng những tiêu chí đặc thù đối với các khoản vay đối với DNNVV. Những
gói cho vay với mức lãi suất phù hợp và loại hình đa dạng cần đƣợc áp dụng đối
với DNNVV dựa trên từng loại dự án cũng nhƣ đƣa ra những gói cho vay dài hạn
hơn nhằm cho phép các DN này đầu tƣ đổi mới công nghệ.
Đối với các DNNVV, cần chủ động minh bạch thông tin và tham gia các
hiệp hội ngành nghề nhằm gia tăng sự tin tƣởng và nâng cao khả năng tiếp cận
vốn của từng doanh nghiệp thành phần. Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp
trong ngành và với khu vực công cũng là một giải pháp khác đối với cộng đồng
DNNVV. Việc mở rộng hợp tác, quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành
không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm thông tin kinh doanh mà còn giúp doanh
nghiệp mở rộng đƣợc nguồn vốn có khả năng tiếp cận. Bên cạnh đó, các
DNNVV cũng nên xem xét việc áp dụng đổi mới công nghệ theo từng giai đoạn.
Theo đó, các DN có thể phân nhỏ quá trình đầu tƣ theo chu kỳ kinh doanh hoặc
xem xét cải tiến từng công đoạn nhằm giảm sức ép về vốn đầu tƣ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acs, Z., & Audretsch, D. (1988). Innovation in Large and Small Firms: An
Empirical Analysis. The American Economic Review, 678-690.
2. Avlonitis, G., & Salavou, H., (2007). Product innovativeness and performance:
A focus on SMEs, Management Decision, 46 (7): 969-985.
3. Coad, A., Segarra, A., & Teruel, M. (2016). Innovation and Firm Growth:
Does firm age play a role. Research Policy, 387-400.
4. Comacchio, A., Bonesso, S., & Scapolan, A. (2007). Innovation,
Complementarities and Performance in Micro-small Enterprises. Inderscience

Publisher.
5. Damanpour, F. & Gopalakrishnan, S. (1998). Theory of Organizational
Structures and Innovation Adoption: The Role of Environment Change.
Journal of Engineering and Technology Management, 15(1): 1-24.
6. Doss, Cheryl R. & Morris, Michael L., 2001. How Does Gender Affect the

133


Adoption of Agricultural Innovations?: The case of improved maize
technology in Ghana, Agricultural Economics, 25(1): 27-39.
7. McCormick, D., & Maalu, J. (2011). Innovation Hubs and Small and Medium
Enterprises. In Africa Setting the Policy Agenda, University of Nairobi,
Nairobi, Kenya
8. Sawada, Y., Akoten, J., & Otsuka, K. (2006). The Determinants of Credit
Acess and its Impacts on Micro and Small Enterprises: The Case of Garment
Producers in Kenya. Economic Development and Cultural Changes, 927-944.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012). Sách trắng SMEs Việt Nam năm 2012, 2014.
Nhà xuất bản Thống kê.
10. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW. Báo cáo đặc điểm môi trường kinh
doanh Việt Nam năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013.

134



×