Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu mức sử dụng nước và đề xuất biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất sắt thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.86 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH LONG

NGHIÊN CỨU MỨC SỬ DỤNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẮT THÉP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH LONG

NGHIÊN CỨU MỨC SỬ DỤNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẮT THÉP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ LAN


Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ khoa học dưới đây là một đề tài mới,
chưa từng được báo cáo, đăng hay công bố rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Tôi không sao chép với bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thanh Long

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn Thạc sỹ này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Môi
trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn này đúng thời gian quy định và đầy đủ nội
dung yêu cầu, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, các
đồng nghiệp, gia đình…
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị
Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo trong suốt

quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đồng thời, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới toàn thể các thầy cô giáo của Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm
đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập,
nghiên cứu tại trường để hoàn thành khóa học và giúp tôi có đủ kiến thức để
tôi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Cục Quản lý tài nguyên nước
và Phòng Quản lý lưu vực sông, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho
trong quá trình học tập nghiên cứu và thu thập thông tin, tài liệu liên quan để
học tập và xây dựng luận văn
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thanh Long


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước ................................................................... 4
1.1.2. Quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả ...................................... 4
1.1.3. Khái niệm sản xuất sạch hơn ................................................................ 5
1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
1.3. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép ...................................................... 8
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép ở Việt Nam................................ 8
1.3.2. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép ở Thái Nguyên ........................ 10
1.4. Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài .......................................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................ 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong hoạt động sản xuất sắt thép. ... 26


iv
2.3.2. Nghiên cứu, xác định mức sử dụng nước trong hoạt động sản xuất
sắt thép ......................................................................................................... 27
2.3.3. Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

đối với ngành công nghiệp sản xuất sắt thép................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 27
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ........................................................... 29
2.4.3. Phương pháp xác định mức sử dụng nước cho sản xuất sắt thép ......... 30
2.4.4. Phương pháp đánh giá, so sánh ........................................................... 32
(Nguồn: Giáo trình cấp nước) ....................................................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 34
3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong sản xuất sắt thép ................... 34
3.1.1. Công nghệ sản xuất sắt thép ............................................................... 34
3.1.2. Các công đoạn sử dụng nước trong quy trình sản xuất sắt thép ........... 43
3.1.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong các công đoạn sản xuất
sắt thép ......................................................................................................... 53
3.2. Xác định mức sử dụng nước trong hoạt động sản xuất sắt thép ............. 57
3.2.1. Cơ sở xác định mức sử dụng nước trong sản xuất sắt thép .................. 57
3.2.2. Mức sử dụng nước trong sản xuất sắt thép .......................................... 62
3.3. Đề xuất các giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất sắt thép ................. 63
3.3.1. Các công đoạn có khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng nước ............. 63
3.3.2. Đề xuất các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả..................... 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 70
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 70
2. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ ......................................................................... 71
3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 72


v

DANH TỪ VIẾT TẮT
TT


Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BOS

Lò thổi oxy

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

3

BXD

Bộ Xây dựng

4

DIR

Hoàn lưu trực tiếp

5


ĐNB

Đông Nam Bộ

6

EAF

Lò hồ quang điện

7

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

8

TIS

Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên

9

UNEP

Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc

10


VNSTEEL

Tổng Công ty Thép Việt Nam


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất chính của Công ty gang thép Thái Nguyên ... 14
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn mức sử dụng nước hiệu quả ....................................... 16
Bảng 1.3. Các bước xác định phương án sử dụng nước tiết kiệm ............... 19
Bảng 1.4. Mức sử dụng nước trong công nghiệp dệt nhuộm ......................... 21
Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị điều tra ....................................................... 29
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn dùng nước cho các ngành sản xuất ............................. 33
Bảng 3.1. Các công đoạn sử dụng nước trong sản xuất sắt thép .................... 53
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng nguồn nước trong sản xuất sắt thép của
Công ty gang thép Thái Nguyên ................................................................... 55
Bảng 3.3. Lượng nước khai thác, sử dụng nước trong sản xuất sắt thép........ 57
Bảng 3.4. Mức sử dụng nước cho quy trình sản xuất sắt thép ....................... 60
Bảng 3.5. Mức sử dụng nước cho sản xuất sắt thép ...................................... 61
Bảng 3.6. Mức sử dụng nước cho các quy trình sản xuất sắt thép ................. 62
Bảng 3.7. Mức sử dụng nước của các nhà máy sản xuất sắt thép .................. 62


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ luyện thép ........................................... 35
Hình 3.2. Quy trình công nghệ lò cốc ........................................................... 36

Hình 3.3. Quy trình công nghệ lò cao ........................................................... 39
Hình 3.4. Quy trình công nghệ lò thổi oxy ................................................... 40
Hình 3.5. Quy trình sản xuất lò hồ quang điện.............................................. 41
Hình 3.6. Chi tiết các công đoạn sử dụng nước trong phân xưởng luyện
cốc ................................................................................................ 47
Hình 3.7. Quy trình sử dụng nước trong phân xưởng làm sạch khí than từ
lò cốc ............................................................................................ 47
Hình 3.8. Quy trình sử dụng nước trong phân xưởng thiêu kết ..................... 49
Hình 3.9. Các công đoạn sử dụng nước trong lò cao..................................... 50
Hình 3.10. Nước sử dụng trong lò hồ quang điện ......................................... 52
Hình 3.11. Quy trình sản xuất oxy ................................................................ 52
Hình 3.13. Các thành viên tham gia khảo sát về quản lý nước trong
ngành thép .................................................................................... 59


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc trưng tài nguyên nước của Việt Nam là sự phân bố không đều theo
không gian và thời gian. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ lụt vào mùa
mưa và khan hiếm, thiếu nước vào mùa khô. Bên cạnh đó, những năm gần đây,
phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số mạnh mẽ đang làm tăng nhu cầu sử
dụng và xả nước thải vào nguồn nước khiến cho tài nguyên nước càng trở nên
khan hiếm cạn kiệt. Nhiều vấn đề môi trường chưa được giải quyết trong khi
đó theo dự báo mức độ ô nhiễm sẽ tiếp tục gia tăng. Xung đột và cạnh tranh
trong sử dụng nước giữa các ngành dùng nước đang ngày một sâu sắc.
Để giải quyết tình trạng này, nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp
nhằm kiểm soát và quản lý tài nguyên nước như xây dựng và ban hành chính
sách về tài nguyên nước, nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao
nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước… Tuy nhiên, trong điều kiện

thực tiễn của Việt nam hiện nay là hầu hết các các cơ sở khai thác, sử dụng
nước chưa nhận thức đúng đắn về giá trị của tài nguyên nước, tầm quan trọng
của tài nguyên nước nên tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí, không có
quy hoạch và kế hoạch sử dụng, bảo vệ. Ngược lại nhiều nơi dân còn thiếu
nước không đảm bảo cho nhu cầu tối thiểu.
Vì vậy, để khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước nhằm phát
triển bền vững cần phải có những chế tài chặt chẽ kiểm soát việc khai thác, sử
dụng nước đặc biết đối với ngành công nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu, xác
định mức sử dụng nước trong các hoạt động sản xuất công nghiệp là hết sức
cần thiết.
Trong các ngành công nghiệp có sử dụng nước thì ngành thép mặc dù
có mức sử dụng nước không nhiều như các ngành công nghiệp giấy,
bia…song đây lại là ngành có công nghệ sản xuất tương đối đồng đều khi


2
hiện hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở nước ta đều đã chuyển sang
sử dụng công nghệ lò điện trong sản xuất sắt thép. Đây là cơ sở khoa học cho
việc xác định mức sử dụng nước.
Các nhà máy sản xuất sắt thép của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thái
Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ở miền Nam tập trung ở thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, Thái Nguyên
là địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu mỏ sắt tại địa phương nên các
nhà máy sản xuất sắt thép ở đây được bắt đầu từ giai đoạn luyện phôi thép và
tiếp tục với các chuỗi công nghệ sản xuất liên tục.
Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức sử
dụng nước và đề xuất biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất sắt thép trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm tiền đề nghiên cứu mức sử dụng nước trong các ngành công
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích, đánh giá về hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong hoạt
động sản xuất sắt thép.
Nghiên cứu xác định mức sử dụng nước của hoạt động sản xuất sắt thép.
Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm và
hiệu quả đối với ngành công nghiệp sản xuất sắt thép.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.


3
Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu…
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Nghiên cứu mức sử dụng nước trong một số hoạt động sản xuất công
nghiệp trong đó có hoạt động sản xuất sắt thép. Từ đó đưa ra đề xuất biện
pháp khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất sắt thép.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa
và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.2. Quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định về sử dụng nước tiết kiệm,
hiệu quả như sau:
Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp
sau đây để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:
- Đúng mục đích, hợp lý;
- Có kế hoạch thay thế, loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ
lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;
- Cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công
nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng
nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng;
- Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước,
cải tiến, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh tác,
xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm
nước trong sản xuất nông nghiệp.
Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
Tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu
gom, sử dụng nước mưa, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn,


5

đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước, được vay vốn ưu đãi và miễn, giảm
thuế theo quy định của pháp luật.
Phát triển khoa học, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo,
phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm , suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước và
công nghệ khác nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ
nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được ưu tiên bao gồm:
- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải
tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước
tuần hoàn, tái sử dụng nước nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các ngành
công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc vận hành
điều tiết nước hồ chứa, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.
- Ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo mới các phương
tiện, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm, cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng
nước [8].
1.1.3. Khái niệm sản xuất sạch hơn
Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP “Sản xuất sạch hơn là việc áp
dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá
trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và
giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.”
Các lợi ích của sản xuất sạch hơn:


6

- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ô nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; và
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
1.2. Cơ sở pháp lý

Hiện nay trên vai trò là đơn vị quản lý trên lĩnh vực tài nguyên nước Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu để Chính phủ ban hành một số các
văn bản quy định về quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
trong đó bao gồm:
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 Hướng dẫn
chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2015 Quy định về
ưu đãi đối với hoạt động khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 Quy định về
thoát nước và xử lý nước thải.
Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ
chứa thủy lợi thủy điện.
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 về quản lý
lưu vực sông.


7

Ngoài ra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số thông tư,
Quyết định như:
Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 về quy định
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT: Quy định về Định mức kinh tế - kỹ
thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.
Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT: Quy định về Định mức kinh tế - kỹ
thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT: Quy định về Định mức kinh tế - kỹ
thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước

thải của nguồn nước.
Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT: Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy
hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.
Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính
phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 Hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị Định số 117/2007/NĐ-CP Ngày 11 tháng
7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Miền trung
và phía nam đến năm 2020.
Bộ Xây dựng ra Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 12
năm 2008 về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.


8

1.3. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép ở Việt Nam
Ngành thép Việt Nam ra đời vào đầu thập niên 1960 với sự xuất hiện
của Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên (TIS). Đây được xem là Khu công
nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ
khâu khai thác quặng sắt. Sản phẩm đầu tiên chỉ là gang (năm 1963) mà chưa
có sản phẩm thép cán. Đến năm 1975, nhà máy cho ra đời sản phẩm thép cán
đầu tiên. Phần lớn sản phẩm thép cán của Việt Nam lúc bấy giờ vẫn phải nhập
khẩu từ Liên Xô và Trung Quốc. Nhìn chung:
- Giai đoạn 1976 - 1982, ngành thép vẫn không có bước phát triển đáng
kể nào dù công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển.

- Từ năm 1982, chính sách của Chính phủ chuyển hướng sang tập trung
phát triển mạnh nông nghiệp, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu
dùng và công nghiệp nặng.
- Đến cuối thập niên 1990, tình trạng kinh tế vẫn hết sức khó khăn. Đất
nước bị khủng hoảng và siêu lạm phát.
- Giai đoạn 1986 - 1990, chính sách chủ yếu tập trung triển khai Ba
chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu.
Trong thời gian này, sản lượng sản xuất rất thấp và không đáp ứng
đủ cho nhu cầu thép trong nước. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa khác để bổ sung. Vào nửa cuối thập niên
1980, hoạt động nhập khẩu thép của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do tình hình kinh tế, chính trị Liên Xô và một số nước Đông Âu rơi vào
khủng hoảng, đổ vỡ.


9

Tuy nhiên, với những chính sách khuyến khích hợp lý, ngành thép
trong nước đã tăng cường năng lực sản xuất và sản lượng thép đã lần đầu tiên
vượt ngưỡng 100,000 tấn trong năm 1990.
- Giai đoạn 1990 - 1999, Việt Nam có nhiều thay đổi trong thể chế và
chính sách. Trên tinh thần “đổi mới” của Đại hội Đảng lần VI (12/1986),
nhiều doanh nghiệp thép tư nhân được thành lập, đầu tư mới và nâng cao
công suất.
Luật Đầu tư nước ngoài (1987) và Luật Công ty (1990) đã tạo điều kiện
pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp tư nhân
trong nước mà còn của nước ngoài vào ngành thép nội địa.
Năm 1995, Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) được thành lập.
Trong năm này, sản lượng thép cả nước đã lên đến 470,000 tấn, gấp hơn 4.5

lần so với năm 1990 và bằng với lượng thép nhập khẩu từ Liên Xô trước năm
1990. Trong đó, sản lượng thép do khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm đến
85%, khu vực doanh nghiệp nước ngoài chiếm 13% và còn lại là của các
doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Đến năm 2000, sản lượng thép cán cả nước gấp 3.5 lần năm 1995.
Trong đó, tỷ trọng của khu vực nhà nước giảm xuống còn 36%, trong khi khu
vực nước ngoài lại tăng lên 53%, còn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong
nước chỉ chiếm 11%.
- Giai đoạn 2000 - 2006, các doanh nghiệp thép bắt đầu phát triển
nhanh với sự đa dạng về loại hình sở hữu khác nhau của các thành phần
kinh tế.
Các chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam đã góp phần thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành thép trong nước.


10

Tuy công suất liên tục được cải thiện song vẫn chỉ thuộc loại quy mô
nhỏ, với công suất cán thép trung bình chỉ khoảng 100,000 tấn/năm, so với
công suất bình quân của các nhà máy ở các nước trong khu vực là khoảng
500,000 tấn/năm tính đến năm 2007.
- Từ năm 2007 - nay, chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế khiến
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Sau khi Việt Nam
gia nhập WTO (2007), các doanh nghiệp thép tư nhân trong nước đã có bước
phát triển vượt bậc khi lần đầu tiên tổng sản lượng thép cán vượt hai khu vực
còn lại, đạt mức hơn 1.2 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 41%, trong khi khu vực nhà
nước chỉ chiếm 31%, còn khu vực nước ngoài cũng giảm tỷ trọng còn 28%.
Nhìn chung, các quy hoạch và định hướng cho ngành thép Việt Nam
trong thời gian qua theo thứ tự ưu tiên và ưu đãi cao nhất là các doanh nghiệp
nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cuối cùng là các

doanh nghiệp tư nhân trong nước.
1.3.2. Tổng quan tình hình sản xuất sắt thép ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế do có nhiều lợi
thế về tài nguyên khoáng sản cũng như vị trí địa lý thuận tiện, là trung tâm
văn hoá - kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, là cầu nối
giữa các tỉnh phía Đông - Bắc với Hà Nội, Tây Bắc và các tỉnh vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Năm 1959, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng và
Chính phủ chọn là địa điểm để xây dựng khu công nghiệp Gang Thép Thái
Nguyên - một trong những công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết thứ
XIV của BCH Trung ương Đảng khoá II (tháng 1 năm 1958). Được sự giúp
đỡ ban đầu của Chính phủ Trung Quốc, khu công nghiệp Gang Thép Thái
Nguyên được xây dựng phía Nam thành phố Thái Nguyên. Công ty Gang
Thép Thái Nguyên có diện tích là 2.311.000 m2, nằm ở hướng Nam thành phố
Thái Nguyên (cách trung tâm thành phố khoảng 10km), thuộc địa phận


11

phường Cam Giá. Vị trí này gần các đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnh
như quốc lộ 37, quốc lộ III khá thuận lợi trong việc giao thông vận chuyển
hàng nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ.
Công nghệ sản xuất của Công ty Gang Thép Thái Nguyên là công nghệ
khép kín từ khâu quặng nguyên liệu, hợp kim sắt cho đến sản phẩm gang thép
các loại thép thỏi và các sản phẩm thép đã được gia công tinh xảo được nước
bạn Trung Quốc tài trợ từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Từ năm 1986 đến nay, Công ty đã nhiều lần đầu tư, cải tạo mở rộng
sản xuất, nâng cao năng suất thiết bị theo hướng hiện đại hoá công nghệ
truyền thống (luyện thép lò điện siêu cao công suất, dàn cán tốc độ cao) để đạt
công suất đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn I là 239.000 tấn phôi thép/năm
và 500.000-600.000 tấn thép cán/năm. Dự án đầu tư giai đoạn mở rộng giai

đoạn II nâng cao năng lực sản xuất lên 750.000 tấn phôi thép/năm vào năm
2006.
Sản phẩm chủ yếu của Công ty Gang Thép là gang thỏi, các loại thép
hợp kim, thép xây dựng, thép hình và các sản phẩm phụ trợ khác như mặt
hàng cơ khí chế tạo, vật liệu chịu lửa, than cốc, hợp kim sắt…
* Cơ cấu sản phẩm của công ty Gang Thép:
- Thép cán: 337.821 tấn
- Gang: 197.454 tấn
- Cốc: 132.134 tấn
- Thép thỏi: 250.174 tấn
* Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, điện nước…:
- Thép phế: 155.212 tấn
- Quặng sắt: 319.890 tấn


12

- Nước: 20.097.308m3
- Điện : 277. 539.298 kWh
- Dầu DO: 1.000 tấn
- Than: 137.069 tấn.
Các nhà máy thuộc công ty bao gồm:
a. Nhà máy Cốc hóa:
Loại hình sản xuất, sản phẩm và công suất thiết kế.
Sản xuất chính của Nhà máy là Cốc luyện kim :≥150.000tấn/năm.
Sản phẩm thép cán các loại : ≥ 6.000 tấn/năm.
Ngoài ra nhà máy còn sản xuất kinh doanh các sản phẩm như:
-Sản xuất kinh doanh Dầu phòng mục.
-Sản xuất kinh doanh Bi tum.
-Sản xuất kinh doanh Nhựa đường.

-Sản xuất kinh doanh Naphtalen tạp, Naphtalen tinh.
-Sản xuất kinh doanh Dầu phòng mục sạch.
-Sản xuất kinh doanh Dầu Cốc tinh chế.
Mục đích luyện Cốc:
Trước thế kỷ 18, người ta dùng than gỗ cho công nghệ sản xuất gang
thép nhưng về sau người ta đã chuyển sang dùng than cốc. Ưu điểm của than
cốc là rẻ tiền, hiệu suất cấp nhiệt cao, tạo ra được các sản phẩm gang thép
chất lượng tốt hơn. Trong quá trình luyện cốc đem lại nhiều sản phẩm hoá học
quý thu được từ quá trình cốc hoá than như: cốc, dầu cốc và khí cốc. Chưng
cất dầu cốc ta thu được các sản phẩm hoá học: Phenol, Naphtalen, Kcylenol,
antraxen.v.v. Từ khí cốc ta thu được: Benzen, Tôluen, NH3, khí than


13

sạch.v.v... Bởi vậy việc chế biến than thành than cốc và đồng thời thu hồi chế
biến các sản phẩm hoá của quá trình cốc hoá có một ý nghĩa quan trọng về
mặt kỹ thuật và phương diện phát triển kinh tế.
Yêu cầu đối với sản phẩm cốc:
- Phải có độ bền cơ học đủ lớn vì nếu không bền thì bản thân nó bị phá
hủy trong lò luyện kim dưới áp lực cột liệu.
- Cốc phải có khả năng sinh nhiệt lớn 31.400 ÷ 33.500 kj/kg.
- Vận tốc cháy và Vận tốc khử dioxytcacbon bằng cốc cũng là thông số
quan trọng của cốc.
-Hàm lượng lưu huỳnh, độ tro, độ ẩm.
b. Nhà máy Cán Thép Lưu Xá
Loại hình sản xuất, sản phẩm và công suất thiết kế:
- Nhà máy Cán thép Lưu Xá có 3 dây chuyền công nghệ sản xuất ra các
sản phẩm thép cán: thép dây Ø6, Ø8; thép tròn trơn và thép vằn Ø14, Ø40;
thép chữ I10, I16; thép chữ C8, C18; thép góc L63, L130; thép tròn Ø50,

Ø60.
- Công suất thiết kế: 150.000 tấn/năm.
- Nhà máy được thành lập từ năm 1971 và bắt đầu sản xuất từ năm
1978.
c. Nhà máy luyện gang
Nhà máy luyện gang đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo thành gang
lỏng từ quặng sắt.
Các thông tin chính của nhà máy luyện gang.
Số lò cao 3 lò x 100m3


14

Nguyên nhiên liệu: Quặng thiêu kết 290.000tấn/năm , quặng cục
70.000 tấn/năm, than cốc 142500 tấn/năm, khí than 19.000.000 m3/năm lấy từ
lò cốc và từ khí lò cao.
Sản phẩm: gang lỏng 190.000tấn/năm (chỉ tiêu Si 0.8-1.25%, Mn
<2.7%, S <0.05%, P<0.1%.
d. Nhà máy luyện thép
Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất hiện tại của nhà máy luyện
thép đi từ nguyên liệu thép phế và từ gang lỏng của lò cao.
Các thông số chính của nhà máy luyện thép:
Số lò luyện: 02.
Số máy đúc: 01, bán kính cong R6m, tiết diện 100x100mm, tốc độ kéo
phôi là 3.25m/phút.
Nguyên liệu: Gang lỏng 190.000 tấn/năm (chỉ tiêu kỹ thuật Si 0.81.25%, Mn <2.7%, S <0.05%, P<0.1%), thép phế.
Sản phẩm 176.500 tấn/năm thép thỏi.
Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất chính của Công ty gang thép Thái Nguyên
TT


Nhà máy

1

Nhà máy Cốc Hóa

2

Nhà máy cán thép Lưu Xá

3
4

Nhà máy luyện gang
Nhà máy luyện thép

Sản phẩm
Cốc luyện kim
≥150.000tấn/năm
thép dây Ø6, Ø8; thép tròn
trơn và thép vằn Ø14,
Ø40; thép chữ I10, I16;
thép chữ C8, C18; thép
góc L63, L130; thép tròn
Ø50, Ø60.
gang lỏng
thép thỏi

Công suất
≥150.000tấn/năm


150.000 tấn/năm

190.000tấn/năm
176.500 tấn/năm


15

1.4. Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Việc xác định mức sử dụng nước là một hoạt động nghiên cứu mang
tính khoa học và thực tiễn, đồng thời đây lại là một nghiên cứu vẫn còn khá
mới ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu một số tài liệu về kinh
nghiệm xác định mức sử dụng nước của một số nước trên thế giới. Thông
qua kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, sẽ là cơ sở để đưa những định
hướng về khoa học và tổng kết về các phương pháp xây dựng mức sử dụng
nước từ đó có những bước nghiên cứu thực hiện xác định mức sử dụng
nước phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tính toán để xác định mức sử dụng nước nhằm khuyến khích sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nước đã được thực hiện nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, mức sử dụng nước không giống nhau giữa các nước. Điều này
phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, kỹ thuật áp dụng, các thiết bị sử dụng và
tính toán thất thoát nước…
Tại Anh, một trong những tiêu chuẩn đo hiệu quả sử dụng nước là
dựa trên mức sử dụng nước sinh hoạt. Điều tra 57 nhà máy cấp nước đã
đưa ra một cơ sở dữ liệu mức sử dụng nước trung bình. Nghiên cứu cũng
đã thiết lập cho 17 loại đối tượng sử dụng nước khác nhau. Mỗi loại thể
hiện mức sử dụng trung bình và mức sử dụng nước hiệu quả nhất. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng nếu áp dụng mức sử dụng nước hiệu quả thì hàng năm
57 nhà máy đã điều tra có thể tiết kiệm khoảng 99 triệu galon nước. Một số

kết quả của nghiên cứu thể hiện như sau[2]:


16

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn mức sử dụng nước hiệu quả
Đối tượng sử dụng Mức sử dụng nước bình Mức sử dụng nước hiệu quả Khả năng tiết
nước

quân

nhất

kiệm nước

2,455 gals/người/năm

1,695 gals/người/năm

31%

1,347 gals/học sinh/năm

955 gals/học sinh/năm

29%

41 gals/đơn vị diện

34 gals/ đơn vị diện


tích/năm

tích/năm

15 gals/ đơn vị diện

10 gals/ đơn vị diện

tích/năm

tích/năm

Trung tâm thể thao

10 gals/khách/năm

8 gals/khách/năm

21%

Trung tâm cộng

8 gals/ đơn vị diện

4 gals/đơn vị diện tích/năm

47%

Cán bộ, công nhân

viên
Các trường cấp hai
(có bao gồm bể bơi)
Bệnh viện lớn
Viện hoặc trường
Đại học

đồng

tích/năm

17%
35%

(Nguồn: )

Tại nhiều nước khác, mức sử dụng nước có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với các nhà máy vì điều này liên quan trực tiếp đến chi phí đầu
vào. Tại các quốc gia này, nước đều được định giá và được coi là một sản
phẩm hàng hóa. Vì vậy, nhiều nghiên cứu liên quan đến mức sử dụng nước
hiệu quả đã thực hiện với mục tiêu nhằm giảm chi phí cho công ty, nhà
máy. Như tại Úc[3], một nghiên cứu về phương án sử dụng tiết kiệm nguồn
nước đã được thực hiện, nội dung chính nghiên cứu này bao gồm:
Bước 1: Xác định nguồn cấp nước
Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan:
Các hóa đơn về sử dụng nước.
Bản đồ, biểu đồ, bản vẽ hệ thống cấp thoát nước.



×