Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.76 KB, 2 trang )
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những áng thơ viết
bằng văn xuôi. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài Ai đã đặt tên cho dòng
sông?
Bài làm
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài
chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân
văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang
viết tài hoa, tài tử, tài tình.
Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người
đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng câu trong bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên
cho dòng sông của anh xếp lại thành một bài thơ. Ngoài bút ký, anh có nhiều bài thơ hay
được rất nhiều độc giả thuộc như Địa chỉ buồn, Dù năm dù tháng, Dòng sông đời mẹ,
Đêm qua: "Bây giờ đã hết trò chơi/ Đã tàn cuộc rượu để người ra đi/ Đêm qua không biết
làm gì/ Muốn về tìm gã Trương Chi nghe đàn"... Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp
của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai
vọng lên trong tâm khảm người đọc. Chỉ có bài thơ Bồng bềnh cho tới mai sau là bài thơ
tình (với chất liệu vũ trụ) rất hay và rất lạ trong mạch thơ buồn viết ra từ máu của Hoàng
Phủ Ngọc Tường trong vài chục năm nay!
Năm 1986, Hoàng Phủ Ngọc Tường về thăm Lệ Thủy quê vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, nơi sông nước mênh mang trong xanh chảy qua
những làng quê thấm đẫm điệu hò khoan da diết. Từ chợ Tréo có thể đi đò về khắp nơi
trong huyện. Người Lệ Thủy đam mê dân ca và hò hát. Đêm trăng hò giã gạo, chèo thuyền
hò mái nhì, mái đẩy, mái bảy, mái ba, mái xếp, mái nện... không khác gì xứ Huế. Đêm
Hoàng Phủ ngủ lại với mảnh đất đã cho mình tình yêu, mảnh đất đã cho anh câu thơ khái
quát: “Ai người làm thơ ai người cứu nước”.
Trong đêm khuya khoắt, tiếng hát từ những con đò chở lúa trên dòng sông Kiến Giang làm
anh choàng giấc. Anh chạy ra Mũi Viết nơi ngã ba sông, và bàng hoàng ngẩn ngơ trước
cảnh tượng thơ mộng như tranh thủy mặc: Bắt gặp những cảnh tượng bình minh như
trong cổ tích đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị hớp hồn. Để rồi những hình ảnh đẹp đó đi