Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phòng, chống tham nhũng trong doang nghiệp liên doanh có vốn do ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.23 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH TUẤN HẢI

PHßNG, CHèNG THAM NHòNG
TRONG DOANH NGHIÖP LI£N DOANH Cã VèN GãP NHµ N¦íC
DO ñY ban nh©n d©n THµNH PHè H¶I PHßNG
LµM §¹I DIÖN CHñ Së H÷U

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH TUẤN HẢI

PHßNG, CHèNG THAM NHòNG
TRONG DOANH NGHIÖP LI£N DOANH Cã VèN GãP NHµ N¦íC
DO ñY ban nh©n d©n THµNH PHè H¶I PHßNG
LµM §¹I DIÖN CHñ Së H÷U
Chuyên ngành: Quản trị Nhà nƣớc và Phòng, chống tham nhũng
Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG ANH


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Tuấn Hải


LỜI CẢM ƠN
Suốt quá trình thực hiện Luận văn “Phòng, chống tham nhũng trong doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại
diện chủ sở hữu” tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt
tình của các tổ chức, cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Phó giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Hoàng Anh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học Quản
trị Nhà nước và Phòng, chống tham nhũng Khóa 1 nói riêng và các thầy giáo, cô
giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, đã truyền dạy, cập nhật

những tri thức quý báu, trở thành nền tảng vững chắc để cá nhân tôi cũng như các
bạn học nghiên cứu sâu về chuyên ngành mới mẻ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực kinh tế,
quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, anh chị em đồng nghiệp đã hỗ trợ,
tạo điều kiện giúp tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm và thông tin cần thiết để thực
hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi có điểm thiếu
sót, tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng những
góp ý của bạn đọc quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC .........9
1.1.

Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh ....................9

1.1.1.

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ................................................................9


1.1.2.

Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh .......21

1.2.

Đặc điểm, vai trò của phòng, chống tham nhũng trong các doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nƣớc .................................................27

1.2.1.

Đặc điểm......................................................................................................27

1.2.2.

Vai trò ..........................................................................................................29

1.3.

Các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tham
nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nƣớc .........30

1.3.1.

Các yếu tố tác động đến phòng, chống tham nhũng trong các doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nƣớc .....................................................30

1.3.2.

Điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tham nhũng trong các doanh

nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nƣớc .....................................................31

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC DO ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU ......... 35
2.1.

Bối cảnh, đặc điểm của các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà
nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu ..............35

2.1.1.

Bối cảnh .......................................................................................................35

2.1.2.

Đặc điểm......................................................................................................39


Những thành công trong phòng, chống tham nhũng tại các doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải
Phòng làm đại diện chủ sở hữu ................................................................47
2.2.1. Công ty phát triển Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng .........................47
2.2.2. Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ ................................................54
2.2.3. Công ty liên doanh khu công nghiệp Đồ Sơn .............................................60
2.3.
Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phòng,
chống tham nhũng tại các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà
nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu ..............65

2.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................66
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................70
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................77
2.2.

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC DO
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LÀM ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU .........................................................................................................78
3.1.
Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp
liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng
làm đại diện chủ sở hữu ............................................................................78
3.2.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp
liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng
làm đại diện chủ sở hữu ............................................................................81
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và các
cơ chế, chính sách quản lý ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại các
doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc nói riêng ...........................81
3.2.2. Phát huy các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, minh bạch hóa và tăng
cƣờng kiểm soát nội bộ ...............................................................................89
3.2.3. Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nƣớc trong phòng chống tham nhũng..........90
3.2.4. Tăng cƣờng các biện pháp truyền thông trong phòng, chống tham
nhũng, đặc biệt phát huy vai trò, hiệu quả của báo chí địa phƣơng ............92
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................96
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPI:

Corruption Perceptions Index - Chỉ số cảm nhận tham nhũng

DEEP C:

Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ

DSIZ:

Do Son Industrial Zone - Công ty liên doanh khu công nghiệp
Đồ Sơn

FDI:

Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GCNĐT:

Giấy chứng nhận đầu tƣ

GPĐT:

Giấy phép đầu tƣ

KCN:

Khu công nghiệp


KKT:

Khu kinh tế

NHIZ:

Nomura - Hải Phòng Industrial Zone - Công ty phát triển Khu
công nghiệp Nomura - Hải Phòng

PAPI:

Provincial Governance and Public Administration Performance
Index - Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh

PCI:

Province Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PCTN:

Phòng, chống tham nhũng

POBI:

Provincial Open Bugdet Index - Chỉ số Công khai Ngân sách tỉnh

QTNN:

Quản trị Nhà nƣớc


TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 1.1

Vốn đầu tƣ toàn xã hội theo giá hiện hành thực hiện 6 tháng

Trang

đầu các năm 2017-2019 so với cùng kỳ năm trƣớc

12

Thông tin ngƣời đại diện tại doanh nghiệp liên doanh có
vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại
diện chủ sở hữu


70

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1

Kinh tế đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm gần 30% tổng vốn đầu tƣ

Bảng 2.1

phát triển tại Hải Phòng

14


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, là thành phố Công nghiệp - Thƣơng
mại - Du lịch quan trọng, có cảng biển lâu đời và lớn nhất miền Bắc Việt Nam,
cùng hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sông và đƣờng hàng không thuận tiện cho việc vận
chuyển giao lƣu hàng hóa, phát triển quan hệ kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Ngay
những ngày đầu của thời kỳ đổi mới, Hải Phòng đã xác định lợi thế so sánh, xu
hƣớng phát triển của hội nhập và mở cửa, khẳng định thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (FDI) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy, phát triển kinh tế
- xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy,
thành phố là một trong những địa phƣơng đi tiên phong so với cả nƣớc về đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài, đặc biệt hơn, là một trong những địa phƣơng đầu tiên “khai
sinh” doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc.
Năm 1994 Công ty phát triển Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (NHIZ)
đƣợc thành lập theo Giấy phép đầu tƣ số 1091/GP ngày 23/12/1994 của Ủy ban Nhà
nƣớc về hợp tác và đầu tƣ (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Đây là doanh nghiệp
liên doanh đầu tƣ hạ tầng Khu công nghiệp đầu tiên đƣợc thành lập và Khu công
nghiệp Nomura - Hải Phòng là Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên toàn quốc
hoạt động theo Quy chế Khu công nghiệp mới đƣợc ban hành thời gian đó.
Liên tiếp các năm sau đó, các doanh nghiệp FDI, bao gồm các doanh nghiệp
liên doanh đƣợc thành lập. Trong đó, riêng năm 1997 có 02 doanh nghiệp liên
doanh có vốn góp nhà nƣớc lớn. đồng thời kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng KCN
đƣợc cấp phép trên địa bàn thành phố, là Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ
(DEEP C) và Công ty liên doanh khu công nghiệp Đồ Sơn (DSIZ). Cùng với NHIZ,
đây là các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong 25 năm qua.
Có thể thấy rằng, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn, khoa học công nghệ, cơ
hội hội nhập kinh tế quốc tế cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ mà còn tạo ra động lực

1


để phát huy tiềm năng trong nƣớc, kích thích phát triển mạnh mẽ hạ tầng kỹ thuật,
cũng nhƣ cải cách thể chế, hệ thống pháp luật theo xu thế chung của toàn cầu hóa,
thúc đẩy doanh nghiệp trong nƣớc phát triển. Song FDI cũng đang làm nảy sinh
không ít vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển bền vững, trong đó có
vần đề ô nhiễm môi trƣờng, rửa tiền, chuyển giá, tội phạm tham nhũng…. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phòng, chống tham nhũng tại các
doanh nghiệp này trở thành đề tài có ý nghĩa lý luận quan trọng, nhất là trong bối
cảnh Nhà nƣớc đang tăng cƣờng quản lý FDI và quyết liệt phòng, chống tham
nhũng nhƣ hiện nay.

Để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phòng, chống tham nhũng tại các
doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm
đại diện chủ sở hữu, tác giả lựa chọn khảo sát NHIZ, DEEP C và DSIZ bởi:
Theo các Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh
vốn nhà nƣớc (SCIC) và Nghị định 147/2017/NĐ-CP ngày 25/12/2017 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP; Nghị định số 148/2017/NĐCP ngày 25/12/2017 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC (thay
thế Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ); Thông tƣ
83/2018/TT-BTC ngày 30/8/2018 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc chuyển giao
quyền đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại SCIC (thay thế Thông tƣ 118/2014/TT-BTC
ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc chuyển giao chuyển giao quyền
đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại SCIC), SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện
chủ sở hữu nhà nƣớc tại các công ty liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do các Bộ,
UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do các UBND cấp
tỉnh làm đại diện chủ sở hữu là đối tƣợng phải chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu nhà nƣớc từ UBND cấp tỉnh về SCIC. Cơ sở pháp lý về việc chuyển giao quyền
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc về SCIC đã đầy đủ, trong đó có Nghị quyết
60/2018/QH14 ngày 15/06/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh

2


việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại
doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc; Nghị quyết 73/NQ-CP ngày
23/9/2019 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ triển
khai Nghị quyết số 60/2018/QH14. Thủ tƣớng Chính phủ còn ban hành Công văn
655/Ttg-ĐMDN ngày 11/5/2015, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn
10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/11/2015, 3014/VPCP-ĐMDN ngày 03/4/2018 và
4918/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2018 hối thúc việc khẩn trƣơng bàn giao, chuyển

giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc về SCIC.
Đến nay, tại thành phố Hải Phòng còn 06 doanh nghiệp liên doanh có vốn
góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu, bao gồm:
Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ, Công ty liên doanh khu công nghiệp Đồ
Sơn, Công ty phát triển khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng, Công ty cổ phần cáp
điện và hệ thống LS-Vina, Công ty Xi măng Chinfon và Công ty liên doanh hữu
hạn Hải Thành (riêng Công ty liên doanh hữu hạn Hải Thành đầu tƣ Trung tâm
thƣơng mại Chợ Sắt hoạt động kém hiệu quả, thành phố Hải Phòng đang lập
phƣơng án thoái vốn Nhà nƣớc trong Liên doanh).
Do đặc thù liên doanh với đối tác là pháp nhân nƣớc ngoài theo Hợp đồng
liên doanh với những điều khoản vô cùng chặt chẽ về các bên trong liên doanh, căn
cứ thực tế đóng góp với phát triển kinh tế địa phƣơng và đề xuất của các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp (đối với 03
doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp); xét đề nghị của UBND thành phố Hải
Phòng (các công văn 785/UBND-ĐMDN ngày 01/6/2016 và 255/UBND-ĐMDN ngày
11/3/2016; ý kiến các Bộ Tài chính (công văn 5204/BTC-TCDN ngày 15/4/2016) và
Kế hoạch và Đầu tƣ (công văn 2519/BKHĐT-QLKKT ngày 04/4/2016); ngày 14.6.2016
tại công văn số 4751/VPCP-ĐMDN, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Vƣơng Đình Huệ
đã có ý kiến: đồng ý UBND thành phố Hải Phòng tiếp tục làm đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại 06 doanh nghiệp liên doanh nêu trên.
Nhƣ vậy, trong bối cảnh các doanh nghiệp có phần vốn góp nhà nƣớc đều
đã, đang và sẽ đƣợc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc từ các Bộ,

3


UBND cấp tỉnh về SCIC, 06 doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do
UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu là trƣờng hợp đặc thù, cần
có mô hình, biện pháp phòng chống tham nhũng riêng tại các doanh nghiệp này,
nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã có

hiệu lực từ ngày 01.7.2019.
Về mặt lý luận, cho đến nay chƣa từng có công trình nào nghiên cứu công
phu, toàn diện về chủ đề này. Chủ đề có phạm vi giới hạn: hiện nay trên toàn quốc
còn duy nhất thành phố Hải Phòng tồn tại mô hình doanh nghiệp liên doanh do
UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc. Vì vậy đề tài nghiên cứu sẽ
đóng góp về mặt lý luận vào kho tàng lý luận pháp luật về phòng chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay, đồng thời có tính mới, không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu trƣớc đó.
Kết quả nghiên cứu và các giải pháp phòng, chống tham nhũng tại các doanh
nghiệp NHIZ, DEEP C và DSIZ sẽ đƣợc áp dụng vào tất cả 06 doanh nghiệp liên
doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở
hữu nói riêng và các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc nói chung. Kết quả nghiên cứu
góp phần tham khảo cho hoàn thiện sự quản lý khoa học, hiệu quả phần vốn nhà
nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhà nƣớc và
phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng
trong doanh nghiệp, khu vực tƣ dƣới góc độ pháp lý nhƣ:
- Đỗ Thu Huyền (2018), Pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt
Nam; Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật;
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phạm Thị Huệ (2016), Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt
Nam hiện nay; Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính;
Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

4


- Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các
tội tham nhũng theo Luật hình sự Việt Nam; Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Luật

hình sự và tố tụng hình sự; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Vũ Việt Tƣờng (2014), Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam và
Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng; Luận văn Thạc sỹ,
Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trần Đăng Vinh (2012), Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay; Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc
và Pháp luật; Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
- Trần Văn Đạt (2012), Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự
Việt Nam; Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành Luật hình sự; Học viện Khoa học xã hội Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- Trần Anh Tuấn (2006), Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay; Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ngọ Duy Hiểu (2001), Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay; Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Lý luận và lịch
sử Nhà nƣớc và Pháp luật, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp,
khu vực tƣ nói trên ở mức độ nhất định đã nêu đƣợc thực trạng và giải pháp phòng,
chống tham nhũng trong khu vực tƣ nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, các công trình này hầu nhƣ có thời gian nghiên cứu, khảo sát đã lâu và
đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu cũng khác biệt với đề tài mà tác giả sẽ tiến hành:
phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do
UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu. Nói cách khác, đề tài luận văn
không có sự trùng lặp. Nhƣ vậy, phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp liên
doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu
là vấn đề chƣa từng đƣợc nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài hứa hẹn sẽ có những
đóng góp mới cho lý luận phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp ngoài nhà
nƣớc cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn tại các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện lý thuyết và
đề xuất giải pháp phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp liên doanh có vốn
góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới phòng chống tham nhũng
tại các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phòng chống tham nhũng tại các doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại
diện chủ sở hữu;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh phòng chống
tham nhũng tại các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành
phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các lý thuyết về phòng chống tham nhũng, thực tiễn
phòng chống tham nhũng và các mô hình, giải pháp phòng chống tham nhũng tại
các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng
làm đại diện chủ sở hữu.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phòng chống tham nhũng tại 03 doanh
nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng làm đại
diện chủ sở hữu, bao gồm: Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ, Công ty liên
doanh khu công nghiệp Đồ Sơn, Công ty phát triển khu công nghiệp Nomura - Hải
Phòng từ năm 1994 đến nay. Đây là các doanh nghiệp liên doanh có điểm chung: do
UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu trực tiếp từ 25% đến 30% vốn
điều lệ; đƣợc thành lập trên dƣới 20 năm và có đóng góp lớn đối với quá trình phát
triển kinh tế xã hội thành phố; cả 03 liên doanh đều do UBND thành phố góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất và trực tiếp đứng tên là bên góp vốn phía Việt Nam
trên Giấy CNĐT. Cả ba doanh nghiệp đều là những lá cờ đầu trong khối FDI tại Hải


6


phòng, do vậy việc sớm hoàn thành mô hình, giải pháp phòng chống tham nhũng tại
các doanh nghiệp này là vô cùng quan trọng trong bối cảnh thành phố đƣợc Bộ
Chính trị giao nhiệm vụ cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trƣớc năm
2025 (sớm hơn cả nƣớc 5 năm, đến năm 2030 Hải Phòng trở thành thành phố công
nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chọn lọc và nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến FDI và phòng, chống tham nhũng nhƣ: sách, giáo trình, bài phát biểu, tham
luận, bài báo, website, nghị định, nghị quyết, các văn bản do Đảng và Nhà nƣớc, UBND
tỉnh/thành phố ban hành...
- Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học: Lập phiếu khảo sát để thống
kê, phân tích, so sánh các hoạt động và lĩnh vực có khả năng phát sinh tham nhũng
trong 03 doanh nghiệp liên doanh NHIZ, DEEP C và DSIZ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện 03 cuộc phỏng vấn: 01 lãnh đạo
cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng; 01 lãnh đạo cơ quan quản lý về
FDI; 01 lãnh đạo trong các doanh nghiệp liên doanh (NHIZ, DEEP C hoặc DSIZ);
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Lập và phát 150 phiếu khảo
sát cho ngƣời lao động, cán bộ quản lý, chuyên gia làm việc trong và ngoài khu vực FDI.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Gồm các phƣơng pháp xử lý dữ liệu định
lƣợng và định tính.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
6. Đóng góp và điểm mới của luận văn
Các doanh nghiệp có phần vốn góp nhà nƣớc đều đã, đang và sẽ đƣợc chuyển
giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc từ các Bộ, UBND cấp tỉnh về SCIC, do vậy
các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nƣớc do UBND thành phố Hải Phòng
làm đại diện chủ sở hữu là trƣờng hợp đặc thù, có sự đan xen giữa công và tƣ, giữa

tài sản và vốn nhà nƣớc với tài sản và vốn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà đầu tƣ
lại có yếu tố nƣớc ngoài, những quan hệ, giao dịch dân sự, thƣơng mại phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phạm vi quốc tế. Do vậy cần có
mô hình, biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả tại các doanh nghiệp này.

7


Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 22/10 đến 21/11/2018 đã
thống nhất thông qua nhiều Luật mới, trong đó, Luật Phòng chống tham nhũng
2018 gồm 10 chƣơng, 96 điều (hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019) nhận đƣợc
nhiều sự quan tâm của cử tri cả nƣớc. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 mang
đến hy vọng sẽ hạn chế, ngăn chặn, xóa bỏ đƣợc những "kẻ hở" mà các đối tƣợng
tham nhũng có thể lợi dụng để "lách luật". Bên cạnh đó, thay mặt Bộ Chính trị,
ngày 20/8/2019, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 50NQ/TW về định hƣớng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 2030.
Đề tài nghiên cứu sẽ góp một tiếng nói vào công cuộc nêu trên, đƣa ra một số
giải pháp có thể tham khảo bởi các nhà quản lý thực tiễn trong phòng, chống tham
nhũng hiệu quả, triệt để đối với các hành vi tham nhũng cả trong và ngoài khu vực
nhà nƣớc (cụ thể là khối FDI), đặc biệt trong bối cảnh Hải Phòng còn là địa phƣơng
đứng chót bảng so với 63 tỉnh, thành phố về kiểm soát tham nhũng.
Về mặt lý luận, kết qủa nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ
ích cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học
viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Quản trị nhà nƣớc và phòng chống
tham nhũng, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC


- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH
NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC DO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

- Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC DO UBND THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƢỚC
1.1. Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1.1. Tổng quan về FDI
a/ Khái niệm và đặc điểm chung của FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một loại hình đầu tƣ quốc tế dựa trên cơ sở
của quá trình dịch chuyển tƣ bản giữa các quốc gia, với nhiều khái niệm khác nhau
đƣợc các Tổ chức quốc tế đƣa ra:
* Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (International Monetary Fund): đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ
lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền
kinh thế nƣớc chủ đầu tƣ, mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp.
* Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là
dòng vốn đầu tƣ ròng để thu đƣợc lợi ích quản lý lâu dài (từ 10% trở lên cổ phiếu có
quyền biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế không

phải là nhà đầu tƣ. Đây là tổng vốn cổ phần, tái đầu tƣ thu nhập, vốn dài hạn khác
và vốn ngắn hạn nhƣ thể hiện trong cán cân thanh toán.
* Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới - WTO (World Trade Organization):
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu
tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
với các công cụ tài chính khác.
* Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD): đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài phản ánh mục đích thu đƣợc lợi nhuận lâu dài của một thực thể thƣờng trú ở
một nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp) tại một thực thể thƣờng trú ở một nền kinh tế

9


khác với nền kinh tế của nhà đầu tƣ (doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp). Đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài bao gồm mọi giao dịch ban đầu và các giao dịch vốn về sau giữa hai
thực thể đó; cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp liên doanh, kể cả hợp nhất và không
hợp nhất [5, tr.22].
* Theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1987: "Đầu tƣ nƣớc ngoài" là
việc các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trực tiếp đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đƣợc Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài theo quy định của Luật này [17, Điều 2.3].
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996 đã quy định rộng hơn về đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa
vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu
tƣ theo quy định của Luật này [18, Điều 2.1].
Luật Đầu tƣ 2005: “Đầu tƣ nƣớc ngoài” là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa
vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động
đầu tƣ. Trong đó đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình

hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đầu tƣ trực tiếp là hình
thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ [19,
Điều 3.12, Điều 3.1, Điều 3.2].
* Theo Luật Đầu tƣ 2014: “đầu tƣ trực tiếp” ở nƣớc ta đã đƣợc bao hàm
trong khái niệm “đầu tƣ kinh doanh”, là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ để thực hiện
hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tƣ góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hoặc
thực hiện dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó, có khái niệm “Nhà đầu tƣ” là tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh, gồm nhà đầu tƣ trong nƣớc, nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài là cá nhân có quốc tịch nƣớc ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nƣớc
ngoài thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam; tổ chức kinh tế có vốn

10


đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là thành viên hoặc cổ
đông [21, Điều 3.5, Điều 3.13, Điều 3.14].
Nhƣ vậy, có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu
tư dài hạn của các tổ chức, cá nhân nước này vào nước khác bằng việc trực tiếp
góp vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản hợp pháp nào để thành lập doanh
nghiệp hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm kinh doanh có lợi nhuận.
Đặc điểm chủ yếu của FDI
Một là, FDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tƣ (tiền, các tài sản khác)
giữa các quốc gia, do đó lƣợng tiền và tài sản giảm đi ở nền kinh tế nƣớc đi đầu tƣ
và tăng lên ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Hai là, FDI đƣợc tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp
mới, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh, doanh nghiệp hiện có,
mua cổ phiếu ở mức chi phối hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển

nhƣợng doanh nghiệp.
Ba là, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tƣ hoặc cùng
sở hữu vốn đầu tƣ với một tỉ lệ nhất định đủ để trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
của doanh nghiệp.
Bốn là, FDI chủ yếu do các Công ty xuyên quốc gia thực hiện và là hoạt
động đầu tƣ của tƣ nhân nhằm thu lợi nhuận cao nhất có thể, chịu sự điều tiết của
quan hệ thị trƣờng trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hƣởng bởi các mối quan hệ chính
trị giữa các quốc gia. Nhà đầu tƣ tham gia kiểm soát, điều hành quá trình đầu tƣ và
kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hình thức FDI ở Việt Nam hiện nay đƣợc quy định tại Luật Đầu tƣ
2014 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015):
Thứ nhất, thành lập tổ chức kinh tế (Điều 22). Trong đó, trƣớc khi thành lập
tổ chức kinh tế, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải có dự án đầu tƣ, thực hiện thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tƣ 2014 và
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

11


Thứ hai, thực hiện hoạt động đầu tƣ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài (Điều 23).
Thứ ba, đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ
chức kinh tế (Điều 24, 25, 26).
Thứ tư, đầu tƣ theo hình thức hợp đồng PPP (đối tác công tƣ: Public - Private
Partnership) là hợp đồng đƣợc ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và nhà
đầu tƣ, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng mới hoặc cải tạo,
nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp
dịch vụ công (Điều 27).
Thứ năm, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC - Business Cooperation Contract)
là hợp đồng đƣợc ký giữa các nhà đầu tƣ nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi

nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế; trong đó hợp đồng
BCC đƣợc ký kết giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc giữa
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ
theo quy định (Điều 28).
b/ Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
* Đóng góp đáng ghi nhận của FDI
FDI làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc,
đóng góp đáng kể vào nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội ở nƣớc ta hiện nay và có tốc độ
tăng trƣởng tốt theo từng giai đoạn:
Bảng 1.1. Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành
thực hiện 6 tháng đầu các năm 2017-2019 so với cùng kỳ năm trước
%
6 tháng
năm 2017

6 tháng

6 tháng

năm 2018

năm 2019

Tổng số

111,2

110,0

110,3


Khu vực Nhà nƣớc

106,5

102,4

103,0

Khu vực ngoài Nhà nƣớc

115,6

117,5

116,4

Khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

111,6

109,0

109,7

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

12



FDI đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ lao
động. Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống
kê, nếu năm 1995 cả nƣớc mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong doanh
nghiệp FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu ngƣời và đến cuối năm 2017
tăng lên gần 4 triệu lao động (chiếm 26% tổng số lao động khu vực doanh nghiệp).
Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu vực trong nƣớc (chỉ chiếm khoảng
5% tổng lao động đang làm việc), nhƣng tốc độ tăng của lao động khu vực FDI khá
cao, đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao gấp gần 4 lần tăng trƣởng
lao động của nền kinh tế.
Ngoài lao động trực tiếp, FDI còn gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm, đạt
khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp. Chất lƣợng lao động cũng tăng lên đáng kể
bởi ngƣời lao động có điều kiện đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về trình độ
khoa học, quản lý… phù hợp với công nghệ và phƣơng thức kinh doanh tiên tiến.
FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa -hiện
đại hóa, phát triển nhiều ngành công nghiệp, giúp ổn định thị trƣờng và giá cả. FDI
trong công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng hơn 50%, hình thành một số ngành
công nghiệp chủ lực tại các địa phƣơng, đơn cử nhƣ khai thác dầu khí (liên doanh
dầu khí Vietsovpetro tại Bà Rịa - Vũng Tàu), công nghiệp ô tô (Honda Việt Nam tại
Vĩnh Phúc), điện tử (LG Display và LG Electronics tại Hải Phòng)… FDI cũng góp
phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng, giá trị hàng hóa nông
sản, phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao.
Theo Báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), trong
năm 2018 xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD,
chiếm đến gần 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 12,9% so với
cùng kỳ năm 2017; các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô
và xuất siêu 30,5 tỷ USD không kể dầu thô (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ).
Đối với thành phố Hải Phòng, FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển,
đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng GDP:


13


Biểu đồ 1.1. Kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư
phát triển tại Hải Phòng
(Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng năm 2019)

14


* Tác động tiêu cực của FDI
Cùng với những kết quả tích cực nêu trên, FDI tại Việt Nam vẫn chứa đựng
nhiều bất cập, hạn chế cơ bản nhƣ sau: chuyển giá gây thất thu ngân sách và cạnh
tranh thiếu lành mạnh (đơn cử nhƣ vụ việc Metro Cash và Carry chuyển giá sau 12
năm hoạt động tại Việt Nam; ngành Thuế đã truy thu hơn 500 tỷ đồng cho ngân
sách nhà nƣớc); tác động xấu tới môi trƣờng (một số dự án FDI vi phạm nghiêm
trọng pháp luật gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ Vedan (Đồng Nai), Pangrim Neotex
(Phú Thọ), Formosa (Hà Tĩnh), Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận), Lee&Man
(Hậu Giang)…); chất lƣợng và thu nhập của ngƣời lao động còn thấp; vấn đề
chuyển giao công nghệ chƣa hiệu quả, thiếu bền vững.
1.1.1.2. Liên doanh
Ngay sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc năm 1975, Đại hội
Đảng lần thứ 4 năm 1976 đã khẳng định “việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp
tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế với các
nước khác có một vai trò vô cùng quan trọng”. Thực hiện chủ trƣơng này, ngày
18/4/1977, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP kèm theo Điều lệ đầu tƣ nƣớc
ngoài, quy định hình thức xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp, trong đó “xí nghiệp”
đƣợc định nghĩa là: bên nƣớc ngoài và một tổ chức kinh tế quốc doanh Việt Nam
hùn vốn lập một xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp dƣới hình thức công ty vô danh
hoặc công ty trách nhiệm có hạn, theo đó xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp đƣợc

khẳng định là một pháp nhân thành lập theo luật pháp Việt nam, hoạt động theo các
điều khoản của hợp đồng hợp doanh và điều lệ của xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp.
Có thể nói, xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp, chính là tiền đề của hình thức
liên doanh ngày nay
Ngay sau Đổi mới 1986, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1987 ra đời
và quy định 03 hình thức mà các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt
Nam, bao gồm Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; Xí
nghiệp hoặc Công ty liên doanh (gọi chung là xí nghiệp liên doanh); và Xí nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài (Điều 4).

15


Nhƣ vậy, năm 1987 chính thức đánh dấu sự ra đời khái niệm “liên doanh” tại
Việt Nam.
Theo Điều 2.10 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987, “Xí nghiệp
liên doanh là xí nghiệp do Bên nước ngoài và Bên Việt Nam hợp tác thành lập tại
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng
hoà XHCN Việt Nam với Chính phủ nước ngoài”. Xí nghiệp liên doanh có tƣ cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. (Điều 6). Bên nƣớc ngoài là một bên gồm một
hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân hoặc cá nhân nƣớc ngoài; Bên Việt
Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tƣ cách pháp
nhân; các tƣ nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành
Bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với Bên nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, tại thời điểm
đó Nhà nƣớc chỉ cho phép xí nghiệp liên doanh gồm hai bên là Bên nƣớc ngoài và
Bên Việt Nam, nếu có nhiều pháp nhân hoặc cá nhân muốn hợp tác đầu tƣ thì cũng
phải thoả thuận lại thành một Bên nƣớc ngoài và một Bên Việt Nam để liên doanh
với nhau. Ngoài ra, còn có một dạng liên doanh đƣợc thành lập trên cơ sở Hiệp định
giữa hai Chính phủ Liên Xô và Việt Nam là Liên doanh dầu khí Việt-Xô (trên thực
tế liên doanh dầu khí Việt-Xô là dạng liên doanh duy nhất theo mô hình Hiệp định

giữa hai Chính phủ nhƣ vậy).
Theo Điều 2.6 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987, "Hợp đồng
liên doanh" là văn bản ký giữa Bên nƣớc ngoài và Bên Việt Nam về việc thành lập
xí nghiệp liên doanh.
Ta thấy, khái niệm liên doanh ở Việt Nam ngay từ khi đƣợc khai sinh đã
gắn kèm với việc tồn tại pháp nhân liên doanh (Xí nghiệp hoặc Công ty liên
doanh). Có thể thấy, liên doanh là khái niệm “độc quyền” chỉ dành cho khối FDI.
Nhắc đến liên doanh là nhắc đến việc Bên nƣớc ngoài và Bên Việt Nam ký Hợp
đồng liên doanh và thành lập pháp nhân để cùng nhau đầu tƣ kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam. Không có khái niệm các doanh nghiệp trong nƣớc (các Bên Việt
Nam) liên doanh với nhau.
Điều 4 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996 quy định, các nhà đầu tƣ

16


nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam dƣới ba hình thức: Hợp tác kinh doanh trên
cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, 10 năm sau Đổi mới, khái niệm “liên doanh” đƣợc tiếp tục nhấn
mạnh là một hình thức quan trọng của FDI tại nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam,
gắn chặt với việc thành lập doanh nghiệp liên doanh. Nói cách khác, đã liên doanh
là phải lập doanh nghiệp để cùng “liên kết kinh doanh”, trên cơ sở Hợp đồng liên
doanh là văn bản ký kết giữa các bên. Doanh nghiệp liên doanh đƣợc thành lập theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam (Điều 6 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996).
Luật Đầu tƣ 2005 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006) của Việt Nam tiếp
tục khẳng định khái niệm liên doanh, quy định việc thành lập tổ chức kinh tế liên
doanh giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong các
hình thức đầu tƣ trực tiếp (Điều 21.2 Luật Đầu tƣ 2005). Đến thời điểm này, nhắc

đến liên doanh vẫn là nhắc đến việc Bên nƣớc ngoài và Bên Việt Nam thành lập
pháp nhân để cùng nhau đầu tƣ kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, tuy Luật Đầu tƣ
2005 đã không còn quy định khái niệm về Hợp đồng liên doanh do không còn cần
thiết. Có thể hiểu rằng, vẫn không có chuyện các doanh nghiệp trong nƣớc (các Bên
Việt Nam) liên doanh với nhau.
Đến Luật Đầu tƣ 2014 của Việt Nam, do những yêu cầu của việc “mở cửa”
ngày càng mạnh mẽ đối với các hình thức FDI, bao gồm cả việc thành lập tổ chức
kinh tế; đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tƣ theo
hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tƣ; khái niệm liên doanh đã không
đƣợc nhắc đến trực tiếp nhƣ trƣớc đó. Tuy nhiên Luật quy định khái niệm “Tổ chức
kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là
thành viên hoặc cổ đông” (Điều 3.17 Luật Đầu tƣ 2014), đây chính là sự “liên doanh”
nếu có bên Việt Nam tham gia góp vốn trong những tổ chức này.
1.1.1.3. Doanh nghiệp liên doanh
Theo Điều 4 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987, xí nghiệp hoặc Công ty liên

17


×