Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu mô hình kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ theo dự án VAHIP trên địa bàn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











PHẠM TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH DOANH, GIẾT MỔ
GIA CẦM TẬP TRUNG TẠI CÁC CHỢ THEO DỰ ÁN
VAHIP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI













PHẠM TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH DOANH, GIẾT MỔ
GIA CẦM TẬP TRUNG TẠI CÁC CHỢ THEO DỰ ÁN
VAHIP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ

: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ðỖ QUANG GIÁM
HÀ NỘI - 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực
hiện luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều

ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá
nhân tôi.

Tác giả luận văn



Phạm Trung Kiên






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự
giúp ñỡ, những ý kiến ñóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo Khoa
Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận ñược sự hướng dẫn chu ñáo, tận tình của TS ðỗ Quang
Giám, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu ñề tài
và viết luận văn.
Tôi cũng nhận ñược sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện của Ban quản lý Dự án
phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng ñại dịch ở Việt
Nam (VAHIP), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình và các
phòng, ban thuộc 6 huyện/thành phố của tỉnh Thái Bình nơi tôi ñiều tra,

nghiên cứu ñề tài. Sự ñộng viên, tạo mọi ñiều kiện về vật chất, tinh thần của
gia ñình và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp ñỡ quý báu ñó!

Tác giả luận văn
Phạm Trung Kiên



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ VÀ HÌNH viii
PHẦN 1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung
ñến an toàn vệ sinh thực phẩm 4
2.1.2. Một số nội dung cơ bản về dự án VAHIP 6
2.2. Cơ sở thực tiễn kinh doanh và quản lý các cơ sở giết mổ gia cầm tại Việt Nam 27
2.2.1. Cơ sở thực tiễn kinh doanh giết mổ gia cầm tại Việt Nam 27
2.2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các cơ sở giết mổ gia cầm tại Việt Nam 30
PHẦN 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 34
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 34
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 38

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iv

3.2. Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1. Chọn ñiểm nghiên cứu 49
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu 49
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin 50
3.2.4. Phương pháp phân tích 50
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
4.1. Thực trạng kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và tình hình dịch bệnh
và công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình 52
4.1.1. Thực trạng kinh doanh, giết mổ và tiêu thụ gia cầm trên ñịa bàn tỉnh . 52
4.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm và công tác phòng chống dịch bệnh trên
ñịa bàn tỉnh 55
4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập
trung của dự án VAHIP tại tỉnh Thái Bình 56
4.2.1. Thực trạng ñầu tư xây lắp mới khu kinh doanh, giết mổ gia cầm tập

trung 56
4.2.2. Thực trạng cung cấp các trang thiết bị cho khu kinh doanh, giết mổ gia
cầm tập trung 57
4.2.3. Tình hình tập huấn các biện pháp an toàn sinh học cho cán bộ quản lý
chợ và các hộ kinh doanh, giết mổ gia cầm 57
4.3. ðánh giá thực trạng triển khai mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập
trung tại các chợ ñã ñược dự án ñầu tư trên ñịa bàn tỉnh 58
4.3.1. Thực trạng ñầu tư xây lắp mới khu kinh doanh, giết mổ gia cầm tập
trung 58
4.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng các thiết bị khu kinh doanh, giết mổ gia
cầm tập trung 62
4.3.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại khu kinh doanh,
giết mổ gia cầm tập trung 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
v

4.3.4. Kết quả ñánh giá mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các
chợ 70
4.4. Một số giải pháp chủ yếu ñể nhân rộng mô hình quản lý các chợ ñã ñược
ñầu tư khu vực kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung 81
4.4.1. ðịnh hướng nhân rộng mô hình 81
4.4.2. Các giải pháp quản lý kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 83
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
5.1. Kết luận 88
5.2. Kiến nghị 89
5.2.1. Chính quyền ñịa phương 89
5.2.2. Ban quản lý dự án VAHIP 90
PHỤ LỤC 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATSH An toàn sinh học
CSGM Cơ sở giết mổ
CGC Cúm gia cầm
GSGC Gia súc gia cầm
HPAI Cúm gia cầm có ñộc lực cao
LIFSAP Dự án cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh
VAHIP Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự
phòng ñại dịch ở Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO Tổ chức Y tế thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chỉ tiêu kiểm tra, ñánh giá hiện trạng khu kinh doanh, giết mổ gia cầm 18
Bảng 2.2. Các cơ sở/ñiểm giết mổ gia súc, gia cầm trong phạm vi cả nước 28
Bảng 2.3. So sánh cơ sở/ñiểm giết mổ giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam29
Bảng 3.1. Tốc ñộ tăng tổng sản phẩm trên ñịa bàn tỉnh 39
Bảng 3.2. Kết quả chăn nuôi của tỉnh Thái Bình (2011- 2012) 42
Bảng 4.1. Kết quả ñiều tra thực trạng các hạng mục ñầu tư, xây lắp khu kinh

doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 61
Bảng 4.2. Kết quả ñiều tra thực trạng quản lý, sử dụng các thiết bị khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 63
Bảng 4.3. Kết quả ñánh giá tình trạng chấp hành các biện pháp ATSH khu
kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 67
Bảng 4.4. Kết quả ñánh giá chất lượng các hạng mục ñầu tư xây lắp tại khu
kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 71
Bảng 4.5. Kết quả ñánh giá chất lượng trang thiết bị ñầu tư tại khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 74
Bảng 4.6. Kết quả ñánh giá về thực hiện ATSH tại khu kinh doanh, giết mổ
gia cầm tập trung tại các chợ 76





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
viii

DANH MỤC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ VÀ HÌNH

Sơ ñồ 2.1. Mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 16
Sơ ñồ 3.1: Bản ñồ hành chính tỉnh Thái Bình 34
ðồ thị 4.1. Kết quả ñiều tra thực trạng các hạng mục ñầu tư, xây lắp khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 62
ðồ thị 4.2. Kết quả ñiều tra thực trạng quản lý, sử dụng các thiết bị khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 64
ðồ thị 4.3. Kết quả ñánh giá chất lượng trang thiết bị ñầu tư tại khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ 73
ðồ thị 4.4. Kết quả ñánh giá về thực hiện ATSH tại khu kinh doanh, giết mổ

gia cầm tập trung tại các chợ 77
Hình 4.1. Nền chợ bị ñọng nước mưa do mái che ngắn (tại chợ Quỳnh Trang) . 59
Hình 4.2. Thùng ñựng rác ñược sử dụng ñể ñựng nước tại chợ Mễ 65
Hình 4.3. Vịt ñược ñặt bày bán sát nền chợ (tại chợ Mễ) 68
Hình 4.4. Máy bơm cao áp và bình phun thuốc sát trùng ít ñược sử dụng 70




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1

PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Dịch cúm gia cầm có ñộc lực cao (HPAI) diễn ra ở các nước châu Á từ
giữa năm 2003, ñã gây ra 244 ca nhiễm bệnh trên người trên toàn thế giới,
trong ñó 144 ca tử vong; Dịch ñã phát tán ra 14 nước châu Á, gây ra 214 ca
nhiễm bệnh trên người (chiếm 89% số ca nhiễm trên thế giới), trong ñó 132
ca tử vong (chiếm 92% ca tử vong trên thế giới). Việt Nam là nước ñầu tiên
báo cáo về bùng phát dịch cúm gia cầm (CGC) ñộc lực cao trên gia cầm
(GC). Việt Nam có số người bị nhiễm cúm cao nhất trong số những nước có
dịch, từ tháng 12 năm 2003 khi có ca nhiễm ñầu tiên ở người, ñã có 93 ca
nhiễm cúm, trong ñó có 42 ca tử vong. Dịch CGC ñộc lực cao gây ra bởi
chủng cúm H5N1 lần ñầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, quốc gia ñã phải ñối
mặt với mối ñe dọa chưa từng có trước ñó ñối với ngành thú y và sức khỏe
cộng ñồng. Tốc ñộ bùng phát dịch bệnh như vũ bão trên khắp cả nước ñã
nhanh chóng vượt quá khả năng của dịch vụ thú y quốc gia và hệ thống giám
sát dịch bệnh. ðến tháng 4/2004, dịch bệnh ñã lây lan bùng phát tại 57/64 tỉnh
thành của cả nước.
Mặt khác, CGC lan truyền từ châu Á sang châu Âu và cũng không loại

trừ khả năng ñại dịch cúm ở người có thể từ bên ngoài xâm nhập vào Việt
Nam. Do ñó Chính phủ Việt Nam phải huy ñộng nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của
cộng ñồng quốc tế, nhằm kiểm soát sự lây truyền của CGC ñộc lực cao trên
ñàn GC, ứng phó với nguy cơ lây nhiễm sang người và ñại dịch nếu xảy ra.
ðể ñáp ứng nhu cầu bức thiết khống chế và ứng phó với CGC và cúm ở
Người tại Việt nam, Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và
dự phòng ñại dịch ở Việt Nam (VAHIP) ñược triển khai.
Thái Bình là một tỉnh thuần nông nằm ở phía ñông nam ñồng bằng
châu thổ sông Hồng thuộc phía Bắc của Việt Nam. Hoạt ñộng nông nghiệp ở
ñây chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm trở lại ñây, nhờ sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
2

lượng lương thực phát triển và nguồn lao ñộng dồi dào, Thái Bình là một
trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển nhanh chóng, ñặc biệt là chăn
nuôi lợn và gia cầm. Việc phát triển chăn nuôi và buôn bán, giết mổ gia cầm
chưa ñược quy hoạch ñồng bộ ñang là thách thức ñối với công tác khống chế
và thanh toán dịch cúm gia cầm tại tỉnh Thái Bình cũng như ñảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm có nguồn gốc ñộng vật.
Từ năm 2007, Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và
dự phòng ñại dịch ở Việt Nam (VAHIP) ñã chọn Thái Bình là một trong 11
tỉnh triển khai dự án. Dự án VAHIP ñã hoàn tất giai ñoạn I vào cuối năm
2011 và hiện nay ñang bắt ñầu triển khai giai ñoạn II (2012-2015). ðể ñánh
giá mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ do dự án
VAHIP hỗ trợ làm cơ sở ñề xuất giải pháp, nhân rộng mô hình ra các ñịa
phương khác trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài:“Nghiên cứu mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ
theo dự án VAHIP trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình“.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng triển khai thực hiện mô hình kinh doanh, giết
mổ gia cầm tập trung tại các chợ theo dự án VAHIP trên ñịa bàn tỉnh Thái
Bình, từ ñó rút ra những bài học kinh nghiệm ñể nhân rộng ra các ñịa phương
khác trên ñịa bàn tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn ñề lý luận và thực tiễn về mô hình kinh doanh, giết
mổ gia cầm tập trung theo dự án VAHIP.
- ðánh giá thực trạng tổ chức thực hiện mô hình kinh doanh, giết mổ
gia cầm tập trung theo dự án VAHIP trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
3

- ðề xuất một số giải pháp quản lý kinh doanh, giết mổ gia cầm tập
trung và nhân rộng mô hình dự án VAHIP ra các ñịa phương khác trong tỉnh
có hiệu quả.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là công tác tổ chức thực hiện mô hình
kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ của dự án VAHIP trên ñịa
bàn tỉnh Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
ðề tài tập trung nghiên cứu, ñánh giá thực trạng tổ chức thực hiện mô
hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung tại các chợ theo dự án VAHIP trên
ñịa bàn tỉnh Thái Bình thông qua thực trạng việc thiết kế, xây dựng khu kinh
doanh, giết mổ gia cầm; thực trạng cung cấp, sử dụng trang thiết bị vận hành
mô hình; công tác tập huấn, tuyên truyền về kinh doanh, giết mổ gia cầm an
toàn sinh học; công tác quản lý, vận hành khu kinh doanh, giết mổ và ñiều

tra/phỏng vấn một số cán bộ trực tiếp quản lý chợ, các hộ kinh doanh, giết mổ
gia cầm và khách hàng tại các huyện/thành phố ñã ñược dự án VAHIP hỗ trợ
xây dựng khu kinh doanh, giết mổ tập trung.
- Phạm vi về không gian:
ðề tài ñược thực hiện nghiên cứu trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình, nơi dự án
ñang triển khai mô hình tại thành phố Thái Bình và 5 huyện là Vũ Thư, Kiến
Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ và Thái Thụy.
- Phạm vi về thời gian:
ðề tài ñược tiến hành nghiên cứu từ 01/6/2012 ñến 01/9/2013. Do ñó, sử
dụng số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm từ năm 2009 ñến 2011 (giai ñoạn I của dự
án VAHIP), số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2012.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc kinh doanh, giết mổ gia cầm tập
trung ñến an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế, xã hội và góp phần giải quyết ñược tình trạng ô nhiễm môi
trường, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa ñộng vật với ñộng vật với con
người. ðể ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc ñộng vật, ngoài
việc tuân thủ các quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, chất lượng thức ăn, thì giết
mổ ñúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y và ñược kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu mua
nguyên liệu ñến khâu giết mổ, chế biến, vận chuyển ñặc biệt là khâu giết mổ
ñộng vật là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu công tác giết mổ không theo
ñúng quy trình kỹ thuật và vệ sinh thú y sẽ làm biến ñổi chất lượng hoặc gây
ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) thì

trong số bệnh nhân bị ngộ ñộc có tới 90% là do thịt bị vấy nhiễm vi khuẩn
trong quá trình giết mổ, chỉ có 10% là do thịt gia súc bệnh (Andrew, 1992).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1990) cảnh báo một trong những nguyên nhân
gây ỉa chảy ở người là do sử dụng thực phẩm không ñảm bảo vệ sinh, trong
ñó 70% số trường hợp là do E.coli và Salmonella gây ra. ðiều ñó chứng tỏ
nếu giết mổ không làm tốt khâu vệ sinh thú y thì thực phẩm có nguồn gốc từ
ñộng vật có khả năng bị nhiễm khuẩn rất cao. Ngoài ra, việc kinh doanh, giết
mổ gia cầm tập trung cũng giúp cho cơ quan thú y có thể phát hiện sớm dịch
bệnh, kịp thời có biện pháp khoanh vùng, khống chế, dập tắt ổ dịch nhằm phát
triển nền chăn nuôi bền vững. Do ñó việc ñầu tư, phát triển các mô hình kinh
doanh, giết mổ gia cầm tập trung ñã ñược Chính phủ ñịnh hướng và khuyến
khích triển khai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
5

Ngày 26 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
30/2005/CT-TTG về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo ñó Chính phủ chỉ thị cho các ñịa
phương thực hiện:
- Chỉ ñạo việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch các cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm trên ñịa bàn theo quy ñịnh của Pháp lệnh Thú y,
Nghị ñịnh số 33/2005/Nð-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 quy ñịnh chi tiết thi
hành một số ñiều của Pháp lệnh Thú y và phù hợp với ñiều kiện từng ñịa
phương. Việc quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải ñảm bảo
ñịnh hướng lâu dài, ñáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho người và ñộng vật. Ở
các thành phố, thị xã, khu công nghiệp, khu dân cư ñông phải xây dựng cơ sở
giết mổ tập trung, chấm dứt ngay tình trạng giết mổ phân tán, giết mổ tại các
chợ. ðồng thời các ñịa phương phải quy hoạch ngay các chợ, các ñiểm kinh

doanh buôn bán ñộng vật sống, sản phẩm ñộng vật.
- Khuyến khích, tạo ñiều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế
tham gia ñầu tư xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt ñộng kinh doanh giết mổ,
sơ chế ñộng vật, sản phẩm ñộng vật tập trung trên ñịa bàn, bảo ñảm an toàn vệ
sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, ngăn chặn sự phát sinh và lây lan dịch
bệnh. Tuỳ ñiều kiện, từng ñịa phương có chính sách hỗ trợ, ưu ñãi hợp lý ñối
với các tổ chức, cá nhân ñầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo
các quy ñịnh bắt buộc về vệ sinh thú y trong kinh doanh buôn bán, giết mổ, sơ
chế ñộng vật, sản phẩm ñộng vật. Xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm
theo quy ñịnh của pháp luật ñối với giết mổ nhỏ lẻ, không qua kiểm soát giết
mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, không ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm lây
lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; ñồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
6

vận ñộng nhân dân chỉ tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
ñã ñược kiểm soát giết mổ, kiểm tra bảo ñảm vệ sinh.
- Nghiêm cấm mua bán: ðộng vật mắc bệnh, sản phẩm ñộng vật mang
mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc ñộng vật chết bất thường chưa rõ
nguyên nhân. ðộng vật bị bơm, chích nước hoặc các loại dịch lỏng gây hại
cho người sử dụng. Sản phẩm ñộng vật biến chất, chứa hóa chất, phẩm màu
không ñược phép sử dụng.
2.1.2. Một số nội dung cơ bản về dự án VAHIP
2.1.2.1. Khái quát về dự án VAHIP
Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng
ñại dịch ở Việt Nam (VAHIP)” ñược ñồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam,
Quỹ Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHI), Quỹ Phát triển nguồn
nhân lực và Chính sách của Nhật Bản (PHRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế

(IDA). Dự án ñược thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế, chia
làm 2 giai ñoạn: Giai ñoạn I - từ năm 2007 ñến 2011 và Giai ñoạn II – từ năm
2012 ñến 2015; tại 11 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Hà Tây (nay là Hà Nội), Thái
Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình ðịnh, Tây Ninh, Long An,
ðồng Tháp và Tiền Giang.
 Mục tiêu phát triển của dự án: Nhằm nâng cao hiệu quả của các
dịch vụ thú y và y tế nhằm giảm rủi ro về sức khoẻ của con người và gia cầm
do cúm gia cầm gây ra. Thông qua các hoạt ñộng, dự án sẽ góp phần khống
chế bệnh cúm gia cầm ñộc lực cao ở cấp quốc gia bằng cách khống chế dịch
tại gốc trong các ñàn gia cầm, phát hiện sớm và ứng phó với các ca lây nhiễm
ở người và gia cầm, và chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong trường hợp xảy ra ñại
dịch trong giai ñoạn tới. Mục tiêu này phù hợp và hỗ trợ cho kế hoạch trung
và dài hạn của Việt Nam về kiểm soát cúm gia cầm và cúm ở người như ñã
ñược chỉ ra trong Chương trình phối hợp hành ñộng quốc gia phòng chống
cúm gia cầm và cúm ở người cho giai ñoạn 2006-2010 (Sách Xanh - OPI), và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
7

hoàn toàn phù hợp với biện pháp tiếp cận nêu trong Chương trình toàn cầu về
phòng chống cúm gia cầm và ñại dịch cúm ở người (GPAI).
 Các hợp phần của dự án:
Hợp phần A - Khống chế và Thanh toán dịch Cúm gia cầm trong
ngành Nông nghiệp (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñiều phối
thực hiện).
Hợp phần B - Phòng ngừa Cúm gia cầm và Ứng phó với ñại dịch cúm
trong ngành Y tế (do Bộ Y tế ñiều phối thực hiện).
Hợp phần C - Gắn kết và phối hợp thực hiện OPI, Giám sát và ñánh
giá các kết quả hoạt ñộng và Quản lý dự án.
Thông qua việc thực hiện các hợp phần này, Dự án với việc củng cố

các thành quả ñã ñạt ñược từ dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm
(AIERP) và các dự án liên quan tới lĩnh vực y tế khác sẽ (a) tăng cường hơn
nữa các dịch vụ thú y và y tế, (b) nâng cao chất lượng và phạm vi kiểm soát
và giám sát dịch bệnh cũng như nâng cao nhận thức công cộng và (c) hỗ trợ
lồng ghép các hoạt ñộng thú y và y tế và phối hợp thực hiện OPI.
 Hợp phần A - Khống chế và Thanh toán cúm gia cầm có ñộc lực
cao (HPAI) trong ngành Nông nghiệp (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ñiều phối thực hiện) gồm các Tiểu hợp phần sau:
• Tiểu hợp phần A1 – Tăng cường các dịch vụ Thú y
- Hoạt ñộng A1a – ðánh giá Nhu cầu và Năng lực các phòng xét
nghiệm Quốc gia và Vùng; Xây dựng các Qui trình Quản lý Chất lượng
phòng xét nghiệm. Nhằm ñảm bảo các phòng thí nghiệm thú y thực hiện xét
nghiệm cúm gia cầm có ñầy ñủ năng lực và nguồn lực thực hiện các hoạt
ñộng tăng thêm của các dự án liên quan ñến khống chế cúm gia cầm. Các hỗ
trợ kỹ thuật của Dự án sẽ ñảm bảo cho công tác quản lý chất lượng hoạt ñộng
của các phòng xét nghiệm cúm gia cầm ñược triển khai hợp lý. ðiều này cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
8

phép tạo ra cơ chế hoạt ñộng bền vững cho các phòng thí nghiệm ñạt tiêu
chuẩn ISO 17025 (tiêu chuẩn quốc tế ñối với các phòng thí nghiệm).
- Hoạt ñộng A1b – Phân lập vi rút trong ñiều kiện an toàn sinh học:
Một phòng thí nghiệm BSL-3 cơ ñộng sẽ ñược lắp ñặt tại Trung tâm Thú y
khu vực ở TP Hồ Chí Minh cho phép các cán bộ phòng thí nghiệm phân lập vi
rút cúm gia cầm trong ñiều kiện an toàn sinh học.
- Hoạt ñộng A1c – Cảnh báo sớm dựa vào cấp xã và Báo cáo dịch
bệnh: Nhằm cải thiện hệ thống báo cáo dịch bệnh từ cơ sở (thú y xã ) ñến các
cơ quan quản lý thú y, qua ñó tăng cường chất lượng và số lượng thông tin
dịch bệnh ñược thu thập tại cấp xã. Các thông tin này sẽ ñược các cơ quan thú

y cấp tỉnh và cấp quốc gia sử dụng nhằm phục vụ công tác xây dựng chiến
lược và hoạt ñộng khống chế dịch bệnh. Hoạt ñộng này ñã ñược bắt ñầu trong
khuôn khổ dự án Khắc Phục Khẩn cấp dịch cúm Gia cầm và sẽ ñược mở rộng
từ 30 lên 90 huyện trong phạm vi dự án VAHIP.
• Tiểu hợp phần A2 — Giám sát Dịch bệnh và ðiều tra dịch tễ
Tiểu hợp phần này tập trung vào công tác giám sát dịch bệnh nhằm xác
ñịnh sự phân bố và lưu hành vi-rút cúm gia cầm. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ
tất cả các hoạt ñộng thuộc tiểu phần A2; cung cấp số liệu hỗ trợ công tác giám
sát và ñánh giá. Ngoài ra, sẽ cung cấp trợ giúp cần thiết cho việc phân tích số
liệu dịch tễ của DAH và thực hiện một số nghiên cứu dịch tễ bổ sung về
ngành chăn nuôi gia cầm tại ñịa bàn các tỉnh ñược lựa chọn.
- Hoạt ñộng A2a – Giám sát dịch bệnh tại các chợ: Giám sát vi-rút cúm
theo tuần sẽ ñược thực hiện tại chợ Hà Vĩ nhằm thu thập số liệu về sự lưu
hành vi-rút cúm gia cầm tại chợ (ít nhất 200 mẫu một tuần). Các mẫu từ các
tháng ñầu của chương trình sẽ ñược sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho công tác
giám sát và ñánh giá dự án sau này cũng như ñể ñánh giá tác ñộng của các
biện pháp vệ sinh ñược áp dụng tại chợ. Các xét nghiệm tương tự sẽ ñược
thực hiện tại một số chợ thuộc các tỉnh dự án khác theo thời gian hàng tháng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
9

- Hoạt ñộng A2b – Giám sát vi rút cúm gia cầm tại các cơ sở giết mổ:
Xét nghiệm sẽ ñược thực hiện trên các mẫu thu thập từ các lò giết mổ nhằm
giúp khẳng ñịnh tính hiệu quả của các biện pháp phá vỡ sự lây nhiễm vi rút
cúm từ các trại chăn nuôi gia cầm tới các lò mổ, và trong trường hợp cần
thiết, ñánh giá tình hình dịch bệnh của gia cầm trong các trại ñã ñược chứng
nhận là an toàn (sạch bệnh). Việc này bao hàm xét nghiệm cả số gia cầm bị tử
vong khi vận chuyển ñến cơ sở giết mổ.
- Hoạt ñộng A2c – Giám sát tình trạng sạch bệnh tại các trại chăn nuôi

gia cầm: Xét nghiệm sẽ ñược thực hiện trên các mẫu thu thập từ các trại gia
cầm ñược lựa chọn trong hoạt ñộng A2c ñể chứng minh tình trạng an toàn về
cúm gia cầm H5N1 tại các trại này. Chương trình lấy mẫu giám sát cụ thể sẽ
ñược khẳng ñịnh sau khi tổ chức hội thảo giữa các chuyên gia và cán bộ Thú
y cấp trung ương và cấp tỉnh. Tuy nhiên, chương trình này có thể sẽ bao hàm
cả các mẫu lấy từ những gia cầm chết “thông thường” trong các trại chăn nuôi
gia cầm giống gốc ông bà thuộc quyền sở hữu nhà nước.
1

- Hoạt ñộng A2d – Giám sát ñàn vịt: Các mẫu sẽ ñược thu thập từ các
ñàn vịt nhằm ñánh giá sự ñáp ứng miễn dịch ñối với vắc-xin. Số vịt chỉ báo
chưa ñược tiêm phòng sẽ ñược nhốt và xét nghiệm ñịnh kỳ ñể phát hiện bằng
chứng lây nhiễm với cúm gia cầm. Thông tin này sẽ ñược sử dụng ñể ñánh giá
sự lưu hành vi-rút tại các nơi vịt ñã ñược tiêm phòng thử nghiệm.
- Hoạt ñộng A2e – Giám sát cúm gia cầm tại khu vực biên giới: Tất cả
số gia cầm nhập lậu bị thu giữ ở Lạng Sơn sẽ ñược lấy mẫu xét nghiệm nhằm
ñánh giá tình trạng nhiễm bệnh hoặc ñã từng ñược tiêm phòng trước ñây.
- Hoạt ñộng A2f – Nghiên cứu và giám sát chim hoang dã: Nghiên cứu
giám sát bổ sung sẽ ñược thực hiện ñối với chim hoang dã tại khu vực có
nguy cơ lây nhiễm cao với cúm gia cầm. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
10

vùng ñã từng xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm, những nơi chim hoang dã có thể
tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm hoặc nơi chưa xác ñịnh ñược
nguồn vi-rút truyền bệnh trong gia cầm. Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ xác ñịnh
vai trò của chim hoang liên quan ñến sự phát tán và lưu hành vi-rút cúm.

- Hoạt ñộng A2g – Xây dựng hồ sơ rủi ro cho các tỉnh dự án: Các ñánh
giá nhanh sẽ ñược thực hiện tại các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Tây Ninh và
Lạng Sơn, là những tỉnh chưa ñược tham gia trong dự án Khắc phục Khẩn cấp
dịch cúm Gia cầm (AIERP). Nghiên cứu sẽ ñược thực hiện nhằm xây dựng hồ
sơ rủi ro trong chăn nuôi gia cầm và ñánh giá các hoạt ñộng giám sát dịch
bệnh hiện nay, qua ñó xây dựng kế hoạch khống chế dịch bệnh bền vững tại
các tỉnh này.
- Hoạt ñộng A2h – Hỗ trợ Quản lý số liệu: Hiện nay, năng lực phân tích
số liệu dịck tễ ñược thu thập từ cơ sở còn rất hạn chế và khó khăn này sẽ càng
gia tăng khi thực hiện các giám sát dịch bệnh bổ sung. Dự án sẽ cung cấp
thêm cán bộ hợp ñồng cho Cục Thú y nhằm hỗ trợ tổng hợp và phân tích số
liệu. Các nhân viên này sẽ ñược chuyên gia dịch tễ quốc tế giúp ñỡ và hướng
dẫn thu thập và phân tích số liệu phức tạp.
• Tiểu hợp phần A3 - Chuẩn bị tái cấu trúc ngành chăn nuôi gia cầm
Tiểu hợp phần này có ba hoạt ñộng chính liên quan ñến xây dựng và
tăng cường năng lực của Cục Chăn nuôi (DLP) và phòng chăn nuôi tỉnh. ðiều
này sẽ cho phép DLP thực hiện tái cấu trúc ngành chăn nuôi gia cầm theo
cách phù hợp về mặt môi trường trên cơ sở cân nhắc tới các ñiều kiện an toàn
sinh học tại các trại chăn nuôi, các rủi ro trong chăn nuôi và sinh kế của các
ñối tượng liên quan.
- Hoạt ñộng A3a – Tăng cường Năng lực Cục Chăn nuôi (DLP): Là cơ
quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tái cấu trúc ngành chăn nuôi gia
cầm, DLP ñòi hỏi có một ñội ngũ cán bộ chuyên môn ñược ñào tạo chuyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
11

sâu. Theo hoạt ñộng này, ba cán bộ của DLP sẽ tham gia khoá ñào tạo sau ñại
học về kinh tế nông nghiệp.
- Hoạt ñộng A3b – Qui hoạch và trình diễn các mô hình trại chăn nuôi

gia cầm an toàn sinh học. Hoạt ñộng này sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình các trại
gia cầm an toàn sinh học thông qua qui hoạch về không gian, ñào tạo và hội
thảo với các bên liên quan, trợ giúp kỹ thuật và hình thành mô hình trại thí
ñiểm tại ba tỉnh dự án.
- Hoạt ñộng A3c – Nâng cấp an toàn sinh học cho các trại chăn nuôi gia
cầm qui mô nhỏ: Các hướng dẫn sẽ ñược xây dựng nhằm tăng cường các ñiều
kiện an toàn sinh học cho các trại chăn nuôi thuộc khu vực 3.
• Tiểu hợp phần A4 - Kế hoạch Khống chế dịch khẩn cấp
Tiểu hợp phần này có sáu hoạt ñộng: (a) tăng cường báo cáo và ứng
phó dịch bệnh từ người dân (b) tổ chức diễn tập chống dịch nhằm kiểm tra
khả năng ứng phó khẩn cấp (c) cung cấp ñủ nguồn lực ñể tuyển dụng các
nhân viên hợp ñồng thực hiện các hoạt ñộng khống chế dịch; dự trữ thiết bị,
vật tư chống dịch d) dự trữ vác-xin, e) nghiên cứu cải thiện quy trình hỗ trợ ñề
bù và f) dự phòng hỗ trợ ñền bù.
- Hoạt ñộng A4a – Tăng cường báo cáo sớm các ổ dịch từ người dân
thôn bản cho các cơ quan thú y nhằm ñảm bảo khống chế dịch hiệu quả: ðể
hỗ trợ báo cáo dịch bệnh, thông qua chương trình truyền thông, người dân sẽ
ñược cung cấp các thông tin rõ ràng về các ñịa ñiểm báo cáo nhanh, những
thông tin nào cần báo cáo, những biện pháp ngăn chăn sự lây lan dịch bệnh sẽ
ñược tiến hành thế nào khi có dịch, kể cả những thông tin về việc bố trí ñền
bù, các biện pháp phòng lây nhiễm cho các hộ xung quanh (tiêm vòng bao
vây xung quanh khu vực ổ dịch) và phương pháp sử lý số gia cầm bị chết
hoặc bị nhiễm bệnh (hoạt ñộng này sẽ ñược chỉ ñạo và lồng ghép với các hoạt
ñộng trong hợp Phần B).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
12

- Hoạt ñộng A4b - Diễn tập khống chế dịch cúm gia cầm: Các hoạt
ñộng diễn tập chống dịch trên mô hình giả (một ổ dịch cúm gia cầm) sẽ ñược

thực hiện nhằm ñảm bảo rằng các cơ quan thú y, gồm cả CAHWs, cán bộ thú
y vùng, tỉnh và huyện có phản ứng nhanh nhằm khống chế các ổ dịch ngay
sau khi ñược người dân thông báo. Hoạt ñộng này gắn chặt chẽ với hoạt ñộng
A2d (ñào tạo khoanh vùng tiêm vắc-xin)
- Hoạt ñộng A4c - Dự trữ vật tư chống dịch khẩn cấp: Dụng cụ bảo hộ
và vật tư tiêu hao sẽ ñược dự trữ tại các ñịa ñiểm thuận lợi nhằm cho phép các
ñội phản ứng huy ñộng nguồn lực một cách nhanh chóng ñể ñiều tra ổ dịch.
- Hoạt ñộng A4d - Dự trữ vắc-xin tiêm phòng khẩn cấp: Một cơ sở dự
trữ vắc-xin sẽ ñược hình thành trong trường hợp xuất hiện các ổ dịch qui mô
lớn. Cơ sở này sẽ có ñủ liều tiêm cho khoảng 15 triệu con gia cầm (chiếm
10% lượng gia cầm trên toàn quốc) khi xảy ra các ổ dịch lớn cần ñược khống
chế một cách khẩn cấp. Việc dự trữ vắc xin là cần thiết do thời gian giữa thời
ñiểm ñặt hàng mua vắc-xin và thời ñiểm cung cấp kéo dài.
- Hoạt ñộng A4e – Cơ chế ñền bù ñơn giản: Các nghiên cứu về cơ chế
thanh toán ñền bù ñơn giản và thống nhất nhằm giải ngân nhanh trong trường
hợp xảy ra ổ dịch sẽ ñược thực hiện ñể tăng cường sự hợp tác của những
người chịu tác ñộng của các biện pháp khống chế dịch. ðể công tác ñền bù có
hiệu quả, việc hỗ trợ thiệt hại cần ñược thực hiện nhanh chóng (sát vào thời
ñiểm tiêu huỷ). ðây từng ñược xem là hạn chế trong công tác báo cáo dịch
bệnh trước ñây.
- Hoạt ñộng A4f - Hỗ trợ tiêu huỷ cho các hộ chăn nuôi nhỏ trong các
tỉnh dự án: Tiểu hợp phần này nhằm xây dựng Quĩ dự phòng hỗ trợ người
chăn nuôi khi có gia cầm bị tiêu huỷ sau khi báo cáo dịch cho chính quyền ñịa
phương. Việc hỗ trợ chỉ có thể ñược thực hiện khi người chăn nuôi trong các
tỉnh dự án thuộc ñối tượng của chiến dịch thông tin thay ñổi hành vi tham gia
báo cáo các ca lây nhiễm dẫn ñến tiêu huỷ gia cầm của họ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
13


• Tiểu hợp phần A5 – Tăng cường khống chế dịch bệnh
Tiểu hợp phần này gồm 5 hoạt ñộng chính liên quan ñến các biện pháp
khống chế dịch bệnh tại các chợ bán gia cầm sống, các cơ sở giết mổ và trại
chăn nuôi gia cầm; ñược thiết kế nhằm ngăn chặn sự lưu hành của vi-rút cúm
trong các ñàn gia cầm. Một số hoạt ñộng sẽ ñược thực hiện thí ñiểm và ñược
nhân rộng nếu thành công và có thể áp dụng ở mọi nơi. Các tỉnh dự án sẽ là
ñối tượng tham gia chủ yếu, phối hợp chặt chẽ với người chăn nuôi và các trại
gia cầm.
- Hoạt ñộng A5a - Ngăn chặn lây nhiễm từ các trại chăn nuôi gia cầm
tới các cơ sở giết mổ: Hoạt ñộng này sẽ hỗ trợ xây dựng các qui ñịnh chống
lây nhiễm dịch cúm gia cầm từ các trại chăn nuôi tới các cơ sở giết mổ. Các
hoạt ñộng sẽ ñược thực hiện thông qua việc lựa chọn 12 lò giết mổ từ các tỉnh
dự án.
- Hoạt ñộng A5b— Chứng nhận an toàn sạch bệnh tại các trại chăn
nuôi gia cầm: Mục ñích xây dựng và thực hiện hệ thống giám sát dịch bệnh
thí ñiểm nhằm trình diễn tình trạng sạch bệnh ổn ñịnh về bệnh cúm gia cầm
trong các trại chăn nuôi gia cầm thương phẩm có qui mô lớn, qua ñó hình
thành các trại an toàn dịch bệnh, là bước quan trọng tiến tới thanh toán toàn
bộ bệnh cúm gia cầm.
- Hoạt ñộng A5c – Tiêm phòng cho gia cầm: Hoạt ñộng này nhằm hỗ
trợ cho quá trình thay ñổi từ chính sách tiêm phòng ñại trà sang tiêm phòng
bao vây hoặc tiêm phòng diện hẹp khi có dịch, và ñánh giá mức ñộ khả thi
của việc sản xuất vắc-xin cúm gia cầm ñộc lực cao H5N1 trong nước.
- Hoạt ñộng A5d – Tăng cường khống chế, phòng ngừa dịch bệnh tại
vùng biên giới: Nhằm hỗ trợ công tác kiểm dịch thú y tại tỉnh biên giới Lạng
Sơn, là nơi có tuyến ñường nhập lậu gia cầm lớn vào các tỉnh phía bắc Việt
Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
14


- Hoạt ñộng A5e - Khống chế cúm gia cầm tại các chợ: Hoạt ñộng
này tập trung cải tiến các tiêu chuẩn vệ sinh của các chợ bán gia cầm sống
thông qua việc áp dụng các biện pháp khống chế cúm gia cầm tại các chợ bán
gia cầm sống quy mô trung bình và lớn, qua ñó ngăn chặn sự lây nhiễm và
phát tán vi-rút cúm. Xuất phát từ hoạt ñộng này, mô hình kinh doanh, giết mổ
gia cầm tập trung tại chợ ñược triển khai.
2.1.2.2. Mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung của dự án VAHIP
Hoạt ñộng A5e – Khống chế cúm gia cầm tại các chợ (thuộc Tiểu hợp
phần A5 – Tăng cường khống chế dịch bệnh) nhằm tăng cường khả năng
kiểm soát và hạn chế lây lan dịch cúm gia cầm từ các chợ gia cầm, ñồng thời
góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, Dự án “Phòng chống
dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng ñại dịch ở Việt Nam” (VAHIP),
giai ñoạn 2007-2011 ñã hỗ trợ nâng cấp 12 chợ. Hầu hết các chợ ñược ñầu tư
nâng cấp trên cơ sở có sẵn cơ sở hạ tầng; Phần lớn, diện tích dành riêng cho
khu kinh doanh gia cầm rất hạn chế. Do không có quy hoạch từ trước nên các
hỗ trợ của dự án chỉ mang tính cải tạo nhằm hạn chế một phần nguy cơ lây lan
dịch bệnh. Phần ña các chợ có bán gia cầm trong khu vực chợ buôn bán nhiều
loại hàng hóa khác nhau; quy mô kinh doanh của phần lớn các chợ ñều >300
gia cầm/ngày. Hầu như tất cả các chợ tại tỉnh Thái Bình vừa bán gia cầm thịt
vừa bán gia cầm (GC) sống trong cùng một khu vực kinh doanh.
 Các yêu cầu cơ bản ñối với mô hình kinh doanh, giết mổ gia cầm
tập trung tại các chợ
• ðịa ñiểm: Cách biệt với khu kinh doanh các mặt hàng khác trong
chợ, cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, hố nước thải ). ðược bố
trí ở nơi có nguồn cung cấp ñiện và nước ổn ñịnh.
• Thiết kế và bố trí:
- Có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

15

- Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe vận chuyển và người
ra vào khu kinh doanh, giết mổ;
- Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp. Bố trí thành
2 khu vực riêng biệt: khu bán gia cầm sống và khu vực giết mổ;
- Có mái che mưa, che nắng, thoáng mát, không bị dột hoặc mưa tạt.
- Nền lát bằng vật liệu chắc chắn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ
vệ sinh khử trùng và dốc về rãnh thoát nước thải. Nền cần thiết kế dốc về
phía hệ thống thu gom chất thải ñể ñảm bảo thoát nước tốt và không ñọng
nước trên sàn.
- Có lối ñi lại phù hợp với quy mô của chợ phục vụ việc mua, bán, vận
chuyển và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Có hệ thống cung cấp nước ñể làm vệ sinh phương tiện vận chuyển,
khu vực mua, bán gia cầm và khu vực giết mổ.
- Bố trí bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao ñộng tại
những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.
- Có các thiết bị phục vụ vệ sinh, phòng bệnh: bình phun thuốc sát
trùng, bảo hộ lao ñộng, thùng rác.
• Yêu cầu ñối với lồng nhốt gia cầm sống: Lồng nhốt gia cầm bán phải
có kích cỡ phù hợp với số lượng gia cầm và ñặc ñiểm của từng loại gia cầm.
Lồng nhốt gia cầm ñược thiết kế hợp lý, không sát mặt sàn, thuận tiện cho
việc theo dõi, mua, bán gia cầm.
• Yêu cầu ñối với khu vực giết mổ gia cầm:
ðược thiết kế bảo ñảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ
khu bẩn ñến khu sạch; khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau.
Phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng. Chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít
nhất 0,9 m và ñược làm bằng vật liệu liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh
và khử trùng.

×