Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông Ở Mật Độ Khác Nhau Trên Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.9 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN TUẤN

THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage 1878) TỪ BỘT LÊN GIỐNG
TRONG AO ĐẤT Ở HUYỆN TAM BÌNH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CẦN THƠ 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN TUẤN

THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage 1878) TỪ BỘT LÊN GIỐNG
TRONG AO ĐẤT Ở HUYỆN TAM BÌNH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths NGUYỄN VĂN TRIỀU


PGs.Ts DƯƠNG NHỰT LONG

CẦN THƠ 2011


MỤC LỤC
TRANG
PHẦN I ........................................................................................................................ 7
GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 7
PHẦN II ....................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 9
2.1 Đặc điểm sinh học ................................................................................................. 9
2.1.1 Hệ thống phân loại ............................................................................................ 9
2.1.2 Đặc điểm phân bố .............................................................................................. 9
2.1.3 Đặc điểm về hình thái ........................................................................................ 9
2.1.4 Môi trường sống .............................................................................................. 10
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng....................................................................................... 10
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng....................................................................................... 11
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 11
2.2 Tình hình sản xuất giống cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ...................... 11
2.3 Kỹ thuật ương cá tra............................................................................................ 12
2.3.1 Chuẩn bị ao ương ............................................................................................. 12
2.3.2 Giống và mật độ thả ......................................................................................... 13
2.3.3 Chế độ dinh dưỡng cho cá ương ..................................................................... 13
2.3.5 Quản lý ao ương ............................................................................................... 14
2.3.5 Một số bệnh thường gặp ở cá Tra con ............................................................ 14
2.3.7 Thu hoạch cá giống .......................................................................................... 15
PHẦN III .................................................................................................................... 16
3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 16
3.1.1 Nguồn cá Tra bột.............................................................................................. 16

3.2 Phương pháp thực nghiệm .................................................................................. 16
3.2.1 Bố trí ao ương................................................................................................... 16
3.2.3 Thả cá bột ......................................................................................................... 18
3.2.4 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................ 19
3.3 Thu và xử lý mẫu ................................................................................................ 20
3.3.1 Khảo sát các yếu tố môi trường....................................................................... 20
3.3.2 Khảo sát sự tăng trưởng của cá ương.............................................................. 21
3.3.3 Khảo sát tỷ lệ sống và năng suất ..................................................................... 22
3.3.4 Phân tích hiệu quả của mô hình ương............................................................. 22
3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 22
PHẦN IV ................................................................................................................... 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 23
4.1 Các yếu tố môi trường trong ao ương ................................................................ 23
4.1.1 Nhiệt độ trong ao ương .................................................................................... 23
4.1.3 Dao động oxy giữa hai mật độ trong ao ương. ............................................... 24
4.1.4 NH3 trong ao ương ........................................................................................... 25
4.1.5 Độ trong ............................................................................................................ 26


4.2 Tăng trọng của cá Tra ương................................................................................ 27
4.3. Tỷ lệ sống và năng suất cá ương ....................................................................... 31
4.3.1. Tỷ lệ sống ........................................................................................................ 31
4.3.2. Năng suất cá ương........................................................................................... 32
PHẦN V ..................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN................................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................30
Phụ lục


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Các yếu tố trong môi trường ao ương cá Tra bột cần .................................... 6
Bảng 2.2 Lượng thức ăn cho một triệu cá Tra bột ương trong ao đất ........................... 7
Bảng 3.1 Diện tích ao ương và mật độ thả ương .......................................................... 9
Bảng 3.2 Thức ăn cho cá từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 3............................. 13
Bảng 4.1 Sự biến động của chỉ tiêu nhiệt độ trong ao ương ....................................... 17
Bảng 4.2 Sự biến động của chỉ tiêu pH trong ao ương ............................................... 17
Bảng 4.3 Sự biến động oxy giữa hai mật độ trong ao ương ........................................ 19
Bảng 4.4 Sự biến động NH3 giữa hai mật độ trong ao ương....................................... 20
Bảng 4.5 Sự biến động độ trong giữa hai mật độ trong ao ương................................. 20
Bảng 4.6 Tăng trọng của cá Tra ương đợt 1 ............................................................... 21
Bảng 4.7: Tăng trọng của cá Tra ương đợt 2 .............................................................. 22
Bảng 4.8 Tăng trưởng theo ngày của cá Tra ương đợt 1............................................. 24
Bảng 4.9 Tăng trưởng theo ngày của cá Tra ương đợt 2............................................. 24
Bảng 4.10 Năng suất cá ương đợt 1 ........................................................................... 26
Bảng 4.11 Năng suất cá ương đợt 2 ........................................................................... 27
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế đợt ương 1 ..................................................................... 27
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế đợt ương 2 ..................................................................... 28


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá Tra ............................................................................ 3
Hình 2.2 Thu hoạch cá giống ....................................................................................... 9
Hình 3.1 Cải tạo ao ương........................................................................................... 11
Hình 3.2 Lấy nước vào ao ......................................................................................... 12
Hình 3.3 Cho cá bột ăn .............................................................................................. 13
Hình 3.4 Cân trọng lượng cá ..................................................................................... 15
Hình 4.1 Cá Tra 10 ngày tuổi .................................................................................... 21
Hình 4.2 Cá Tra 30 ngày tuổi .................................................................................... 21

Hình 4.3 Tăng trưởng đợt 1 ....................................................................................... 23
Hình 4.4 Tăng trưởng đợt 2 ....................................................................................... 23
Hình 4.5 Tỷ lệ sống của cá Tra sau 60 ngày ương ..................................................... 25


PHẦN I
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá bản địa được nuôi ở đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là loài cá sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt với
những đặc điểm nổi bật so với các loài cá nước ngọt khác như: tăng trưởng
nhanh, có tính thích nghi rộng, sống được trong môi trường chật hẹp, mật độ thả
nuôi cao và là đối tượng xuất khẩu có giá trị (Nguyễn Chung, 2007). Năm 2010,
tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra ở vùng ĐBSCL có nhiều biến động. Đến hết
tháng 11/2010, tổng sản lượng sản xuất cá tra toàn vùng đạt gần 2,4 tỉ con cá
giống, diện tích thả nuôi 5.420ha, đạt 90,3% kế hoạch năm; nhờ nâng cao năng
suất (trung bình đạt 261,2 tấn/ha/vụ) nên sản lượng cá thu hoạch 1.141.000 tấn,
đạt 95,1%/năm. Sản lượng cá xuất khẩu đạt 600.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt
1,3 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng, 7,8% về kim ngạch xuất khẩu so cùng kỳ năm
2009. Dự kiến cả năm xuất khẩu đạt 645.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỉ
USD (Tổng cục thủy sản, 2011).
Mặc dù nghề nuôi cá Tra không còn phụ thuộc vào con giống thu vớt từ tự nhiên
sau khi sản xuất nhân tạo giống cá Tra thành công. Việc sinh sản nhân tạo cá Tra
được phổ biến rộng rãi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng quản lý chất lượng
cá Tra giống vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Dương Thúy Yên, 2006). Tỷ lệ
sống của cá Tra bột đạt thấp dưới 30% (Dương Thúy Yên, 2003).
Xuất phát từ những thực tế trên nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự
chấp thuận của bộ môn Kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt Trường Đại học Cần
Thơ cho phép thực hiện đề tài “Thực nghiệm ương cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) từ bột lên giống trong ao đất ở huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh

Long”. Nhằm mục tiêu và nội dung sau:
Mục tiêu
Khảo sát sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra ương từ cá bột lên cá giống,
làm cơ sở xây dựng quy trình ương giống cá Tra đạt kết quả cao. Mặt khác thông
qua đề tài góp phần rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong nuôi trồng thủy sản.
Nội dung
Khảo sát các yếu tố môi trường ao ương cá Tra từ bột lên giống.


Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống & năng suất của cá Tra ương từ bột lên giống
trong ao đất.
Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình ương cá Tra từ bột lên giống trong ao đất.


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Hệ thống phân loại
Cá Tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) đã được xác định
phân bố ở các lưu vực sông Cửu Long. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus
(Sauvage 1878) thuộc:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá Tra ở lưu vực sông Mê kông và
Chao Phraya. Ở nước ta, những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo,
cá Tra bột và cá Tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành

chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập
tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên
(Nguyễn Chung, 2007).
2.1.3 Đặc điểm về hình thái

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá Tra


Cá Tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt
tương đối to, miệng rộng, có 2 đôi râu dài, lưng màu xám đen, bụng hơi bạc. Cá
bột lúc mới nở các vi lưng, vi đuôi, vi hậu môn, vi bụng dính liền với nhau. Có
hai đôi râu, trong đó đôi râu mép dài gấp đôi chiều dài thân. Ở giai đoạn này cá
chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong nên nhìn thấy ống tiêu hoá sơ khai
dạng thẳng (Phạm Văn Khánh, 1996).
Theo Nguyễn Văn Thường (2008) cá Tra có cơ thể dẹp theo chiều hông, răng
nhỏ, min, răng vòm miệng chia thành bốn nhóm nhỏ. Vi lưng ngắn với 1-2 gai
cứng, vi mỡ khá phát triển. Vi hậu môn dài, gai vi ngực cứng. Có hai đôi râu hàm
(một đôi râu mép và một đôi râu cằm)
2.1.4 Môi trường sống
Theo Nguyễn Chung (2007) cá Tra sống và phát triển tốt trong môi trường nước
ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10‰). pH thích hợp
7-8 có thể chịu đựng được nước phèn với pH = 4-4,5. Nhiệt độ thích hợp 26-30oC
dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC. Oxy trên 3mg/L. Cá
Tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác, cá còn có thể hô
hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
Nhưng khi phải sống trong môi trường khắc nghiệt, cá không tăng trưởng, chậm
lớn và không có khả năng thành thục sinh dục. Sống trong môi trường này thịt cá
có màu vàng sậm, chất lượng thịt kém. Tốc độ dòng chảy, lượng nước bổ sung
thay nước mới và đặt biệt các chất dinh dưỡng có trong nước đều có tác động đến
sự thành thục sinh dục của cá nên cần phải được chú trọng quan tâm.

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus có dạ dày phình to hình chữ U và co giãn
được, ruột cá Tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột
ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục, dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá
thiên về ăn động vật. Khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng
ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp (Nguyễn Chung, 2007). Ngay khi vừa hết noãn
hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau
trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Nhưng khi cá được 2 tuần
tuổi thì khả năng xát hại không đáng kể (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trong quá
trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có
kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện
tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn.


Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác
như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả
năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau đặc biệt là thức ăn công nghiệp
dạng viên. Trong điều kiên thiếu thức ăn cá có khả năng thích nghi nhanh ăn các
loại thức ăn bắt buộc như: mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc thực và động
vật, cám, rau, động vật đáy... (Nguyễn Chung, 2007).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra bột mới nở có chiều dài khoảng 1,3-1,6 mm. Cá có tốc độ tăng trưởng
tương đối nhanh, cá nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá 2 tháng tuổi đạt chiều dài 1012 cm, nặng 14-15 gram/con. Trong tuần lễ đầu sau khi nở đến ngày tuổi thứ 8
trọng lượng tăng gấp 10 lần và chiều dài tăng 1,85 lần. Từ ngày thứ 9- 11, trọng
lượng cơ thể tăng 2,1 lần trong khi đó chiều dài tăng 20%. Mức tăng trưởng bình
quân về trọng lượng đạt 1,75mg/ngày ở tuần tuổi đầu tiên và 9,7mg/ngày ở tuần
tuổi thứ 2. Từ tuần tuổi thứ 3-15 mức tăng trọng bình quân 5,66mg/ngày và mức
tăng chiều dài bình quân 0,45mm/ ngày (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: Cá Tra đực thành thục sau 2 năm tuổi và cá cái thành thục sau 3

năm tuổi. Khi thành thục sinh dục chúng có tập tình di cư ngược dòng tìm đến các
bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự
phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng. Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ
(thứ cấp), nên nhìn hình dáng ngoài khó phân biệt đực - cái. Trong sinh sản nhân
tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3).
Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi
nhân tạo, cá Tra có thể tái phát dục 1 - 2 lần trong năm. Số lượng trứng đếm được
trong buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối
của cá Tra từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối của cá Tra
có thể tới 135.000 trứng/Kg cá cái. Hệ số thành thục của cá Tra đực là 1-3% và cá
Tra cái có thể đạt tới 20% trọng lượng thân (Nguyễn Chung, 2007).
2.2 Tình hình sản xuất giống cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Năm 2010, tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra ở vùng ĐBSCL có nhiều biến động.
Đến hết tháng 11/2010, tổng sản lượng sản xuất cá tra toàn vùng đạt gần 2,4 tỉ
con cá giống, diện tích thả nuôi 5.420ha, đạt 90,3% kế hoạch năm; nhờ nâng cao
năng suất (trung bình đạt 261,2 tấn/ha/vụ) nên sản lượng cá thu hoạch 1.141.000
tấn, đạt 95,1%/năm. Sản lượng cá xuất khẩu đạt 600.000 tấn, kim ngạch xuất


khẩu đạt 1,3 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng, 7,8% về kim ngạch xuất khẩu so cùng
kỳ năm 2009. Dự kiến cả năm xuất khẩu đạt 645.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu
đạt 1,4 tỉ USD (Tổng cục thủy sản, 2011).
2.3 Kỹ thuật ương cá tra
2.3.1 Chuẩn bị ao ương
Ao có diện tích nhỏ hay lớn là tuỳ thuộc chủ yếu vào nhu cầu cá hương, cá
giốngvà điều kiện ao đang có của người sản xuất. Tuy nhiên, không nên chọn ao
quá nhỏ môi trường dễ thay đổilàm ảnh hưởng đến cá ương hoặc ao quá lớn khó
quản lý và đánh bắt (Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành, 2009). Để có được
ao ương tốt trước tiên cần cải tát cạn nước, vét bớt lớp bùn đáy, trám đầy các khe
hở, lỗ mọi, hang hóc xung quanh bờ ao và dọn sạch cỏ trên bờ ao. Sau khi làm vệ

sinh ao xong thì tiến hành cải tạo ao ương. Sử dụng vôi CaO 7-10 kg/100 m2, rãi
đều khắp mặt đáy ao và xung quanh bờ ao. Sau khi rãi vôi xong phơi ao 5-7 ngày.
Đối với những ao ương ở vùng đất nhiễm phèn không cần phơi ao quá lâu tránh
làm xì phèn (Nguyễn Chung, 2007).
Cấp nước vào ao ương phải qua lưới lọc cẩn thận, ngăn chặn triệt để không cho
trứng cá, các loại thuỷ sinh vật có hạy khác xâm nhập vào ao ương. Cấp nước vào
ao ương được 30-40 cm thì tiến hành thả và nhân giống trứng nước để làm thức
ăn tự nhiên ban đầu cho cá ương. Tiếp tục cấp nước vào ao ương đến ngày thả cá
Tra bột thì mức nước ao ương đạt từ 0,8-1 m. Việc xử lý vệ sinh được thực hiện
trước khi thả cá bột 5-7 ngày. Ao ương được chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được mầm
bệnh, các loại địch hạy trong quá trình ương. Chuẩn bị ao ương là công việc rất
quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công hay thất bại của cả đợt ương
(Nguyễn Chung, 2007).
Theo Nguyễn Chung (2007) thì cấp đủ nước cho ao ương trước khi thả cá bột 1
ngày. Cần kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương xem có thích hợp để cá
phát triển không.
Bảng 2.1 Các yếu tố trong môi trường ao ương cá Tra bột cần
pH

Nhiệt độ (oC)

O xy (mg/L)

6,8-7

28-30

≥3



2.3.2 Giống và mật độ thả
Cá bột được thả ương phải có chất lượng tốt cá khoẻ mạnh, bợi lội nhanh nhẹn
theo đàn, tỷ lệ dị hình thấp. Ngày tuổi thả cá được dựa vào mức độ hoạt động của
cá, chỉ cần cá bắt đầu có khả năng bơi lội nhanh nhen trong tầng nước thì nên thả
về ao ương. Mật độ thả là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả ương. Mật độ thả ương cá bột thành cá giống trong ao đất là từ
400-500 con/m2. Thời điểm thả cá trong ngày nên chọn lúc nhiệt độ thích hợp,
nước ao không thiếu oxy. Đáp ứng được yêu cầu trên thì thời điểm thả cá bột
thích hợp được chọn là từ 8-9 giờ sáng. Vấn đề chọn thời điểm thả cá, thuần hoá
cá trước khi thả là rất cần thiết và quan trọng đặc biệt là đối với cá bột (Nguyễn
Văn Kiểm, Phạm Minh Thành, 2009).
2.3.3 Chế độ dinh dưỡng cho cá ương
Cá không thể sống, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường thiếu
thức ăn hoặc thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá. Cá Tra bột
có tinh ăn động vật nên khi thả cá bột xuống ao ương thì trong ao phải có săn
phiêu sinh động vật như trứng nước, trùng chỉ... Nếu điều kiện thuận lợi thì mỗi
ngày nên bổ sung lượng trứng nước vào ao ương để đảm bao cung cấp đủ thức ăn
tự nhiên cho cá (Nguyễn Chung, 2007).
Ngoài thức ăn tự nhiên đã gây nuôi trong ao, ở hai tuần tuổi đầu cần bổ sung trực
tiếp thức ăn cho cá như sau:
Bảng 2.2 Lượng thức ăn cho một triệu cá Tra bột ương trong ao đất
Lòng đỏ trứng (trứng)

Bột đậu nành (g)

Bột cá lạt (g)

20

80-100


140-150

Trộn đều hổn hợp hoà vào nước và tạt đều khắp ao, mỗi ngày cho ăn 4-5 lần và
cho ăn đúng giờ (Dương Nhựt Long, 2003)
Sang ngày tuổi thứ 13 trở đi cho ăn thức ăn công nghiệp dạng ẩm. Trong giai
đoạn này thức ăn cho cá có hàm lượng đạm từ 30-35%. Từ tuần tuổi thứ 4 đến khi
thu hoạch sử dụng thức ăn dạng viên nhỏ 0,5-1,5mm có hàm lượng đam từ 3035%, mỗi này cho ăn 3-5% trọng lượng thân cá. Khi cho cá ăn cần cho ăn tập
trung một chổ cố định bằng cách tạo tiếng động lúc cho cá ăn, giúp ta dễ quan sát
cá và quản lý thức ăn được tốt hơn. Lượng thức ăn hàng ngày của cá tăng hay


giảm phụ thuộc vào khả năng bắt mồi của cá và chất lượng nước trong ao ương
(Nguyễn Chung, 2007).
2.3.5 Quản lý ao ương
Những công việc chủ yếu của quản lý ao ương ngoài việc cho cá ăn hàng ngày
cần tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá
ương. Cần duy trì các yếu tố môi trường ao ương trong giới hạn thích hợp, đề
phòng và tim cách tiêu diệt địch hại, mầm bệnh. Địch hại xuất hiện trong ao nuôi
cá như nòng nọc, bọ gạo, bắp cày, cá dữ... sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống
cá ương. Tuỳ từng loại địch hại mà ta có cách ngăn chặn và tiêu diệt khác nhau.
Quản lý các yếu tố môi trường trong ao ương như oxy hoà tan, pH, các loại khí
độc như NH3... Trong quá trình quản lý oxy hoà tan cần duy trì hàm lượng oxy
trong nước từ 3mg/L trở lên.Trong trường hợp cá bị thiếu oxy thì phải xử lý ngay
bằng cách giảm cho cá ăn, cấp thêm nước mới và san cá sang các ao khác để làm
giảm mật độ cá trong ao ương. Thông thường trong các ao ương cá thì yếu tố pH
ít khi gây ảnh hương xấu trực tiếp đến cá ương trong ao do ao đã được chọn lựa
và cải tạo kỹ trước lúc thả ương. Tuy nhiên có trường hợp pH nước tăng quá cao
hay giảm thấp trong quá trình ương do sự phát triển quá mức của tảo hoặc do
những trận mưa lớn. Trong trường hợp pH giảm thấp cần dùng vôi kết hơp thay

nước để nâng pH lên cao. Còn khi pH tăng cao cần tăng cường thay nước cho ao
ương (Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành, 2009).
Đối với các loại khí độc sẽ xuất hiện và làm ảnh hưởng đến cá khi lượng chất thải
của cá và lượng thức ăn dư tích tụ nhiều dưới đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học
định kỳ 15 ngày một lần sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng khí độc trong ao và cải
thiện nền đáy ao được tốt hơn (Nguyễn Chung, 2007).
2.3.5 Một số bệnh thường gặp ở cá Tra con
Do sức đề kháng của cá trong giai đoạn còn nhỏ còn yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh
nhất là khi có sự thay đổi về các yếu tố môi trường. Một số bệnh thường gặp
trong giai đoạn cá nhỏ và cách phòng bệnh như sau:
Bệnh do môi trường: khi thời tiết thay đổi, làm cho các yếu tố môi trường ao
ương bị thay đổi đột ngột làm cá bị sốc.
Bệnh do ký sinh trùng: ngoại ký sinh như trùng mặt trời (Trichodina), tà quản
trùng (Chilodonella), trùng loa kèn (Glossatella). Để hạn chế bệnh do ngoại ký
sinh nên ương cá với mật độ thưa, tránh gây sốc cho cá. Định kỳ sử dụng sunphat


đồng với nồng độ từ 0,3-0,5 ppm hoặc Formol với nồng độ 25-30ppm để diệt
ngoại ký sinh.
Bệnh do vi khuẩn: Bệnh xuất huyết do vi khuẩn (Aeromonas hydrophila) và vi
khuẩn (Pseudomonas sp) gây ra, bệnh gan thận mủ do vi khuẩn (Edwarsiella
ictaluri) gây nên. Để hạn chế bệnh do vi khuẩn cần thả ương với mật độ thưa định
kỳ xử lý nước ao ương (Từ Thanh Dung, 2005).
2.3.7 Thu hoạch cá giống

Hình 2.2 Thu hoạch cá giống
Theo Nguyễn Chung (2007) khi cá ương trong ao khi đạt chuẩn cá giống thì trước
khi vận chuyển đến ao nuôi cá thịt cần luyện cá trước để cá quen dần với điều
kiện chật hẹp, thiếu oxy giúp cá không bị sốc khi vận chuyển. Khi thu hoạch phải
dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá

không lọt ra cũng như bị mắc vào lưới. Thao tác đánh bắt nhẹ nhàng hạn chế cá bị
xay xát, ngưng cho cá ăn 10-12 giờ trước khi thu hoạch. Nên thu hoạch cá lúc
nhiệt độ thấp để đảm bảo cá không bị sốc, giảm tỷ lệ hao hụt.


PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Nguồn cá Tra bột
Nguồn cá bột sinh sản nhân tạo từ các trại sản xuất giống nhân tạo tại tỉnh Đồng
Tháp.
3.1.2 Dung cụ và trang thiết bị
Sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị tại cơ sở gồm:
Ao ương
Lưới lọc, lưới kéo thu hoạch cá
Máy bơm cấp nước
Các bộ test như: pH, oxy, NH4,…
Vợt thu mẫu cá, nhiệt kế, đĩa Secchi
Thau, xô nhựa, thướt nhựa
Cân điên tử, cân đồng hồ
Và các dụng cụ cần thiết khác
3.2 Phương pháp thực nghiệm
3.2.1 Bố trí ao ương
Cá Tra bột được mua từ trại sản xuất giống nhân tạo ở tỉnh Đồng Tháp. Cá được
mua về và bố trí ương trong 3 ao đất có diện dao động từ 3000m2 đến 4000m2.
Cá được thả ương ở 2 mật độ 600 con/m2 và 1000 con/m2, bố trí ương hai đợt và
mỗi đợt ương 3 ao được bố trí như sau:


Bảng 3.1 Diện tích ao ương và mật độ thả ương

Đợt ương

Đợt 1

Đợt 2

Diện tích ao ương (m2)

Mật độ ương (con/m2)

3000

1000

4000

600

4000

600

3000

1000

4000

600


4000

600

3.2.2 Cải tạo ao ương
Ao được tháo nước tát cạn, làm vệ sinh ao bằng cách: dọn cỏ xung quanh bờ ao,
lấp lại những chổ bị sạt lỡ, các hang hốc xung quanh bờ ao, bắt hết cá tạp , cua
trong ao.
Phơi đáy ao 3 ngày sau đó rãi vôi, sử dụng 10 kg vôi CaO/100m2. Rãi đều khắp
nền đáy ao và xung quanh bờ ao. Vôi có tác dụng diệt các loại vi sinh vật có hại
còn sót lại trong ao, tiêu diệt mầm bệnh và cải thiện độ pH trong ao, phơi khô ao
thêm 3 ngày.

Hình 3.1 Cải tạo ao ương


Lấy nước vào ao khoảng 30 cm, dùng 5kg bột cá hoà vào nước tạt đều xuống ao
để gây trứng nước sau đó tiếp tục lấy nước vào đạt độ sâu 80 cm thì ngưng lấy
nước vào.

Hình 3.2 Lấy nước vào ao
Nước lấy vào ao ương được lọc qua túi lọc có mắt lưới mịn để tránh địch hại và
cá tạp từ ngoài vào. Ngưng lấy nước trước khi thả cá bột một ngày nhằm làm ổn
định các yếu tố môi trường trong ao ương trước khi thả cá bột. Trước khi thả cá
bột kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương.
Sau khi lấy đủ nước bổ sung vào ao 1 kg bột huyết + 1 kg bột cá cho 1000m2 ao
ương/ngày để làm thức ăn cho trứng nước.
3.2.3 Thả cá bột
Cá Tra bột được vận chuyển từ trại sản xuất về ao ương bằng cách đóng bao với
mật độ 5000 con/lít nước. Ngâm bao chứa cá bột trong ao ương 15 phút trước khi

cá bột được thả ra ao ương.
Cá bột được thả ra ao bằng cách: Cấp nước mới vào ao, tạo dòng chảy nhẹ và thả
cá bột gần cống cấp lúc này dòng chảy nhẹ sẽ phân tán dần cá bột đều khắp ao.
Sau khi thả cá bột xong thì ngưng cấp nước vào ao.


3.2.4 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc cho cá ăn:
Cá bột sau khi thả xuống ao ương trong tuần tuổi đầu chúng ăn thức ăn tự nhiên
là chủ yếu vì vậy bổ xung và gây nuôi trứng nước trước khi thả cá bột là rất quan
trọng tạo nguồn thức ăn ban đầu cho cá. Cần cung cấp đủ lượng thức ăn cho cá vì
trong giai đoạn này nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn lẫn nhau do bản thân cá Tra bột
rất háu ăn, lại có khả năng xát hại lẫn nhau rất lớn.
Tuần tuổi thứ 1 và thư 2 và thứ 3 lượng thức ăn cho 1 triệu cá bột/ lần cho ăn như
sau:
Bảng 3.2 Thức ăn cho cá từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 3
Tuần 2

Thành phần

Tuần 1

Trứng vịt (trứng)

15

Bột huyết (kg)

1


1

Thức ăn CN dạng bột (kg)

1

1,5

Thức ăn CN dạng mảnh (kg)

Tuần 3

1,5
1,5

Tuần tuổi thứ 1 và thứ 2 hoà tan hổn hợp vào nước tạt đều khắp ao cho cá ăn, cho
ăn 4 lần/ ngày.

Hình 3.3 Cho cá bột ăn


Tuần tuổi thứ 3 lúc này ta sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột và mảnh nhỏ
(40% đạm) để cho cá ăn.Trộn thức ăn lại và rãi đều khắp ao, cho cá ăn 3 lần/
ngày.
Tuần tuổi thứ 4 lúc này cá chuyển thành cá hương, thức ăn trong giai đoạn này là
thức ăn công nghiệp dạng mảnh và viên nổi (0,5mm) có hàm lượng đạm từ 35 –
40% cho ăn, mỗi lần cho ăn theo nhu cầu của cá và cho ăn 3 lần/ ngày.
Sang tháng tuổi thứ 2 sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có
hàm lượng đạm từ 30-35 %. Cho cá ăn theo nhu cầu và cho ăn 3 lần/ ngày. Khi
cho cá ăn cần tạo tiếng động và tập cho cá ăn tập trung để tiện theo dõi, chăm sóc

cá và quản lý thức ăn được tốt hơn.
Trong quá trình cho cá ăn, quan sát khả năng bắt môi, biểu hiện của cá và chất
lượng nước trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Trường hợp những
ngày cá bị bệnh hoặc nước trong ao bị dơ thì giảm từ 30-50 % lượng thức ăn
trong ngày.
Quản lý ao ương
Sau khi thả cá bột một ngày tiến hành cấp thêm nước, mỗi ngày cấp thêm 10 cm
nước mới cho đến khi cấp đủ nước. Trong giai đoạn này không cần thay nước vì
hàng ngày đều cấp nước mới và lượng thức ăn dư thừa cũng như lượng chất thải
không nhiều chưa làm dơ nước.
Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi nước trong ao thường dơ do thức ăn dư thừa tích tụ lại và
lượng chất thải của cá ngày càng nhiều. Tiến hành thay 10 -20 % nước mỗi ngày.
Phải đảm bảo môi trường nước sạch thuận lợi cho cá tăng trưởng và phát triển.
Định kỳ 7 ngày xử lý nước ao ương một lần bằng CuSO4 với nồng độ 0,5ppm.
Sau khi xử lý ngưng thay nước 3 ngày.
Quan sát theo dỗi hoạt động, khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn
đồng thời xử lý thuốc kịp thời khi cá có dấu hiệu bệnh.
3.3 Thu và xử lý mẫu
3.3.1 Khảo sát các yếu tố môi trường
Định kỳ 10 ngày thu mẫu các yếu tố môi trường ao ương một lần.
Oxy hoà tan trong nước ao ương (ppm): đo bằng bộ test oxy lúc 8 giờ sáng, 1
lần/ngày.
pH nước ao ương: đo bằng bộ test pH lúc 6 giờ và 14 giờ, 2 lần/ngày.


NH+4 đo bằng bộ test NH3/NH4 lúc 2 giờ chiều, 1 lần/ ngày.
Nhiệt độ nước (oC): đo bằng nhiệt kế lúc 8 giờ và 14 giờ, 2 lần/ ngày.
Độ trong nước (cm): đo bằng đĩa Secchi lúc 8 giờ, đo 1 lần/ ngày.
3.3.2 Khảo sát sự tăng trưởng của cá ương
Định kỳ 10 ngày thu mẫu một lần, mỗi đợt thu 30 con/ao. Xác định trọng lượng

xong cá được thả trở lại ao ương.
Mỗi lần thu 30 cá thể/ao.
WC – Wđ
Tăng trưởng theo ngày : DWG (g/ngày) =
t2 – t1
Trong đó:
Wc: là trọng lượng tại thời điểm t1 (g)
Wđ: là trọng lượng tại thời điểm t2 (g)

Hình 3.4 Cân trọng lượng cá


3.3.3 Khảo sát tỷ lệ sống và năng suất
Số cá giống thu được
Tỉ lệ sống (%) =

* 100
Số cá bột thả ương
Số cá thể thu hoạch (con)

Năng suất (con/m2) =
Diện tích ao ương (m2)
Số cá thể thu hoạch (con) = Khối lượng cá thu hoạch (Kg) * Số con cá trong 1 Kg
3.3.4 Phân tích hiệu quả của mô hình ương
Dựa trên các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất cá thu hoạch,
hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích. Tổng chi
phí xây dựng mô hình bao gồm: chi phí cải tạo ao nuôi, tiền cá bột, thức ăn, nhiên
liệu, thuốc và hóa chất, công lao động.
Tổng thu = Số cá thu được * Giá (đồng/con).
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.

Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (%) =

* 100
Vốn đầu tư

3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các thông số về môi trường cũng như tốc độ tăng trưởng của cá ương ghi nhận lại
trong quá trình ương được tính trung bình và độ lêdhj chuẩn dựa trên chương
trình Microsoft Excel.


PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường trong ao ương
Môi trường nước cho cá Tra sống rất quan trọng, môi trường nước ổn định tốt,
thức ăn tự nhiên đầy đủ, cá có sức đề kháng cao, ký sinh trùng và mầm bệnh khó
xâm nhập giúp cá khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh. Mỗi khi có sự thay đổi môi
trường sẽ gây sóc cho cá, cá bị yếu mất sức đề kháng dễ bị ký sinh trùng xâm
nhập và nhiễm bệnh chết. Vì vậy, các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến dinh dưỡng, sinh trưởng và tỷ lệ sống cá ương.
4.1.1 Nhiệt độ trong ao ương
Cá là động vật biến nhiệt nên trong giới hạn nhiệt độ thích ứng của loài, tốc độ
tăng trưởng theo chiều thuận cùng với sự gia tăng của nhiệt độ. Nhiệt độ của môi
trường nước biến đổi theo mùa, theo ngày đêm và theo độ sâu.
Bảng 4.1 Sự biến động của chỉ tiêu nhiệt độ trong ao ương
Mật độ ương (con/m2)

Đợt ương 1


Đợt ương 2

Trung bình

Trung bình

Sáng

24,8 ± 0,5

26,9 ± 0,38

Chiều

26,7 ± 0,62

29,2 ± 0,26

Sáng

25,2 ± 0,52

27,3 ± 0,42

Chiều

26,5 ± 0,63

28,9 ± 0,49


Buổi

600

1000
Bảng 4.1 cho thấy trong đợt ương 1 nhiệt độ dao động từ 24-27,5oC. Nhiệt độ
thấp nhất vào buổi sáng là 24oC và cao nhất vào buổi chiều là 27,5oC. Nhiệt độ
trung bình vào buổi sáng thấp nhất là 24,8 ± 0,5 và buổi chiều là 26,5 ± 0,6. Ở đợt
ương 2 nhiệt độ dao động từ 26-29,5oC, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng giữa
các ao dao động từ 26,9 ± 0,38 đến 27,3 ± 0,42 và buổi chiều từ 28,9 ± 0,49 đến
29,2 ± 0,26. Như vậy nhiệt độ ở đợt ương 2 dao động từ 26-29,5oC cao hơn nhiệt
độ ở đợt ương 1 (24-27,5oC). Theo Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương,
Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải (2003) thì nhiệt độ thấp hơn 25oC và
cao hơn 32-33oC thì mức độ bắt mồi của cá giảm từ 30-50%. Tuy nhiệt độ ở đợt


ương 1 có lúc xuống thấp 24,8 ± 0,5 nhưng nhìn chung nhiệt độ không quá thấp.
Như vậy, nhiệt độ trong hai đợt ương khá thích hợp cho cá Tra phát triển.
4.1.2 Biến động pH trong ao ương
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng nhiều đối với đời sống
thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH quá
cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật.
Bảng 4.2 Sự biến động của chỉ tiêu pH trong ao ương
Mật độ ương
(con/m2)

Đợt ương 1

Đợt ương 2


Trung bình

Trung bình

Sáng

7,5 ± 0,37

7,5 ± 0,45

Chiều

8,5 ± 0,43

8,9 ± 0,45

Sáng

7,5 ± 0,3

7,5 ± 0,3

Chiều

8,8 ± 0,5

9,0 ± 0,3

Buổi


600

1000
Bảng 4.2 Sự biến động của chỉ tiêu pH trong ao ương cho thấy pH trung bình
trong quá trình ương giữa hai đợt ương dao động từ 7,5 ± 0,37 đến 9,0 ± 0,3. pH
đạt giá trị thấp nhất 7 và cao nhất đạt giá trị 9,5. Theo Ts Phạm Minh Thành,Ts
Nguyễn Văn Kiểm (2009) thi pH có giá trị từ 7-8 thì thích hợp với các loài cá
nuôi; pH càng nhỏ hơn 7 và càng lớn hơn 8 thì càng bất lợi cho cá. Người ta
khuyên rằng trong quản lý môi trường ao nuôi cá, không nên để pH có giá trị
ngoài giới hạn từ 6 đến 9. Còn theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH thích hợp
cho thủy sinh vật phát triển là từ 6.5 đến 9. Tuy nhiên, trong cả hai đợt ương có
những ngày pH cao hơn 9 (9.5) có thể sẻ ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ
sống của cá ương.
4.1.3 Dao động oxy giữa hai mật độ trong ao ương.
Oxy là một chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi
trường nước nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt là thủy sinh vật, vì hệ số
khuyết tán của oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với trong không khí. Trong
ao nuôi cá, hàm lượng oxy hòa tan biến động theo độ sâu, theo ngày đêm , theo
mức độ phát triển của tảo, theo mức độ xáo trộn nước, theo hàm lượng chất hửu
cơ, theo sinh lượng động vật và theo cường độ ánh sáng mặt trời.


Bảng 4.3 Sự biến động oxy giữa hai mật độ trong ao ương
Đợt ương 1

Đợt ương 2

Trung bình

Trung bình


600

3,3 ± 0,98

3,3 ± 0,98

1000

3,2 ± 0,98

3,3 ± 1,03

Mật độ ương (con/m2)

Qua bảng 4.3 cho thấy oxy dao động giữa hai mật độ là không nhiều ở cả hai đợt
ương, oxy dao động trong khoảng từ 2 đến 4 mg/L. Trong đợt ương 1 hàm lượng
oxy trung bình ở mật độ 600 cá/m2 là 3,3 ± 0,98 và mật độ 1000 cá/m2 là 3,2 ±
0,98 nhìn chung sự chên lệch hàm lượng oxy giữa hai mật độ là không lớn. Còn ở
đợt ương 2 oxy trung bình ở mật độ 600 cá/m2 là 3,3 ± 0,98 và mật độ 1000 cá/m2
là 3,2 ± 1,03, riêng đợt ương 2 thì hàm lượng oxy giữa hai mật độ không có sự
chên lệch. Theo Swingle (1969), trích dẫn bỡi Boyd (1990) hàm lượng oxy hòa
tan trong nước từ 1 đến 5 mg/L thì cá sống nhưng sinh trưởng chậm, hàm lượng
oxy lý tưởng cho cá phát triển là trên 5 mg/L. Thực tế sau hai đợt ương thì hàm
lượng oxy hòa tan cao nhất chỉ đạt 4 mg/L điều này làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá ương.
4.1.4 NH3 trong ao ương
NH3 trong các thủy vực được hình thành từ quá trình phân hủy bình thường các
protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiếc của động vật. NH3 là khí
độc đối với cá, khi nhiệt độ và pH trong nước gia tăng thì hàm lượng NH3 trong

nước cũng sẽ gia tăng và ngược lại. NH3 là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến
tỷ lệ sống và tăng trưởng đối với động vật thủy sản, ở hàm lượng dưới mức gây
độc, NH3 cũng ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật, làm gia tăng tính mẫn cảm của
thủy sinh vật đối với điều kiện bất lợi của môi trường như sự dao động nhiệt độ,
thiếu oxy. Ức chế sự sinh trưởng bình thường, giảm khả năng chống bệnh. Do đó
việc theo dõi hàm lượng NH3 trong quá trình ương là rất cần thiết.


×