Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vai trò viện kiểm sát trung quốc trong TTHS - 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.49 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Trung Quốc, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, được tổ chức
thành một hệ thống độc lập. VKS có chức năng thực hành quyền công tố và chức
năng giám sát pháp luật của nhà nước nói chung, giám sát các hoạt động tư pháp
trong tố tụng hình sự nói riêng một cách độc lập theo quy định của pháp luật mà
không bị can thiệp bởi bất kỳ cơ quan hành chính, tổ chức hoặc cá nhân nào 1. Tuy
nhiên, VKS ở địa phương chịu sự giám sát của Đại hội Đại biểu nhân dân địa
phương - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Trong bộ máy nhà nước của Việt Nam cũng như Trung Quốc, VKS đều là cơ
quan tư pháp rất quan trọng. Viện kiểm sát của hai nước đã góp phần quan trọng
vào việc bảo vệ chính quyền nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã
hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập
thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân tại nước
mình. Vì vậy, khi nghiên cứu về Viện kiểm sát Trung Quốc không chỉ giúp cho
chúng ta hiểu thêm về vai trò của cơ quan này trong tố tụng hình sự mà còn giúp
chúng ta có thêm cơ sở để đối chiếu với Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam dựa trên
những nét tương đồng về thể chế chính trị và đặc điểm mô hình tố tụng hình sự, từ
đó chúng ta sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn đối với Viện
kiểm sát nhân dân Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do phân tích trên nên em đã chọn đề tài: “ Vai trò của
Viện kiểm sát Trung Quốc trong Tố tụng hình sự” để làm bài tập lớn cá nhân môn
Tư pháp hình sự so sánh. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng do kiến thức còn hạn
chế nên không tránh khỏi những sai xót, em mong thầy cô thông cảm và nghiêm
khắc chỉ bảo.

1 Luật cán bộ kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995.


NỘI DUNG
1.


Vai trò của Viện kiểm sát Trung Quốc trong tố tụng hình sự.
Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát và Luật TTHS thì
địa vị của VKS là cơ quan giám sát việc thực hiện pháp luật. Vai trò của VKS trong
TTHS được thể hiện thông qua phạm vi các quyền năng sau: VKS nắm quyền công
tố; VKS có quyền điều tra; VKS có quyền giám sát thủ tục TTHS2…Cụ thể là:
1.1. Viện kiểm sát Trung quốc thực hành quyền công tố.
Công tố chính là sự cáo buộc của Nhà nước đối với người đã có hành vi vi
phạm pháp luật trước Toà án. Quyền công tố là đặc quyền của cơ quan Kiểm sát
được Nhà nước quy định, đại diện Nhà nước thực hành quyền công tố, yêu cầu Tòa
án tiến hành xét xử, góp phần đảm bảo cho các hình phạt được thực hiện theo đúng
quy định của Nhà nước. Quyền công tố của cơ quan Kiểm sát được thể hiện bằng
những nhiệm vụ sau: thẩm tra, ra quyết định khởi tố; quyết định không khởi tố và
kháng nghị…những nhiệm vụ này cũng là chức năng và thẩm quyền cơ bản của cơ
quan Kiểm sát, là một trong những biện pháp quan trọng để cơ quan Kiểm sát có
thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát việc tuân theo pháp luật của mình theo
quy định của pháp luật.
1.1.1. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố và điều tra.
Cơ quan điều tra sau khi tiến hành thẩm tra thông tin, tài liệu khai báo, tố
giác tội phạm, xét thấy đủ điều kiện khởi tố tức là có dấu hiệu phạm tội, phải truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, thì phải lập tức ra quyết định
khởi tố. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện khởi tố, thì không được
phép ra quyết định khởi tố, đồng thời thông báo rõ lý do không khởi tố vụ án cho
người khai báo, người tố giác biết. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự Cộng
2 TS. Tô Văn Hòa, Những mô hình tố tụng hình sự trên thế giới, Nxb. Hồng Đức, năm 2012, trang 104,105.


hòa nhân dân Trung Hoa và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, khi thực hành
quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự ( giai đoạn lập hồ sơ vụ án), VKS
Trung Quốc có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+


Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án

+

hình sự.
Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ
án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp

+

luật.
Trực tiếp Khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
Giai đoạn điều tra được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng, mang tính quyết
định, vì nó thiết lập hồ sơ vụ án là cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo. Các hoạt động
điều tra và kết quả của chúng được lưu giữ trong hồ sơ vụ án. Các giai đoạn tiếp
theo của quá trình tố tụng được tiến hành dựa trên cơ sở hồ sơ vụ án được thiết lập
trong giai đoạn điều tra.Vai trò thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn
này được thể hiện thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

+

Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh, quyết định như: Quyết định thu giữ bưu kiện,

+

điện tín của nghị can…3
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
theo quy định. Chăng hạn như: Khi muốn bắt một nghi can, cơ quan công an phải
nộp một yêu cầu bằng văn bản để phê chuẩn việc bắt giữ cùng hồ sơ vụ án và


+

chứng cứ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thẩm tra và phê chuẩn.4
Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung
tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra như: Lấy
lời khai người làm chứng, thẩm vấn nghi can, khám xét….5
3 Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
5 Điều 91, 97 và 110 Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa


+

Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam.6
1.1.2. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.
Giai đoạn truy tố là giai đoạn tiếp theo của hoạt động tố tụng hình sự, được tính từ
khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu hồ sơ của vụ án hình sự kèm theo bản kết
luận điều tra đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc
Viện kiểm sát ra quyết định truy tố hoặc không truy tố.7
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố là:

+

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Chẳng hạn như: trả tự do cho người bị tạm

+

giam.8

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong

+

trường hợp cần thiết.9
Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu,
chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà

+
+
+

xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.10
Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.11
Quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền.12
Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố.13

6 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
7 Điều 141, 142 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
8 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
9 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
10 Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
11 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
12 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
13 Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


Theo đó Quyết định truy tố là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản
của Viện kiểm sát trong giai đoạn Theo đó, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can
trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Đó là một văn bản tố tụng hình sự chỉ do Viện

kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố ban
hành, có giá trị pháp lý và ý nghĩa cáo buộc bị can về những hành vi phạm tội cụ
thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Bản cáo trạng là căn cứ đầu tiên để xác
định phạm vi và cơ sở cho Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bản cáo trạng
phải thể hiện được tính quyền lực nhà nước, tính có căn cứ và đúng pháp luật.
1.1.3. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.
VKS giữ một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và đấu tranh có
hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ công lý cũng
như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi xét xử vụ án do Viện kiểm sát
nhân dân truy tố tại Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân phải cử kiểm sát viên
đến phiên toà để thực hành quyền công tố. Tuy nhiên, nếu vụ án được xét xử theo
thủ tục rút gọn, Viện kiểm sát nhân dân có thể không cử kiểm sát viên đến phiên toà
theo các quy định.14
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện
kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
+ Công bố cáo trạng15

14 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
15 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


+ Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại
phiên tòa.16
+ Kháng cáo của VKS ( hay kháng nghị) bản án, quyết định của Tòa án trong
trường hợp phát hiện oan, sai.17
1.2. Viện kiểm sát Trung quốc giám sát các hoạt động tư pháp.
1.2.1. Giám sát sát khởi tố và điều tra .

Giai đoạn lập hồ sơ vụ án ( hay khởi tố vụ án) là một thủ tục ban đầu mà mỗi
vụ việc hình sự bị tố giác đều phải trải qua trước khi điều tra. Luật TTHS quy định
rằng chỉ có CA và VKS mới có quyền xem xét các vụ việc bị tố giác và ra quyết
định có nên khởi tố vụ án hay không. 18 Sau khi xem xét các thủ tục tố tụng, nếu CA
hoặc VKS tin rằng tội phạm đã được thực hiện và bị can phải chịu TNHS thì có thể
ra quyết định lập hồ sơ vụ án và khởi tố. Trong giai đoạn này, VKS có vai trò giám
sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của CA, bảo đảm mọi tội phạm được
phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật. Sự
giám sát của VKS được thể hiện, nếu KSV cho rằng CA điều tra đã không đăng ký
một vụ việc mà lẽ ra phải bị khởi tố vụ án thì KSV sẽ yêu cầu cảnh sát điều tra giải
thích rõ lý do vì sao không lập hồ sơ vụ án. Nếu KSV không hài lòng với lý do mà
CA đưa ra, KSV sẽ yêu cầu CA lập hồ sơ vụ án và khởi tố điều tra.19
Giống như CQĐT Việt Nam thì CQĐT của nhà nước Trung Quốc cũng là cơ
quan chủ chốt trong việc điều tra các tội phạm. 20 Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động
điều tra, thu thấp chứng cứ đúng theo quy định của pháp luật, không làm oan người
16 Điều 156, 160 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
17 Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
18 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
19 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
20 Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


vô tội thì VKS có vai trò giám sát các hoạt động điều tra của CA theo quy định của
pháp luật Trung Quốc. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc và
Quy tắc tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát tiến hành giám
sát hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và giám sát việc áp dụng các biện pháp
điều tra mang tính chất cưỡng chế và tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng chế
đó. Trọng tâm của việc giám sát hoạt động điều tra là phát hiện và điều chỉnh
những hành vi sai phạm: (1) bức cung, mớm cung bị can; (2) Thực hiện những thủ
đoạn phi pháp như: dùng cực hình, đe dọa, dụ dỗ, lừa đảo người bị hại, nhân chứng

để thu thập chứng cứ; (3) Làm giả, che giấu, tiêu hủy, điều chỉnh hoặc tự mình sửa
đổi chứng cứ; (4) cố ý làm trái pháp luật để mưu cầu tư lợi, bao che, dung túng cho
các phần tử phạm tội; (5) cố ý tạo án oan, án giả, án sai; (6) Lợi dụng chức vụ
quyền hạn để trục lợi phi pháp trong quá trình điều tra; (7) Trong quá trình điều tra
cố ý hủy án khi không đủ điều kiện hủy án; (8) tham ô, biển thủ, điều chuyển
những tài sản bị tịch thu hoặc tài khoản bị phong tỏa và tiền lãi của tài khoản đó;
(9) Vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyết định, thi hành, thay đổi
hoặc hủy các biện pháp cưỡng chế; (10) Vi phạm quy định về thời hạn tạm giam và
thời hạn xử lý án; (11) các hành vi khác vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự.21
1.2.2. Giám sát xét xử các vụ án hình sự .
Viện Kiểm sát tiến hành giám sát hoạt động xét xử hình sự của Tòa án nhân
dân và phát hiện những sai phạm của hoạt động xét xử so với quy định của pháp
luật về trình tự tố tụng. Theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của hoạt
động xét xử của Tòa án nhân dân. Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, Viện
Kiểm sát có quyền đề nghị Tòa án sửa chữa những sai phạm so với trình tự tố tụng

21 TS. Ngô Phi Phi, Chế độ kiểm sát Trung Quốc, Học viện Kiểm sát viên quốc gia Trung Quốc.


trong quá trình xét xử vụ án. 22 Như vậy, Trong giai đoạn xét xử thì vai trò của VKS
được thể hiện thông qua nhiệm vụ quyền hạn sau:
+
+
+

Giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án.
Giám sát tính hợp pháp trong các phán quyết và quyết định của Toà án nhân dân.
Đề nghị Tòa án sửa chữa những sai phạm so với trình tự tố tụng trong quá trình xét


+

xử vụ án.
Kháng cáo ( hay kháng nghị) theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định chưa

+

có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật.
Kháng cáo ( hay kháng nghị) theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật.
1.2.3 Giám sát việc chấp hành án.
Viện Kiểm sát có quyền giám sát việc thi hành bản án đã có hiệu lực của các
cơ quan thi hành án, VKSND giám sát việc thi hành án hình sự của cơ quan thi
hành án để đảm bảo việc thi hành tuân thủ đúng pháp luật. Nếu phát hiện thấy bất
cứ vi phạm nào thì Viện kiểm sát nhân dân phải báo ngay cho cơ quan thi hành án
để sửa chữa kịp thời.23 Như vậy, vai trò giám sát việc chấp hành án phạt bao gồm
những nội dung chủ yếu sau:

+

Giám sát các bản án tử hình: Trước khi thi hành án tử hình, Toà án nhân dân phải
báo để Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cử nhân viên đến giám sát việc thi hành

+

án.24
Giám sát việc chấp hành án phạt tại trại giam: Nếu Viện kiểm sát nhân dân cho
rằng quyết định giảm án hoặc trả tự do có điều kiện của Toà án nhân dân là không
phù hợp, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản sao quyết định, phải có

đề nghị bằng văn bản lên Toà án nhân dân để sửa chữa. Trong thời hạn một tháng

22 TS. Ngô Phi Phi, Chế độ kiểm sát Trung Quốc, Học viện Kiểm sát viên quốc gia Trung Quốc.
23 Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
24 Điều 212 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


kể từ ngày nhận được đề nghị, Toà án nhân dân phải thành lập một Hội đồng xét xử
+

mới để giải quyết vụ án và ra quyết định cuối cùng.25
Giám sát việc chấp hành án phạt ngoài xã hội: Cơ quan phê chuẩn việc tạm thời
chấp hành án bên ngoài trại giam phải gửi bản sao quyết định phê chuẩn cho Viện
kiểm sát nhân dân. Nếu Viện kiểm sát nhân dân cho rằng việc tạm thời chấp hành
hình phạt bên ngoài trại giam là không thích hợp thì trong thời hạn 1 tháng kể từ
ngày nhận được thông báo phải đề nghị bằng văn bản với cơ quan phê chuẩn việc
tạm thời chấp hành hình phạt bên ngoài trại giam. Cơ quan này sau khi nhận được
đề nghị bằng văn bản của Viện kiểm sát nhân dân phải kiểm tra lại quyết định của
mình.26
1.2.4. Giám sát thủ tục Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
Thông thường việc áp dụng GĐT hay TP có thể do người bị kết tội hoặc kết
án yêu cầu, hoặc trong những tình huống rất khắc khe thì có thể do KSV đề nghị.
Tuy nhiên, trong luật TTHS tất cả các bên và người đại diện hợp pháp hoặc họ hàng
của họ có thể nộp đơn xin TP, đơn này gọi là “Kiến nghị”. Còn đối với chánh án tòa
án ban hành bản án, TANDTC ( đối với bản án được ban hành bởi tòa án cấp dưới),
VKSNDTC ( đối với tất cả các cấp tòa án), và Cơ quan công tố cấp cao ( đối với
các tòa án cấp dưới), nếu thấy có sai sót trong việc xác định dữ kiện hoặc áp dụng
luật trong bản án hoặc quyết định cuối cùng thì có thể nộp đơn đề nghị GĐT hoặc
TP.27
1.3. Viện kiểm sát Trung Quốc điều tra vụ án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự cho phép Viện Kiểm sát thực hành quyền điều tra
nhằm mục đích đảm bảo chức năn giám sát một cách hiệu quả đội ngũ cán bộ công
chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Những đối tượng mà Viện Kiểm sát
25 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
26 Điều 215 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
27 TS. Tô Văn Hòa, Những mô hình tố tụng hình sự trên thế giới, Nxb. Hồng Đức, năm 2012, trang


tiến hành điều tra chủ yếu là những loại tội phạm có liên quan đến cán bộ công
chức trong quá trình thi hành công vụ, và những loại tội phạm có liên quan đến việc
lạm dụng chức vụ quyền hạn của cán bộ công chức. 28 Theo đó, Viện Kiểm sát nhân
dân có quyền lập hồ sơ và tiến hành điều tra đối với các loại tội: tham nhũng hối lộ;
cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách
nhiệm gây hậu nghiêm trọng; cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
thực hiện các hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân: tạm giam trái phép,
tra tấn bức cung, gài bẫy hãm hại người khác để trả thù cá nhân, khám xét trái
phép…29 Trong hoạt động điều tra, họ có quyền yêu cầu cơ quan công an và các cơ
quan chuyên môn khác hỗ trợ khi cần thiết.
Như vậy, ngoài một số tội danh cá biệt như hối lộ,…còn lại đều là tội phạm
chức vụ của cán bộ công chức nhà nước. Điều đó cho thấy, điều tra khởi tố tội
phạm chức vụ là một bộ phận nghiệp vị hết sức quan trọng trong chức năng giám
sát việc tuân theo pháp luật của VKSND. Vì vậy, việc tăng cường chức năng hiến
định trong hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật của VKS khi trực tiếp điều
tra đối với các tội phạm về chức vụ là rất cần thiết.30
1.4. Một số vai trò khác của Viện kiểm sát trung quốc.
Ngoài những chức năng và thẩm quyền nêu trên, pháp luật còn quy định một số
quyền khác của Viện Kiểm sát, cụ thể:
+
+


Quyền giám sát hoạt động của đơn vị lao động cải tạo.
Quyền tham gia vào hoạt động trấn chỉnh trật tự trị an xã hội, quyền phòng ngừa tội
phạm ( gọi chung là chức năng phòng ngừa tội phạm của VKSND): Phòng ngừa tội
28 PGS. Tào Nam Giang, Chế độ tư pháp Trung Quốc,

Học viện Kiểm sát viên quốc gia Trung Quốc.

29 Điều 5 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa.
30 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội – 2017, trang 66.


phạm của VKS là hoạt động của VKS áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp
khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như
loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân
tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi
+

đời sống xã hội.
Quyền giải thích tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: là việc chủ thể có
thẩm quyền làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp,
luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật. Đây
là một chức năng thể hiện quyền tư pháp, ở Việt Nam quyền năng giải thích tư pháp
thuộc về TANDTC.
2. Đánh giá và so sánh vai trò của Viện kiểm sát Trung Quốc với Viện kiểm
sát nhân dân Việt Nam.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, VKSND Trung Quốc được giao ba loại
thẩm quyền và trách nhiệm khác nhau: Thứ nhất là trực tiếp tiến hành điều tra một
số loại tội phạm hình sự nhất định, bao gồm cả hành vi sai trái và tham nhũng của
quan chức và bức cung. Thứ hai là thực hành quyền công tố đối với các tội hình sự.

Thứ ba là giám sát: thực hiện giám sát thi hành pháp luật; tuân thủ pháp luật trong
quá trình tố tụng, kể cả tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và thi hành án. Tuy
nhiên, thông qua việc nghiên cứu, em thấy rằng khi đặt trong sự so sánh giữa
VKSND Trung Quốc và VKSND Việt Nam có hai điểm khác biệt cơ bản sau:
Thứ nhất là thẩm quyền điều tra tội phạm hình sự
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền
lập hồ sơ và tiến hành điều tra đối với các loại tội: tham nhũng hối lộ; cán bộ, công
chức cơ quan Nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây
hậu nghiêm trọng; cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các
hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân: tạm giam trái phép, tra tấn bức
cung, gài bẫy hãm hại người khác để trả thù cá nhân, khám xét trái phép… ngoài


một số tội danh cá biệt như hối lộ,…còn lại đều là tội phạm chức vụ của cán bộ
công chức nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật (Ủy ban
KTKL) của ĐCSTQ được giao trách nhiệm điều tra các đảng viên ĐCSTQ vi phạm
chế độ kỷ luật nội bộ. Ủy ban KTKL của ĐCSTQ có thể quyết định áp dụng các
hình thức kỷ luật từ cảnh cáo đến thử thách và từ đình chỉ đến khai trừ Đảng. Ủy
ban KTKL của ĐCSTQ có vai trò quan trọng do thẩm quyền của cơ quan này điều
tra các vụ tham nhũng liên quan đến đảng viên có thể dẫm chân và thay thế VKS
trong việc thực thi một trong những chức năng chính của VKS là điều tra án tham
nhũng.31
Như vậy, có thể thấy rằng về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của VKS
Trung Quốc là rộng hơn rất nhiều so với VKSND Việt Nam bởi, VKSND Việt Nam
chỉ có thẩm quyền điều tra có chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ
quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Theo quan
điểm của em, việc quy định thẩm quyền điều tra của VKSND Trung Quốc là khá
phù hợp, do đó Việt Nam cần học hỏi để hoàn thiện hơn về thẩm quyền điều tra của

CQĐT – VKSDTC bởi xét về hiệu quả trong việc điều tra của CQĐT – VKSDTC
trong những năm gần đây thì chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ nếu
được mở rộng thẩm quyền điều tra.
Thứ hai là thực hiện giám sát thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật
trong quá trình tố tụng.
Như đã trình bày ở phần trên ( mục 1.2), về chức năng giám sát việc tuân
theo pháp luật của VKSND Trung Quốc và VKSND Việt Nam là khá giống nhau.
Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về các số liệu báo cáo về kết quả công
31 TS. Hoàng Thế Liên và tập thể tác giải, Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm
quốc gia: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Nxb. Tư pháp, năm 2011, trang 28.


tác kiểm sát cũng như thực tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS Trung Quốc
thì có thể rút ra kết luận rằng: xét về phạm vi giám sát, quyền hạn giám sát của
VKS Trung Quốc là rộng rãi, tuy nhiên thực quyền thì lại bị hạn chế, trong khi
chức năng kiểm sát tại Việt Nam lại được thực hiện rất tốt. Chẳng hạn, trong việc
kiểm sát hoạt động tố tụng của CQĐT, mặc dù thẩm quyền kiểm sát của VKS
Trung Quốc rộng rãi theo luật nêu trên nhưng sự độc quyền mà các cơ quan điều tra
thể hiện trong tất cả các giai đoạn điều tra trên thực tế khiến cho việc kiểm sát có
hiệu quả của VKS rất khó đạt được. Trong những trường hợp VKS cho rằng đề
nghị truy tố chưa có đủ chứng cứ và yêu cầu cơ quan ĐTHS tiến hành điều tra bổ
sung và trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì kết quả là nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc
gia hạn thời hạn giam người bị tình nghi phạm tội (Chen Dongfeng, 2009). Ví dụ,
năm 2007, VKS chỉ thực hiện quyền giám sát đối với việc gia hạn giam giữ trái
pháp luật đối với 57 người bị tạm giam (Niên giám pháp luật 2008).32

KẾT LUẬN
Hệ thống cơ quan VKS tại Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn xây dựng
lại về mặt thể chế, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ thuật của các kiểm sát
32 TS. Hoàng Thế Liên và tập thể tác giải, Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm

quốc gia: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Nxb. Tư pháp, năm 2011, trang 63.


viên. Trình độ học vấn của đội ngũ kiểm sát viên đã được nâng lên đáng kể từ sau
khi thực hiện yêu cầu kiểm sát viên phải trải qua kỳ thi tư pháp quốc gia. Trong khi
về mặt pháp lý VKS có thẩm quyền rất lớn về kiểm sát việc tuân thủ pháp luật đối
với hoạt động điều tra của cơ quan công an và việc áp dụng các biện pháp cưỡng
chế liên quan, trong hoạt động xét xử của tòa án và công tác thi hành án tại các nhà
tù, nhưng việc thực thi các quyền nói trên trong thực tế tiếp tục bị hạn chế nghiêm
trọng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì VKSND Việt Nam cũng cần phải học hỏi
VKSND Trung Quốc ở nhiều điểm để tiếp tục hoàn thiện để thực hiện tốt hơn hai
chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt
trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc như hiện nay, cùng
những tác động tích cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì
những khó khăn, thách thức trước mắt đối với ngành kiểm sát cũng còn rất lớn,
trong khi đó, tình hình vi phạm và tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, với sự
gia tăng về số lượng, với nhiều thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm, để đảm bảo việc
thực hiện chức năng của mình thì việc tiếp thu và hoàn thiện bộ máy, tổ chức của
VKSND Việt Nam là vô cùng cần thiết.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CA
CQĐT
CQĐT-VKSNDTC
ĐCSTQ
VKS
VKSND
VKSNDTC

KSV
GĐT
TP
TANDTC
TTHS

Nghĩa đầy đủ
Công an
Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Đảng cộng sản Trung Quốc
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Kiểm sát viên
Giám đốc thẩm
Tái thẩm
Tòa án nhân dân tối cao
Tố tụng hình sự


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996.
Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân Trung Quốc.
Luật cán bộ kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995.

PGS. Tào Nam Giang, Chế độ tư pháp Trung Quốc, Học viện Kiểm sát viên

5.

quốc gia Trung Quốc.
TS. Ngô Phi Phi, Chế độ kiểm sát Trung Quốc, Học viện Kiểm sát viên quốc

6.

gia Trung Quốc.
TS. Tô Văn Hòa, Những mô hình tố tụng hình sự trên thế giới, Nxb. Hồng

7.

Đức, năm 2012, trang 104,105.
TS. Hoàng Thế Liên và tập thể tác giải, Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của
hệ thống tư pháp của năm quốc gia: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản,

8.

Hàn Quốc, Nga, Nxb. Tư pháp, năm 2011.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng Tư pháp hình sự so sánh,
Hà Nội – 2017, trang 66.



×