Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

Đại cương dưỡng sinh xoa bóp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.94 KB, 46 trang )

ĐẠI CƯƠNG DƯỠNG SINH
XOA BÓP BẤM HUYỆT




DƯỠNG SINH


1. Đại cương:
• Sách Nội kinh nêu nguyên lý dưỡng sinh giữ gìn sức khỏe.
• Phương pháp luyện Yoga Ấn độ tăng cường sức khỏe, tuổi thọ.
• Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên bộ trưởng bộ y tế những
năm 1970, nghiên cứu và phát triển, xây dựng khởi đầu phương
pháp dưỡng sinh ở Việt Nam.


DƯỠNG SINH


2. Cơ sở kinh điển:
• Nội kinh:
 Biết Đạo, theo Âm Dương.
 Ăn uống có chừng mực
 Thức ngủ điều độ
 Không làm việc quá sức
 Chân khí tòng chi
 Tinh thần nội thủ
 Điềm đạm hư vô
 Xa lành hư tà tặc phong



DƯỠNG SINH


• Tuệ tĩnh
 Bế tinh dưỡng khí tồn thần, thanh tâm quả dục thủ chân luyện
hình.
 Giữ gìn tinh sinh dục, nuôi dưỡng bảo dưỡng khí lực, luyện thở,
giữ gìn tinh thần, giữ long trong sạch, hạn chế lòng ham muốn,
giữ gìn chân khí, luyện tập thân thể


DƯỠNG SINH

3. Định nghĩa và mục đích
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm 4
mục đích:
 Bồi dưỡng sức khỏe
 Phòng bệnh
 Từng bước chữa bệnh mạn tính
 Tiến tới sống lâu và sống có ích


DƯỠNG SINH

3. Định nghĩa và mục đích
Ưu điểm:
• Dễ tập, dễ làm
• Có hiệu quả nâng cao sức khỏe
• Tiết kiệm không gian, thời gian tập luyện

• Được xây dựng dựa trên những bài tập khí công, yoga
• Được chứng minh tính khoa học











Các nội dung chính

Luyện thư giãn
Luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân
Tập thể dục dưỡng sinh, xoa bóp
Vấn đề về ăn uống và sử dụng chất kích thích
Thái độ tâm thần
Lao động và nghỉ ngơi
Vệ sinh phòng bệnh
Sống lâu tích cực


LUYỆN THƯ GIÃN

Căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây nên những rối loạn thần kinh
như mất ngủ, nhức đầu… tác động tiêu cực đến công việc, học tập
Yếu tố thuận lợi gây nên những bệnh tim mạch, nội tiết.



LUYỆN THƯ GIÃN


1. Định nghĩa:
Thư giãn là phương pháp nghỉ ngơi chủ động, trong đó toàn bộ
hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất, nói
cách khác là luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh


LUYỆN THƯ GIÃN


2. Kỹ thuật:
Tư thế: nằm là tốt nhất, nằm ngửa thẳng, thả lỏng toàn thân, lòng
bàn tay ngửa lên.
Bước 1: ức chế ngũ quan
Che mắt, tập ở nơi yên tĩnh, nếu trời nóng mặc quần áo mỏng, để
quạt nhẹ, trời lạnh đắp mềm mỏng


LUYỆN THƯ GIÃN


2. Kỹ thuật:
Bước 2: tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra
Các cơ mềm ra từ từ, chắc chắn, từng nhóm cơ một, từ trên xuống
dưới, toàn thân cảm thấy nặng và ấm. Toàn thân mềm ra, giãn ra,
nghỉ ngơi hoàn toàn, toàn thân nặng xuống ấm lên.

Bước 3: tập trung theo dõi hơi thở


LUYỆN THƯ GIÃN


3. Chỉ định:
Nên tập sau khi gắng sức về trí lực hoặc thể lực
Căng thẳng thần kinh hoặc cơ bắp


THỞ 4 THỜI

Trung y khái luận: “Phép chữa bệnh bằng khí công là thông qua sự
yên lặng tâm thần, điều hòa hơi thở, làm cho cơ thể được tu dưỡng
và đều đặn, nhờ đó mà đạt được kết quả phòng chữa bệnh tật, khôi
phục lại sức khỏe, dài thêm tuổi thọ…”


THỞ 4 THỜI

Có nhiều phương pháp thở:
 Thở 2 thời:
• Giống như thở thường, gồm 1 thì hít vào và 1 thì thở ra.
• Là kiểu thở dễ tập nhất, thông dụng nhất
• Làm khí huyết lưu thông, ổn định thần kinh
• Áp dụng cho người mới tập, bệnh nhân yếu sức, bệnh phổi.


THỞ 4 THỜI



 Thở 3 thời:
• Gồm 3 thì: hít vào, giữ hơi và thở ra
• Thì giữ hơi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa hệ hô hấp và
hệ tuần hoàn hoàn chỉnh hơn
 Thở 4 thời:
• Gồm 4 thì: hít vào, giữ hơi, thở ra, nghỉ


THỞ 4 THỜI

 Thở ngực: chủ yếu dùng các cơ ở phần ngực, cơ liên sườn, khi
thở chủ yếu phần ngực sẽ nâng lên hạ xuống.
 Thở bụng: chủ yếu dùng cơ hoành, khi thở phần bụng sẽ
chuyển động


THỞ 4 THỜI


 Tác dụng;
• Hệ hô hấp: đưa được nhiều dưỡng khí và tận đáy phổi và đỉnh
phổi mà bình thường khí không đến được
Luyện cơ hô hấp
• Hệ tuần hoàn: thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn
• Hệ thần kinh: luyện quá trình ức chế hệ thần kinh


THỞ 4 THỜI


THỞ 4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
 Định nghĩa
 Là phép luyện tổng hợp về Khí ( hô hấp), Huyết (tuần hoàn),
Thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh, điều hòa 2 quá
trình hưng phấn và ức chế.
 Mục đích: cải thiện, tăng cường giấc ngủ, làm cho khí huyết lưu
thông


THỞ 4 THỜI

THỞ 4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
• Tác dụng của tư thế kê mông, giơ cao chân
 Kê một gối ở mông cao khoảng từ 5 – 8 cm làm cho trọng
lượng tạng phủ đè vào cơ hoành, do đó khi hít vào cơ hoành
phải gắng sức -> luyện cơ hoành.
 Giơ chân luân phiên cao 20cm luyện cơ bụng rắn chắc


THỞ 4 THỜI

THỞ 4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
• Kỹ thuật: mỗi lần thở ít nhất 10 hơi thở
• Tư thế: nằm ngửa, kê 1 gối ở mông (không phải ở thắt lưng),
tay trái để lên bụng.
 Thì 1 : hít vào đều, sâu, ngực nở, bụng phình 4-6s
 Thì 2: giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, giơ 1
chân dao động qua lại
 Thì 3: thở ra tự nhiên

 Thì 4: nghỉ, thư giãn


THỞ 4 THỜI

THỞ 4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
• Chỉ định
 Tăng HA
 Hen suyễn
 Hội chứng dạ dày – tá tràng
 Suy nhược thần kinh, căng thẳng mất ngủ
 Các trường hợp ứ trệ của tạng phủ, khí huyết.


XOA BÓP BẤM HUYỆT


Lịch sử:
 Ở Ai Cập, trên các bức tranh khắc trên đá cách đây 5000 năm
đã ghi lại hình người đang xoa bóp.
 Hippocrates khuyên môn đồ dùng xoa bóp chữa cứng khớp.
 Ở La Mã cổ đại, xoa bóp được coi là môn bổ trợ sau khi tắm
 Ở Ấn Độ xoa bóp (Schamvahna) luôn được thực hiện trong các
buổi lễ tôn giáo.
 Ở Trung Quốc, Nội kinh Tố vấn đã đề ra những phép xoa bóp


XOA BÓP BẤM HUYỆT

Những danh y cổ truyền ở nước ta:



• Tuệ tĩnh: trong Nam dược thần hiệu
Xoa với bột gạo tẻ để chữa chứng có nhiều mồ hôi, xoa hạt cải
ngâm rượu để điều trị đau lưng…
• Hải thượng lãn ông, phòng bệnh và trị bệnh bằng xoa bóp (Vệ
sinh yếu quyết).


XOA BÓP BẤM HUYỆT

Định nghĩa:


 Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự
chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền.
 Đặc điểm: dùng bàn tay, ngón tay tác động lên cơ thể người
bệnh
 Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, phạm vi điều trị rộng, có giá trị
phòng bệnh.


XOA BÓP BẤM HUYỆT

 Những điều cần lưu ý:
 Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp.
 Cần có chẩn đoán rõ mới tiến hành xoa bóp
 Không làm xoa bóp khi BN quá đói hoặc quá no
 BN mới đến cần nghỉ 5 – 10 phút trước khi xoa bóp
 Khi xoa bóp thái độ thầy thuốc phải hòa nhã

 Đối với người bệnh nữ cần nói rõ để họ yên tâm, tránh hiểu
lầm.


×