Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tiếp Tục Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Cá Lóc Lai (Channa sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÂM THỊ MỸ LỆ

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ LÓC LAI (Channa sp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011
-1-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ LÓC LAI (Channa sp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. BÙI MINH TÂM

LÂM THỊ MỸ LỆ


MSSV: LT09217

2011
-2-


LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin được gởi lời cảm tạ chân thành và biết ơn sâu sác đến quý thầy cô
cùng tập thể cán bộ khoa thủy sản đã tận tình truyền đạt những kiến thức, những kỹ
năng, những kinh nghiệm quý báu, những tài liệu quý giá trong suốt thời gian học
tập.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn- Tiến sĩ Bùi Minh
Tâm- đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn Thầy Trần văn Đua, Thầy Lê Sơn Trang và anh Nguyễn Hồng Quyết
Thắng, đã động viên và giúp đở tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn trong trại cá khoa Thủy sản- ĐHCT và tập thể lớp
nuôi trồng thủy liên thông k35 đã gắn bó, động viên và giúp đở để tôi hoàn thành
luận văn.
Chân thành cảm ơn!

-3-


TÓM TẮT

Đề tài “ Tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống cá Lóc lai (Channa sp)” được thực
hiện tại Trại Thực Nghiệm cá nước ngọt- Khoa Thủy Sản- Trường Đại Học Cần
Thơ, trong thời gian thực hiện từ tháng 03-05/2011. Đề tài được thực hiện nhằm tìm

được nồng độ HCG thích hợp trong sinh sản bán nhân tạo cá lóc lai (Channa sp) góp
phần chủ động trong việc tạo ra con giống đáp ứng nhu cầu nuôi ngày càng đông
đảo của người dân, thúc đẩy ngành thủy sản ngày càng phát triển. Bao gồm 2 thí
nghiệm.
Thí nghiệm kích thích sinh sản bán nhân tạo cá Lóc lai (Channa sp) bằng kích thích
tố HCG và não thùy thể ở các liều lượng khác nhau, nghiệm thức I cá cái 1000UI/kg
và (1mg + 2500UI)/kg cá đực, nghiệm thức II cá cái 1000UI/kg và (1mg+
3500UI)/kg cá đực và nghiệm thức III cá cái 1000UI/kg, cá đực (1mg + 4500UI)/kg,
được chia thành 2 liều. Trong thí nghiệm lần 1 thì liều quyết định cách liều sơ bộ 12
giờ, cho kết quả sức sinh sản thực tế từ 10794-13434(trứng/kg cá cái), tỉ lệ thụ tinh
và tỉ lệ nở lần lượt là 10.2% và 69.85%. Trong thí nghiệm lần 2 thì liều quyết định
cách liều sơ bộ 24 giờ, cho kết quả sức sinh sản thực tế từ 11308-17304(trứng/kg cá
cái), tỉ lệ thụ tinh trung bình là 56% và tỉ lệ nở trung bình là 85%. .
Thí nghiệm ương cá Lóc trong bể ở các mật độ khác nhau, 300con/m2, 500con/m2,
700con/m2. Cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 bể, cá được cho ăn theo nhu
cầu với các loại thức ăn như moina, trùn chỉ và cá xay. Sau 30 ngày ương thu được
kết quả tăng trưởng ở các nghiệm thức có sai khác và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0.05). Tuy nhiên, tỉ lệ sống giữa 3 nghiệm thức có sự sai khác nhưng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Trong đó, ở mật độ 300con/m2 cho tăng trưởng
và tỉ lệ sống cao nhất (lần lượt là 5.516g và 85.18%), thấp nhất ở mật độ 700con/m2
cho tăng trưởng và tỉ lệ sống lần lượt là 4.978g và 74.91%.

-4-


MỤC LỤC
Nội dung ..............................................................................................................Trang
Lời cảm tạ .................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................iii

Danh sách bảng ........................................................................................................... v
Damh sách hình ......................................................................................................... vi
Chương I : Giới thiệu.................................................................................................. 1
Chương II : Tổng quan tài liệu ................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá lóc lai (Channa sp).................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái ................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm phân bố ....................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 4
2.1.4 . Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................ 4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản ...................................................................................... 5
2.2. Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL ......................................................................... 6
2.3. Một số kết quả sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Lóc....................................... 7
2.3.1. Một số kết quả sinh sản nhân tạo cá Lóc .................................................... 7
2.3.2. Một số kết quả ương nuôi cá Lóc................................................................ 7
CHƯƠNG III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................. 9
3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 9
3.2. Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................... 9
3.3. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 9
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
3.4.1. Bố trí kích thích sinh sản cá ........................................................................ 9
3.4.2. Bố trí ương nuôi cá.................................................................................... 12
-5-


Chương IV : Kết quả và thảo luận ............................................................................ 14
4.1. Kết quả sinh sản nhân tạo cá Lóc ...................................................................... 14
4.1.1. Kết quả nuôi vỗ cá thành thục................................................................... 14
4.1.2. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá Lóc ............................................. 15
4.1.2.1. Khảo sát một số yếu tố môi trường trong sinh sản cá Lóc ........... 15
4.1.2.2. Kết quả sinh sản lần 1 .................................................................... 16

4.1.2.3. Kết quả sinh sản lần 2 .................................................................... 18
4.2. Kết quả ương cá Lóc.......................................................................................... 20
4.2.1. Khảo sát một số yếu tố môi trường trong quá trình ương cá Lóc ............. 20
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá Lóc ................................. 21
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống của cá Lóc ..................................... 27
4.2.4. Sự phân hóa kích cá Lóc trong quá trình ương ......................................... 28
Chương V : Kết luận và đề xuất ............................................................................... 30
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 30
5.2. Đề xuất ............................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 33

-6-


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Liều lượng kích dục tố lần 1 .................................................................... 10
Bảng 3.2: Liều lượng kích dục tố lần 1 .................................................................... 11
Bảng 4.1: Yếu tố môi trường trong các lần sinh sản cá Lóc.................................... 15
Bảng 4.2: Kết quả sinh sản cá Lóc lần 1................................................................... 16
Bảng 4.3 : Kết quả sinh sản cá Lóc lần 2.................................................................. 18
Bảng 4.4 : Một số yếu tố môi trường quá trình ương cá Lóc ................................... 20
Bảng 4.5: Tăng trưởng về khối lượng của cá Lóc trong quá trình thí nghiệm ......... 22
Bảng 4.6: Tăng trưởng về chiều dài của cá Lóc trong quá trình thí nghiệm ............ 25
Bảng 4.7: Tỉ lệ sống của cá Lóc ở 3 nghiệm thức mật độ ........................................ 28

-7-



DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 : Hình ảnh cá Lóc đực và cái ..................................................................... 10
Hình 4.1: Giai nuôi vỗ cá bố mẹ............................................................................... 14
Hình 4.2 : Kiểm tra trứng cá Lóc.............................................................................. 15
Hình 4.3 : Tổ trứng cá lóc......................................................................................... 17
Hình 4.4 : Cá bột mới nở .......................................................................................... 19
Hình 4.5 : Hệ thống bể bố trí ương cá ...................................................................... 21
Hình 4.6 : Tăng trưởng về khối lượng của cá Lóc.................................................... 23
Hình 4.7 : Hình thu mẫu cá (cân và đo) trong quá trình thí nghiệm......................... 24
Hình 4.8 : Tăng trưởng về chiều dài của cá Lóc....................................................... 26
Hình 4.9 : Tỉ lệ sống của cá Lóc ở 3 nghiệm thức mật độ........................................ 27
Hình 4.10 : Sự phân hóa kích cỡ của Lóc................................................................. 29

-8-


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn trên thế
giới. Hàng năm việc sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực thực
phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển. Thủy sản đã trở thành
một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu
tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng thủy sản đã tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn
(gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua). Năm 2009,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 4,2 tỉ USD (gấp 40 lần so năm 1986,
tăng bình quân 17%/năm), kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất
khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, ĐBSCL có vị trí rất quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển ngành thủy sản, nơi hiện đóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% (3

tỉ USD) kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (phát biểu của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng tại lễ khai mạc Festival Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất
/>Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, cùng với điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi thủy sản
ngày càng gia tăng nhưng chỉ tập trung nuôi vài đối tượng chủ yếu như tôm sú, cá da
trơn. Trong khi đó, nhiều đối tượng có tiềm năng và có giá trị kinh tế cao vẫn chưa
được khai thác tốt (Trương Minh Đoàn, 2010).
Từ thực tế sản xuất ở ĐBSCL những đối tượng tiềm năng được chú ý lựa chọn là nhóm
cá đồng như cá trê, cá rô đồng, cá lóc…mà trong đó cá “lóc lai” (Channa sp) là đối
tượng đang được quan tâm nhiều nhất. Hiện nay, nghề nuôi cá lóc lai đang phát triển
mạnh ở một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ…với nhiều mô
hình nuôi khác nhau như đăng quầng, lồng bè, nuôi trên bể đất lót bạc…và quy mô
ngày càng lớn (Nguyễn Hữu Nhẹ, 2010).
Cá “lóc lai” (Channa sp) có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh và có khả năng
chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Đặc biệt, cá có chất lượng thịt
thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng vì vậy mà có giá trị kinh tế (Nguyễn Hữu
Nhẹ, 2010).
Tuy nhiên, việc sản xuất giống cá “lóc lai” (Channa sp) hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa có
quy trình hoàn thiện, số lượng con giống không chủ động cũng như chất lượng con
giống không đảm bảo như con giống tạo ra thường có sự phân đàn, kích thước không
đồng đều, dể bệnh tật dẫn đến tỉ lệ sống thấp, năng suất thấp và việc sản xuất giống còn
phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ nên thiếu tính chủ động trong cung cấp con giống cho
-9-


người nuôi. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên việc nghiên cứu để hoàn thiện
quy trình sản xuất giống cá “lóc lai” (Channa sp) có hiệu quả là rất cần thiết. Từ thực tế
đó đề tài “Tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống cá “lóc lai” (Channa sp)” được thực
hiện nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản nhất là trong việc tạo ra
nguồn giống nhân tạo phục vụ cho nhu cầu nuôi và sinh sản nhân tạo các loài cá kinh tế

hiện nay.
Mục tiêu của đề tài:
Tìm được nồng độ HCG thích hợp trong sinh sản bán nhân tạo cá “lóc lai” (Channa sp)
góp phần chủ động trong việc tạo ra con giống đáp ứng nhu cầu nuôi ngày càng đông
đảo của người dân, thúc đẩy ngành thủy sản ngày càng phát triển.
Nội dung đề tài:
+ Thực nghiệm sinh sản bán nhân tạo cá “lóc lai” (Channa sp) bằng kích thích tố HCG
(Human Chorionic Gonadotropine) kết hợp với não thùy thể ở các nồng độ khác nhau.
+ So sánh ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá “lóc lai”
(Channa sp) từ bột đến giống.

- 10 -


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá lóc lai (channa sp)
2.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có 4 loài cá lóc :
Channa striata (cá lóc đen), Channa micropeltes (cá lóc bông), Channa lucius (cá
dầy), và Channa gachua (cá chành dục). Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp
bằng. Miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng kẻ từ bờ sau
của mắt, răng bén nhọn, hàm dưới và vòm miệng có xen kẻ một số răng chó, răng
hàm trên không có. Cá không có râu, lỗ mũi trước mở ra ngoài bằng một ống ngắn.
Mắt lớn và nằm lệch về nữa trên của đầu rất gần chóp mõm và xa điểm cuối của
xương nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng và phẳng. Lỗ mang lớn. Thân hình trụ
ở phần trước và dẹp ở phần sau. Ở hai bên hông có 10-14 sọc đen lợt vắt xéo ngang
thân, các sọc này nhạt dần và mất hẳn ở cá trưởng thành. Vẩy lược lớn phủ khắp
toàn thân và đầu, có một số vẩy nhỏ phủ trên gốc vây đuôi và vi ngực, gốc vi lưng
rất dài. Vi hậu môn ngắn hơn vi lưng. Lúc cá sống cá màu xanh đen, nâu đen đến

đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Vi lưng, vi hậu
môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi.
Cá “lóc lai” được lai tạo từ cá lóc đen (Channa striata Block, 1793) và cá lóc môi
trề (Channa sp) được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Channaidae
Giống: Channa
Loài: Channa sp
Đây là loài cá chưa được mô tả và đặt tên chính thức. Nhưng đây là loài cá nước
ngọt được nuôi và khai thác có giá trị cao góp phần quan trọng trong việc cải thiện
đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau
(Lam Mỹ Lan và ctv, 2009 được trích dẫn bởi Trương Minh Đoàn, 2010). Cá lóc lai
(Channa sp) có hình dáng bên ngoài tương tự cá lóc đen (Channa striata) nhưng
đuôi có màu phớt xanh, môi dưới trề ra và đặc điểm này thể hiện rỏ ở những cá thể
trưởng thành (Nguyễn Hữu Phước, 2002 được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Nhẹ,
2010).
- 11 -


2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá sống nước ngọt là chủ yếu, có thể sống được ở nước lợ với nồng độ muối nhỏ
hơn 15%. Chúng sống ở sông suối, ao đìa, đồng ruộng, chịu đựng được môi trường
thiếu oxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Đặc biệt, cá thích sống ven bờ nơi có nhiều
cây cỏ thủy sinh để rình và bắt mồi, pH thích hợp cho hoạt động sống của cá lóc từ
6.5-7.5 (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả
với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300C.
Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo vì nơi đây cá dể ẩn mình để rình mồi
(Dương Nhựt Long, 2004).
Các loài cá lóc có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng chịu đựng hàm lượng oxy hòa

tan thấp, thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh trong ao hồ và lồng bè. Cá lóc
đen (Channa striata) thích hợp với hình thức nuôi trên ruộng cấy lúa và rừng tràm
ngập nước (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009).
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ có lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách thực quản
dày, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn, dạ dày to hình chữ Y. Đây là loài cá ăn
động vật điển hình.
Sau khi nở khoảng 3 ngày thì cá tiêu hóa hết noãn hoàng, cá bắt đầu sử dụng thức ăn
ngoài. Thức ăn lúc này là các động vật phù du có kích thước vừa cỡ miệng như luân
trùng, trứng nước…cá cỡ 5-6cm có thể chủ động săn mồi và đuổi bắt các loài cá, tép
có kích cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể cá đạt chiều dài trên 10cm thì cá có tập tính ăn
như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2000)
Sau khi cá tiêu hóa hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn ngoài thì luân trùng
Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột. Giai đoạn cá
giống, sâu gạo và dòi là thức ăn ưa thích của cá. Giai đoạn cá trưởng thành cho ăn
cá tạp, thức ăn chế biến, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản và thức ăn viên
(Dương Nhựt Long, 2004)
2.1.4 . Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá lóc nói chung không đồng đều giữa các giai đoạn phát triển và
theo xu hướng càng lớn thì tăng trọng càng nhanh. Khi cá Lóc còn nhỏ thì tăng
trưởng chủ yếu là chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh. Trong tự
- 12 -


nhiên sức lớn của cá không đồng đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực.
Do vậy, trong điều kiện nuôi chăm sóc tốt cá có thể đạt từ 0.5-0.8 kg/con/năm, đạt tỷ
lệ sống cao và ổn định (Phạm văn Khánh, 2000)
Cá lóc ở giai đoạn nhỏ sinh trưởng chậm hơn lúc cá lớn. Trong tháng đầu tiên, cá
chủ yếu tăng về chiều dài nên khối lượng tăng chậm chỉ ở mức 0.47-1.71 g/ngày. Từ
ngày nuôi 45 trở đi cá tăng trưởng tương đối nhanh. Trung bình trong 4 tháng nuôi,

cá tăng trưởng từ 2.2±0.26 đến 2.53±0.06 g/ngày (Lam Mỹ Lan và ctv, 2009 được
trích dẫn bởi Trương Minh Đoàn, 2010).
Theo Dương Nhựt Long (2004) thì cá Lóc bông là loài dễ nuôi, lớn nhanh đối với cá
có chiều dài 5.28-7.14cm và trọng lượng dao động từ 1.35-2.30gg thì mỗi ngày cá
Lóc bông gia tăng tọng lượng lên 0.104g/ngày. Cá có chiều dài từ 7.14-9.20cm,
trọng lượng 2.30-5.92g mỗi ngày cá Lóc bông tăng thêm trọng lượng là
0.353g/ngày. Trong trường hợp cá có chiều dài 9.20-11.02cm trọng lượng cá tăng
thêm 0.63g/ngày.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể của môi
trường sống, chế độ dinh dưỡng. Theo quy luật chung cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ
thấp thì có tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độ
thấp, nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành
thục, những nơi có đầy đủ dinh dưởng cá thành thục nhanh hơn và hệ số thành thục
cao hơn; nhưng những loài ăn tạp và phiêu sinh thì ảnh hưởng của dinh dưởng
không rỏ ràng như những loài ăn mồi sống và phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
Cá lóc 1-2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-8, tập trung vào tháng
4-5. Cá thường đẻ trứng vào sáng sớm sau những cơn mưa lớn, chọn nơi yên tỉnh có
cây cỏ thủy sinh để làm tổ và đẻ trứng, trứng sau khi đẻ có màu vàng sậm và nỗi trên
mặt nước. Sau khi đẻ cá đực và cá cái cùng canh giữ tổ trứng và cá con đến khi cá
con bắt đầu có tập tính sống độc lập (Dương Nhựt Long, 2004).
Trong quá trình nuôi vỗ cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cá đực thành thục sớm
nhất là từ tháng 4-5. Trong khi đó sự thành sinh dục tốt nhất ở cá cái là tháng 5 và
tháng 6 (Nguyễn Văn Triều và ctv, 1999). Cá lóc hoàn toàn có thể tái thành thục sau
33 ngày nuôi vỗ với mật độ 10cn/m2 và thức ăn là cá tạp hoặc cá biển cắt nhỏ, lượng
thức ăn chiếm 5% trọng lượng thân cá (Ngô Thị Hạnh, 2001)
- 13 -



Sức sinh sản của cá lóc tùy thuộc vào trọng lượng cá cá cái. Cá có trọng lượng từ 11.5 kg/con sức sinh sản đạt 15000-20000 trứng/tổ, từ 5000-10000 trứng/tổ đối với cá
từ 0.5-0.8kg/con (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
2.2. Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL
Cá lóc là loài cá quen thuộc với bà con nông dân ở vùng ĐBSCL vì đây là loài cá dể
nuôi, cá có chất lượng thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao, nó đã góp phần giúp
bà con nông dân thoát nghèo và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân.
Trong tình hình nuôi cá tra xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ đã chuyển
hướng đầu tư sang nuôi các loại cá khác, tiêu thụ nội địa để đảm bảo lợi nhuận. Nuôi
các loại thuỷ sản khác, nhất là trong những tháng mùa nước nổi hiện được xem như
là phương tiện cứu cánh cho hộ nghèo. Với chi phí đầu tư thấp lợi nhuận cao nên
đang có xu hướng phát triển.
Có thể nói An Giang, Hậu Giang và Đồng Tháp là những tỉnh nuôi cá lóc nhiều nhất
ở ĐBSCL với nhiều mô hình nuôi như nuôi cá lóc đăng quầng, lồng bè thả trên
sông, nuôi vèo trong mùa lũ. Phong trào nuôi cá lóc tại An Giang bắt đầu phát triển
từ những năm 1990: Hộ nuôi sử dụng con giống vớt ngoài tự nhiên chuyển dần sang
giống sinh sản nhân tạo và quy mô nuôi được cải tiến dần phù hợp với xu thế phát
triển ngành thủy sản thời hội nhập. Năng suất nuôi cũng được cải thiện dần dần:
Năng suất trung bình 18—20kg/m2 (nuôi vèo, bể) và 200 – 300 tấn/ha đối với hộ
nuôi ao. Theo kết quả điều tra tháng 4 năm 2005 sản lượng nuôi trong toàn tỉnh An
Giang là 6.911 tấn, tập trung nhiều ở các huyện như Phú Tân, Chợ Mới, Châu Đốc,
An Phú….các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao chiếm 36,8%, nuôi vèo chiếm
khoảng 39,4% và các hình thức nuôi khác như nuôi bè, nuôi chân ruộng chiếm
23,8% (Nguyễn Thị Ngọc Hường, 2008 được trích dẫn bởi Trương Minh Đoàn,
2010). Đến cuối năm 2009 toàn tỉnh An Giang sản xuất được 15.241 tấn cá lóc với
75,5ha nuôi ao hầm, 6,9ha nuôi vèo và các mô hình khác với 476 lồng bè. Theo số
liệu thống kê của tỉnh (1/11/2010), diện tích nuôi trong tỉnh 67ha (chiếm 26,2%/
tổng diện tích nuôi thủy sản). Sản lượng thu hoạch 22.273tấn (tăng 146,14% so với
năm 2009) ( />Theo báo cáo của chi cục thủy sản Hậu Giang (2009) thì sản lượng cá lóc ước đạt
3.804 tấn cá trong đó bao gồm 634 hộ nuôi cá lóc với 27ha diện tích nuôi ao hầm và

12680m3 thể tích nuôi lồng bè.
- 14 -


Theo báo cáo của chi cục thủy sản Đồng Tháp, 2009 tổng sản lượng cá lóc thu
hoạch toàn tỉnh năm 2008 đạt 4.980 tấn, những nơi nuôi nhiều và tập trung là Tam
Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự (Nguyễn Đặng Thì, 2008 được trích dẫn bởi Trương
Minh Đoàn, 2010).
2.3. Một số kết quả sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Lóc
2.3.1. Một số kết quả sinh sản nhân tạo cá Lóc
Nguyễn Văn Triều và ctv (1999), dùng não thùy (9 não/kg cá cái) và HCG
(2000UI/kg) kích thích cá lóc sinh sản và thu được kết quả tương đối cao với sức
sinh sản dao động từ 78.060-79.463 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 92,63-93,12% và tỉ lệ nở
từ 66,85%-75,35%.
Theo Nguyễn Hữu Nhẹ (2010) khi sử dụng HCG trong sinh sản bán nhân tạo cá lóc
thì tổng liều lượng thích hợp là từ 3500-4000 UI/kg cá cái và được chia thành 3 lần
tiêm thì có thể khắc phục được sự lệch phase giữa cá đực và cá cái trong sinh sản để
nâng cao tỉ lệ thụ tinh.
Khi dùng não thùy kết hợp HCG kích thích cá lóc sinh sản với liều lượng 4mg não
thùy + HCG 3000UI /kg cá cái. Kết quả của nghiên cứu này gồm sức sinh sản
33.969 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 79,5% và tỉ lệ nở 92,5% (Phan Phương Loan, 2000).
Cũng trong nghiên cứu này khi sử dụng não thùy thể với liều lượng 16mg/kg, liều sơ
bộ tiêm bằng 1/3 liều quyết định và kết quả đạt được khá cao với sức sinh sản tương
đối 37.312 trứng/kg cá cái, tỉ lệ thụ tinh 75,5% , tỉ lệ nở 92%.
Đối với cá lóc bông, theo Nguyễn Tấn Em (2007) khi sử dụng kích thích tố HCG
(1500UI/kg cá đực và 500UI/kg cá cái) kết hợp với não thùy thể
(1 não/kg) thu được kết quả với sức sinh sản tương đối 3186 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh
80,5%, tỉ lệ nở 79%.
2.3.2. Một số kết quả ương nuôi cá Lóc
Khi ương cá Lóc đen và cá Lóc môi trề từ giai đoạn hương lên giống với thức ăn có

hàm lượng đạm khác nhau sau 30 ngày ương thì cá có tốc độ tăng trưởng nhanh khi
sử thức ăn có hàm lượng đạm 30% hơn thức ăn có hàm lượng đạm 25% (Đặng Thụy
Mai Thy, 2002).
Theo Ngô Thị Hạnh (2001) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá
lóc nhanh nhất khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 50% và chậm nhất ở thức ăn

- 15 -


có hàm lượng đạm 30% tức tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo hàm lượng protein
có trong thức ăn.
Theo Phan Phương Loan (2000) khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau để ương
nuôi cá Lóc thì cá có tốc độ tăng trưởng về trọng lượng (2,72%/ngày) và chiều dài
(1,76%/ngày) nhanh nhất khi sử dụng thức ăn là cá nục xay nhuyễn. Điều này cũng
tương tự kết quả Lê Thị Ngọc Thanh (2000) khi ương cá lóc bông bằng các loại thức
ăn khác nhau như (trùn chỉ, cá tạp và thức ăn chế biến) thì cá tạp là loại thức ăn
thích hợp cho cá giai đoạn ương từ hương lên giống, cá có tăng trọng bình quân theo
ngày cao nhất khi cho ăn cá tạp.
Khi ương cá lóc bông trong bể ở 3 mật độ 600con/m2, 900con/m2 và mật độ
1200con/m2 sau 30 ngày tuổi thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng (0.15-0.16g/ngày)
và tỉ lệ sống (57.2%-62.2%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0.05) (Dương
Thiên Kiều, 2006).
Cá lóc bông ương trong giai có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trước 21 ngày tuổi sau
đó tốc độ tăng trưởng chậm lại và tốc độ tăng trưởng ở cá mật độ 500con/m2,
1000con/m2 và 1500con/m2 tương đương nhau (Lê Thị Quyên, 2004).

- 16 -


CHƯƠNG III

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: 03/2011 – 05/2011
Địa điểm: Trại thực nghiệm cá nước ngọt, Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt,
Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ
3.2. Đối tượng thí nghiệm
Cá lóc lai (Channa sp), cá có ngoại hình tốt, không dị hình, dị tật, dị dạng. Cá trên
một năm tuổi có trọng lượng từ 0,8-1,2 kg/con.
Cá bột 3 ngày tuổi.
3.3. Vật liệu nghiên cứu
+ Bể composite (9 bể), bể nhựa (9 bể)
+ Thuốc
+ Cân điện tử
+ Cối nghiền
+ Ống tiêm và kim tiêm
+ Nhiệt kế
+ Test pH, test Oxy
+ Que thăm trứng
+ Các dụng cụ khác
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí kích thích sinh sản cá.
Mỗi nghiệm thức bố trí 1cặp cá bố mẹ và được lặp lại 3 lần. Trước khi bố trí sinh
sản cá bố mẹ điều được kiểm tra mức độ thành thục.

- 17 -


Đối với cá cái: kiểm tra bằng trực quan như cá cái có bụng phồng to, mềm, lỗ sinh
dục to và có màu hồng. Kết hợp với kiểm tra bằng cách dùng que thăm trứng cá như
hạt trứng đạt kích tối đa, đều và có màu vàng rơm.

Đối với cá đực: chỉ dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài như ốm, bụng thon dài.

Hình 3.1: Hình ảnh cá Lóc đực (dưới) và cá Lóc cái (trên)
Bảng 3.1: Liều lượng kích dục tố lần 1
Cá đực
Cá cái
NT1

NT2

NT3

Không tiêm

(1mg+500
UI)/kg

(1mg + 500
UI)/kg

(1mg + 500
UI)/kg

Liều 2 (cách
liều một 12 1000 UI/kg
giờ)

2000 UI/kg

3000 UI/kg


4000 UI/kg

Liều 1

- 18 -


Bảng 3.2: Liều lượng kích dục tố lần 2
Cá đực
Cá cái

Liều 1

Không
tiêm

Liều 2
(cách liều
1000 UI/kg
một 24 giờ)

NT1

NT2

NT3

(1mg + 500
UI)/kg


(1mg + 500
UI)/kg

(1mg + 500
UI)/kg

2000 UI/kg

3000 UI/kg

4000 UI/kg

Theo dõi các kết quả sinh sản
Số cá đẻ

Tỉ lệ cá đẻ (TLCĐ) % =

*100
Tổng số cá cho đẻ

Tổng số trứng thụ tinh

Tỉ lệ thụ tinh (TLTT) % =

*100
Tổng số trứng quan sát

Tổng số trứng nở


Tỉ lệ nở (TLN)% =

*100
Tổng số trứng thụ tinh

Tổng số trứng thu được

Sức sinh sản thực tế =
Số kg cá cho đẻ

Thời gian hiệu ứng thuốc là thời gian từ lúc tiêm liều quyết định đến khi phát hiện
cá đầu tiên rụng trứng.

- 19 -


Một số chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
pH được đo bằng bộ test bằng màu hóa chất.
3.4.2. Bố trí ương nuôi cá
Cá bột sau khi nở được 3 ngày tuổi, được chuyển vào ương nuôi trong bể nhựa có
dung tích 80 lít/bể. Quá trình ương nuôi có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần
lặp lại. Với các mật độ ương: 300 con/m2, 500 con/m2, 700 con/m2.
Nguồn thức ăn
+ Tuần tuổi đầu tiên cho ăn trứng nước.
+ Tuần tuổi thứ 2 cho ăn trùn chỉ.
+ Tuần tuổi thứ 3 trở về sau cho ăn cá tạp xay nhuyễn.
Chế độ cho ăn 3 lần/ngày (7h30’, 13h30’, 17h30’)
Khẩu phần cho ăn thỏa mãn với nhu cầu của cá.
Thời gian ương: 30 ngày tuổi.

Khảo sát các yếu tố môi trường
+ Nhiệt độ được đo trực tiếp ở các bể bằng nhiệt kế, 1 tuần/lần. Thời gian 8h, 14h
trong ngày.
+ Oxy, pH được đo bằng bộ test bằng màu hóa chất,1 tuần/lần. Thời gian 8h, 14h
trong ngày.
Khảo sát sự sinh trưởng của cá
+ Trước khi bố trí thí nghiệm cá được xác định trọng lượng và chiều dài ban đầu.
+ Trong quá trình thí nghiệm, thu mẫu ngẫu nhiên 30 con/bể, định kỳ 10 ngày/ lần
xác định trọng lượng và chiều dài.
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được thu thập, tính toán và xử lý bằng Excel và SPSS 16.0

- 20 -


- Trọng lượng trung bình (g)
P (g) =

1 n

n i=1 Pi

Trong đó P : trọng lượng trung bình
n: số mẫu cá
P i : trọng lượng mẫu thứ i
- Chiều dài trung bình (cm)
L (cm) =

1 n


n i=1 Li

Trong đó L : chiều dài trung bình
n: số mẫu cá

L : chiều dài mẫu thứ i
i

- Tốc độ tăng trưởng trung bình về trọng lượng (g/ ngày) và chiều dài (cm/ ngày)
AGR =

P2 (hayL2 ) − P1 (hayL1 )
(g/ngày) (cm/ngày)
t 2 − t1

- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về trọng lượng (%/ngày) và chiều dài (%/ngày)
SGR =

LnP2 (hayL2 ) − LnP1 (hayL1 )
* 100
t 2 − t1

Trong đó: AGR (Average Growth Rate): tốc độ tăng trưởng trung bình (g/ ngày),
(cm/ngày)
SGR (Special Growth Rate): tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ ngày)
P1 , P2 : trọng lượng trung bình tại thời điểm t1 , t 2
L1 , L2 : chiều dài trung bình tại thời điểm t1 , t 2
t1 , t 2 : thời gian kiểm tra

- Tỉ lệ sống(%) = (số cá thu được sau 30 ngày/số cá lúc thả) *100


- 21 -


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả sinh sản nhân tạo cá Lóc
4.1.1. Kết quả nuôi vỗ cá thành thục

Hình 4.1: Giai nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại
trong quá trình sản xuất giống. Nuôi vỗ đàn cá bố mẹ đúng kỹ thuật, đúng thời vụ là
yếu tố quyết định đến kết quả sinh sản. Cho nên, trong khâu nuôi cá bố mẹ đòi hỏi
cần phải đầu tư đúng mức về mọi mặt (Lung,1973 được trích dẫn bởi Ngô Thị Hạnh,
2001)
Cá bố mẹ sau lần sinh sản thứ nhất (17/03/2011) được chuyển xuống lồng nuôi vỗ,
lồng có kích thước 2 x 2,5 x 2m được đặt trong ao đất. Số lượng cá nuôi vỗ là 24
con gồm 13 cá đực và 11 cá cái. Cá bố mẹ nuôi vỗ được cho ăn với nguồn thức ăn là
cá tạp (cá biển) cắt nhỏ, mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi chiều (17 giờ), khẩu phần
ăn chiếm từ 2-3% trọng lượng thân/ngày.
Kết quả sau 37 ngày (23/04/2011) cá tái thành thục và tiếp tục tham gia sinh sản lần
thứ hai. Tỉ lệ thành thục ở cá cái là 9/11 = 82%. Ở cá đực do chỉ dựa vào các chỉ tiêu
- 22 -


hình thái bên ngoài để nhận biết, không có điều kiện kiểm tra mức độ thành thục nên
không thể xác định được tỉ lệ thành thục ở cá đực và quá trình chọn lựa cá đực cho
tham gia sinh sản cũng chỉ dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài.
Kết quả nuôi vỗ tái thành thục cá Lóc trong thí nghiệm này (37 ngày) phù hợp với
kết quả thí nghiệm của Ngô Thị Hạnh (2001) là 33 ngày.

So với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Hữu Nhẹ (2010) thời gian cá tái thành thục là
54 ngày và tỉ lệ cá thành thục là 75% thì kết quả thí nghiệm của chúng tôi có thời
gian tái thành thục ngắn hơn nhưng tỉ lệ cá thành thục (82%) cao hơn. Điều này có
thể giải thích với khẩu phần ăn 2-3% trọng lượng cá/ngày thích hợp với nhu cầu tích
lũy chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành các sản phẩm sinh dục. Mặt khác, cá cũng
được nuôi vỗ từ tháng 3 đến tháng 4- thời gian cá bắt đầu sinh sản ở ngoài tự nhiên.

Hình 4.2: Kiểm tra trứng cá Lóc
4.1.2. Kết quả kích thích sinh sản cá Lóc
4.1.2.1. Khảo sát một số yếu tố môi trường trong sinh sản cá Lóc
Bảng 4.1: Yếu tố môi trường trong các lần sinh sản cá Lóc
Chỉ tiêu theo dõi

Lần 1

Lần 2

Nhiệt độ (0C)

26

28

pH

7.5

7.5

- 23 -



Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ môi trường có tác động trực tiếp đến đời sống
của cá, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản. pH cũng là yếu tố môi
trường rất quan trọng, pH không chỉ có trong môi trường mà nó còn có ngay trong
cơ thể cá, nếu pH của cơ thể cá và pH môi trường chênh lệch lớn sẽ ảnh hưởng lớn
đến sự trao đổi chất và thẩm thấu của cơ thể cá. Theo Trương Quốc Phú (2004) thì
nhiệt độ thích hợp cho tôm cá phát triển nằm trong khoảng 25-320C và pH thích hợp
trong khoảng 6.5-9. Nhìn chung, điều kiện môi trường về nhiệt độ và pH như trên là
phù hợp cho cá sinh sản.
4.1.2.2. Kết quả sinh sản lần 1
Bảng 4.2: Kết quả sinh sản cá Lóc lần 1
Chỉ tiêu

NT 1

NT 2

NT 3

21 giờ 25 phút

21 giờ 55 phút

21 giờ 58 phút

100

100


100

10794

13434

11347

Tỉ lệ thụ tinh(%)

10.2

0

0

Tỉ lệ nở (%)

69.85

0

0

Thời gian hiệu ứng thuốc
Tỉ lệ cá đẻ (%)
Sức sinh sản thực tế
(trứng/kg cá cái)

Ở tất cả các nghiệm thức đều có 100% cá đẻ trứng. Thời gian hiệu ứng thuốc ở ba

nghiệm thức tương đương nhau và dao động trong khoảng 21giờ 25phút- 21giờ
58phút.
Sức sinh sản của cá Lóc ở ba nghiệm thức khác biệt không đáng kể, dao động trong
khoảng 10794-13434 trứng/kg cá cái. Trong đó, cao nhất ở nghiệm thức 2 (13434
trứng/kg cá cái) và thấp nhất ở nghiệm thức 1 (10794 trứng/kg cá cái). Nhìn chung,
sức sinh sản của cá Lóc trong thí nghiệm một thấp hơn so với những thí nghiệm đã
được tiến hành trước đó. Theo Nguyễn Minh Khải (2000) thì sức sinh sản của cá
Lóc dao động trong khoảng 29678-44746 (trứng/kg cá cái). Nguyên nhân dẫn đến sự
sai khác này có thể do yếu tố mùa vụ và chất lượng cá bố mẹ. Thời điểm tiến hành
thí nghiệm vào tháng 3, đây là thời gian đầu mùa sinh sản, mặt khác nguồn cá bố mẹ
ít nên hạn chế trong việc lựa chọn và được nuôi vỗ trong lồng (kích thước 2x2,5x2m
với mật độ 5con/m2 tương đương 6-7.5kg/m2) và được cho sinh sản trước đó. Vì
- 24 -


vậy, sức sinh của cá Lóc trong thí nghiệm của chúng tôi thấp là hoàn toàn có thể
chấp nhận được.
Về kết quả tỉ lệ thụ tinh (10.2%) và tỉ lệ nở (69.85%) của thí nghiệm không đạt được
kết quả cao và thấp hơn so với những thí nghiệm đã được tiến hành trước đó. Theo
Nguyễn Hữu Nhẹ (2010) tỉ lệ thụ tinh trung bình của cá Lóc khoảng 62.75% và tỉ lệ
nở trung bình khoảng 90.25%, cũng theo Phan Phương Loan (2000) khi dùng kích
thích tố HCG kích thích cá Lóc sinh sản thì tỉ lệ thụ tinh là 79.5% và tỉ lệ nở là
92.5%. Nguyên nhân tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở thấp có thể là do cá đực, vì cá cái đã
được kiểm tra mức độ thành thục qua quan sát tế bào trứng và chỉ chọn những cá thể
đã thành thục tốt cho tham gia sinh sản. Còn đối với cá đực, khi chọn lựa cá đực cho
bố trí thí nghiệm chỉ dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài mà không kiểm tra
được mức độ thành thục của tinh sào nên những cá thể lựa chọn cho thí nghiệm có
thể chưa thành thục hoặc mức độ thành thục thấp hoặc tuyến sinh dục đang trong
giai đoạn thoái hóa, chất lượng tinh trùng kém, khả năng thụ tinh thấp và dẫn đến tỉ
lệ nở thấp. Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở thấp cũng có thể

là do cách tiêm và liều lượng tiêm kích thích tố chưa thích hợp, do sự lệch phase
giữa cá đực và cá cái trong quá trình sinh sản nên trong nghiệm thức 2 và 3 quá trình
thụ tinh không xảy ra.

Hình 4.3: Tổ trứng cá Lóc
- 25 -


×