Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.59 KB, 6 trang )

Nghiên cứu sản xuất giống cá lăng chấm
Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803)



1. Mở đầu

Cá Lăng chấm có giá trị kinh tế cao, thịt cá Lăng chấm mềm, ít xương dăm, giá
bán cao, được coi là loại cá đặc sản nước ngọt hàng đầu của miền Bắc. Những năm
1960-1970 sản lượng cá Lăng chấm chiếm một tỉ trọng khá lớn của sản lượng cá
đánh bắt tự nhiên của một số tỉnh miền núi, (Mai đình Yên, 1978, 1983). Những
năm gần đây, do đi
ều kiện môi trường bị suy thoái, khai thác quá mức bằng những
phương tiện huỷ diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc, ruốc cá và những
phương tiện khai thác khác nên sản lượng cá Lăng chấm đã giảm sút nghiêm trọng,
(Phạm Báu, 1999).

Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi cá Lăng tự nhiên, nghiên cứu sinh sản nhân
tạo tạo con giống cá Lăng chấm là biện pháp hữu hiệ
u bảo tồn loài cá thoát khỏi
nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra đáp ứng nhu cầu cá lăng giống phục vụ nuôi thương
phẩm.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu

Cá Lăng chấm được thu mua tại hai địa điểm chính là thị xã Hoà Bình và thị xã
Tuyên Quang. Chọn những con có trọng lượng trên 1,5kg, tuổi 3+ trở lên có sức
khoẻ tốt, không bị thương và xây sát.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ

a) Điều kiện ao nuôi vỗ cá bố mẹ: Ao có độ sâu 1,3-1,5m, bờ xây gạch hoặc lát bê
tông góc lượn tròn, diện tích 900 - 1000m2, độ sâu bùn
đáy: 25-30 cm. Để tạo
dòng chảy trong ao: Lắp đặt trong ao, mỗi ao 2 máy bơm công suất 1,5kw/h. Mật
độ nuôi vỗ 0,17 - 0,2kg/m2, mỗi ao nuôi ghép thêm 40 cá mè trắng (30kg) để làm
sạch nước.

b) Chế độ nuôi vỗ và quản lý cá bố mẹ

- Thức ăn: Dùng 2 loại thức ăn là thức ăn tổng hợp và thức ăn tươi sống.
+ Thức ăn tổng hợp: (Ao F6) chế biến từ thịt cá, tôm xay nhuyễn trộn lẫn v
ới bột
tổng hợp (70% bột cá, 15% bột đậu tương, 14% cám, 1% Premix).
+Thức ăn tươi sống gồm cá và tôm: (Ao D4 và B2) cho ăn theo mức ăn hết của cá
(dao động trong khoảng 1,5-5,0%). Cho cá ăn vào các khay để có thể kiểm soát
được mức tiêu thụ thức ăn của cá.

- Chế độ thay nước và kích thích tạo dòng chảy trong ao: Từ tháng 8/2002 –
02/2003 giữ mức nước ổn định trong ao, bơm bổ sung để đạt mức nước cao nhấ
t
trong ao. Trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục, từ tháng 3-5 dùng 2 máy bơm luân
phiên bơm nước liên tục trong ao tạo dòng chảy nhẹ và tăng hàm lượng O2 hoà
tan. Đối với ao không bơm nước tạo dòng chảy thì bơm bổ sung nước sông sạch 2
tuần/lần để giữ mức nước và cải tạo chất nước.

2.2.2. Sinh sản nhân tạo

a) Cách chọn lựa cá bố mẹ

Chọn cá cái thông qua hình thái ngoài, đường kính trứng và độ lệch củ
a nhân
trứng. Chọn những cá cái có bụng to, đàn hồi tốt, lỗ sinh dục mở to, sưng đỏ,
đường kính trứng 2,3-2,7mm và hầu hết có nhân lệch cực khi ngâm trong dung
dịch trong trứng. Đối với cá đực chỉ có thể kiểm tra qua hình thái ngoài, chọn
những con có bụng hẹp, phẳng, lỗ sinh dục sưng và có màu tím đỏ.

b) Tiêm thúc thành thục: Vào đầu tháng 3 và tháng 4 kéo lưới kiểm tra và tiêm liều
1,0μg LRHa cho một số cá có dấu hiệu thành thục kém.

c) Tiêm thúc đẻ trứng
Vào thời gian đầu tháng 4 tới giữa tháng 5, khi nhiệt độ nước ao nuôi vỗ trên 260C
là thời gian có thể tiến hành cho cá sinh sản. Thực hiện phương pháp tiêm 2 lần
cách nhau 23-25h. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 cá cái. Liều tiêm cho lần 1
bằng 1/5 tổng liều. Dùng các loại kích dục tố phổ biến hiện nay là LRHa,
Domperidon, HCG, não thuỳ. Nhốt riêng 1con/b
ể tránh hiện tượng cá cắn nhau gây
chết hoặc yếu cá. Mổ cá đực lấy tuyến sẹ sau đó nghiền trong cối sứ và pha loãng,
thụ tinh cho trứng bằng phương pháp thụ tinh khô. Sẹ của 1 con đực có chất lượng
tốt có thể thụ tinh cho 3-5 cá cái có cùng kích cỡ.

d) Ương ấp trứng
Thí nghiệm ương ấp trứng bằng các loại dụng cụ ấp khác nhau: Ương ấp trứng
trong khay có đáy bằng nhôm, đ
áy lưới, trong chậu có sục khí, trong khay ấp rô
phi. Trong quá trình ấp phải đảm bảo nước sạch và loại bỏ trứng hỏng thường
xuyên tránh hiện tượng nấm phát triển trên những trứng hỏng lây lan ra những
trứng có chất lượng tốt. Sục khí thường xuyên đảm bảo ôxy hoà tan > 6mg/l.

2.2.3. Ương nuôi cá bột


Ương cá bột trong bể kính có kích thước 0,6m x 0,4m x 0,25m, mật độ 1200 –
1600 – 2000 con/m2. Trong 6 ngày đầu cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng, từ
ngày thứ 7-10 là giai đoạ
n dinh dưỡng hỗn hợp; bắt đầu cho cá ăn động vật phù du.
Từ ngày tuổi thứ 12 đến 17 cho cá ăn kết hợp trùn chỉ và ĐVPD, sau ngày tuổi 17
cá ngừng ăn ĐVPD và chỉ ăn trùn chỉ.

3. Kết qảu và thảo luận
3.1. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao
3.1.1. Tốc độ tăng truởng cá bố mẹ

Qua kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng củ
a cá trong các ao khá cao, trung bình
đạt 130,8gr/tháng tại ao B2 và 142gr/tháng tại ao F6. Tốc độ tăng trưởng của cá
trong ao D4 thấp, chỉ đạt 58,7gr/tháng do cá bị vận chuyển qua nhiều ao khác nhau
trước khi nuôi cố định trong ao này nên cá ngừng ăn trong thời gian khoảng 1
tháng. Tuy cá Lăng đã được thuần hóa trong thời gian trên 1 năm trong điều kiện
nuôi ao nhưng chúng vẫn rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài như kéo lưới,
đánh bắt, vận chuyển, thay đổi ao,…Trong điều kiện t
ự nhiên, khi đã đạt độ tuổi
4+, tốc độ tăng trưởng của cá Lăng đạt 1000-1400gr/năm (Phạm Báu, 2000).

3.1.2. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ

+ Ao F6 cá được cho ăn thức ăn tổng hợp gồm thịt cá tươi + bột tổng hợp theo tỷ lệ
5/2
+ Ao B2 và ao D4 cho ăn thức ăn tươi sống gồm tôm và thịt cá tươi theo tỷ lệ 1/3.

Kết quả cho thấy tỷ lệ cá bố mẹ thành thục khá cao trong các ao thí nghi

ệm, tỷ lệ
cá cái thành thục cao nhất đạt 78,6% trong ao F6 và thấp nhất 66,6% trong ao B2.
Tỷ lệ cá đực thành thục cao nhất trong ao D4 đạt 76,5% và thấp nhất trong ao B2,
chỉ đạt 64,7%. Những số liệu thí nghiệm ban đầu này có thể cho chúng ta nhận xét
là tỷ lệ cá bố mẹ thành thục nuôi trong điều kiện bơm nước (ao F6 và D4) cao hơn
so với trong điều kiện không được kích thích nước.

3.1.3. Sức sinh sản

Số liệu cho thấ
y hệ số thành thục và sức sinh sản của cá Lăng nuôi trong ao không
thấp hơn hệ số thành thục (6,7 – 9,1) và sức sinh sản (2600 – 4300 hạt/kg) của cá
tự nhiên (Phạm Báu, 2002).

3.3. Kết quả sinh sản nhân tạo
3.3.1. Kết quả thử nghiệm một số công thức kích dục tố

- Công thức 1: 25μg LRHa + 9mg DOM/kg cá cái
- Công thức 2: 15μg LRHa + 6mg DOM
- Công thức 3: 3000 IU HCG + 5mg não thùy
- Công thức 4: 10 μg LRHa + 5mg DOM.

Qua kết quả cho thấy tỷ lệ cá cái rụng trứ
ng, tỷ lệ nở, số trứng/kg cá cái ở công
thức 3 thấp nhất trong 3 công thức mặc dù liều lượng tiêm khá cao. Mặt khác, cá
cái được tiêm hỗn hợp HCG + não thùy trứng rụng rải rác làm 2-3 lần gây khó
khăn cho công việc thụ tinh nhân tạo. Tuy công thức 1 có tỷ lệ cá cái rụng trứng và
sức sinh sản thực tế cao nhưng tỷ lệ nở thấp hơn nhiều so với công thức 2. Điều
này xảy ra có khả nă
ng do liều lượng kích dục tố tại công thức 1 cao làm ảnh

hưởng tới chất lượng của sản phẩm sinh dục dẫn tới tỷ lệ nở và tỷ lệ ra bột thấp
hơn tại công thức 2. Như vậy, đối với cá Lăng việc sử dụng hỗn hợp HCG + não
thuỳ cho hiệu qủa không cao bằng dùng hỗn hợp LRHa + DOM. Khi dùng công
thức 4 thì tất cả cá cái đều không rụng tr
ứng, có khả năng do liều lượng chưa đủ
gây rụng trứng. Liều lượng cho hiệu quả tốt nhất là 15μg LRHa + 6mg DOM/kg cá
cái.

3.3.2. Kết quả sinh sản nhân tạo tại các ao nuôi vỗ

Kết quả sinh sản nhân tạo cho thấy tỷ lệ cá cái rụng trứng cao nhất trong ao D4 đạt
81,2% và thấp nhất tại ao B2 chỉ đạt 66,6%, sức sinh sản thực tế của cá trong ao F6
và D4 là những ao được tạo dòng chảy cũng cao hơn trong ao B2. Tỷ lệ nở cao
nhất của trứng cá ao D4 đạt được tới 30% tuy nhiên còn biến động lớn trong các
công thức nuôi vỗ
. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ nở biến động lớn và
còn thấp có thể do toàn bộ đàn cá bố mẹ hiện có đều khai thác từ tự nhiên bằng
nhiều loại phương tiện như xung điện, thuốc nổ, chỉ có số lượng ít cá được khai
thác bằng lưới hoặc câu nên chất lượng đàn cá bố mẹ không được đồng đều và tốt
như các loài cá phổ bi
ến hiện nay có nguồn gốc nuôi trong ao. Tuy nhiên, tỷ lệ nở
và số lượng cá bột thu được trong năm 2003 đã cao hơn nhiều so với số lượng 30
cá bột, tỷ lệ thụ tinh chỉ vài phần nghìn thu được khi sinh sản nhân tạo 80kg cá bố
mẹ thành thục trong điều kiện tự nhiên năm 1998. Năm 2001 thí nghiệm sinh sản
cá được nuôi vỗ trong ao thu được trứng nhưng không nở, năm 2002 thu được 30
cá bột.

3.3.3. K
ết quả thí nghiệm ương ấp trứng


Kết quả thí nghiệm ương ấp trứng trong các dụng cụ khác nhau tại nhiệt độ nước
25-27oC cho thấy tỷ lệ nở của trứng cá ấp cao nhất khi ấp trong khay ấp đáy nhôm
đặt trong bể sục khí. Tỷ lệ nở thấp nhất trong khay ấp rô phi, phôi chỉ phát triển
đến 56 h và không nở được thành cá bột. Trong điều kiện bể được s
ục khí thì hàm
lượng O2 hoà tan trong khay ấp không chênh lệch nhiều so với hàm lượng ôxy hoà
tan trong bể ấp và luôn đạt mức 6,5-7,5mg/l. Khi ấp trứng trong khay có đáy làm
bằng lưới thì khi trứng di chuyển nhẹ do tác động luân chuyển nhẹ của nước trong
khay ấp sẽ làm trứng bị hỏng và cá bột mới nở ra cũng rất dễ bị tổn thương khi di
chuyển trên nền đáy bằng lưới dẫn đến tỷ lệ thu cá bột th
ấp. Tuy tỷ lệ nở của trứng
ấp trong chậu cũng khá cao nhưng việc kiểm tra và loại bỏ trứng hỏng trong quá
trình ấp không thuận tiện như khi ấp trứng trong khay đặt trong bể.

3.4. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột

Kết quả ương nuôi cá bột tới 30 ngày tuổi (từ ngày 29/4-29/5/2003) cho thấy một
số loại thức ăn đã được thử nghiệm ương cá bột nh
ư lòng đỏ trứng gà, thức ăn của
tôm càng xanh giai đoạn post, bột thức ăn của tôm sú, bột cá, động vật phù du, trùn
chỉ. Cá bột cá Lăng ăn rất ít hoặc hầu như không ăn lòng đỏ trứng gà, thức ăn của
tôm càng xanh giai đoạn post, bột cá và bột thức ăn tôm sú. Từ ngày tuổi thứ 6 –
11 cá chỉ ăn ĐVPD, sang ngày tuổi thứ 12 cá có thể ăn được trùn chỉ, sau 17 ngày
cá ngừng ăn ĐVPD và chỉ ăn trùn chỉ. Với kết quả ương đạt tỷ lệ sống tương đối
cao, kích cỡ cá hương thu được tương đối đồng đều cho thấy sử dụng ĐVPD và
trùn chỉ để ương cá bột cá Lăng là hợp lý. Chất lượng cá bột của mỗi lần sinh sả
n
cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của
cá hương. Đợt ương ngày 11/5 tuy mật độ 2000 con/m2 nhưng tỷ lệ sống và kích
cỡ cá hương thu được đều cao hơn đợt ương ngày 08/5 với mật độ 1600 con/m2.


4. Kết luận

- Cá Lăng có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi ao nước tĩnh, tốc độ

ng trọng của cá bố mẹ nuôi vỗ bằng thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi sống
trung bình đạt 58,7 – 142,0 gr/tháng.
- Mùa vụ sinh sản của cá Lăng nuôi trong ao kéo dài từ đầu tháng 4 tới cuối tháng
5, đường kính trứng thành thục dao động trong khoảng 2,3-2,7mm.
- Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục trong điều kiện nuôi ao tương đối cao, đối với cá cái
đạt 66,7 – 78,6%, cá đực 64,7 – 75,0%. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục trong ao nuôi v

có dòng chảy vào giai đoạn nuôi vỗ thành thục cao hơn so với ao nuôi không có
dòng chảy.
- Dùng hỗn hợp kích dục tố LRHa + DOM với liều lượng 15μg LRHa + 6mg
DOM/kg cá cái cho tỷ lệ cá rụng trứng, tỷ nở cao nhất. Tỷ lệ cá cái rụng trứng, tỷ
lệ nở và sức sinh sản thực tế tại công thức nuôi trong ao có dòng chảy cao hơn so
với ao nuôi vỗ không có dòng chảy.
- Phương pháp ấp trứng trong khay đáy làm bằng nhôm cho t
ỷ lệ nở cao nhất,
thuận tiện cho việc loại bỏ trứng hỏng trong quá trình ương ấp trứng.
- Ương nuôi cá bột sử dụng thức ăn là động vật phù du và trùn chỉ, mật độ 1200-
2000 con/m2, đảm bảo nguồn nước luôn sạch cho tỷ lệ sống cao từ 65-95%. Sau
30 ngày ương cá đạt chiều dài trung bình 4,19cm, trọng lượng 0,84gr.
- Ương nuôi cá giống bằng trùn chỉ kết hợp với thịt cá cho tỷ l
ệ sống tới 95-97%,
sau 30 ngày cá đạt chiều dài trung bình 6,58cm, trọng lượng trung bình 2,73cm.

×