TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Mã lớp HP: 2060TEMG2711
Nhóm: 6
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Kim Anh
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 6
Lớp học phần: 2060TEMG2711
STT
1
Họ và tên
Hoàng Thị Nhài
(nhóm trưởng)
Mã
sinh viên
18D250155
Công việc
Tổng hợp Word.
Làm phần 2.1
2
Trần Thị Ngọc
18D250094
Làm Power Point
3
Nguyễn Lan Phương
18D250098
4
Hà Thị Nguyệt
18D250095
Làm phần 2.3
5
Đinh Thị Nhâm (thư ký)
18D250215
Làm phần 2.2
6
Ngô Thị Hồng Nhi
18D250036
Làm phần 3
7
Trương Khánh Như
18D250037
Làm phần 2.3,2
8
Vũ Thị Hồng Nhung
18D250216
Làm phần 2.3.2
9
Nguyễn Thanh Phong
18D250038
Mở đầu, kết luận
10
Lê Thị Phương
18D250218
Làm phần 2.3.1
11
Nguyễn Thị Ngọc Lan
18D250143
Làm phần 2.3.1
Làm phần 1
Thuyết trình
Tự đánh
Nhóm
giá
đánh giá
Trường Đại học Thương Mại
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Khách sạn – Du lịch
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Lớp HP: 2060TEMG2711
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(LẦN 1)
I Thành phần tham dự
Các thành viên nhóm 6
II Thời gian và địa điểm làm việc
1 Thời gian: 15h00 ngày 10 tháng 9 năm 2020
2 Địa điểm: Họp online bằng ứng dụng Messenger
IIIMục đích cuộc họp
1
2
3
Lên dàn ý chi tiết cho đề tài
Tìm tư liệu liên quan
Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên
IV Đánh giá chung
Nhóm họp đầy đủ và làm việc nghiêm túc.
Nhóm trưởng
Hoàng Thị Nhài
Trường Đại học Thương Mại
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Khách sạn – Du lịch
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Lớp HP: 2060TEMG2711
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(LẦN 2)
I Thành phần tham dự
1
2
Các thành viên nhóm 6
II Thời gian và địa điểm làm việc
Thời gian: 8h00 sáng ngày 20 tháng 9 năm 2020
Địa điểm: Họp online bằng ứng dụng Messenger
IIIMục đích cuộc họp
1 Các thành viên trong nhóm thảo luận về những vấn đề chưa rõ và nêu ý kiến
2
3
IV
thống nhất đề tài
Thảo luận đưa ra cách giải quyết hoàn thiện đề tài
Các thành viên báo cáo về tình hình bài làm cá nhân thống nhất thời gian nộp
bài.
Đánh giá chung
Nhóm làm việc nghiêm túc, sôi nổi.
Nhóm trưởng
Hoàng Thị Nhài
Trường Đại học Thương Mại
Khoa Khách sạn – Du lịch
Lớp HP: 2060TEMG2711
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(LẦN 3)
Thành phần tham dự
Các thành viên nhóm 6
II Thời gian và địa điểm làm việc
1 Thời gian: 8h00 sáng ngày 11 tháng 10 năm 2020
2 Địa điểm: Họp online bằng ứng dụng Messenger
IIIMục đích cuộc họp
3 Nhóm trưởng nhận xét bài làm của các thành viên trong nhóm
4 Thống nhất chỉnh sửa bài làm cá nhân
5 Đề ra thời gian nộp bài hoàn chỉnh, tổng hợp Word
IV Đánh giá chung
Nhóm họp đầy đủ và làm việc nghiêm túc.
Nhóm trưởng
Hoàng Thị Nhài
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch cũng là ngành kinh tế đóng góp phần lớn giá trị vào tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), làm thay đổi thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân. Sản phẩm
du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt nó không phải chỉ là một sản phẩm lao động cụ
thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là phần nhiều sản phẩm vô hình biểu hiện
bằng nhiều loại dịch vụ. Nên khi nói đến du lịch là nói đến một số lớn trong các sản
phẩm của ngành dịch vụ. Cơ cấu của ngành du lịch gồm; khách sạn nhà hàng, lữ hành,
giao thông và các dịch vụ khác.
Những năm gàn đầy, du lịch Việt Nam được đầu tư rất nhiều, có nhiều điểm hấp
dẫn du lịch được xây dựng và cải tạo. Chính vì thế, cầu du lịch của nước ta hiện nay
rất lớn, đặc biệt là cầu về lưu trú. Bài thảo luận của nhóm chúng em sẽ làm rõ hơn về
các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của thành phố Đà Nẵng.
Từ đó có cái nhìn chung về dịch vụ lưu trú để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cầu
về dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng.
Thành phồ Đà Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, ở vào trung độ của đất nước, nằm
trên trục giao thông Bắc – Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của
Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông
tây. Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế, với nguồn tài nguyên
du lịch đa dạng, cành quan thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm của các di sản văn
hóa thế giới, cộng với bề dày lịch sử, văn hòa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều
tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả
nước và khu vực Đông Nam Á. Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nhưng những năm qua du lịch Đà Nẵng
vẫn chưa phát huy được hết tiềm năm của mình
Việc nghiên cứu lý thuyết về cầu du lịch và làm rõ thực trạng cầu du lịch của
thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Nghiên cứu lý thuyết cầu
du lịch giúp nhà kinh doanh dự báo được cầu của ngành, từ đó xác định được các
chiến lược phát triển dài hạn, quy hoạch và đầu tư hợp lý… Tạo hiệu quả cao nhất
trong việc phát triển du lịch của Đà Nẵng. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, nhóm 6
đã lựa chọn đề tài “Phân tích đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú ở
Đà Nẵng hiện nay ” với mong muốn có cái nhìn khái quát về cầu dịch vụ lưu trú du
lịch tại Đà Nẵng, để xem xét Đà Nẵng đã, đang có những đặc điểm về cầu dịch vụ lưu
trú như thế nào và tìm ra những ưu điểm, hạn chế từ đó sẽ đưa ra những giải pháp để
kích cầu dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng để có thể đưa du lịch Thành phố phát triển nổi
bật, trở thành lựa chọn ưu tiên, là điểm đến hàng đầu đối với khách du lịch trong và
ngoài nước.
6
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ
1.1.
Khái quát chung về cầu du lịch
1.1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch
a Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà con người mua và tiêu dùng
trong quá trình đi du lịch được giới hạn trong một phạm vi thời gian và không gian xác
định.
b Bản chất cầu du lịch
Cầu du lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu của dân cư
- Cầu du lịch là nhu cầu được thể hiện trên thị trường hoặc thông qua thị trường
nhu cầu
mong muốn
sức mua
cầu (nhu cầu có khả
năng thanh toán)
Khả năng
thanh toán
(thu nhập)
Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt mang tính tổng hợp cao
- Biểu hiện sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên
nhiên văn hóa nơi khác
- Là nguyên vọng cần thiết của con người, mong muốn giải thoát khỏi sự căng
thẳng, ô nhiễm, tiếng ồn...để giải trí, nghỉ ngơi, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức
khỏe
- Cầu du lịch vừa mang tính đơn lẻ, vừa mang tính tổng hợp: Thể hiện thông qua
sự kết hợp các chương trình hay dịch vụ trong chương trình du lịch.
Cầu du lịch có thể đo lượng được: Kết hợp với các đặc điểm của các dịch
vụ luôn gắn liền đồng thời với quá trình tiêu dùng, nên trong thựuc tế thường
biểu hiện cầu du lịch gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời
kì nhất định.
1.1.2. Đặc điểm của cầu du lịch
Cầu du lịch chủ yếu là về cầu dịch vụ:
7
Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ như các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, hướng dẫn tham quan... Chi tiêu cho các dịch vụ này có thể chiếm từ 2/3 đến 4/5
tổng chi tiêu cho một chuyến đi. Phần còn lại có thể là hàng hóa mua sắm như hàng
lưu niệm, hành hóa thông thường trong chuyến đi.
Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa dịch vụ:
Đa dạng trong cầu từng loại hàng hóa dịch vụ riêng lẻ đến cầu du lịch với tính
chất tổng hợp - sự kết hợp các yếu tố riêng lẻ theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo ra
dịch vụ trọn gói.
Cầu du lịch dễ bị thay đổi:
Cầu du lịch dễ bị thay thế bằng cầu về hàng hóa dịch vụ cơ bản khác cho tiêu
dùng cá nhân vì hiện nay vẫn còn phổ biến quan niệm du lịch chưa phải là nhu cầu
thiết yếu của con người.
Đặc điểm này còn thể hiện ngay trong quá trình thỏa mãn nhu cầu du lịch (cầu
đổi hướng), thay đổi các dịch vụ cấu thành như phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú...
hoặc thậm chí một số nội dung tham quan có thể bị hủy bỏ do những nhu cầu phát sinh
khác.
Cầu du lịch có tính thời vụ (tính chu kì):
Do tính thời vụ của tài nguyên và điểm hấp dẫn du lịch của địa phương và quốc
gia đó. Hơn thế, do du lịch chỉ xuất hiện vào những thời kì hoặc thời điểm nhất định
như kì nghỉ phép, nghỉ đông (có thời gina rảnh rỗi), các thời kì tích lũy thu nhập, phúc
lợi trong các ngày nghỉ lễ, tiền thưởng cuối năm (có khả năng thanh toán).
Ngoài ra, các yếu tố khác như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (lễ hội), sự
lan truyền tâm lý cũng tạo nên đặc điểm thời vụ của cầu du lịch
Các đặc điểm khác: tính chất phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền...
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
Phạm vi hẹp (cá nhân)
Phạm vi rộng (xã hội)
- Giá cả của hàng hóa dịch vụ có nhu cầu - Quy mô dân số: Dân số càng đông, cầu
- Giá cả các hàng hóa dịch vụ có liên du lịch càng lớn
quan (thay thế hoặc bổ sung) với các - Phân bố dân số theo lứa tuổi, giới tính
hàng hóa dịch vụ có nhu cầu
- Tổng thu nhập quốc dân: Quốc gia giàu
- Thu nhập (khả năng thanh toán) của có thì người dân sẽ có mức chi tiêu cao
người mua
hơn cho thời gian giải trí
- Thị hiếu và kiểu mốt
- Sự phân phối thu nhập: Cơ cấu chi tiêu
8
- .....
của dân cư các quốc gia phần nào có sự
khác nhau tùy thuộc vào sự phân phối
thu nhập.
- Mức độ đô thị hóa: Xu hướng cầu của
dân cư nông thôn khác với dân cư thành
phố
- Tình trạng công nghệ
- Chính sách của Chính phủ
- An toàn, an ninh, chính trị....
1.2.
Khái quát về cầu dịch vụ lưu trú
1.2.1. Khái niệm về cầu dịch vụ lưu trú
- Cầu dịch vụ lưu trú là số lượng dịch vụ lưu trú mà con người mua và tiêu dùng
trong quá trình lưu trú, được giới hạn trong một phạm vi không gian và thời gian nhất
định.
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác cho khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
1.2.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú
Theo Ryan - một nhà kinh tế học người Anh, nếu căn cứ vào đối tượng khách du
lịch thì có 4 loại cầu về dịch vụ lưu trú mà mỗi loại sẽ có những đặc điểm và các nhân
tố ảnh hưởng khác nhau:
Cầu của khách du Cầu của khách du Cầu của khách Cầu của khách
lịch thuần túy nội lịch thuần túy du lịch công du lịch công
địa
quốc tế
vụ nội địa
vụ quốc tế
1. Khái Cầu về dịch vụ
lưu trú của công
niệm
dân một quốc gia
ở trong phạm vi
quốc gia đó và
nảy sinh chủ yếu
từ các chuyến đi
nghỉ, tham quan,
thăm thân nhân
và các mục đích
phi công việc
khác.
2.
Cầu về dịch vụ
lưu trú của công
dân quốc gia khác
đang ở quốc gia
điểm đến và cũng
nảy sinh chủ yếu
từ các chuyến đi
nghỉ, tham quan,
thăm người thân
và các mục đích
phi công việc khác
Cầu về dịch vụ
lưu trú của
công dân một
quốc gia nảy
sinh chủ yếu từ
các chuyến đi
công việc như
công tác, giao
dịch
kinh
doanh...
ở
trong phạm vi
quốc gia đó
Cầu về dịch vụ
lưu trú của
công dân quốc
gia khác nảy
sinh chủ yếu từ
các chuyến đi
công việc như
công tác, giao
dịch
kinh
doanh... ở các
quốc gia điểm
đến
Đặc Đa dạng, mang Đa dạng, mang Thường được Yêu cầu chất
9
điểm
tính thời vụ và co tính thời vụ và co
giãn tương đối giãn tương đối
theo giá dịch vụ. theo giá dịch vụ.
Tuy nhiên yêu cầu
chất lượng dịch vụ
cao hơn và thường
phải
đạt
tiêu
chuẩn quốc tế.
đáp ứng trong
phạm vi ngành
hoặc lĩnh vực
của người đi
công tác, nên
cầu
thường
được định mức
trong giới hạn
của những quy
định và chế độ
tài chính
lượng dịch vụ
cao nhất trong
cả bốn loại cầu
dịch vụ lưu trú
3. Các
nhân tố
ảnh
hưởng
Nhận thức tâm lý
xã hội về du lịch
và giải trí nói
chung,
những
nhận thức này bị
chi phối bởi nhân
cách của từng cá
nhân,
nghề
nghiệp, thu nhập
và tầng lớp (giai
cấp) trong xã hội.
Chịu tác động của
các nhân tố ảnh
hưởng nói chung.
Tuy nhiên, một số
nhân
tố
ảnh
hưởng quan trọng
khác như tỉ giá
trao đổi, các quy
định hạn chế đối
với người đi du
lịch của các quốc
gia như hạn chế
về số tiền mang
theo, hạn chế về
thủ tục xuất nhập
cảnh, y tế...
Cơ cấu và tổ
chức hoạt động
công nghiệp và
thương
mại
trong phạm vi
quốc gia, các
mô hình và
dung
lượng
giao
dịch
thương
mại,
định mức chi
phí của một
chuyến đi công
tác.
Dung
lượng
giao
dịch
thương
mại
giữa các quốc
gia, các mối
quan hệ chính
trị, tỷ giá troa
đổi, trình độ tổ
chức
hoạt
động
kinh
doanh
của
công ty đa
quốc gia, sự
phát triển của
công
nghệ
thông tin, công
nghệ số
PHẦN 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU
DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở ĐÀ NẴNG
2.1.
Giới thiệu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước.
Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng được ban tặng tổ hợp những tài nguyên
thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh
quan, di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội… Mỗi năm, Đà Nẵng đón hàng
triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chính vì vậy mà
hệ thống dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng hết sức phát triển, có quy mô lớn và đa dạng về
mọi mặt.
10
Trong năm qua, hoạt động du lịch của TP Đà Nẵng tiếp tục có nhiều khởi sắc.
Theo thống kê, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng ước đạt 8.692.421
lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc
tế ước đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu du lịch ước đạt
30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch. Lượng
khách các cơ sở lưu trú ước tính 7,1 triệu lượt.
Hệ thống cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng có quy mô lớn và ngày càng phát triển. Tính
đến hết tháng 11.2019, trên địa bàn thành phố đã có 925 cơ sở lưu trú với 39.429
phòng, tăng 177 cơ sở với 5.600 phòng so với cùng kỳ năm 2018; trong đó khách sạn
3-5 sao và tương đương đạt 205 khách sạn với 24.578 phòng, chiếm 62,3% tổng số
phòng. Có nghĩa là, đến năm 2019, số phòng khách sạn 3-5 sao tại Đà Nẵng đã tăng
gần gấp đôi so với số phòng dự báo của năm 2020. Việc. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn
đến khủng hoảng thừa khách sạn tại Đà Nẵng. mặc dù số lượng khách tiếp tục gia tăng
nhưng công suất sử dụng buồng phòng lưu trú du lịch tại Đà Nẵng năm 2019 chỉ đạt
50%.
Hệ thống cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như
khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay, hostel,.... hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu
cầu lưu trú đa dạng của nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước:
Hệ thống các khách sạn, resort 4 - 5 sao tại Đà Nẵng sang trọng, cao cấp đầy đủ
tiện nghi với sự góp mặt của các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới như:
IHG (Intercontinental, Crowne), Accor (Novotel, Pullman, Mercure), Hyatt, Marriott,
Hilton… có phòng hội nghị quy mô lớn, đảm bảo phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc
tế; đấu thầu, thu hút đăng cai các hội nghị, sự kiện mang tầm thế giới, đem lại giá trị
thương hiệu, hiệu quả cao.
11
Khách sạn Hilton, Đà Nẵng
Các khách sạn 2-3 sao tại Đà Nẵng cũng hết sức phát triển với số lượng ngày
càng lớn, được ưa chuộng bởi mức giá tầm trung, chất lượng phục vụ tốt, phù hợp với
phần lớn du khách đến với Đà Nẵng.
Bên cạnh đó các loại hình du lịch như homestay, hostel cũng thu hút sự quan tâm
của khách du lịch đặc biệt là các bạn trẻ, khách du lịch nước ngoài đi du lịch theo
nhóm có sở thích du lịch trải nghiệm, mang tính cộng đồng cao khi được sống trong
căn nhà của người bản địa, và sinh hoạt như thành viên trong một gia đình. Những
khách sạn nhỏ hay những mô hình homestay, hostel đang được nhiều du khách lựa
chọn vì giá cả tiết kiệm nhưng lại tiện nghi, giá dao động từ 200.000 – 350.000đ/đêm.
Hiện nay, có rất nhiều homestay giá rẻ và view khá đẹp như Hanigo
homestay, Memory Hostel, Rose Homestay, Like Backpacker Hostel,…
12
Hanigo homestay, Đà Nẵng
2.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
2.2.1. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
Cầu du lịch ở Đà Nẵng tăng dần qua các năm đồng nghĩa với việc đem lại một
lượng lớn cầu dịch vụ lưu trú và tạo nhiều cơ hội thị trường bất động sản nơi đây phát
triển.
Thống kê 2019
Lượng khách
So với 2018
Khách du lịch đến Đà Nẵng
8.692.421 lượt
tăng 13,4%
Khách quốc tế
3.522.928 lượt
tăng 22,5%
Khách trong nước
5.169.493 lượt
Tăng 8,04%
a Cầu của khách du lịch thuần túy nội địa:
Năm 2019. khách nội địa đến Đà Năng ước đạt 4.361.775 lượt, tăng 16,8% so
với cùng kỳ 2018. Số lượng khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ khách nội địa ước
đạt 1.850.623 lượt, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2018. Cầu của khách du lịch thuần
túy nội địa thường đa dạng, mang tính thời vụ và có giãn tương đối theo giá dịch vụ.
Đối tượng khách du lịch đa dạng về tuổi tác (những người trẻ tuổi, đã có tuổi hay
những gia đình có trẻ nhỏ, ...), về giới tính (nam và nữ, ...) hay nghề nghiệp (doanh
nhân thành đạt, nhân viên văn phòng, người thất nghiệp, ...) nên cầu về dịch vụ lưu trú
13
cũng đa dạng theo. Những người có thu nhập hoặc sở thích khác nhau có thể có cầu về
dịch vụ lưu trú khác nhau. Thời điểm từ tháng 4 đến cuối tháng 8 hằng năm là thời
điểm Đà Nẵng đông khách nhất; vì vậy, cầu dịch vụ lưu trú cũng cao hơn các thời
điểm khác trong năm. Cầu loại này có sự nhạy cảm tương đối với giá, nó tùy thuộc vào
từng thị trường tiêu dùng nhất định. Thị trường có khả năng chi trả thấp thì giá tăng
cầu giảm và thị trường có khà năng chi trả cao thì ngược lại. Xét về tính đa dạng thì
cầu dịch vụ lưu trú có rất nhiều loại, như cầu lưu trú ở khách sạn, homestay, nhà
nghỉ, ... tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mỗi khách du lịch.
b Cầu của khách du lịch thuần tuý quốc tế
Theo Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng , trong 9 tháng đầu năm 2019 , khách quốc
tế tới Đà Nẵng ước đạt 2.811.763 lượt , tăng 20,9 % so với cùng kỳ 2018. Tổng lượt
khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ khách quốc tế ước đạt 2.739.928 lượt , tăng 26
% so với cùng kỳ năm 2018 Cầu của khách du lịch thuần tuý quốc tế cũng có các đặc
điểm tương tự như của khách du lịch nội địa, tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao
hơn và thường phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Những khách có thu nhập cao họ sẵn
sàng chi nhiều tiền để có thể có được chất lượng dịch vụ tốt nhất, thoả mãn nhu cầu
lưu trú của mình. Hơn nữa, khách du lịch quốc tế có trình độ dân trí cao, mức sống cao
hơn nên nhu cầu hưởng thụ của họ nói chung cũng cao hơn so với khách du lịch nội
địa. Thu nhập của khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng thường cao , họ chủ yếu đến từ
Nga , Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật và Mỹ , Châu Âu do đó khả năng chi tiêu của
khách rất lớn , thậm chí Đà Nẵng phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cũng như địa điểm để
cho khách du lịch tiêu tiền. Dự án EU đã tiến hành khảo sát khoảng hơn 3000 khách
du lịch nội địa và quốc tế ở 5 điểm du lịch chính: Sa Pa, Hạ Long, Huế, Hội An và Đà
Nẵng. Kết quả cho thấy, đối với nhu cầu về chất lượng của cơ sở lưu trú, có 12,4%
khách du lịch quốc tế chọn lưu trú tại khách sạn 5 sao, nhưng chỉ có 6,1% khách du
lịch nội địa chọn lưu trú tại đó. Có nghĩa là nhu cầu lưu trú tại các cơ sở lưu trú chất
lượng cao của khách quốc tế cao hơn gấp đôi so với khách nội địa. Khách du lịch đi du
lịch vì nhiều mục đích khác nhau: du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá,
thể thao, ... vì thế mà cầu dịch vụ lưu trú cũng đa dạng theo. Khách du lịch đi tham
quan có thể muốn ở resort, khách sạn hay các nhà nghỉ, ... Khách du lịch đi nghỉ
dưỡng thường thích ở những nơi lưu trú gần biển, vừa có một không gian nghỉ dưỡng
lý tưởng, vừa có thời gian thoải mái ngắm thiên nhiên, ....
c
Cầu của khách du lịch đi công tác nội địa
Đây là cầu về dịch vụ lưu trú của khách trong nước đi du lịch đến Đà Nẵng mà
nhu cầu này nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi công việc như: công tác, giao dịch kinh
doanh, gặp gỡ đối tác, kí kết hợp đồng ... Cầu về dịch vụ lưu trú của khách công vụ nội
14
địa đến Đà Nẵng phụ thuộc vào ngành hoặc lĩnh vực của người đi công tác. Đối tượng
khách này chủ yếu phụ thuộc vào cơ quan chủ quản và cấp bậc của người đi công tác
mà quyết định chi tiêu, chi phí cho lưu trú và các dịch vụ khác, tuy nhiên thường cố
gắng tiết kiệm một cách tối đa. Với đối tượng khách có cấp bậc chức vụ cao thì họ sẵn
sàng chi một khoản lớn để thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu của khách du lịch nội địa lưu
trú tại Đà Nẵng đang có xu hướng tăng cao, thường là nhân viên cấp cao hay những
người nắm giữ những chức vị quan trọng trong doanh nghiệp, kinh phí đi công tác của
những người này thường được doanh nghiệp chi trả và họ cũng chi tiêu cho lưu trú vừa
phải, không quá phung phí. Một số người sẽ lưu trú tại nhà khách hay cơ quan ban
ngành của doanh nghiệp tại Đà Nẵng, ví dụ như những người đi công tác trong ngành
dịch vụ và khách sạn. Mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng chủ yếu là khách
sạn, nhà nghỉ,,.. trong đó phải kể đến khách sạn công đoàn, hay nhà nghỉ tư nhân hoặc
nhà riêng đều là những loại hình lưu trú khách du lịch công vụ có thể nghỉ ngơi.
d Cầu của khách du lịch đi công việc quốc tế
Trong nhiều năm qua, bình quân hằng năm, thành phố Ðà Nẵng đón tiếp và làm
việc với khoảng 100 đoàn khách nước ngoài, trong đó nhiều đoàn nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu Chính phủ các nước và chính quyền địa phương các nước. Mỗi
năm Ðà Nẵng cũng cử hơn 300 đoàn ra nước ngoài mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến
đầu tư, thương mại, du lịch. Ðặc biệt, đã có nhiều hoạt động đối ngoại lớn diễn ra tại
Ðà Nẵng, như Hội nghị Liên minh Nghị viện các nước Ðông - Nam Á (AIPO-2002),
các Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam (2006), Tuần lễ hành
lang kinh tế Ðông - Tây (2007), các Hội nghị ASEAN tại Ðà Nẵng (2009 - 2010),
Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hằng năm... đã góp phần đưa Ðà Nẵng lên vị thế mới, là
điểm đến hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực. Cầu của khách du
lịch đi công việc quốc tế tới Đà Nẵng cũng mang tính chất công việc trong chuyến đi
và một số đặc điểm giống cầu của khách du lịch đi công tác nội địa nhưng đối tượng
khách này có yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và là cao nhất trong 4 loại khách du
lịch. Khách du lịch MICE đều là người có trình độ cao, địa vị cao đòi hỏi đội ngũ phục
vụ cũng phải có trình độ tương ứng, cả về học vấn, văn hóa, giao tiếp, ngôn ngữ, hiểu
biết xã hội, nên cần đưa loại hình du lịch MICE vào chương trình đào tạo chính thức
của chuyên ngành du lịch.
Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2020, do dịch bệnh Covid 19, dịch vụ lưu trú
giảm 28,4%, tổng lượng khách đó cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1660 nghìn lượt, giảm
49,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt 627 nghìn lượt chỉ bằng
53,8% so với cùng kỳ năm trước. Số ngày lưu trú bình quân của du khách là 2,27
ngày/lượt, trong đó khách quốc tế là 2,3 ngày/lượt và khách nội địa là 2,24 ngày/lượt
15
(cùng kỳ năm 2019, các chỉ tiêu này lần lượt là 2,24; 2,08 và 2,12 ngày/lượt). Sau khi
hết giãn cách vào cuối tháng tư, 95% các cơ sở lưu trú phục vụ trên địa bàn đã hoạt
động trở lại, lượng khách do các cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 6 tăng 60% so với
tháng 5, công suất phòng bình quân đạt khoảng 30% so với 18% trong tháng 5. Tuy
nhiên, khi dịch bùng phát lại một lần nữa vào cuối tháng 7 thì cầu dịch vụ lưu trú ở Đà
Nẵng lại giảm.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
a. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu của khách du lịch thuần túy nội địa
Bao gồm nhân thức tâm lí xã hội về du lịch và giải trí nói chung , những nhân tố
này bị chi phối bởi nhân cách của từng cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập và tầng lớp
(hoặc giai cấp) trong xã hội. Hiện nay nhận thức về tâm quan trọng của du lịch và giải
trí trong cuộc sống ngày càng cao và thiết thực. Những người có trình độ văn hóa và
học thức cao thường có xu lướng đi du lịch nhiều và chi tiêu nhiều hơn cho các dịch
vụ cung cấp, đặc biệt những người có vị trí cao trong công việc, thu nhập cao thuộc
tầng lớp thượng lưu thì việc chi tiếu lớn cho hoạt động giải trí là vấn để bình thường.
Ngược lại, những người đi du lịch nhưng không có đủ nguồn tài chính dự phòng để
đảm bảo việc lưu trú cũng như chi trà các hoạt động thiết yếu như ăn, ngủ, đi lại thì họ
sẽ e dè hơn trong việc chi trả một khoản tiền lớn cho các dịch vụ được cung cấp.
Nguyên nhân là thu nhập của họ không quá cao nên việc tiết kiệm la cần thiết, do đó
họ củng không có nhu cầu chi tiệu nhiều cho việc thu nhận kiến thức hay trải nghiệm
sang trọng tại những nơi đặt đó. Đà Nẵng đang là một điểm đến nổi tiếng không chỉ
trong nước mà còn trên thế giới, với những điểm hấp dẫn du lịch về thiên nhiên, văn
hóa, xã hội; vị trí địa lí đắc địa rất gần với những điểm đến du lịch nổi tiếng như Hội
An (Quảng Nam), Huế, ... điều này đã tác động đến tâm lý và nhận thức của du khách
trong nước, thúc đẩy nhu cầu đi tới Đà Nẵng để du lịch.
Nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú thuần túy nội địa tại
Đà Nẵng. Phân khúc khách du lịch có thu nhập cao có xu hướng lựa chọn các dịch vụ
lưu trú tại các khách sạn, resort 4-5 sao. Phân khúc khách du lịch có thu nhập thấp hơn
hay giới trẻ sẽ lựa chọn lưu trú tại các khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ hay các homestay.
Hầu hết du khách nội địa đến Đà Nẵng đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ
Chí Minh, Hải Phòng , Vinh, Nha Trang, Cần Thơ , đây đều là những khu vực có thu
nhập bình quân đầu người cao nên nhu cầu đi du lịch Đà Nẵng để trải nghiệm là rất
lớn đồng thời họ đã có một nhận thức cao và hiểu biết về du lịch Việt Nam..
16
b. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế .
Bao gồm giá cả của hàng hóa dịch vụ có nhu cầu , giá cả của hàng hóa , dịch vụ
đang có nhu cầu , thu nhập của người mua , thị hiếu và kiểu mốt. Đây đều là những
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cầu cơ bản của một cá nhân . Khách du lịch thuần túy
quốc tế thường có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch, yêu cầu chất lượng
dịch vụ cao hơn và thường phải đạt tiêu chuẩn quốc tế . Các nhân tố ảnh hưởng quan
trọng khác như tỷ giá trao đổi , các quy định hạn chế đối với người đi du lịch của các
quốc gia như hạn chế số tiến mang theo , hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh , y tế ... Tỷ
giá trao đổi đồng ngoại tệ và Việt Nam đồng khá ổn định vào khoảng 23,280 nghìn
đồng / 1 USD , tỷ giá trao đổi của các ngoại tệ khác cũng không thay đổi nhiều ,đây là
một điểm thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài khi đến du lịch tại Việt Nam. Phần
lớn khách du lịch thuần túy quốc tế tới Đà Nẵng đến từ những quốc gia có đồng tiền
mạnh như Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nhật và khu vực châu Âu khiến nhu cầu về các
dịch vụ du lịch cũng cao hơn.Về y tế, dịch vụ y tế chất lượng cũng là một điểm mạnh
của Đà Nẵng khiến khách du lịch quốc tế ưu tiên lựa chọn.Trong tình hình dịch covid
19 , Việt Nam đã thực hiện cách li xã hội và hạn chế nhập cảnh từ những người nước
ngoài trở về do lo ngại dịch bệnh do đó đã hạn chế và kiểm soát được tình hình dịch
trong nước , cụ thể Đà Nẵng là địa phương đầu tiên dịch bùng phát trở lại lần 2 nhưng
dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh , Đà Nẵng đã làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh.
c. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu của khách công vụ nội địa .
Bao gồm cơ cấu và tổ chức hoạt động công nghiệp và thương mại trong phạm vi
quốc gia , các mô hình và dung lượng giao dịch thương mại và định mức chi phí của
một chuyến đi công tác. Nằm ở vị trí được coi như cửa ngõ của cả nước, Đà Nẵng là
một thành phố lớn, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả
nước, Cùng với sự phát triển đô thị, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc... hàng loạt khu du lịch - khách sạn đẳng cấp quốc tế ra đời với đầy
đủ tiện nghi và dịch vụ kèm theo, điều này đã thu hút cầu của khách du lịch công vụ
nội địa, là nơi diễn ra các cuộc hội thảo, hội nghị quan trọng trong nước với tần suất
ngày một nhiều lên.
d. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu của khách công vụ quốc tế.
Bao gồm các nhân tố như dung lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia,
các mối quan hệ chính trị, tỷ giá trao đổi và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh của
các công ty đa quốc gia.Ngoài ra còn một số nhân tố cần xem xét là sự phát triển của
công nghệ thông tin, công nghệ số. Đà Nẵng là một thành phố lớn, là một trong những
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước. Với hệ thống cơ sở hạ tầng
17
khang trang, đồng bộ, hiện đại, với các cảng biển, sân bay quốc tế lớn, là cửa ngõ thứ
ba của cả nước đồng thời là điểm cuối ra Biển Ðông của tuyến hành lang kinh tế Ðông
– Tây, hàng loạt khu du lịch - khách sạn đẳng cấp quốc tế ra đời với đầy đủ tiện nghi
và dịch vụ kèm theo như khách sạn Furama, LifeStyle Resort, Sandy Beach, gần đây là
các tổ hợp khu nghỉ dưỡng, khách sạn và biệt thự cao cấp như Silver Shore, Vinpearl
Da Nang, Vinacapital, Fusion Maia, Sontra Resort&Spa, Bãi Bắc, Tiên Sa, Ariyana...
vừa đi vào hoạt động với đầy đủ các dịch vụ cho hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện...
đạt tiêu chuẩn quốc tế, các dịch vụ vui chơi, giải trí, spa... ngày càng đáp ứng được
nhu cầu khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch công vụ (MICE). Đồng thời, Việt Nam
là quốc gia có chính trị ổn định, anh ninh bảo đảm, người dân thân thiện, đây là một
trong những yếu tố thu hút khách du lịch, những hội nghị mang tầm quốc tế được tổ
chức tại Đà Nẵng như hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương diễn ra từ đầu tháng 12 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017 tại Đà
Nẵng đã thu hút sự chú ý của cả truyền thông trong nước và quốc tế. Năm 2020 là năm
của kỉ nguyên công nghệ 4.0 nên các giao dịch thanh toán quốc tế có thể hoàn toàn
diễn ra trên internet một cách hoàn toàn mà không cần đi lại công tác, do đó sẽ giảm
được chi phí cho việc đi công tác. Đà Nẵng cũng không ngoại lệ, khách du lịch quốc tế
khi đến Đà Nẵng không hẳn chỉ để công tác, mà nhu cầu đi du lịch kết hợp của họ
cũng rất cao và Đà Nẵng cần nắm được nhu cầu này để chuẩn bị cũng như có những
chiến lược phát triển du lịch phù hợp.
2.3
Đánh giá về cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
2.3.1. Ưu điểm
a. Cầu dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng vô cùng đa dạng
- Cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng rất đa dạng về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính,
sở thích nên cầu về dịch vụ lưu trú rất đa dạng, dẫn đến việc mọi loại hình lưu trú ở Đà
Nẵng được phát huy tối đa và sử dụng nhiều loại: khách sạn, homstay, nhà nghỉ, resort,
tourist village, caravan,... Điều đó cho thấy Đà Nẵng đang làm rất tốt công tác quản lý,
xây dựng các dự án cơ sở vật chất, thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú từ
các nhà nghỉ, khách sạn 2 đến 5 sao, các resort nghỉ dưỡng cao cấp,…đáp ứng được
mọi nhu cầu của khách du lịch.
b. Lượng khách du lịch quốc tế lớn giúp tăng nguồn thu ngoại tệ đáng kể
- Khách du lịch quốc tế với Đà Nẵng khá lớn (hơn 3.5 triệu lượt, tăng 22,5% so
với năm 2018) và thường yêu cầu chất lượng dịch vụ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẵn
sàng chi nhiều tiền để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất thỏa mãn nhu cầu lưu trú, từ
đó giúp nguồn ngoại tệ thu được tăng thêm đáng kể đồng thời thúc đẩy chính quyền có
18
những chính sách hợp lý, quan tâm, chú trọng phát triển dịch vụ lưu trú của thành phố
(thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai 85 sự án du lịch về cơ sở hạ tầng đầu tư hơn
7,2 tỷ USD trong đó có nhiều dự án đẳng cấp quốc tế) và các doanh nghiệp đầu tư
nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngày một đạt chuẩn, tiện nghi; mở rộng mô hình
kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đảm
bảo cả về chất và lượng, để thỏa mãn nhu cầu của du khách một cách tốt nhất (tạm
dừng cấp phép xây dựng đối với những công trình kinh doanh dịch vụ lưu trú nhỏ,
khách sạn mini. Xây dựng thêm một số khách sạn đáp ứng tiêu chuẩn 4 sao từ phòng
ốc đến dịch vụ đi kèm).
c. Lượng cầu dịch vụ lưu trú lớn giúp nâng cao năng suất phòng
- Cầu dịch vụ lưu trú trên địa bàn là khá lớn, đặc biệt vào mùa cao điểm, các dịp
lễ tết lượng cầu tăng cao giúp cho công suất phòng của các khách sạn được sử dụng tối
đa, đạt hiệu quả cao. Với khách sạn từ 3 sao trở lên trong dịp này đạt khoảng 50-60%.
Các khách sạn lớn ở gần biển đạt công suất phòng cao hơn. Như thế, doanh thu từ dịch
vụ lưu trú của khách sạn ở Đà Nẵng là rất lớn so với các ngành khác, góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch
và doanh thu du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong
phú, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống dân cư. Bên cạnh đó, -số ngày lưu trú bình quân của du khách ngày một tăng
và chi tiêu nhiều hơn vào dịch vụ lưu trú cùng các dịch vụ bổ sung khác đem lại nguồn
thu lớn cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó ngành công nghiệp khách sạn
nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn đã đem đến doanh thu hơn 10% tổng sản phẩm
nội địa của thành phố.
d. Nhu cầu của khách ngày càng cao thúc đẩy chất lượng dịch vụ ngày càng
cải thiện.
- Nhu cầu của khách ngày càng cao nên các khách sạn chú trọng đến thị hiếu của
khách, đặc biệt là những khách hạng sang và giới trẻ có thu nhập cao. Do đó thúc đẩy
một số khách sạn mới hoạt động gần đây đã có sự đầu tư về thiết bị tiện nghi; đầu tư
nhiều tiện ích, dịch vụ như câu lạc bộ vui chơi có thưởng, phòng karaoke, phòng spa
và massage, salon làm đẹp, phòng tập thể thao ngay tại khách sạn để phục vụ khách
thuận tiện nhất có thể. Với những đối tượng khách cụ thể như hội thảo, hội nghị cần có
các phòng họp sang trọng, chất lượng thúc đẩy Đà Nẵng xây dựng hệ thống cơ sở,
trong đó thành phố đã và đang cố gắng đạt chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế với sự
xuất hiện của các thương hiệu hàng đầu thế giới như: InterContinental, Novotel, Grand
Mercure, Pullman, Crowne Plaza, Hyatt Regency, Furama Fusion Maia, Fusion Suites
19
2.3.2. Hạn chế
Đà Nẵng là một trong những tiêu điểm phát triển du lịch của nước ta, là một
điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hùng vĩ, ẩm thực, con
người nơi đây,..Mỗi năm Đà Nẵng đón một lượng lớn khách du lịch đến tham quan do
vậy cầu về dịch vụ lưu trú của khách là yếu tố cần được quan tâm. Bên cạnh những ưu
điểm mà dịch vụ lưu trú Đà Nẵng đã đạt được thì cũng còn những hạn chế cần khắc
phục.
a. Lượng cầu dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng ảnh hưởng theo mùa cao điểm,
thấp điểm .
Vào mùa du lịch, lượng khách tăng cao, dẫn đến việc các dịch vụ đôi khi không
đảm bảo chất lượng cùng với việc lộn xộn, giá cả cao khiến khách du lịch chưa thực sự
thỏa mãn vào mỗi mùa du lịch. Điều dễ nhận thấy nhất là sự tăng trưởng quá nhanh
của phân khúc khách sạn 1-3 sao dẫn đến cung đã vượt cầu vào mùa thấp điểm khách
du lịch; công suất buồng phòng của các CSLT hạng 4-5 sao cao hơn hẳn so với các cơ
sở lưu trú có quy mô hạng sao thấp hơn cả mùa cao điểm lẫn thấp điểm…Ngược lại,
vào mùa thấp điểm , số lượng phòng bỏ trống nhiều làm cho doanh thu giảm xuống, số
lao động trong các khách sạn không được sử dụng triệt để trong mùa vắng khách. Mùa
thấp điểm làm khách du lịch bị hạn chế khả năng tìm kiếm chỗ ở thích hợp và thời
gian tự chọn theo ý mình; làm cho nhu cầu của khách tập trung, từ đó làm giảm tiện
nghi và chất lượng phục vụ. Khách du lịch không được hưởng các dịch vụ chăm sóc
khách hàng một cách chu đáo như ở mùa chính vụ. Ngoài ra, gần đây, tình trạng lái xe
taxi chèn ép, đội giá với khách du lịch nước ngoài cũng đang là vấn đề rất đáng quan
tâm và cần sớm khắc phục.
- Nguyên nhân: Yếu tố chính vụ, thời vụ trong ngành du lịch sẽ ảnh hưởng mạnh
đến lượng khách đến và cầu dịch vụ lưu trú. Khi cầu du lịch tập trung quá lớn làm hạn
chế khả năng tìm địa điểm lưu trú thích hợp với thời gian theo ý muốn của khách du
lịch. Ngoài ra, mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du
lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm
giảm tiện nghi khi đi lại của khách do vậy làm giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
Yếu tố thời vụ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, uy tín của nhiều đơn vị do thời gian thấp
điểm, cơ sở vật chất bị xuống cấp, nhân viên không ổn định
b. Khó khăn trong lựa chọn dịch vụ lưu trú
Sự phát triển khá nóng của khách sạn khiến cho cạnh tranh ngày càng khốc liệt
hơn trong bối cảnh thị trường chưa được mở rộng. Bên cạnh đó sự gia tăng quá nhiều
dịch vụ lưu trú dẫn tới tình trạng phá giá, bất bình ổn giá, chặt chém du khách, địa
20
phương khó lòng kiểm soát được giá cả, từ đó sẽ làm cho du khách thấy khó tìm kiếm
được loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp đồng thời gây cảm giác khó chịu cho du khách
khi chi trả.
- Nguyên nhân: Việc thay đổi thường xuyên, hoặc đưa ra mức giá quá cao hoặc
quá thấp so với chất lượng dịch vụ, hoặc cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá quá
thấp như đang xảy ra ở một số nơi đã làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của du khách, làm
tổn hại đến uy tín và lợi ích chung của toàn hệ thống. Đặc biệt, năm 2019 có sự tăng
mạnh số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Nẵng (ước tăng thêm 158 cơ sở
với 4.459 phòng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có 28 khách sạn 3 – 5 sao, 130 cơ
sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ dưới 2 sao, homestay, căn hộ du lịch mini…).
c. Mức chi tiêu của khách du lịch chưa xứng với tiềm năng
Tổng lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, du lịch trong năm 2019 ước đạt 8,69
triệu lượt, đạt 106,1% kế hoạch. Lượng khách các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 7,1
triệu lượt, tăng 22%; trong đó khách quốc tế ước đạt 2,17 triệu lượt, tăng 24%; doanh
thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 9.781 tỉ đồng, tăng 10,2% (kế hoạch tăng 8,1%).
Với lượng khách lớn như vậy nhưng doanh thu mang lại từ lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn
uống, lữ hành tăng chưa tương xứng với tăng lượng khách và có xu hướng tăng chậm
lại. Số ngày lưu trú bình quân của khách thấp hơn so với năm 2018. Công suất sử dụng
buồng phòng cũng giảm hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, số ngày lưu trú bình quân của du
khách tại Đà Nẵng năm 2019 là 1,77 ngày, giảm 0,02 ngày so với năm 2018. Trong đó,
số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế đạt 1,93 ngày, giảm 0,02 ngày; khách
trong nước đạt 1,67 ngày, giảm 0,02 ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù đang phát triển rất tốt nhưng cầu dịch vụ lưu trú vẫn còn gặp phải những khó
khăn cần được khắc phục. Đặc biệt trong thời lỳ Covid 19 bùng lại tại Đà Nẵng đã gây
những ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch nơi đây nói chung và dịch vụ lưu trú nói riêng.
Điều này đòi hỏi sự chung sức của chính quyền và người dân địa phương để thúc đẩy
du lịch Đà Nẵng sau dịch bệnh.
- Nguyên nhân: Đà Nẵng vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch để tăng chi tiêu của
khách, sản phẩm du lịch đêm vẫn còn khá đơn điệu. Các khu vui chơi giải trí về đêm
có quy mô lớn, đặc sắc phục vụ du khách không nhiều. Biển là sản phẩm du lịch chủ
lực, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường biển đã được đặt ra nhưng tiến độ còn chậm
so với yêu cầu. Chính vì vậy dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng mức chi
tiêu du khách tại đây chưa xứng với tiềm năng.
21
PHẦN 3. GIẢI PHÁP
Đà Nẵng là một trong những đầu tàu phát triển du lịch của nước ta, là một điểm
đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hùng vĩ,tươi đẹp của thiên
nhiên hay vẻ đẹp ẩm thực, con người nơi đây,..Khi Đà Nẵng đón một lượng lớn khách
du lịch đến tham quan tăng lên theo từng năm do vậy cầu về dịch vụ lưu trú của khách
là yếu tố cần được quan tâm hơn để phát triển kinh tế du lịch tại đây. Bên cạnh những
ưu điểm mà cầu về dịch vụ lưu trú Đà Nẵng đã đạt được thì cũng còn những hạn chế
cần khắc phục.Do đó, nhóm 6 khi thực hiện đề tài đã đề xuất một số giải pháp khắc
phục những hạn chế này như sau:
3.1Hạn chế ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch tới cầu dịch vụ lưu trú
tại Đà Nẵng.
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này đó chính là giàn trải, giảm bớt sự chênh lệch
lượng khách du lịch, tham quan tới Đà Nẵng giữa mùa chính vụ du lịch và thời điểm
trái vụ đồng thời thu hút được khách du lịch tới đây vào thời điểm trái vụ mà vẫn đem
lại cho họ sự thỏa mãn cao nhất.
Cụ thể:
• Sử dụng chiến dịch marketing hiệu quả, mới lạ nhằm thay đổi mô hình cầu truyền
thống lượng khách tập trung vào mùa chính vụ du lịch
• Đưa ra các chính sách kích cầu phù hợp cho từng đối tượng khách du lịch
• Phát triển các gói dịch vụ lưu trú mới hấp dẫn với giá cả phải chăng vào thời điểm trái
vụ
• Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh trong nghành du lịch để tạo ra các sản
phẩm trọn gói mới, có khả năng hấp dẫn , lôi cuốn khách du lịch đến với Đà Nẵng vào
các thời kỳ khác nhau trong năm
• Cùng với đó, cần thường xuyên cải tạo, sửa chữa tránh tình trạng cơ sở vật chất , trang
thiết bị kĩ thuật và chất lượng dịch vụ tại cơ sở lưu trú xuống cấp nhằm sẵn sàng phục
vụ du khách với chất lượng tốt nhất vào mọi thời điểm trong năm.
• Đảm bảo chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ, chú trọng công tác đào tạo, bồi
dưỡng họ, hạn chế sử dụng lao động thời vụ vì chất lượng lao động không ổn định
3.2.
Hỗ trợ giải quyết khó khăn trong lựa chọn dịch vụ lưu trú cho du
khách
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này đó chính là hợp nhất, thống nhất ý chí, mục
tiêu của các đơn vị cung cấp các dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng hướng tới phát triển dịch
vụ lưu trú theo hướng lâu dài, bền vững, không vì cái lợi trước mắt mà cạnh tranh
không lành mạnh hay gây ra tác động tiêu cực về lâu dài cho việc phát triển ( tình
trạng phá giá, chặt chét du khách).
22
•
Sở Du lịch Đà Nẵng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn, phạt nặng hoặc tước giấy phép hoạt
động đối với các cơ sở lưu trú để trấn áp tình trạng chặt chém du khách gây ảnh
hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Đà Nẵng
• Hội Khách sạn Đà Nẵng cũng cần phát huy hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình để hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, bất bình
ổn giá của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tránh gây cảm giác khó chịu cho du khách khi
chi trả.
• Các cơ sở lưu trú cần áp dụng các kĩ thuật khoa học công nghẹ mới vào vận hành hoạt
động kinh doanh, niêm yết công khai giá để khách hàng dễ dàng tìm kiếm được loại
hình dịch vụ lưu trú phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.
3.3.
Gia tăng mức chi tiêu của khách du lịch khi đến với Đà Nẵng
Khi nhắc tới du lịch Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới du lịch “giá rẻ” nhưng
thực chất du lịch nước ta nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đều chưa có những
sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn khiến khách du lịch háo hức, sẵn sàng “ mở ví” chi tiêu
một khoản tiền lớn để hưởng dụng. Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này đó chính là đa
dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng, số lượng các tụ điểm
vui chơi giải trí về đêm có quy mô lớn,đặc sắc.
•
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Đà Nẵng, cần nâng cao chất lượng phục
vụ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ lưu trú cùng các dịch vụ phụ trợ, bổ sung mới mẻ,thu
hút thay vì mở rộng quy mô tràn lan, thiếu quy hoạch, chạy theo xu thế.
• Gia tăng chi tiêu của khách du lịch dựa trên các sản phẩm trọn gói mới, lạ có sự liên
kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du
lịch tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận
• Tăng đầu tư, xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ du lịch đêm để thu hút, giữ chân du
khách
• Thay vì đầu tư ồ ạt vào các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, chất lượng
không ổn định thì cần tập trung đầu tư cho các khu vui chơi giải trí về đêm quy mô lớn
với các dịch vụ độc đáo
• Cần chú trọng đẩy mạnh công tác cải tạo môi trường biển để đảm bảo phát triển du
lịch bền vững với tính kinh tế cao.
KẾT LUẬN
Trên đây là phần bài thảo luận của nhóm 6 chúng em với đề tài “Phân tích đặc
điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay”. Nhóm đã
giới thiệu được những đặc điểm cơ bản về đặc điểm và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng đồng thời nêu lên được các ưu, nhược điểm
23
từ đó đưa ra những giải pháp cho những vấn đề về cầu dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên bài
thảo luận cũng có nhiều ý kiến cá nhân của riêng nhóm.
Tóm lại, để du lịch tại điểm đến Đà Nẵng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành
du lịch nước ta; các cấp lãnh đạo, quản lý về du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu
và đưa ra các chiến lược marketing thật sự đột phá cho phát triển du lịch, quan trọng
nhất là phải phát triển du lịch theo hướng bền vững. Có như vậy mới có thể làm nổi
bật sự khác biệt của điểm đến, tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm đến du lịch Đà Nẵng;
tạo dựng cơ hội để kéo các nhà đầu tư lớn. Từ đó giúp điểm đến kết nối với khách
hàng dễ dàng hơn, thu hút nhiều sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.
24