Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích đoạn kết tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.5 KB, 3 trang )

Đề bài: Phân tích đoạn kết tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt
Bài làm
“Tác phẩm chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng”, ngược lại, một tác phẩm chân 
chính sẽ  còn lưu động mãi những ý nghĩa sâu xa trong lòng độc giả. Hồn Trương Ba da 
Hàng thịt của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã để  lại cho người xem những suy  
nghĩ và niềm tin rất tích cực về cuộc sống qua đoạn kết rất có hậu.
Trương Ba – một con người đạo đức, hiền lành với tâm hồn trong sáng nhưng không may 
phải lìa đời do lỗi của Nam Tào. Nam Tào và Đế  Thích đã nghĩ cách cho hồn ông nhập  
vào xác hàng thịt vừa mới chết. Những tưởng được sống lại, được trở  về  từ  cõi chết là  
điều rất may mắn cho ông và gia đình. Nhưng, thật đáng tiếc khi anh hàng thịt lại là người 
thô lỗ, cục cằn. Nay mọi người khó mà nhìn nhận ra sự khiết tịnh của linh hồn Trương  
Ba bên trong cái thể xác đã có quá nhiều thói hư tật xấu khi còn sống. Trương Ba đã gặp  
phải rất nhiều rắc rối. Ông rơi và bi kịch của chính mình vì nhiều khi không thể làm chủ 
được bản thân. Đứng trước nguy cơ bị tha hóa về nhân cách, Trương Ba đã quyết định trả 
lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Sau cuộc đối thoại tranh luận với xác anh hàng thịt và Đế  Thích, cuối cùng Trương Ba  
cũng đã được toại nguyện. Cảnh kết thúc có hậu cũng đã làm thỏa lòng người xem.  
Trương Ba không cần phải mượn thân xác của bất kỳ  ai để  được  ở  bên vợ  con, người  
thân nữa. Ngay trong những thứ  bình dị  của cuộc sống hằng ngày vẫn luôn có sự  hiện  
hữu của ông. Vườn cây rung rinh ánh sáng. Nơi ấy từng là không gian quen thuộc gắn với 
con người Trương Ba, là nơi ông nâng niu, chăm sóc cho từng mầm sống, nơi lưu giữ 
những kỷ niệm đẹp đẽ về một Trương Ba vẹn nguyện cả linh hồn và thể xác.
Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quít  
vuốt ve con… Sự ra đi của Trương Ba đã mang lại sự sống mới cho cu Tị. Chị Lụa đã đớn  
đau tột độ tưởng chừng như sắp tuột mất đứa con yêu dấu khỏi tay mình, nay nó lại trở 
về khỏe mạnh vui cười quấn quít ngay cạnh bên. Niềm hạnh lớn lao vô cùng mà Trương  


Ba mang lại cho hai mẹ con mang ý nghĩa rất thiêng liêng và cao cả.
Tôi ở đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà  
nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải  


mượn thân xác ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của  
cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu. Lời thủ  thỉ  của Trương Ba đã nói lên một  
chân lý của cuộc đời. Rằng: Sống không chỉ  là sự  tồn tại sinh học, sống như  thế  nào 
không quan trọng, quan trọng là mọi người nghĩ như  thế  nào về  mình khi mình đã ra đi. 
Sự sống của tâm hồn mới là bất diệt, còn thể xác chỉ là những thứ ta nhìn thấy bên ngoài.  
Giờ đây Trương Ba tuy không được tận tay chăm sóc cho vườn cây, không được trực tiếp  
trò chuyện, vui cười cùng mọi người trong gia đình, nhưng khi chấp nhận cái chết, ông  
vẫn hạnh phúc vì tâm hồn mình được vẹn nguyên, vì không phải mượn nhờ thân xác của  
ai nữa cả. Ông chỉ là ông, là một Trương Ba trọn vẹn, đạo đức, hiền lành như ngày nào.  
Những kỷ niệm tốt đẹp về ông vẫn còn mãi trong lòng mọi người.
Không những thế, trái tim nhân hậu của Trương Ba đã gieo lên bao mầm non đạo đức cho  
con cháu. Cái Gái đã nâng niu, trân trọng từng quả na ông trồng, nó lấy hạt vùi xuống đất 
và nói:  Chốn mọc thành cây mới. Ông nội tớ  bảo vậy. Những cây sẽ  nối nhau mà lớn  
khôn. Mãi mãi… Dấu chấm lửng giữa dòng được đặt cuối tác phẩm như  rót vào lòng  
người những nỗi niềm thương nhớ, và cũng là sự đồng tình, đồng thuận với sự ra đi mãi 
mãi của Trương Ba. Ông chấp nhận cái chết nhưng không có nghĩa là tâm hồn ông cũng  
chết. Ngược lại, những điều tốt đẹp ông đã làm, nay đang được con cháu ấp ủ, nâng niu. 
Nó sẽ mọc mầm, sẽ lớn lên, nối tiếp nhau như trái na mà cái Gái vừa hái và gieo trồng.
Nếu như lúc trước, cái Gái nhất quyết không chịu nhận Trương Ba bên trong cái xác anh 
hàng thịt, thậm chí nó còn tỏ rõ thái độ căm ghét, xua đuổi ông. Thì giờ đây khi Trương Ba 
đã chấp nhận cái chết, nó lại chấp thuận với những gì mà Trương Ba để  lại. Điều  ấy 
một lần nữa nói lên chân lý của cuộc sống: Chỉ khi được sống làm chính mình, cuộc sống  
mới có ý nghĩa trọn vẹn. Không thể  nào sống nương nhờ  vào kẻ  khác, vào những thứ 
không phải của chính mình. Gia đình Trương Ba dù trống vắng khi mất đi một người thân 
yêu, nhưng như vậy còn bình yên hơn là phải chấp nhận một vật thể bên trong một đằng, 


bên ngoài một nẻo.
Trương Ba đã ra đi, nhưng những kỷ niệm, những dấu ấn tốt đẹp về ông vẫn còn lưu giữ 
mãi trong nỗi nhớ của mọi người. Vở kịch đã khép lại và mang đến cho người xem một 

triết lý sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao đẹp của con người: được  
sống làm người là điều rất quý giá, thiêng liêng nhưng được sống đúng bản chất của  
mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống  
chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và 
tâm hồn. Ở  đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự 
dung tục để  hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị  cao quý về  tinh thần. Lưu  
Quang Vũ đã rất thành công khi xây dựng nên một vở  kịch đầy ý nghĩa sâu xa. Dù đã 
nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng 
ứng rất đông đảo, nhiệt tình.



×