Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sẵn sàng cho sự kiện TechDemo Gia Lai 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.17 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

40

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ

Sẵn sàng cho sự kiện TechDemo Gia Lai 2019
Trong tháng 11 sắp tới, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra Sự kiện Trình
diễn, kết nối cung cầu công nghệ và Hội nghị các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
Khoa học và công nghệ (KHCN) năm 2019 (TechDemo 2019). Xác định đây là cơ
hội để địa phương thúc đẩy chuyển giao công nghệ theo nhu cầu địa phương,
tăng cường hiệu quả kết nối cung cầu công nghệ, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận,
ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật của doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về ứng dụng, chuyển giao và đổi
mới công nghệ trên phạm vi toàn quốc, tỉnh Gia Lai đang hoàn tất công tác
chuẩn bị, sẵn sàng cho sự kiện lớn với chủ đề “Kết nối công nghệ, bắt nhịp
cuộc cách mạng công nghệp 4.0”.

Quy tụ hơn 300 gian hàng công nghệ và
sản phẩm công nghệ
TechDemo 2019 do Bộ Khoa học và Công
nghệ và UBND tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức,
thực hiện. Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy hợp
tác đầu tư nghiên cứu ứng dụng, phát triển và
đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp với các
ngành, lĩnh vực ưu tiên; Nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động xúc tiến chuyển giao
công nghệ, kết nối cung cầu công nghệ giữa
khu vực doanh nghiệp trong nước với các viện
nghiên cứu, trường đại học trong nước và nước
ngoài; tôn vinh, ghi nhận kịp thời các doanh


nghiệp sản xuất và kinh doanh có đóng góp
tích cực, hiệu quả trong việc nâng cao năng
lực công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường; phát triển hệ thống tổ chức
ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương
theo Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017;
mở rộng cơ hội tìm hiểu, tiếp cận, ứng dụng,
chuyển giao và đổi mới công nghệ của các cơ
quan, doanh nghiệp của cả nước, khu vực Tây
nguyên và tỉnh Gia Lai; ký kết chuyển giao công
nghệ và cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Gia
Lai cho các doanh nghiệp.

Sự kiện lần này dự kiến quy tụ hơn 300
gian hàng trưng bày, giới thiệu các công nghệ,
thiết bị, sản phẩm, kết quả nghiên cứu thuộc
các lĩnh vực công nghệ và tập trung trình diễn
như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp - chế biến gỗ;
Thủy sản, Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, Công nghệ môi trường, Công nghệ
thông tin-truyền thông,…của các viện nghiên
cứu, các trường đại học, doanh nghiệp trong
nước và quốc tế.
Đặc biệt, trong hoạt động trình diễn công
nghệ/thiết bị/sản phẩm công nghệ; hoạt động
tư vấn công nghệ, cải tiến quy trình kỹ thuật; tư
vấn kết nối tài chính và công nghệ; các tọa đàm
chuyên sâu về công nghệ sẽ diễn ra liên tục tại
Khu vực trình diễn tại Quảng trường Đại Đoàn
kết - Thành phố Pleiku- tỉnh Gia Lai. Bên cạnh
đó, các hoạt động nâng cao năng lực của mạng

lưới các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
như tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng được
lồng ghép trong sự kiện. Điểm nhấn của sự
kiện là hoạt động tôn vinh doanh nghiệp đổi
mới công nghệ có đóng góp tích cực cho hoạt
động phát triển KH&CN của Việt Nam là sự kiện


41
SỐ 03 NĂM 2019

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ

Quang cảnh Hội nghị triển khai TechDemo 2019.

nổi bật, vì vậy các doanh nghiệp cũng đang háo
hức tham gia, chuẩn bị.
Sẵn sàng cho Sự kiện lớn
TechDemo 2019, do Bộ Khoa học và Công
nghệ cùng với UBND tỉnh Gia Lai phối hợp tổ
chức tại tỉnh Gia Lai. Để chuẩn bị tốt cho sự kiện
KHCN lớn diễn ra vào cuối năm 2019, UBND
tỉnh đã lên kế hoạch phân công cụ thể vai trò,
nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương, đơn
vị liên quan phối hợp thực hiện.
Đây là điều kiện thuận lợi để các ngành,
địa phương cùng với các doanh nghiệp, cơ
sản xuất, hợp tác xã trong tỉnh tập trung trưng
bày, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp
công; sản phẩm làng nghề và sản phẩm công

nghiệp, nông nghiệp tiêu biểu để trưng bày
tại các gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc
trưng của tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp tiếp nhận nhu cầu đổi mới
công nghệ, chuyển giao công nghệ, tư vấn tài
chính. Theo kế hoạch, Cục Ứng dụng và Phát
triển Công nghệ phối hợp với các Trung tâm
Ứng dụng tiến bộ KHCN các tỉnh, thành triển
khai các hoạt động kết nối cung - cầu, chuyển
giao công nghệ giữa doanh nghiệp với khách
hàng, phát huy mạng lưới các trung tâm ứng
dụng toàn quốc. Theo ông Lê Minh Hải, Phó
Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN

tỉnh Gia Lai, chia sẻ: “Tại Hội nghị về hoạt động
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN diễn ra từ
ngày 6 đến ngày 8 tháng 11, tỉnh Gia Lai dự kiến
sẽ đại diện khu vực Tây Nguyên có bài tham
luận chung về hoạt động và thành tựu nổi bật
của các trung tâm, cùng những đề xuất, kiến
nghị để cấp trên hỗ trợ, tháo gỡ những vướng
mắc, khó khăn. Qua đó, giúp các trung tâm có
định hướng phát triển phù hợp và hiệu quả hơn
trong thời gian tới”.
Đặc biệt, Sở KHCN tỉnh Gia Lai đã tham
mưu với UBND tỉnh các công tác như: Khảo sát
thu thập thông tin về cung - cầu công nghệ,
chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất, công tác
đón tiếp,... Ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở
KH-CN tỉnh Gia Lai, cho biết: "Với vai trò là Phó

Trưởng Ban Tổ chức TechDemo 2019, Sở KHCN
đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh thành lập
các tổ công tác, các tiểu ban giúp việc cho ban
tổ chức triển khai các hoạt động của Sự kiện.
Trước đó, Sở KHCN đã phối hợp cùng các sở,
ban ngành tỉnh Gia Lai tổ chức các hoạt động
chuẩn bị cho sự kiện giữa Bộ Khoa học và Công
nghệ với UBND tỉnh như: Hội nghị triển khai Sự
kiện Khoa học và Công nghệ địa phương năm
2019; Hội nghị của Ban tổ chức Sự kiện,...". Đây
được xem là những tiền đề quan trọng góp
phần vào sự thành công của TechDemo 2019.
Bài và ảnh: TẤN THẮNG


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

42

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ

Ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh
tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Gia Lai
ThS. VŨ THỊ HUYỀN LY
Giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai

G

ia Lai, vùng đất phía Bắc Tây Nguyên,
nơi có hai tộc người bản địa Bahnar và

Jrai sinh sống, đồng thời họ cũng là chủ
nhân của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên. Cũng như các tộc người khác ở Tây
Nguyên, cồng chiêng có giá trị rất lớn trong
đời sống của người Bahnar, Jrai. Cồng chiêng là
niềm tự hào của họ, trong truyền thống, cồng
chiêng được sử dụng như một phương tiện để
giao tiếp với thần linh. Vì vậy, cồng chiêng chỉ
được sử dụng mỗi khi có lễ hội của gia đình và
cộng đồng.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác
di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại
vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, sau đổi thành
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Niềm vinh dự này là của chung 5 tỉnh Tây
Nguyên trong đó có tỉnh Gia Lai.
Để bảo vệ di sản thì việc giữ gìn và phát
huy giá trị của nó là điều cần thiết phải làm. Khi
các tôn giáo mang tính độc thần được truyền bá
vào vùng đất của người Bahnar, Jrai và được họ
tiếp nhận, đặc biệt là đạo Tin Lành thì các lễ hội
cũng dần mất đi, cồng chiêng dần không còn
được sử dụng nữa. Hiện nay, cùng với sự phát
triển của đô thị, không gian sống của người
Bahnar, Jrai ở Gia Lai đã bị thu hẹp, làm mất đi
môi trường diễn xướng của cồng chiêng. Việc
tiếp thu những giá trị văn hóa mới của xã hội
hiện đại như âm nhạc hiện đại, các loại hình


vui chơi giải trí... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống
tinh thần của người Bahnar, Jrai làm cho một bộ
phận giới trẻ không còn đam mê với văn hóa
truyền thống khiến giá trị của văn hóa cồng
chiêng cũng dần bị mai một.
Trước nguy cơ giá trị văn hóa cồng chiêng
bị mai một các ngành chức năng của tỉnh Gia
Lai đã có rất nhiều hoạt động nhằm bảo tồn
và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên
Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật
Gia Lai là ngôi trường đào tạo các ngành nghề
về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật trong đó có
nhạc cụ dân tộc như đàn T’rưng, đàn Goong...
Học sinh theo học tại trường hàng năm đều
có khoảng hơn 70% là người đồng bào dân
tộc thiểu số trong đó người Bahnar, Jrai chiếm
đa số. Nhìn nhận được đặc thù của mình, cùng
chung tay với tỉnh Gia Lai trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, nhà trường đã đăng ký thực
hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “Phương pháp
dạy và học cồng chiêng của người Bahnar, Jrai
trên địa bàn tỉnh Gia Lai” từ năm 2012-2015.
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng Giáo trình
dạy và học cồng chiêng của người Bahnar, Jrai
để giảng dạy trong trường học và trong cộng
đồng người Bahnar, Jrai.
Năm 2015, nhà trường đã hoàn thành việc
xây dựng giáo trình dạy học Cồng chiêng trong

trường học.


Giáo trình gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về văn hóa cồng
chiêng Bahnar, Jrai. Chương này nói về nguồn
gốc của cồng chiêng; các loại cồng chiêng của
người Bahnar, Jrai; vai trò của cồng chiêng trong
đời sống người Bahnar, Jrai.
Chương 2: Âm nhạc cồng chiêng và hoạt
động dạy học âm nhạc cồng chiêng Bahnar,
Jrai. Chương này nói về hàng âm, thang âm
của người Bahnar, Jrai; kỹ thuật đánh chiêng
của người Bahnar, Jrai; kỹ thuật trình tấu cồng
chiêng của người Bahnar, Jrai; kỹ thuật chỉnh
chiêng của người Bahnar, Jrai.
Chương 3: Cách thức dạy học cồng chiêng
trong trường chuyên nghiệp. Chương này giáo
viên giảng dạy sẽ hướng dẫn phương pháp học
cồng chiêng cho học sinh tại trường theo cách
tách từng phần riêng của từng chiếc chiêng để
giảng dạy, giảng dạy từ vị trí nốt trầm nhất cho
đến nốt cao nhất của bài chiêng và giảng dạy
từng phần một, đưa các bài chiêng đã được ký
âm vào giảng dạy.
Năm 2014, nhà trường đã thực hiện giảng
dạy bộ môn Cồng chiêng, mỗi ngành nghề
đào tạo trong trường đều phải học môn Cồng
chiêng với thời lượng 30 tiết. Vì vậy, không chỉ
học sinh người Bahnar, Jrai mới học mà tất cả

học sinh của trường đều học môn học này. Đến
nay, đã có gần 1.000 em học sinh được học và
thực hành đánh cồng chiêng của người Bahnar,
Jrai. Qua thực tiễn nhiều năm đưa môn học
Cồng chiêng vào giảng dạy, chúng tôi nhận
thấy một điều, tất cả các em học sinh, kể cả học
sinh người Kinh đều hứng thú với môn học này
và thực hành đánh cồng chiêng rất tốt. Qua đó,
khơi gợi được ý thức giữ gìn và phát huy giá trị
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
trong tư tưởng của học sinh nhà trường.
Bảng 1: Kết quả đào tạo môn học cồng
chiêng tại Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ
thuật Gia Lai
STT Địa điểm đào tạo
1

Số lượng học sinh/năm
2014 2015 2016 2017 2018

Trường Trung cấp
Vă n h ó a N g h ệ 171
thuật Gia Lai

127

223

115


269

Cùng với việc dạy học môn Cồng chiêng
trong trường, mô hình đào tạo kỹ năng đánh
cồng chiêng trong cộng đồng giành cho thanh,
thiếu niên người Bahnar, Jrai cũng được mở
rộng ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đội ngũ giảng dạy là các giáo viên giảng dạy
âm nhạc của trường, kết hợp với một số nghệ
nhân truyền dạy cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2: Kết quả đào tạo lớp Truyền dạy
cồng chiêng của trường Trung cấp Văn hóa –
Nghệ thuật Gia Lai tại cơ sở
STT Địa điểm đào tạo

Số lượng học viên/năm
Số
lớp 2014 2015 2016 2017 2018 2019

1

Huyện Đức Cơ

04

2

Huyện Chư Pưh

02


3

Huyện Ia Pa

03

4

Huyện Chư Prông 01

5

Thị xã Ayun Pa

02

6

Huyện Chư Pah

03

114

7

TP. Pleiku

01


34

20

26

09

25

70
19

62
18

36

38

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, từ năm 2014
đến nay, nhà trường đã mở được 16 lớp, cấp
chứng chỉ cho 471 học viên tại 07 huyện, thị xã,
thành phố. Số lượng học viên hàng năm ngày
càng tăng, cho thấy hiệu quả của việc đào tạo
đã thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành
và người dân trong vấn đề giữ gìn và phát huy
di sản văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai.
Trong mỗi mô hình đào tạo kỹ năng đánh

cồng chiêng, giáo viên và nghệ nhân giảng
dạy luôn thực hiện một cách sống động nhất
về môn học như tái hiện một nghi lễ tiêu biểu
có sử dụng cồng chiêng để học viên thực hành.
Điều này giúp người học hiểu biết một cách sâu
rộng về văn hóa của người Bahnar, Jrai, thúc đẩy
thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa
truyền thống của họ.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học
công nghệ cấp tỉnh mà trong nhiều năm qua
Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai
đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động chuyên
môn của mình để góp một phần nhỏ bé cho
công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương./.

43
SỐ 03 NĂM 2019

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ



×