Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HS LỚP 5 HỌC TỐT MÔN TIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.51 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT
MÔN TIẾNG ANH”
I. LỜI NÓI ĐẦU:
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đang trên con đường
hội nhập quốc tế mà chiếc cầu nối đơn giản nhất, gần nhất để kết nối được với
các quốc gia trên thế giới là ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng.
Ngoài tiếng mẹ đẻ, Tiếng Anh được người Việt Nam xem như ngôn ngữ
giao tiếp thứ hai và hết sức coi trọng. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã nhận
thấy được điều đó và đã đưa Tiếng Anh vào chương trình giáo dục như một môn
học chính khóa ở các bậc học, thậm chí là ở bậc tiểu học.
Qua một khoảng thời gian thực dạy bộ môn Tiếng Anh tôi đã nhận ra
được tầm quan trọng của bộ môn này và tôi đã mạnh dạn bắt tay vào công việc
nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Tiếng Anh với
mong muốn giúp được các em thoải mái, giảm áp lực trong học tập mà vẫn đạt
được kết quả cao.
1. Lý do chọn đề tài:
Bộ môn Tiếng Anh đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói
riêng là một môn học tuy mới mà cũ và khá khó, đòi hỏi các em phải học và vận
dụng mọi kỹ năng giống như ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng các em lại chưa có môi
trường thuận lợi để thực hành nhiều các kĩ năng cơ bản và kiến thức đã học. Vì
vậy để tạo hứng thú trong học tập và môi trường tốt cho các em học và thực
hành mà quan trọng là giúp các em có thể học tốt hơn môn học tuy mới mà cũ
này đòi hỏi người giáo viên phải có một số biện pháp hỗ trợ các em trong học
tập.
Những biện pháp đó không chỉ đơn thuần giúp học sinh nghe từ, nhớ từ,
phát âm từ một cách chính xác và sử dụng từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, mà
còn tạo được khả năng tư duy, phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo
niềm say mê và thích thú cho học sinh. Đặc biệt là học sinh tiểu học rất thích
1



học Tiếng Anh có lồng ghép các trò chơi vào trong các tiết học. Điều này là rất
tốt vì giáo viên đã phần nào giảm được áp lực trong học tập cho học sinh.
Chính vì những lí do trên cùng với thực tế giảng dạy và kinh nghiệm
giảng dạy, tôi đã tập trung vào một số biện pháp khá quen thuộc nhưng cũng
không kém phần thú vị vào giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 5 của Trường Tiểu
học Võ Thị Quí học tốt môn Tiếng Anh.
2. Phạm vi của đề tài:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học
Võ Thị Quí học tốt môn Tiếng Anh.
II. THỰC TRẠNG:
Trong suốt thời gian tôi công tác tại Trường Tiểu học Võ Thị Quí, tôi nhận
thấy được việc học Tiếng Anh của học sinh ở trường còn gặp khá nhiều rào cản
bởi những thực trạng sau:
- Hạn chế về thời gian và các hình thức tổ chức trò chơi.
- Cơ hội thực hành Tiếng Anh cho học sinh ít.
- Động cơ và ý thức học tập của học sinh chưa cao.
Bên cạnh những thực trạng được nêu trên, việc học Tiếng Anh của học
sinh cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, chỉ đạo tốt về chuyên môn của BGH và tổ chuyên môn
đã tổ chức các buổi tập huấn, mở chuyên đề rút kinh nghiệm thường xuyên.
Giáo viên nắm được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Bản thân giáo viên luôn
học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên rất quan tâm và coi trọng môn học này vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng giáo dục của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức khá phù hợp với thực
tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú
cho học sinh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nguồn tư

liệu, hình ảnh qua mạng Internet phong phú.
2


2. Khó khăn:
Hạn chế về thời gian và các hình thức tổ chức trò chơi.
Học sinh ít có cơ hội thực hành Tiếng Anh.
Do bộ môn Tiếng Anh còn khá mới và khó đối với học sinh tiểu học.
Động cơ và ý thức tự học của một số học sinh lớp 5 chưa cao, các em còn
thích chơi hơn học, chưa tập trung trong giờ học nên việc dạy và học môn Tiếng
Anh gặp nhiều khó khăn.
Do kiến thức về bộ môn này còn hạn chế nên đa số phụ huynh chưa phụ
giúp được các em tự học thêm ở nhà.
Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học
của con em mình, chưa nhắc nhở các em nên học tập và rèn luyện kiến thức, kĩ
năng thường xuyên khi ở nhà.
Nhận thấy được những khó khăn cơ bản trên nên tôi đã thực hiện một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Tiếng Anh như sau:
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Có nhiều cách giảng dạy giúp học sinh nhớ bài lâu, vận dụng được kiến
thức vừa học vào thực hành. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng
tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức giảng dạy,
tổ chức cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần khởi động hoặc
phần thực hành tự chọn hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng.
Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp thực hiện các trò chơi hợp lý
tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải
mái để nhớ được bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm,
cặp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng
cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực
hiện, tránh cho các em có thời gian rảnh rỗi trong giờ học sẽ khiến các em mau

nhàm chán và làm các công việc riêng trong giờ học như: nói chuyện, đùa giỡn,


3


Sau đây là một số biện pháp mà tôi đúc kết trong quá trình giảng dạy,
nghiên cứu tài liệu nhằm giúp cho các em học tốt môn Tiếng Anh một cách nhẹ
nhàng và hợp lý.
1. Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học rất cần sử dụng khi không thể mô tả bằng lời được một
từ ngữ nào đó, giáo viên cần tăng cường sử dụng thường xuyên. Đồ dùng dạy
học không chỉ đơn thuần là sự minh họa mà còn là nguồn thông tin cực kỳ quan
trọng giúp học sinh có hứng thú tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới. Một giờ học
Tiếng Anh sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả học tập không cao nếu như không có
đồ dùng dạy học. Ngược lại, một thứ đồ dùng dù rất đơn giản nhưng cũng thu
hút học sinh và làm cho giờ học hấp dẫn hơn rất nhiều.
a. Đồ dùng có thể là những bức tranh minh họa nội dung bài học, giáo
viên có thể mượn từ thư viện, phòng thiết bị (nếu có). Những phần kiến thức cần
tranh để minh họa mà không có trong phòng đồ dùng để mượn, giáo viên có thể
phát động học sinh làm bằng cách giao cho học sinh vẽ, vừa khuyến khích được
các em vận dụng môn Mĩ Thuật vào thực tế, vừa sử dụng được các bức vẽ đó
trong nhiều lần khác. Tranh vẽ để minh hoạ một tình huống giao tiếp liên quan
đến nội dung bài sắp học, giáo viên cũng có thể sử dụng khả năng sẵn có của
mình, vẽ lên bảng những hình vẽ đơn giản. Bằng khả năng này hiệu quả của giờ
học cũng đạt được khá cao.
b. Đồ dùng dạy học có thể là những tấm thẻ (cards). Giáo viên có thể cắt
khoảng 12 tấm thẻ cứng, một mặt có thể dùng phấn, một mặt có thể dùng bút dạ,
cả hai mặt đều có thể xoá được dễ dàng. Giáo viên luôn để sẵn những tấm thẻ
này trong cặp sách, bất cứ giờ học nào phù hợp có thể sử dụng được rất tiện và

cũng làm cho bài học sinh động hơn. Những tấm thẻ này có thể giúp học sinh ôn
lại các từ vựng liên quan đến kiến thức sắp học bằng trò chơi “Pelmanism”, có
thể giúp học sinh thực hành vận dụng các từ vựng vào trong cấu trúc ngữ pháp
của bài học.
c. Bảng phụ, hoặc những áp phích (posters) cũng rất đơn giản, dễ sử dụng.
Khi dạy bài đọc, bài nghe giáo viên có thể dùng áp phích viết sẵn ở nhà cho học
4


sinh đoán câu đúng - sai trước khi đọc hoặc nghe nội dung bài học. Tuy nhiên
bảng phụ có tiện lợi hơn là có thể xoá được và sử dụng rất nhiều lần.
d. Đồ dùng dạy học là những thứ có sẵn trong cuộc sống hàng ngày. Khi
có liên quan đến từ mới sẽ dạy trong bài, hoặc có liên quan đến nội dung bài
học: thuỷ tinh, nhựa, gạo, muối, sữa, hoa, nón, đồ uống hay những thực phẩm
như củ, quả...v.v. Giáo viên có thể mang theo từ nhà và từ đó giúp học sinh liên
tưởng sang tên gọi của nó trong Tiếng Anh, điều này sẽ giúp học sinh có thể nhớ
từ đó ngay trên lớp. Sẽ tốt hơn rất nhiều khi giáo viên chỉ nói bằng lời, ví dụ như
“gạo” trong Tiếng Việt thì Tiếng Anh nói là “rice”...v.v.
e. Đồ dùng dạy học là băng, đĩa nghe để dạy phần nghe hiểu, là những đồ
dùng thiết yếu vừa giúp giáo viên không phải đọc, vừa giúp học sinh quen với
việc nghe giọng của người bản xứ.
f. Công nghệ thông tin (GAĐT) là phương tiện hiện đại thay thế cho đồ
dùng dạy học một cách hữu hiệu. Nếu có thể thường xuyên sử dụng thiết bị dạy
học này thì khả năng thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học và gây hứng thú
học tập cho học sinh rất cao. Trong khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể
sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến từ vựng mới sẽ học cho học sinh đoán
tăng thêm tính sinh động, kích thích trí tò mò, khám phá của học sinh. Giúp các
em tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình.
2. Sử dụng tranh, ảnh để dạy từ, ôn từ:
Như tôi đã đề cập, tác dụng của việc sử dụng tranh ảnh trong tiết học là

giảm bớt sự nhàm chán, tăng thêm sinh động cho tiết học. Bên cạnh đó việc sử
dụng tranh ảnh còn có mục đích là giúp học sinh học được từ vựng, nhớ từ vựng
thông qua tranh ảnh. Sử dụng tranh, ảnh để dạy từ mới và tạo ra một số trò chơi
trong các phần của tiết học như: Khởi động, kiểm tra bài cũ, thực hành theo
mẫu, thực hành tự chọn, củng cố bài.
Công dụng khác của việc sử dụng tranh, ảnh là: dùng tranh để dạy từ, nhìn
tranh đoán từ, hoàn thành ô chữ, nối từ, điền từ vào chỗ trống, sắp xếp chữ cái
thành từ.v.v…
5


Ví dụ

A glass of orange juice
juijuice

A stomach ache

3. Lồng ghép trò chơi:
Cho học sinh chơi trò chơi trong giờ học Ngoại Ngữ không phải là sự lãng
phí thời gian, vô bổ, hay có ảnh hưởng đến chất lượng giờ học đó theo quan
niệm của một số người. Thực tế đó là sự vận dụng một số thủ thuật dạy học theo
tinh thần đổi mới PPDH. Những thủ thuật dạy học gắn với việc tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi là cách thức tốt thúc đẩy khả năng tư duy và vận dụng
kiến thức vừa học của học sinh vào các trò chơi đó, không chỉ tạo cho các em sự
hứng thú học tập, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, mà còn tạo ra một sân
chơi có sự ganh đua “thắng – thua” giữa các nhóm từ đó khuyến khích các em
tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình. Các trò chơi thường
xuyên nên vận dụng là:
1. Lucky number


6. Chain game

2. Noughts and crosses

7. Slap the board

3. Hang man

8. Pelmanism

4. Who’s faster?

9. Jumped words.

5. Bingo

………………….
6


♦ Ví dụ:
a/ Tổ chức trò chơi “ai nhanh hơn” (Who’s faster?)
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thể hiện sự năng động, sử dụng
được trò chơi này giúp các em vừa nhớ được từ, câu mẫu vừa giúp các em phát
âm từ, câu đó một cách chính xác.
Tùy vào số lượng học sinh của lớp, giáo viên có thể xếp học sinh thành
hai hàng, đặt một số phiếu giáo viên lên rãnh phấn trên bảng, giáo viên đọc to
một từ bất kỳ nào trong phiếu, hai học sinh đứng đầu hai hàng chạy đua lên bảng
chạm tay vào phiếu có từ vừa gọi, học sinh nào chạm tay vào trước và nói đúng

từ đó thì được một điểm cho đội của mình, cứ như thế cho đến học sinh cuối
cùng của hàng.
Giáo viên cũng có thể kết hợp nối từ với tranh, từ vựng Tiếng Anh với
nghĩa bằng Tiếng Việt, từ với số, câu với tranh, câu hỏi với câu trả lời,…. hoặc
nhìn tranh sắp xếp từ - câu, … tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể
thiết kế cho học sinh thực hiện theo nhóm, cặp hoặc theo cá nhân trong trò chơi
này.

Như vậy khi chúng ta áp dụng trò chơi này cho học sinh thì học sinh bắt
buộc bản thân học sinh phải tự tư duy lại những từ vựng, câu mẫu đã học, vừa
học để chọn được từ, câu mẫu các em cần một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

7


b/ Tổ chức trò chơi viết hay và hô to (Bingo)
Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết
nối âm với cách viết của từ, giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 8 - 10 từ theo một
chủ điểm nào đó mà giáo viên yêu cầu và viết chúng lên bảng. Yêu cầu học sinh
chọn 6 từ hoặc 9 từ bất kì và viết vào vở hoặc giấy, giáo viên đọc từ tùy ý trong
các từ đã viết ở trên bảng, học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo
viên đọc giống với từ mà bản thân đã viết vào giấy, học sinh nào có 6 từ hoặc 9
từ được giáo viên đọc giống đầu tiên sẽ thắng trò chơi và hô to lên “Kinh” hoặc
“Bingo”.
4. Học từ, ôn từ:
a/ Luyện viết từ:
Sau mỗi bài học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà luyện viết từ. Giáo
viên có thể yêu cầu các em viết một số từ khó học hoặc một số từ dài. Mỗi một
lần học sinh có thể viết 5 từ vừa giúp cho học sinh nhớ từ đồng thời giúp cho các
em rèn chữ viết.

Ví dụ: a packet of biscuits (1 hộp bánh quy), architect (kiến trúc sư),
surf the Internet ( tìm kiếm trên mạng) …… mỗi từ như vậy học sinh có thể
viết 10 - 20 lần tùy thuộc vào độ khó ghi nhớ của từng từ. Tiết học sau, học sinh
mang vở cho giáo viên kiểm tra.
b/ Học từ và câu khi ở nhà:
Sau khi học từ vựng trên lớp, học sinh nên học từ vựng và thực hành câu
mẫu ngay sau khi về nhà, không nên để cho đến tiết học tiếp theo mới học. Học
sinh nên học thường xuyên, mỗi ngày học một hoặc ôn vài từ - câu. Các em nên
lập cho mình một thời gian biểu, quy định một khoảng thời gian nhất định trong
ngày để học từ - câu.
♦ Ôn từ bằng cách làm thẻ từ:
Cách làm này giúp học sinh nhớ được cách viết, cách phát âm và nghĩa
của từng từ. Sau khi học từ trên lớp, giáo viên hướng dẫn các em làm những tấm
thẻ từ. Một mặt của tấm thẻ các em viết từ, mặt còn lại các em có thể viết nghĩa
hoặc vẽ đồ vật minh họa cho từ đó.
8


Ví dụ:

pilot

Phi công

Mặt A

Mặt B

Hoặc
hoặc


Mặt B

Các em có thể dán những tấm thẻ ở góc học tập, bỏ vào túi áo, hoặc trong
cặp sách của mình, có thể học được mọi lúc, mọi nơi. Các em có thể học và ôn
từ theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy được những biện pháp trên giáo viên
có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng và học sinh lĩnh hội kiến thức
thông qua chúng cũng dễ dàng và thoải mái hơn.
IV. KẾT QUẢ:
Sau một thời gian vận dụng các biện pháp giúp học sinh học tốt môn
Tiếng Anh trong các tiết học ở trường cũng như khi ở nhà. Tôi nhận thấy rằng:
Tiết học ngày càng sinh động hơn, học sinh chủ động trong việc học, tạo
được thói quen chủ động tham gia vào các trò chơi, sử dụng vốn từ vào giao tiếp
thực tế có phần chuyển biến tốt hơn và đem lại kết quả khá khả quan, minh
chứng là kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng các biện pháp giúp học sinh
lớp 5 học tốt môn Tiếng Anh.
Thời điểm áp
dụng
Trước
Sau

Hoàn thành tốt
(%)
15 / 52 em
( 29%)
30 / 51 em
( 59%)

Hoàn thành

(%)
37 / 52 em
( 71%)
21 / 51 em
( 41%)

Chưa hoàn thành
(%)
0 em ( 0%)
0 em ( 0%)

+ Số học sinh hoàn thành tốt học lực sau khi vận dụng các biện pháp giúp
học sinh lớp 5 học tốt môn Tiếng Anh là 30 / 51 em đạt tỉ lệ 59% tăng 30% so
với thời điểm chưa vận dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn
Tiếng Anh.
9


+ Số học sinh hoàn thành học lực sau khi vận dụng các biện pháp giúp
học sinh lớp 3 học tốt môn Tiếng Anh là 21 / 51 em đạt tỉ lệ 41% giảm 30% so
với thời điểm chưa vận dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn
Tiếng Anh.
+ Không có học sinh chưa hoàn thành học lực bao gồm những học sinh
hòa nhập cộng đồng.
Số lượng học sinh năng khiếu Tiếng Anh được tham gia kỳ thi Olympic
Tiếng Anh cấp trường cũng như cấp Thị xã là 04 em.
Như vậy, việc áp dụng những biện pháp trên giúp cho tiết học trở nên sinh
động, học sinh nhớ bài được lâu hơn, vận dụng được vốn từ và câu mẫu trong
thực hành giao tiếp, chất lượng học tập môn Tiếng Anh ngày càng cao.
V. KẾT LUẬN:

Qua một thời gian vận dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt
môn Tiếng Anh trong các tiết dạy, giáo viên đã đưa chất lượng dạy và học tập
của học sinh tăng lên khá cao.
Qua đó khẳng định được một điều rằng chất lượng dạy và học bộ môn
Tiếng Anh đang được cải thiện theo từng ngày nhờ vào những biện pháp mới mà
giáo viên đang vận dụng. Sau đây là một vài bài học kinh nghiệm mà tôi đã đúc
kết được sau một thời gian giảng dạy theo phương pháp mới.
1. Bài học kinh nghiệm:
Đối với những học sinh theo bài chậm, đọc từ vựng chưa được thì việc
quan tâm và đến giúp đỡ các em đọc từ là việc cần thiết. Chúng ta không nên
chán nản bỏ mặc các em mà phải rèn luyện cách đọc ở từng từ cho các em.
Người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, luôn đổi mới phương pháp
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như giúp đỡ và sữa lỗi kịp thời
cho học sinh có như thế học sinh mới mau tiến bộ và tăng sự hứng thú trong học
tập.
Giáo viên phải nắm vững chương trình, nội dung của từng bài học để xác
định được dạy cho học sinh biết những gì và dạy như thế nào là có hiệu quả. Bên
cạnh đó chúng ta phải tạo cho học sinh có môi trường học tập thoải mái, nhẹ
10


nhàng, không quát mắng học sinh mà phải an ủi, động viên, giúp đỡ cho các em
vượt khó.
Vận dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Không nên nóng vội mà phải kiên nhẫn và xem trọng phương châm: “chậm mà
chắc”, phải biết sáng tạo tìm ra các biện pháp mới luyện từ cho học sinh để đạt
kết quả cao trong giảng dạy.
Giáo viên phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường và phụ huynh học sinh để
kịp thời giúp đỡ học sinh.
2. Các kiến nghị:

Để việc vận dụng các biện pháp này thành công và hiệu quả hơn nữa
trong các tiết dạy, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
Ngoài những đợt tập huấn chuyên môn ở trường về các phương pháp
giảng dạy mới, BGH nhà trường cũng như Phòng GD & ĐT Thị xã Duyên Hải
cần tạo điều kiện cho các giáo viên bộ môn Tiếng Anh trong Thị xã đi tham dự
các tiết thao giảng, hội giảng của các giáo viên Tiếng Anh khác trong toàn Thị
xã thường xuyên hơn nữa để các giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc trang bị thêm một phòng học ngoại ngữ có
máy tính có kết nối mạng Internet cho học sinh được quan sát hình ảnh trực
quan, thực hành các bài tập trên máy là thật sự cần thiết.
Trên đây là sáng kiến về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt
môn Tiếng Anh” của bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng từ tháng
8/2018 đến nay. Từ đó, tôi nhận thấy học sinh chủ động hơn, lớp học sinh động
hơn qua từng tiết học, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao,
được hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao và đưa vào áp dụng cho toàn
khối.
Người viết

Trương Thị Hồng Tuyền
11



×