Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Sinh Hóa Và Huyết Học Của Cá Đối (Liza Subviridis )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.27 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VĂNG MINH TRIẾT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ HUYẾT
HỌC CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Cần Thơ, 5/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VĂNG MINH TRIẾT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ HUYẾT
HỌC CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. TRẦN NGỌC HẢI
Thạc sĩ. LÊ QUỐC VIỆT

Cần Thơ, 5/2011



Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá
Đối (Liza subviridis )” ñã thực hiện và báo cáo ngày 17/05/2011. Luận văn ñã
ñược chỉnh sửa theo sự góp ý của hội ñồng và xác nhận của cán bộ hướng dẫn.

Cán bộ hướng dẫn


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.Ts. Trần Ngọc Hải, Ths. Lê Quốc
Việt, ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, quý thầy
cô Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ ñã tạo mọi ñiều kiện ñể giúp ñỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cảm ơn Ts. Pham Minh Đức, Ths. Hồ Văn Bình và Ks. Nguyễn Thị Kim Hà, ñã
tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua thực hiện ñề tài.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn ñến gia ñình, người thân, bạn bè, tập thể lớp
Nuôi trồng Thủy sản liên thông K35 ñã ñộng viên, giúp ñở tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện ñề tài.

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá ñối (Liza
subviridis)” ñược thực hiện từ tháng 8-11/2010 tại Khoa Thủy Sản trường Đại
Học Cần Thơ. Đề tài ñược thực hiện nhằm xác ñịnh ñược mối tương quan của các
giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục ñể làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống cá ñối.
Mẫu cá thu ngoài tự nhiên tại Cà Mau (từ 8-11/2010) với mẫu có các giai ñoạn
phát triển của tuyến sinh dục. Sau ñó cá ñược vận chuyển sống về trại thực

nghiệm khoa Thuỷ sản Trường Đại học Cần Thơ. Tiến hành thu mẫu máu, gan,
cơ ñể tiến hành phân tích chỉ tiêu sinh hóa và huyết học. Kết quả nghiên cứu cho
thấy số lượng hồng cầu cá ñực cao nhất vào giai ñoạn I (6,29 triệu tb/ mm3) và
khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các giai ñoan còn lại. Giai ñoạn II, III,IV và V
số lượng hồng cầu biến ñộng không ñáng kể và không khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05). Số lượng hồng cầu con cái cao nhất ở giai ñoạn VI (5,10 triệu tb/mm3)
và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các giai ñoạn còn lại. Số lượng
bạch cầu ở giai ñoạn VI con cái cao nhất và có nghĩa thống kê (p <0,05) so với
các giai ñoạn còn lại, hemoglobin, thể tích hồng cầu (MCV) cá ñực dao ñộng
62,36-98,14 µm3.Thể tích hồng cầu thấp nhất ở giai ñoạn I và cao nhất giai ñoạn
III. MCV của cá cái cao nhất là giai ñoạn II(128,76 µm3) và thấp nhất ở giai ñoạn
IV (83,24 µm3). Hàm lượng vitellins tăng từ giai ñoạn I ñến V (cao nhất ở giai
ñoạn V) sau ñó giảm mạnh ở giai ñoạn VI của tuyến sinh dục cái. Protein trong
máu giảm thấp nhất ở giai ñoạn V của tuyến sinh dục cái. Protein gan các giai
ñoạn từ II ñến V giảm thấp so với giai ñoạn I và VI. Protein cơ không khác biệt
giữa các giai ñoạn của tuyến sinh dục cái. Đặc biệt protein trong máu, gan, cơ
chúng không khác biệt giữa các giai ñoạn của tuyến sinh dục ñực.

ii


iii


iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Sự biến ñộng của một số chỉ tiêu huyết học cá ñối ..................................... 21

Bảng 4.2: Số lượng bạch cầu theo các giai ñoạn của TSD…………………………….24
Bảng 4.3: Hàm lượng hemoglobin theo các giai ñoạn của TSD………………………25
Bảng 4.4: MCHC theo các giai ñoạn của TSD………………………………………..28
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu sinh hóa của cá ñối...............................................................29

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Cá ñối (Liza subviridis) .................................................................................4
Hình 4.1: Biến ñộng số lượng hồng cầu theo các giai ñoạn phát triển TSD..................23
Hình 4.2: Tương quan giữa MCV với các giai ñoạn phát triển TSD.............................26
Hình 4.3: Biến ñộng MCH theo các giai ñoạn phát triển TSD......................................27
Hình 4.4: Biến ñộng hàm lượng Vitellins theo sự phát triển của TSD..........................30
Hình 4.5: Hàm lượng protein trong máu, gan và cơ ở các giai ñoạn phát triển của tuyến
sinh dục cá cái.................................................................................................................31
Hình 4.6: Hàm lượng protein trong máu, gan và cơ ở các giai ñoạn phát triển của tuyến
sinh dục cá ñực................................................................................................................32

vi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Ở việt nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng.
Thủy sản là thế mạnh phát triển kinh kế xã hội. Bênh cạnh nuôi con tôm sú là
ñối tượng nuôi chủ yếu của các ngư dân vùng ven biển thì các loài cá da trơn
như: cá tra, ba sa là ñối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và ñược nuôi chủ yếu
ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần ñây thì gặp khó khăn về dịch
bệnh, vấn ñề về giá cả thị trường làm cho nghề nuôi gặp nhiều khó khăn. Để

nghành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, nhằm ña dạng hóa ñối tượng
nuôi, giảm áp lực nuôi con tôm sú, cá tra và ba sa thì việc tìm kiếm ñối tượng
nuôi mới có giá trị kinh tế ổn ñịnh là việc làm cần thiết. Một trong nhưng
nghiên cứu là phát triển kỹ thuật nuôi một số loài cá bản ñịa có triền vọng về
kinh kế như: cá ñối, cá thát lác, cá ngát,...trong ñó cá ñối (Liza subviridis)
ñược xem là ñối tượng nuôi có triển vọng phát triển nuôi ở các tỉnh ven biển ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay. Cá ñối là tên gọi chung cho
các loài thuộc họ cá ñối Mugilidae. Cá ñối là loài di cư sinh sản, ñến mùa sinh
sản chúng sẽ tập trung thành từng bầy di cư ra các vùng biển sâu ñể sinh sản.
Cá ñẻ vào ban ñêm với ñiều kiện sinh sản ngoài tự nhiên có nồng ñộ muối là
32-35 ‰(Trần Ngọc Hải và ctv, 1999). Thịt cá ñối thơm ngon ñược nhiều
người ưa chuộng, hơn nữa lại có giá trị kinh tế khá cao.
Tuy nhiên, Các kết quả nghiên cứu về cá ñối ở Việt Nam hiện nay chỉ
mới tập trung vào phân loại và phân bố, chưa có công trình nghiên cứu về hàm
lượng Vitellins (protein tạo noãn hoàng), chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá
trên ñối tượng này. Cá ñối (Liza subviridis) ñược xem là một ñối tượng có
triển vọng phát triển nuôi ở khu vực tỉnh Cà Mau. Hiện nay nguồn giống nuôi
chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, chính vì thế mà phong trào nuôi cá ñối ở khu
vực chưa ñược phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh
học ñặc biệt là sinh học sinh sản của cá ñối là cần thiết ñể làm cơ sở cho việc
nghiên cứu sản xuất giống thúc ñẩy nghề nuôi thuỷ sản ven biển phát triển ña
dạng và bền vững. Vì vậy, ñề tài “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và
huyết học của cá Đối (Liza subviridis )” ñược thực hiện.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh ñược mối tương quan của các giai ñoạn phát triển tuyến sinh
dục với một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học ñể làm cơ sở nghiên cứu sản
xuất giống cá ñối
1.3 Nội dung của ñề tài
Gồm 2 chỉ tiêu sinh hóa và huyết học.
+ Chỉ tiêu sinh hóa

Khảo sát sự biến ñộng của hàm lượng vitellins trong máu, hàm lượng
protein trong máu, gan và cơ của cá ñối ở các giai ñoạn phát triển của
tuyến sinh dục.
1


+ Chỉ tiêu huyết học:
Khảo sát sự biến ñộng của Số lượng hồng cầu, bạch cầu, thể tích hồng
cầu, Hemoglobin, tỷ lệ huyết cầu (Hematorit), khối lượng trung bình và
nồng ñộ huyết sắc tố trong hồng cầu của cá ñối ở các giai ñoạn phát triển
của tuyến sinh dục.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số ñặc ñiểm sinh học cá ñối

2.1.1 Hệ thống phân loại
Cá ñối ñất có tên tiếng Anh là Greenback mullet thuộc họ Mugilidae.
Theo FAO (2004) trên thế giới có khoảng 77 loài; Nguyễn Khắc Hường
(1993), Việt Nam có 13 loài cá Đối có giá trị kinh tế và ñược xem là ñối tượng
trong nuôi trồng thủy sản, trong ñó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: M.
cephalus, Liza subviridsis, L. macrolepis, L.vaigiensis và Valamugil
cunnesius. Đa số các loài này lớn nhanh và có kích thước lớn lúc trưởng thành.
Bộ cá Đối (Mugiliformes) là một bộ cá vây tia. Hiện tại, bộ này chỉ chứa
duy nhất một họ là họ cá Đối (Mugilidae), với khoảng 66-80 loài. Chúng phân
bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt ñới và ôn ñới, và ñôi khi cũng có
một vài loài sống ở nước ngọt (liza abu) hoặc di cư vào nước ngọt (Mugil
cephalus).

2.1.2 Vị trí phân loại
Cá Đối (Liza subviridis) tên ñịa phương là cá Đối ñất có vị trí phân loại
như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Mugiliformes
Họ: Mugilidae
Giống: Liza
Loài: Liza subviridis ( Valenciennes, 1836)
Tên tiếng Anh: Greenback mullet.
2.1.3 Đặc ñiểm phân bố
Các loài cá Đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt ñới và á
nhiệt ñới từ 420 bắc ñến 420 nam cá ñối chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, rất
hoạt bát và hay nhảy là loài rất rộng muối, có thể sống ở vùng biển khơi hay
cả vùng nước ngọt, tuy nhiên chúng lớn nhanh khi ñộ măn 20 0/oo (Nguyễn
Anh Tuấn và ctv, 2000)

3


Theo Abu Khair Mohammad Mohsin Mohd & Azmi Ambak (1996) loài
Liza subviridis phân bố ở vịnh Persian ñến Srilanka, Bangladesh, Ấn Độ, Mã
Lai, Trung Quốc, Úc,…chúng thường sống ven biển, có khả năng chịu ñược
sự thay ñổi về ñộ mặn, oxy, nhiệt ñộ (trích bởi Nguyễn Hương Thùy, 2004), Ở
Việt Nam loài Liza subviridis thường sống ở vùng ven bờ và các cửa sông nơi
có ñộ mặn thấp (Nguyễn Khắc Hường, 1993).
2.1.4 Hình thái phân loại
Các loài cá Đối có hai vây lưng ngắn: vây thứ nhất dạng gai (4 gai) và
một vây lưng mềm gồm 1 gai và các tia vây, cách nhau khá rộng. Các vây
chậu (1 gai và 5 tia vây) ở phía dưới khoang bụng; 1 gai, 5 tia vây mềm. Vây

ngực ở phần cao của cơ thể, ñuôi hơi chẻ. Giác quan hông nếu có thì không lộ
rõ. Đầu rộng và dẹt ở phía trên. Miệng kích thước trung bình. Không răng
hoặc có các răng nhỏ. Các lược mang dài. Dạ dày khỏe; ruột rất dài. Chiều dài
tối ña khoảng 90 cm, nhưng thông thường chỉ cỡ 20 cm. Mắt có thể ñược che
phủ một phần bằng một lớp mỡ. Màu lưng là lục xám hay lam, hông trắng,
bụng hơi vàng, vảy to và xếp chồng lên nhau ()

Hình 2.1: Cá ñối Liza subviridis. Ảnh của Randall J.E ()

2.2.1 Môi trường sống
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Mạnh Sơn và ctv (2003) thì cá Đối là
loài cá có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các ñiều kiện cụ thể như
sau: nhiệt ñộ: 24-300C, ñộ mặn 15-30%o, ñộ sâu 1-120m, nền ñáy là cát hay
cát pha bùn, do ñó chúng thường sống trong các vùng ven bờ và cửa sông,
thích sống nơi có nước chảy và hàm lượng oxy cao.
Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền (2006) cho rằng tùy
theo giai ñoạn phát triển của cá mà chúng sống ở những môi trường khác
nhau: Cá giống cở 200 – 300mm thường tập trung quanh năm trong môi
trường nước ngọt hoặc lợ nhạt, ñối với cá trưởng thành môi trường sống thay
ñổi tùy theo mùa và nó liên quan ñến quá trình di cư sinh sản. Khi ñến mùa
sinh sản thì chúng có khuynh hướng tránh các dòng nước ngọt, cá sinh trưởng

4


kém ở vùng nước ngọt và ñộ mặn thấp trong khi sinh trưởng tốt ở các vùng
nước lợ, lợ mặn và nước mặn (có thể lên tới trên 70ppt) và chúng chịu sốc ñộ
mặn kém nhất là trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp. Theo A. L. Ibanez and O.
Gutierrez Benitez (2004), Sự di cư sinh sản ảnh hưởng lớn từ sự biến ñổi khí
hậu như nhiệt ñộ, ánh sáng ngày, chế ñộ thuỷ triều hàng tháng. Tuy nhiên sự

thay ñổi nhiệt ñộ ảnh hưởng tiêu cực ñến sự di cư trong khi ñó chế ñộ thuỷ
triều hàng tháng ảnh hưởng tốt ñến sự di cư của cá.
Cá Đối có thể chịu ñựng ñược nhiệt ñộ dưới 10oC, tuy nhiên có rất ít tài
liệu ñề cập ñến ảnh hưởng của nhiệt ñộ lên sinh trưởng và sinh sản của cá ñối,
ña số các nghiên cứu trên cá ñối ñược bố trí ở nhiệt ñộ 20-30oC là khoảng
nhiệt ñộ thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh sản của cá ñối (Nguyễn Thị
Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền, 2006)
Về tập tính sống ñây là loài cá sống tầng giữa và tầng mặt, thích bơi
ngược dòng. Cá ñối có tập tính sống quần ñàn và tập tính này thể hiện mạnh
nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các
vùng nước sâu ngoài biển ñể sinh sản
2.2.2. Đặc ñiểm sinh trưởng
Theo nghiên cứu của Vũ Trung Tạng (1994) cá ñối ñất Liza subviridis
khai thác ở vùng ñầm nước lợ thuộc hệ thống sông Hồng ñạt kích thước từ
135-195 cm (tương ứng 113-167g), cá ñối ñất thành thục khi ñạt 2 năm tuổi.
Cá cái thường lớn nhanh hơn cá ñực và cũng ñạt ñược kích thước lớn hơn.
Trong ñiều kiện nuôi, sau một năm chúng có thể ñạt kích thước 300g, 1.2kg
sau hai năm và trên 2kg nếu nuôi sau 3 năm (Pillay, 1990). Cá ñối ñầu dẹt
(Mugil cephalus) lớn nhanh so với các loài cá ñối khác trong họ cá ñối.
2.2.3 Đặc ñiểm sinh học sinh sản:
Cá ñối có tập tính sống quần ñàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào
mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước
sâu ngoài biển ñể sinh sản. Ở các ao ñầm nước lợ chúng ta vẫn có thể bắt gặp
cá ñối ñất có tuyến sinh dục ñạt ñến giai ñoạn IV, cá ñối ñẻ ngay trong ñầm.
Cá ñối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 10 tới
tháng 4 năm sau (McDonough et al., 2003, McDonough et al., 2005) tuy nhiên
ở các thủy vực nước vùng cận nhiệt ñới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (tới
tháng 1-tháng 2 năm sau). Cá ñối ñạt tới thành thục sinh sản vào 2- 3 năm tuổi
với chiều dài thân trung bình khoảng 33 cm ở cá ñực và 35 cm ở cá cái. Sức
sinh sản của cá thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài thân cá,


5


cá càng lớn sức sinh sản càng cao. Con cái có trọng lượng khoảng 1.5 kg có
sức sinh sản từ 1-1.5 triệu trứng (Pillay, 1990).
McDonough et al. (2005) quan sát tiêu bản mô học ñã ñề nghị con ñực
bắt ñầu thành thục sinh dục ở tháng tuổi thứ 13 ñến tháng tuổi 15-19 thành
thục 90% cá thể ở chiều dài thân 22,5 cm và 100% cá thể thành thục ở 2 năm
tuổi với chiều dài thân 30 cm. Ở con cái bắt ñầu thành thục sinh dục ở năm
tuổi thứ 2 với chiều dài thân 29,1 cm, ñến năm tuổi thứ 4 thì ñạt 100% cá thể
thành thục. Chan et al. (1980), nghiên cứu trên loài Liza subviridis cho thấy
kích cỡ thành thục sinh dục ñầu tiên ở con ñực 9,5-11,5 cm ở con cái là 10,511,5 cm chiều dài. Tương tự, theo nghiên cứu của Kendall and Gray (2008)
con cái có kích cỡ sinh sản lớn hơn con ñực. Nghiên cứu trên hai loài Liza
argentea và Myxus elongatus kích cỡ sinh sản theo chiều dài fork lần lược của
hai loài là (ñực 180 mm, cái 207 mm) và (ñực 230 mm, cái 255 mm).
Trứng cá ñối có kích thước ñường kính từ 0.9-1 mm. Trứng ñã thụ tinh
nở ra ấu trùng trong khoảng 16-30 giờ ở nhiệt ñộ 20 – 240C. Ấu trùng cá ñối
rất nhỏ (2,5-3,5 mm) và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng mạnh. Trứng
cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào ñó
trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở
vùng cửa sông nơi ñược coi như các bãi ương cho cá giống (Nguyễn Thị Hồng
Vân và Trần Thị Thanh Hiền, 2006). Sức sinh sản của cá ñối Mugil curema là
540.000 trứng/cá ở kích cỡ cá 23-42 cm chiều dài cá và ñường kính trung bình
là 426 micromet. Với cá ñối Liza subviridis thì con cái có chiều dài thân và
tăng trưởng lớn hơn con ñực. Tỉ lệ ñực:cái là 1,0:1,4. Sức sinh sản khoảng
133.244-295.065 trứng/cá ở cá có chiều dài 182-243 cm. Ở loài Mugil
cephalus là 389.000-3.010.000 trứng/cá trong khoảng chiều dài của cá thể là
32,5-59,2 cm (Baumar et al., 2000; Al-Daham and Wahab, 1991; McDonough
et al., 2003)


2.2.4 Tuổi thành thục và các giai ñoạn thành thục của tuyến sinh dục
Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay ñổi theo từng ñiều kiện cụ
thể của môi trường sống, chế ñộ dinh dưỡng. Theo quy luật chung, cá sống ở
vĩ ñộ cao nhiệt ñộ thấp thì tuổi thành thục cao hơn so với cá cùng loài nhưng
sống ở vĩ ñộ thấp nhiệt ñộ cao (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2010).
Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục ở các loài cá, thông thường
ñược ñánh giá dựa vào các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục, mức ñộ chín
muồi của sản phẩm sinh dục ở một số loài cá riêng biệt ñược xác ñịnh khác
nhau. Hiện nay có nhiều sơ ñồ xác ñịnh ñộ chín mùi sinh dục, nhưng giữa

6


chúng chưa có sự thống nhất với nhau và vấn ñề này ñược nghiên cứu ñầy ñủ.
Theo Pravdin (1973) thì xác ñịnh các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục thành
06 giai ñoạn.
Theo Xakun và Buskaia (1968), Pravdin (1973), Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm (2010) các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục thành 6 giai
ñoạn.
Theo phạm Trần Nguyên Thảo (2006) cũng xác ñịnh các giai ñoạn phát
triển tuyến sinh dục cá ñối thành 6 giai ñoạn và ñược mô tả như sau:
Các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục cái:
Giai ñoạn 1: Noãn sào rất nhỏ, mảnh, trong suốt, rất khó phân biệt ñược tinh
sào hay noãn sào bằng mắt thường. Trong noãn sào xuất hiện nhiều tế bào
thuộc thời kỳ ñầu sinh trưởng nguyên sinh chất, tế bào có nhiều góc cạnh, kích
thước nhỏ. Tế bào chất ưa kiềm mạnh, nhân nhỏ tròn, bắt màu tím nhạt, số tiểu
hạch ít.
Giai ñoạn II: Noãn sào gia tăng kích thước và có thể phân biệt TSD ñực, cái

bằng mắt thường. TSD có kích cỡ nhỏ, màu hơi hồng. Màng tuyến sinh dục
mỏng, rất khó thấy hạt trứng bằng mắt thường. Trong noãn sào chứa các tế bào
ở cuối thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất, tế bào chất ưa kiềm yếu hơn giai
ñoạn 1, các tiểu hạch di chuyển ra ngoài màng nhân.
Giai ñoạn III: Kích thước noãn sào gia tăng rõ, noãn sào có màu vàng nhạt,
trên noãn sào ñã có mạch máu phân bố. Có thể thấy rõ các hạt trứng trong
noãn sào bằng mắt thường. Chúng rất nhỏ, khó tách rời khỏi các tấm trứng.
Thời kỳ này các noãn bào bắt ñầu chuyển sang giai ñoạn sinh trưởng chất dinh
dưỡng, do ñó noãn bào lớn lên rõ nhờ sự tích tuỹ chất dinh dưỡng. Tế bào chất
còn ưa kiềm yếu, noãn hoàng xuất hiện nhiều hơn, tạo thành một lớp dầy và
bắt màu hồng của eosin rõ.
Giai ñoạn IV: Noãn sào có kích thước lớn, có màu vàng tươi, hơi ñậm hơn so
với noãn sào ở giai ñoạn III. Mạch máu phân bố trên noãn sào nhiều hơn, các
hạt trứng to và tương ñối ñồng ñều. Vào cuối giai ñoạn này có thể nhìn thấy
nhân của trứng bằng mắt thường. Trong noãn sào tổ chức liên kết ít, mạch máu
phát triển, màng noãn sào mỏng, có số ít tế bào ở thời kỳ ñầu, và cuối sinh
trưởng nguyên sinh chất. Đa số tế bào ở thời kỳ lớn nguyên sinh noãn hoàng.
Giai ñoạn V: Noãn sào có kích thước rất lớn, có màu sắc ñậm hơn so với giai
ñoạn IV. Trong noãn sào, chủ yếu là các tế bào trứng ñã kết thúc thời kỳ lớn
noãn hoàng và chuẩn bị cho thời kỳ ñẻ sắp tới. Noãn hoàng tích luỹ ñầy trong
tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm và từ từ tan biến vào dịch nhân.

7


Giai ñoạn VI-II: Sau khi cá ñẻ xong, TSD teo lại, mềm nhão, màng TSD
nhăn nheo, mạch máu phát triển ñều, bên trong có dịch bầm ñỏ. Trong noãn
sào một số tế bào trứng không ñược ñẻ ra và một số trứng nhỏ bám chặt vào
tấm trứng, tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, số noãn bào ñang thoái hoá và
ñược tái hấp thu, bên cạnh ñó vẫn còn có tế bào dự trữ, và một số tế bào

chuyển về giai ñoạn II.
Các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục ñực:
Giai ñoạn I: TSD ñực giai ñoạn I khó phân biệt bằng mắt thường, nhưng có
thể phân biệt bằng cách quan sát lát cắt mô, do TSD quá nhỏ nên cắt mô
không thành công.
Giai ñoạn II: Dễ dàng phân biệt tuyến sinh dục ñực cái, tinh sào là hai dãy
nhỏ, có màu trắng trong. Tinh sào chủ yếu tinh bào, tinh tử, một số tinh
nguyên bào.
Giai ñoạn III: Chiều ngang tinh sào phát triển to hơn giai ñoạn II. Tinh sào có
màu trắng hơi ñục. Tổ chức học của tinh sào giai ñoạn III vẫn chưa xuất hiện
buồng sinh tinh rõ ràng. Trong tinh sào chủ yếu vẫn là các tinh bào. Nhưng số
lượng giai ñoạn III tăng hẳn so với giai ñoạn II.
Giai ñoạn IV: Tinh sào có màu trắng ñục, cắt ngang tinh sào có sẹ ñọng trên
lưỡi dao nhưng vuốt bụng sẹ không chảy ra. Quan sát tổ chức học cho thấy ở
giai ñoạn IV hình thành buồng sinh tinh trên tinh sào, ở giữa buồng sinh tinh
là các tinh trùng sắp xếp dầy ñặc, số lượng tinh bào giảm ñi so với giai ñoạn
III.
Giai ñoạn V: Đây là giai ñoạn chín của buồng tinh, kết thúc quá trình sinh
tinh. Tinh sào phát triển ñạt chiều dài tối ña. Lúc này vuốt nhẹ bụng cá có sẹ
chảy ra.Tổ chức học của tinh sào giai ñoạn V là chứa nhiều tinh trùng, số
lượng tinh bào và tinh tử còn rất ít so với giai ñoạn IV.
Giai ñoạn VI: Cá ñã tham gia sinh sản, tinh sào xẹp xuống rõ, tinh sào có màu
trắng ñục hơi trong. Số lượng tinh bào và tinh tử gia tăng rõ so với giai ñoạn
V.
2.2.4. Những nghiên cứu về Vitellins ( protein tạo noãn hoàng)
Vitellins hay còn gọi là tiền protein noãn hoàng với thành phần là
lipoprotein, có khối lượng 470- kDa, ñược tổng hợp trong gan và theo máu ñi
ñến trứng. Khi trứng chín Vitellins bị tách thành hai protein nhỏ hơn là:
phosvitin và Lipovitellin. Vitellins ñược tổng hợp từ phần bên ngoài của tế
bào trứng sau ñó tiết vào hệ thống tuần hoàn và ñi vào buồng trứng. Theo


8


Nguyễn Tường Anh (1999) hai giờ sau khi ñược tổng hợp thì ta có thể phát
hiện ñược Vitellins trong máu.
Sự tổng hợp vitellins ở gan cá xương ñược tổng hợp bởi hormon 17βestradiol(E2) và hàm lượng Vitellins tỷ lệ thuận với liều E2 ñược ñưa vào môi
trường (Goncharov, 1977 trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999). Nghiên cứu
trên tôm càng xanh của Lee Fang-Yi and Chang Ching-Fong (1999) cũng kết
luận rằng vitellogenin hầu hết ñược tổng hợp từ gan, tuỵ. Trên ñối tượng tôm
sú ñược nghiên cứu bởi Tiu Shirley et al. (2006) kết luận rằng hàm lượng
vitellogenin ñược tổng hợp từ gan, tuỵ và buồng trứng là như nhau.
Trên các loài giáp xác thì hàm lượng vitellogenin bị ức chế bởi hormon
ức chế vitellogenin inhibiting hormon (VIH), một hormon tuyến X trong
cuống mắt. Việc cắt mắt có ảnh hưởng ñến sự tiết hormon này và làm tăng quá
trình tổng hợp vitellogenin (Wilder et al.,1994). Mối quan hệ giữa hàm lượng
Vg và sự phát triển của buồng trứng ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu trên một
số loài giáp xác.
Theo Lee và Chang (1997) (trích bởi Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007;
Nguyễn Thị Lệ Hoa, 2009) ở tôm càng xanh hàm lượng Vg sớm gia tăng từ
giai ñoạn I, II và ñạt lượng cao nhất vào cuối giai ñoạn IV và ñầu giai ñoạn V,
ñến khi lột xác và ñẻ trứng thì hàm lượng Vg giảm ñột ngột gần như mất hẳn.
Các giai ñoạn phát triển của buồng trứng gắn liền với hệ số thành thục của
buồng trứng và hàm lượng vitellogenin trong buồng trứng. Nghiên cứu trên
tôm càng xanh của Wilder and Hương (2003) cho rằng hàm lượng Vitellins
cao thì chỉ số thành thục tuyến sinh dục cao và ñó là dấu hiệu cho biết tôm
chuẩn bị lột xác, giao vĩ và ñẻ trứng.
Tương tự, nghiên cứu trên ñối tượng tôm Sú của Châu Tài Tảo và ctv
(2010), hàm lượng vitellins cao nhất khi tôm mẹ ở giai ñoạn IV, thấp nhất ở
giai ñoạn I (sau khi ñẻ) và hàm lượng protein này tương quan thuận với sức

sinh sản của tôm.
Sự biến ñộng về hàm lượng vitellogenin trên cua (Callinectes sapidus)
cũng ñược nghiên cứu bởi (Lee, 1996). Kết quả là hàm lượng Vitellins tăng
dần trong quá trình phát triển của buồng trứng từ giai ñoạn III, IV, V và VI.
Trên ñối tượng lương ñồng Vitellins thấp ở giai ñoạn I, II, bắt ñầu tăng cao ở
giai ñoạn III và IV ñạt cao nhất ở giai ñoạn V (3,79±1,57 µgALP/mg protein)
(Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007, Nguyễn Thị Lệ Hoa, 2009).
Trên loài lampetra fluviatilis châu âu, ñược nghiên cứu trên 2 giới tính
ñực và cái. Tác giả tiêm hormon estradiol(E2) với hàm lượng cao nhất vào
tháng 3 (thời gian chuẩn bị sinh sản). Trong thời gian sinh sản, ở con cái, hàm
9


lượng vitellogenin trong huyết tương ñược duy trì và tăng ở buồng trứng. Trái
lại, ở con ñực hàm lượng vitellogenin không tăng trong buồng tinh (Karsten et
al., 2002). Theo () trên cá khổng tượng arspaima
gigas hàm lượng vitellogenin ở cá cái cao hơn cá ñực. Đây là cơ sở ñể phân
biệt cá ñực, cái dựa vào hàm lượng vitellogenin.
Trên ñối tượng cá Mrigal, ñề nghị của Sudipta Maitra et al. (2007) hàm
lượng vitellogenin biến ñộng tỷ lệ thuận theo hệ số thành thục. Nghiên cứu
phân chia các giai ñoạn sinh sản theo các tháng như sau: giai ñoạn nuôi vỗ
(tháng 2-4), giai ñoạn thành thục (tháng 5-6), giai ñoạn sinh sản (tháng 7-8),
giai ñoạn sau sinh sản (tháng 9-1) và xác ñịnh hàm lượng vitellogenin cao nhất
vào giai ñoạn sinh sản.
Một nghiên cứu khác của Pacoli Cecily et al. (1990) cũng xác ñịnh hàm
lượng vitellogenin ở cá cái bị giảm sau khi cá da trơn Ictalurus punctatus sinh
sản. Trước sinh sản hàm lượng vitellogenin ño ñược khoảng 30.21±5.36
mg/ml nhưng sau khi sinh hàm lượng giảm xuống còn khoảng 3.79±0.89
mg/ml. Nghiên cứu còn kết luận hàm lượng vitellogenin cá trưởng thành cao
hơn cá hậu bị (trên 12 tháng tuổi).

Hàm lượng vitellogenin không những biến ñộng theo giai ñoạn phát triển
tuyến sinh dục, mà còn biến ñộng theo nhiệt ñộ và thức ăn. Trên cá hồi, vào
mùa thu hàm lượng vitellogenin khoảng 35 mg/ml và bị ảnh hưởng của nhiệt
ñộ nên vào mùa hè, hàm lượng này giảm; dao ñộng khoảng 10 mg/ml (King
and Pankhurst, 2003). Theo Navas Jose et al. (1998) thay ñổi tỷ lệ lipid trong
khẩu phần thức ăn làm ảnh hưởng ñến hàm lượng vitellogenin cũng như sức
sinh sản trên loài Dicentrarchus labrax. Hàm lượng vitellogenin thấp hơn ở cá
sử dụng thức ăn viên công nghiệp có bổ sung 10% và 20% lipid so với cá sử
dụng thức ăn là cá tạp.
Đối với protein ở gan và cơ, trên loài cá nước ngọt Channa punctatus có
sự biến ñổi hàm lượng theo tuổi của cá (Patnaik, 2003). Trên cá ñực, protein
cơ tăng theo tuổi. Trái lại, protein gan cao nhất trong giai ñoạn sinh sản và suy
giảm sau khi sinh sản, sau ñó tiếp tục suy giảm theo tuổi. Trên con cái, cả hai
protein gan và cơ tăng tỷ lệ thuận theo tuổi cá. Nghiên cứu sự tổng hợp protein
ở gan và cơ cho thấy khả năng tổng hợp ở gan cao hơn trên cơ rất nhiều. Cụ
thể, tổng hợp protein gan là 37 mg/ngày/g tính trên mô tươi hay 25% protein
plasma. Trên cơ, khả năng tổng hợp 0.54%/ngày (Audrey and Michael, 1979).
2.2.5 Những nghiên cứu về huyết học

10


Máu là một tổ chức chất lỏng luôn vận chuyển trong hệ thống mau mạch,
có hai thành phần là: tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) và
huyết tương (gồm 90% là nước, các chất hữu cơ, ñương và các chất ñiện phân
,…). Trong ñó nhiệm vụ chính của tế bào hồng cầu là vận chuyển oxy từ môi
trường ngoài vào cơ thể bằng cách hemoglobin của tế bào hồng cầu. Máu kết
hợp với oxy tạo thành oxyhemoglobin và chuyển CO2 từ tế bào ra môi trường
bên ngoài.
Schaperclaus (1992) ñã ñưa ra nhiều phương pháp lấy mẫu máu ở cá, qua

kết quả nghiên cứu thì tác giả nhận thấy trong máu cá có sự hiện diện các loại
tế bào máu cũng giống với các loại tế bào máu ở người, ñó là tế bào hồng cầu,
bạch cầu (gồm tế bào Lymphocyte, tế bào Monocyte, tế bào Neutrophyl, tế
bào Basophyl và tế bào Eosinophyl) ,và tế bào tiểu cầu. Theo nhận ñịnh của
tác giả thì tế bào bạch cầu Leucocyte là loại tế bào có nhân, kích thước lớn
hơn hồng cầu. Dựa vào ñặc tính bắt màu với thuốc nhuộn mà người ta chia
thành các loại bạch cầu: bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung
tính và bạch cầu không hạt (Monocyte, Lymphocyte). Chức năng của tế bào
bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bằng phương
thức thực bào (do tế bào Monocyte và tế bào Neutrophyl) và tạo kháng thể (do
tế bào Lymphocyte)
Với nghiên cứu mô ở cá trê lai của Chinabut et al. (1991) bằng phương
pháp phết mẫu máu tươi, tác giả quan sát và mô tả tế bào hồng cầu, các loại tế
bào bạch cầu (không gặp tế bào Basonophyl và Eosinophyl) và tế bào tiểu cầu
(Thrombocyte). Trong ñó tế bào tiểu cầu ñược tác giả mô tả rất chi tiết, chúng
có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, nhân to chiếm gần hết tế bào, tác giả còn
cho biết chức năng chính trong quá trình ñông máu ở cá.
Quách Thị Tài (1990) nghiên cứu huyết học của gần 400 mẫu cá mè
trắng, giai ñoạn từ cá giống ñến cá trưởng thành. Kết quả về các chỉ tiêu huyết
học như lượng hồng cầu, hemoglobin và số lượng bạch cầu, các chỉ tiêu trên
biến ñổi theo tuổi, giới tính (cá ñực cao hơn cá cái) sau vụ sinh sản hàm lượng
về các chỉ tiêu này giảm ñi rõ rệt. Chỉ tiêu huyết học liên quan chặt chẻ ñến
chế ñộ dinh dưỡng và tác giả kết luận rằng có thể dùng các chỉ tiêu huyết học
ñể ñánh giá tình trạng sinh lý của cá mè trắng trong ao nuôi.
Hrubec et al.(2000) nghiên cứu về các chỉ tiêu huyết học và thành phần
hóa học của huyết tương của cá rô phi khi nuôi ở hai mật ñộ khác nhau.Qua
nghiên cứu ông kết luận khi nuôi ở hai mật ñọ khác nhau thì thành phần
protein, canxi, photphat trong huyết tương là khác nhau, ñồng thời ông củng
ñua ra phương pháp phân tích số lượng và ñồng thời mô tả hình thái của các


11


loại bạch cầu có ý nghĩa cho việc ñánh giá miễn dịch của cá trong hai mật ñộ
nuôi khác nhau.

12


CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện ñề tài:
-Thời gian: Từ 8/2010 ñến tháng 11/2010
- Địa ñiểm thu mẫu: Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
- Địa ñiểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm, Khoa Thủy sản Trường Đại
học Cần Thơ
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá ñối ñất Liza subviridis ñược thu ngoài tự nhiên
ở Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Vật liệu nghiên cứu gồm:
Bể nhựa 10m3
Vợt các loại
Ống chích 1ml
Thước, sổ ghi chép
Kính hiển vi, lame
Cân ñiện tử hai số lẻ
Máy ly tâm, máy cắt, slide warmer và các máy khác
Các loại hóa chất trong phòng phân tích: NaOH 1N, CuSO4 1%,Na2CO3
2%, cồn, Xylen, Eosin,…
3.2 Phương pháp nghiên cứu

A. Phương pháp thu mẫu
- Mẫu cá ñối ñược thu từ các ñầm tự nhiên, ở Năm Căn, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau, tổng số mẫu thu ñược là 82 con, 24 con ñực và 58 con cái
mẫu cá ñối thu nhiều cở khác nhau từ 26,28gram ñến 11,32 gram và có ñủ các
giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục, ít nhất mỗi giai ñoạn tuyến sinh dục
thu ñược từ 2 mẫu trở lên. Cá ñược vận chuyển về trại thực nghiệm khoa Thủy
sản Trường Đại học Cần Thơ và ñược nuôi nhốt trong bể composite với với
mức nước 0,5m, ñộ mặn 20-25‰ khoảng 1 ñến 2 ngày. Tiến hành thu mẫu
máu từ ñộng mạch lưng bằng kim tiêm ñể phân tích các chỉ tiêu vitellins trong
13


huyết tương, hàm lượng protein trong máu, Số lượng hồng cầu, bạch cầu, thể
tích hồng cầu, Hemoglobin, tỷ lệ huyết cầu (Hematorit). Sau ñó xác ñịnh giai
ñoạn thành thục của tuyến sinh dục, phân biệt ñực cái. Tiến hành thu mẫu,
gan, cơ ñể tiến hành phân tích các chỉ tiêu, protein trong gan và cơ.
B. phương pháp phân tích
3.2.1. Xác ñịnh mối tương quan giữa các giai ñoạn thành thục với một số
chỉ tiêu sinh hóa
3.2.1.1 Phương pháp phân tích Vitellins:
Máu ñược thu từ ñộng mạch lưng bằng kim tiêm và sau ñó ly tâm lạnh ở
4 C trong vòng 6 phút (6000 vòng/phút), sử dụng huyết tương ñể ño hàm
lượng Vitellins, từ ñó xác ñịnh mối quan hệ giữa hàm lượng Vitellins trong
huyết tương với các giai ñoạn phát triển của buồng trứng. Hàm lượng Vitellins
ñược xác ñịnh bằng phương pháp so màu quang phổ (theo phương pháp
ALKALI – LABILE PHOSPHATE dựa trên ñường chuẩn Phosphorus
Standard và so màu ở bước sóng 660 nm).
o

Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu

Vitellins là dạng protein noãn hoàng có trong sản phẩm sinh dục cái,
dạng protein này có thể ñược xác ñịnh dựa trên kết quả phân tích PPP trong
huyết tương của cá nhằm tìm ra mối tương quan giữa hàm lượng này với các
thời kỳ phát triển của tế bào trứng trong noãn sào. Để xác ñịnh hàm lượng
Vitellins trước hết ta cần xác ñịnh hàm lượng Protein và alkali–labile
phosphate (ALP) có trong huyết tương.
Lượng protein ñược xác ñịnh theo phương pháp Lowry và ctv (1951) sử
dụng Albumine bovine (BSA, Sigma) làm ñường chuẩn. Các bước phân tích
như sau:
Chuẩn bị hóa chất
BSA : 10g / ml H2O
Hỗn hợp A: 150ml Na2CO3 2% + 1,5ml CuSO4.5H2O 1% + 1,5 ml NaK
Tartrate 2%
Folin: 10ml Folin + 10ml H2O

14


Quá trình phân tích Protein
Hóa chất

Đường chuẩn
0 mg

Mẫu

protein

0,05 mg 0,1 mg 0,2 mg 0,5 mg
protein

protein
protein
protein

BSA

0µl

5µl

10µl

20µl

50µl

/

Mẫu

/

/

/

/

/


10µl

H2 O

500µl

495µl

490µl

480µl

450µl

490µl

NaOH 1N

500µl

500µl

500µl

500µl

500µl

500µl


5ml

5ml

5ml

5ml

5ml

500µl

500µl

500µl

500µl

500µl

Ủ trong 30 -120 phút
Hỗn hợp A 5ml
Ủ trong 15 phút
Folin

500µl

Ủ trong 30 phút
Đọc ở bước sống 660nm
Đường chuẩn Albumine bovine cho phép xác ñịnh lượng Protein (mg Protein/

ml plasma) có trong mẫu.
Phương pháp phân tích mẫu Alkali – labile phosphate ( ALP).
ALP ñược xác ñịnh dựa vào ñường chuẩn phosphorus standard
Hóa chất phân tích
Acid Molybdate: 0,625mg Amonium molybdate / 50 ml H2SO4 2,5M
Reducer: 1,58g / 10ml H2S
TCA 20 %: 20g Trichoro acetic acid / 100ml H2O
NaOH 2N: 8g / 100ml H2O
HCl 2N: 83,4 ml / 16,6 ml H2O
Ethanol absolut
Acetone
Diethylether
Chloroform

15


Qui trình phân tích
30µl plasma + 1ml TCA 20% trong 15 phút

Ly tâm 10 phút ( 40C): RPM = 3300rpm. Dùng pipet lấy phần cô ñặc

1 ml Ethanol

Để vào nước nóng 600C trong vòng 10 phút

Ly tâm 2 phút ( 40C): RPM = 8000rpm, lấy phần cô ñặc

1ml chloroform: 2ml diethylether: 2ml ethanol trong vòng 5 phút


Ly tâm 2 phút (40C): RPM = 8000 rpm, lấy phần cô ñặc

1ml aceton trong 5 phút

Ly tâm 2 phút (40C):RPM = 8000rpm, lấy phần cô ñặc

1ml diethylether trong 5 phút

Ly tâm 2 phút (40C):RPM = 8000rpm

lấy phần cô ñặc sấy khô trong khoảng 1 giờ (50-600C)

500µl NaOH 2N

Để vào nước nóng 1000C trong vòng 15 phút, lấy ra ñể nguội

500µl HCl 2N
Dùng pipet hút 400µl mẫu cho vào ống nghiệm rồi tiến hành pha ñường chuẩn
và mẫu.

16


×