Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.32 KB, 8 trang )

Đề  bài: Nghị  luận xã hội về  câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ  bằng súng lục thì 
tương lai sẽ bắn vào anh
Bài làm
Dĩ vãng, kỷ  niệm  ấy, quá khứ   ấy, có thể  nâng cao hoặc hạ  thấp giá trị  của con người.  
Quá khứ ấy, kỷ niệm  ấy sẽ thành sức mạnh, niềm tự hào hoặc ngược lại. Nói chung và 
dễ  thấy ở  quá khứ  và dĩ vãng, thường là chuyện buồn, sự đau đáu, man mác, hoài niệm,  
trăn trở,…
Quá khứ – dĩ vãng là những gì đời người đã trải qua, đã đi qua rồi, chỉ còn để lại trong ký  
ức nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, dằn vặt nào đấy “rũ không ra, thả không buông”. Nếu mọi  
“sự  đời” tất cả  đều như  thế  thì con người ta không thể  nào sống yên  ổn một cách nhẹ 
nhõm, thanh thản được. Chẳng ai muốn thế, nhưng “sự đời” nó lại như  thế. Chấp nhận 
hay không chấp nhận là bởi… tự mình. Không ai sống thay cho cuộc sống, cuộc đời của 
mình.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau, củ ấu cũng tròn. Ghét nhau, bồ hòn cũng méo”. Ký 
ức và quá khứ giữ vai trò “ghê lắm” về cái sự yêu, ghét ấy đối với nhau.Quá khứ nếu chỉ 
là điều buồn thảm, day dứt, thì đấy là quá khứ, hồi ức nguy hiểm, chỉ huỷ diệt không chỉ 
ý chí vươn lên của con người mà còn cả với tình yêu. Gọi là: Quá – khứ – tiêu – cực.
Nhằm chế ngự (giảm bớt, làm cho quên đi, mất đi) loại quá – khứ – tiêu – cực, con người  
cần phải rất tỉnh táo, sáng suốt và dũng cảm, nhân hậu. Xưa đã thế và nay cũng thế. Càng  
“hiện đại” càng phải tỉnh táo. Quá khứ  trước, sau… là việc đã qua rồi. Quan trọng là…
bây giờ, là hiện tại. Quá khứ sẽ luôn luôn trỗi dậy, khi con người coi thường hoặc không 
coi trọng quá khứ. Đúng. Quá khứ trở về một cách dữ dội, nguy hiểm lắm. Khi tình yêu – 
lòng nhân hậu, yêu thương đã đứng ra ngoài, thì quá khứ  sẽ tiêu diệt tình yêu. Đấy là sự 
thật, là chuyện có thật ở trên đời.
Quay lại vấn đề, "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại bạn  
bằng đại bác", câu nói thật hay và thật ý nghĩa, Chúng ta làm gì phải suy nghĩ cho tường 


tận, có trước có sau, có quá khứ thì mới có hiện tại hôm nay và tương lai ngày mai, một 
thoáng suy nghĩ bồng bột, nông cạn để chứng tỏ và thỏa mãn một cái gì đó mà trút bỏ quá 
khứ  tất cả  là điều không hay chút nào, phải suy xét cho tường tận, rộng và sâu một vấn 


đề, tâm và tầm cho một quyết định,… để quá khứ và hiện tại luôn ôn hòa, để nhìn về quá 
khứ mà vẽ được hướng tương lai.
Bài làm 2
Cuộc sống của con người được nuôi dưỡng bởi những ước mơ về tương lai tốt đẹp hơn,  
con đường trước mặt trải luôn thảm đỏ  và hoa hồng. Nhưng liệu có ai có dịp ngoảnh lại  
chặng đường đã qua, để  lục tìm trong kí  ức những bài học dẫn đến thành công? Nhiều  
người tin rằng để  thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết lãng quên 
những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Nhưng một số người khác lại coi kí ức như một 
điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Vậy kí ức gây cản 
trở hay giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong hiện tại?
Quả thật khi có những ý kiến trái chiều nhau, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ quan 
điểm của mình. Những ai cho rằng “cần phải biết lãng quên những thất bại và sai lầm 
trong quá khứ” có lẽ e ngại những kí ức về quá khứ thất bại và sai lầm sẽ làm con người  
trở nên do dự khi tiến hành chinh phục một mục tiêu nào đó. Quá khứ đối với họ như một  
vết đen, một dấu  ấn không tốt luôn ám  ảnh, thậm chí có thể  làm  ảnh hưởng đến sự 
nghiệp và tiền đồ của họ. Còn phía những người cho rằng kí ức là “cầu nối giữa quá khứ 
và hiện tại” thì tỏ  ra lạc quan hơn, họ dám nhìn thẳng vào những sai lầm thất bại trong  
quá khứ để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh vấp ngã trong tương lai.  
Dù muốn lãng quên hay mang theo ký  ức trên hành trang tiến vào tương lai, cả  hai phía  
đều không thể phủ nhận sự tồn tại hiển nhiên của kí ức trong mỗi con người.
Thực tế trong cuộc sống, ai không có những thất bại và sai lầm, xuất phát từ  hoàn cảnh  
khách quan và yếu tố  chủ  quan của mỗi người. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng 
đúc kết thành bài học: “Tay ba lần gãy – mới biết thuốc tiên – Đánh trăm trận quen – Mới  
nên tướng giỏi – Nếu không thất bại – Sao có thành công? – Xưa nay anh hùng – từng  
thua mới được!”. Nhà thơ  cộng sản Tố  Hữu cũng từng viết : “Ai chiến thắng mà không 


hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần?”. Các ý kiến trên điều chứng tỏ vai trò  
quan trọng không thể phủ nhận của những bài học từ quá khứ sẽ quyết định cho sự thành 
bại của con người trong tương lai. Quá khứ dù có sai lầm hay thất bại thì ta cũng không 

thể chối bỏ được nó. Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào  
quá khứ  bằng súng lục thì tương lai sẽ  bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn  
trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc  
lấy những thất bại. Thực tế con đường đi tới thành công không bao giờ chỉ trải thảm đỏ 
và hoa hồng. Con người phải luôn đối mặt khó khăn thử  thách thì mới có cơ hội thực sự 
trưởng thành và thăng tiến trong sự  nghiệp. Những người muốn lãng quên quá khứ  sai 
lầm và thất bại thực ra sẽ không thể nào dứt bỏ được kí ức mà ngược lại, kí ức ấy tồn 
tại một cách vô hình mỗi khi con người gặp những cảnh ngộ, những tình huống ở  hiện  
tại tương tự  như  họ đã từng gặp trong quá khứ. Muốn thành công, họ  không thể  lặp lại  
vết xe đổ  trước đó, còn nếu lãng quên thật sự  thì chắc chắn sẽ  chuốc lấy thất bại mà 
thôi! Sự thăng tiến ở những con người ấy nếu có, cũng chỉ là từ sự khôn ranh, cơ hội, che  
đậy suy nghĩ vụ lợi đầy tính toán ích kỷ, biểu hiện của lối sống bị cả xã hội lên án.
Quan sát trong đời sống, mỗi một sự  phát triển đi lên bao giờ  cũng gắn với những con  
người biết khắc phục sai lầm quá khứ, biết vươn lên từ  thất bại. Nhà phát minh người  
Mỹ  Thomas Edison khi được vinh danh như  con người vĩ đại của nước Mỹ  vì công lao  
thúc đẩy sự  tiến bộ  của nhân loại vẫn không quên những lời phỉ  báng của cô giáo chủ 
nhiệm năm lớp Bốn. Chính sự miệt thị thiếu công bằng, sự xúc phạm từ  tuổi thơ đã thôi 
thúc ông chứng minh mình không phải là đứa học trò “dốt, lười, hư và hỗn láo” qua hàng  
ngàn phát minh sáng chế, để  tên tuổi của ông được đặt một cách trang trọng cho ngôi 
trường mà ông đã bị  đuổi học. Những ai từng đọc giai thoại về Cao Bá Quát chắc chắn 
còn nhớ câu chuyện rèn chữ của ông. Dù văn hay nhưng chữ xấu, Cao Bá Quát đã khiến 
quan huyện nổi giận phạt người được ông viết giúp đơn. Nỗi nhục chữ  xấu ám  ảnh 
khiến Cao Bá Quát ngày đêm luyện chữ, trở thành người chữ đẹp nổi tiếng hàng đầu thời  
nhà Nguyễn. Giả sử không tự  sửa mình, Cao Bá Quát sẽ  không thể  nào được người đời  
sau ca tụng không chỉ  “văn hay” mà còn “chữ  tốt”. Kí ức không chỉ  có vai trò quan trọng  
đối với cá nhân mà còn có vai trò vô cùng cần thiết với xã hội, với cộng đồng. Dân tộc ta  


nhờ phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm mà lần lượt đánh thắng thực dân Pháp, 
đế  quốc Mỹ. Nhưng từ  sự sai lầm chủ quan duy ý chí bất chấp thực tế  khách quan mà  

chúng ta vấp phải hàng loạt những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Việc chỉ  hướng về 
tương lai tốt đẹp mà không tự  vạch ra con đường riêng của mình, rập khuôn những mô  
hình lạc hậu về kinh tế đã khiến chúng ta phải trả một giá đắt. Đại hội VI của Đảng năm 
1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm từ những sai lầm để quyết tâm đổi mới, 
làm đá6t nước ta có bước phát triển vượt bậc, vững vàng hơn trên con đường đi lên chủ 
nghĩa xã hội. Như  vậy, có thể  thấy kí ức sẽ  đem lại cho ta những bài học kinh nghiệm,  
những thực tiễn quý báu để làm hành trang đi tới tương lai vững chắc.
Tuy nhiên, cũng cần phải có thái độ  đúng đắn khi nhìn lại, nghĩ về  quá khứ. Có những 
người quá nặng nề với quá khứ  sẽ  trở  nên bi quan, thiếu tin tưởng vào bản thân, do dự 
trong suy nghĩ, thiếu quyết tâm hành động. Còn những người biết vượt qua quá khứ thất  
bại và sai lầm, có bản lĩnh, có ý chí vươn lên thì sẽ  luôn tự  tin, dám nghĩ dám làm, dám  
chấp nhận thử  thách hiện tại để  thành công trong tương lai. Những người như  vậy đã  
“lãng quên quá khứ” một cách đúng đắn, gạt bỏ tảng đá nặng nề của kí ức trên đường để 
đến đích tương lai rộng mở!
Mỗi học sinh chúng ta cũng luôn cần tạo cho mình thái độ  đúng đắn với quá khứ, tự  rèn  
luyện bản thân, không chủ quan tự mãn hay tự ti trước quá khứ, có như vậy chúng ta mới  
thật sự trở thành những con người có ích cho xã hội mai sau.
Bài số 3
Ít lâu nay, mỗi lúc cần nói đến ý nghĩa của việc giữ gìn di sản văn hóa, nhiều người trong  
chúng ta thường viện đến câu của nhà thơ  xứ  Đaghextan (thuộc Liên bang Nga) Rasul  
Gamzatov: "Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác!".
Thiết nghĩ, cái ý thức bảo vệ di sản ngụ trong câu ấy hiện vẫn cần thiết, bởi ngay  ở ta  
vẫn còn không ít những phần di sản của quá khứ  đang tiếp tục bị  "bắn bằng súng lục",  
tức là bằng sự im lặng lãng quên, thậm chí bằng sự phá hoại.
Tuy nhiên, nếu đi hết cái ý nghĩa tích cực của tâm niệm nêu trên, ta lại đứng trước cái 


giới hạn này: mọi thứ trong quá khứ vốn không như nhau về ý nghĩa, về giá trị. Trên thực 
tế, chưa bao giờ và không bao giờ người ta lại sùng bái tất thảy mọi thứ có trong quá khứ,  
không một chút thiên vị, không một chút sàng lọc, theo cách của mình. Chúng ta đang  ở 

một thời điểm của những quá trình ngược chiều nhau: trong khi ngày càng có thêm nhiều 
giá trị  quá khứ  tưởng đã lấp hẳn vào lớp bụi của quên lãng, bỗng sống dậy, như  là đáp  
ứng một loại nhu cầu văn hóa bức thiết nào đấy rất chính đáng, thì đồng thời lại có một 
nhu cầu khác là nghiêm khắc điểm lại con đường vừa đi qua, chẳng những để  xem liệu 
những giá trị nào có thể "sống lâu", mà còn để xem chính chúng ta có những ấu trĩ, sai lầm  
nào trong quan niệm và phương hướng hoạt động.
Ở một tình huống, một thời điểm như  vậy, nếu chỉ tự vũ trang bằng lời răn đe rằng bất  
cứ cái gì đã qua đều đáng "ăn đạn đại bác" của tương lai thì rõ ràng là một sự tự vũ trang  
không đầy đủ, thậm chí còn gói theo cả  những sự  lừa mị  mới. Thiết nghĩ, cần vũ trang  
thêm phương châm này của Tvardovsky, nhà thơ  được xem là lương tri của văn học Xô­
viết: "Kẻ nào che giấu quá khứ  sẽ  không yên ổn được với tương lai!". Phải sòng phẳng  
với quá khứ! Mà chúng ta, nói thật ra, chưa có sự sòng phẳng ấy.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể  cả  những hạn chế  lịch sử, chúng ta mới chỉ  tiếp  
nhận một phần di sản văn hóa của "quá khứ  xa" (tạm coi là từ  thế  kỷ  trước ngược về 
thời cổ) chủ yếu gồm những gì gắn với chủ nghĩa yêu nước. Mà chủ nghĩa yêu nước, dù 
là một phần cơ  bản, vẫn chưa phải là toàn bộ  giá trị  của các di sản văn hóa Việt Nam.  
Đối với "quá khứ gần" (tôi muốn nói đến các tác giả và tác phẩm văn nghệ từ đầu thế kỷ 
này đến tháng 8­1945), chúng thấy rõ những sự  phân biệt đối xử  và thiếu công bằng  ở 
hàng loạt trường hợp. Điều đáng mừng là gần đây đang có những nỗ  lực khôi phục sự 
công bằng  ấy, nói đúng hơn là trả dần cho công chúng hiện nay cái quyền được xúc tiếp 
với những giá trị  văn nghệ  vốn có trong di sản dân tộc. Quá trình này chắc chắn sẽ  đẩy  
tới nhu cầu vẽ lại bức tranh văn nghệ dân tộc từ đầu thế kỷ đến nay, bởi ngay đến hiện  
giờ nhiều nhận định và khái quát hiện hành đã không còn phù hợp.
Tuy nhiên, có thể dự toán rằng sẽ không có chấn động gì lớn chung quanh sự trở về của  
những tác phẩm thuộc các giai đoạn văn nghệ từ trước 1945. Gây chấn động thật sự có lẽ 


chính là những gì thuộc về  nền văn nghệ  mới Việt Nam, từ  tháng 8­1945, bởi vì những 
người can dự  hiện vẫn là người đương thời của hôm nay, không dễ  khách quan, vô tư 
trước mọi sự phân tích, mổ xẻ cần thiết. Thế mà yêu cầu của đổi mới lại buộc ta chẳng  

những phải thấy rõ những cái được thật thích đáng, mà còn phải thấy cả những cái yếu, 
cái non kém và những nguyên nhân khách quan và chủ  quan đã gò bó, trói buộc, hạn chế 
văn nghệ phát triển. Lại cần phải tính đến một đặc điểm là: so với những thời kỳ trước,  
nền văn nghệ  mới Việt Nam mang tính tổ  chức, tính thống nhất cao, gần như nằm gọn  
trong một trường phái văn nghệ. Do vậy mà có sự  tương  ứng khá chặt chẽ  giữa các tư 
tưởng lý luận chỉ đạo với thực tiễn sáng tác, thực tiễn các tác phẩm.
Một mặt, chẳng những mỗi thiên hướng, mỗi thiện cảm đối với từng loại chất liệu đời  
sống và chất liệu nghệ thuật, mà ngay cả mọi định kiến, mỗi biểu hiện giản đơn, phiến 
diện, cực đoan, v.v… trong tư tưởng chỉ đạo hầu như đều có hình bóng ở những tác phẩm 
nhất định. Mặc khác, những sáng tác tiêu biểu nhất lại hội trong mình chúng cả  những 
quá trình bề  mặt lẫn những quá trình sâu hơn, vẫn diễn ra bên trong văn nghệ  dân tộc,  
cùng với kết quả tìm tòi mang dấu ấn riêng của tác giả thực tài. Cũng giống như mùa vụ 
cấy trồng, dù khí hậu có bất thường đến mấy, thời nào cũng có hoa trái của nó, trong trình  
độ và khả năng thực tế của nó. Đấy là một sự thật.
Đứng trước nhu cầu nhìn lại những chặng đường đã qua của nền văn nghệ  mới Việt  
Nam, thiết tưởng cần có sự sòng phẳng này: trước hết phải tách ra để xem xét tương đối  
độc lập một bên là hoạt động tổ chức, quản lý, lãnh đạo văn nghệ, và một bên là thực tế 
sáng tác, là diện mạo cụ thể của các tác phẩm đã được tạo ra suốt thời gian  ấy. Đúng là  
bên cạnh những tác dụng tốt, hoạt động tổ  chức quá trình văn học còn mang những đặc 
điểm và nhược điểm đã hạn chế và trói buộc văn nghệ phát triển. Nhưng dù những hạn  
chế và trói buộc ấy có gay gắt đến mấy thì thật ra cũng đã không biến giá trị  của những  
gì các nhà văn viết ra thành con số không. Những tác phẩm thuộc một thời gian lịch sử ấy, 
dù nay bị tác giả ghét bỏ hay còn được tác giả ưu ái, vẫn cứ là đối tượng cho sự chọn lựa  
của công chúng, cho sự phân tích của nhà nghiên cứu, hiện tại và mai sau. Dù sao thì cho 
đến bây giờ, các tác giả   ấy cũng không thể  xin "rút" tác phẩm của mình ra khỏi cái kho  
chung đã có, không thể tuyên bố mình "vô can" đối với tiến trình văn học đã tham dự. Dẫu  


anh tự thấy mình đã dễ dãi "minh hoạ" những chủ đề, những đề tài nào đó, thì chính chủ 
đề, đề  tài tác phẩm  ấy của anh cũng đã tham dự  vào xu hướng tư  tưởng xã hội chung  

đương thời. Chả lẽ trong đó không in dấu niềm tin của anh, nhận thức của anh, cứ cho là  
nó còn ấu trĩ đi? Nhưng ngoài ra, lẽ nào trong đó anh đã không phải tiến hành giải quyết,  
theo cách của anh, những vấn đề  "nghề  nghiệp" như  là sự  miêu tả  con người và cuộc  
sống đương thời, các giải pháp thể  loại, hoặc ít nhất là ngôn ngữ  văn học? Đây lại là 
những phương diện khác nữa của một quá trình văn học liên tục, − không đi qua cái "thời 
xa vắng" ấy thì không tới hôm nay.
Nếu như cái kho những tác phẩm đã có vẫn còn đó, vừa làm đối tượng cho sự nghiên cứu  
và phân tích về mặt lịch sử và chịu luật sàng lọc tất yếu của công chúng và thời gian, thì 
hoạt động tổ  chức văn nghệ   ở  những thời kỳ  đã qua vừa là những cái đã không thể  sửa  
chữa cho quá khứ  (vì đã đi vào quá trình lịch sử  văn nghệ, đã tạo ra các tình huống văn  
nghệ nhất định), nhưng lại là cái có thể rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Thái độ 
sòng phẳng với quá khứ càng trở nên cần thiết, vì quán tính của các tình huống văn nghệ 
đã qua, từ  cơ  chế  tổ  chức đến tâm lý xã hội,  trong giới văn nghệ  và trong công chúng,  
vẫn còn sức chi phối, tác động ngay khi ta đang vận động đổi mới. Thái độ  sòng phẳng  
đối với tất cả  những gì  ở  phía sau lưng có ý nghĩa rất lớn khi cất bước tiến tới. Nghị 
quyết của Bộ  Chính trị  Trung  ương đảng về  công tác văn hóa văn nghệ  vừa qua đã nêu 
gương về  thái độ  tự  phê bình nghiêm túc. Chắc chắn là việc tự  phê bình như  vậy cần 
được triển khai trong dịp tiến hành đại hội các hội sáng tác sắp tới. Vấn đề  là ý thức 
được những quan niệm nào, những cơ chế tổ chức và phương thức hoạt động nào ngay ở 
thời gian trước đây cũng đã gò bó, hạn chế sáng tạo nghệ thuật, hoặc chúng chỉ thích hợp 
với thời gian trước đây, trong cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp, và không còn  
phù hợp với thời gian hiện tại và sắp tới, trong xu thế  dân chủ  hóa sinh hoạt xã hội. 
Những "lỗi lầm" của cơ chế dẫu hiển nhiên đến đâu cũng không thể  biện hộ  được cho  
những lỗi lầm và trách nhiệm cá nhân, tuỳ  cương vị  từng người, dù là người được tổ 
chức Đảng giao cho việc quản lý văn nghệ, là người đứng đầu các hội sáng tác hay là 
người nghệ sĩ, nhà phê bình.
Ngành phê bình văn nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng hơn vì nó gắn nhiều hơn với các tư 


tưởng chỉ đạo và quản lý văn nghệ, với việc tạo ra các tình huống, khí hậu văn nghệ nhất 

định. Nhưng đây cũng không phải là chỗ  để  phác thảo lịch sử  phê bình. Đây chủ  yếu là 
chỗ để xem xét những quan niệm lý luận và phương pháp luận nào là sai lầm, thô thiển, 
trói buộc sáng tác; những khái quát nào không đúng với thực tế phát triển văn học; những  
nhận định và đánh giá nào là thiếu công bằng và khách quan đối với những tác phẩm và  
tác giả  nhất định; những lề  thói hoạt động phê bình nào là trái với nguyên tắc tự  do phê  
bình, công khai, thẳng thắn, khách quan. Không thể  vin vào chỗ  việc phê bình trước đây 
thường nhân danh "tiếng nói của tập thể" để xóa mờ trách nhiệm riêng của từng nhà phê 
bình về các quan niệm và ý kiến của mình trước các vấn đề và sự kiện văn nghệ cụ thể. 
Trút trách nhiệm hoàn toàn cho "cơ chế" vô hình, thậm chí cho sự lãnh đạo của Đảng mà 
quên đi hoặc che giấu trách nhiệm của từng người, − là một thái độ không sòng phẳng về 
đạo đức.
 
 



×