Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ MINH THU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 
SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG
 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN ­ 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ MINH THU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 
SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG
 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 


                                        1. GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn
                                        2. PGS. TS.  Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN ­ 2019


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả  những kết qu ả nghiên cứu trong công trình này 
là trung thực và chưa được công bố   ở  bất kỳ  công trình nào khác. Nếu sai tôi  
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong luận án đều đã đượ c ghi 
rõ nguồn gốc. 

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Minh Thu


4
LỜI CẢM ƠN

Để  hoàn thành luận án tôi luôn nhận được sự giúp đỡ  nhiệt tình của nhiều 
cá nhân và cơ  quan nghiên cứu trong nước. Trước hết tôi xin được bày tỏ  lòng  
cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS Trần Văn Điền với 
cương vị  là người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu  
và hoàn thành luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái 
Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ  tôi trong  

suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm  ơn sự  giúp đỡ  quý báu của các thầy cô giáo Khoa Nông học, 
Viện Khoa học sự  sống, Trường  Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trung tâm 
Nghiên cứu và phát triển cây có củ ­ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ 
môn Nghiên cứu khoai tây thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ. 
Tôi xin cảm  ơn Sở  Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 
Phòng Kinh tế  Thành Phố  Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương 
tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ  tôi địa bàn tốt để  tiến hành các thí nghiệm và thực 
hiện các mô hình nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 10/10/2018
Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Minh Thu


5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    
Bộ NN&PTNT  : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cs

: Cộng sự 

CT


: Công thức

Đ/c

: Đối chứng 

DTTLCPĐ         : Diện tích tán lá che phủ đất
FAO

: Food and Agriculture Organization  

H

: Hữu cơ

HX

: Héo xanh

KHKTNNVN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam 

KL

: Khối lượng




: Mật độ

MS

: Mốc sương

NSLT

: Năng suất lý thuyết 

NSTT

: Năng suất thực thu

PK

: Phân khoáng

PL                    : Phú Lương
QCVN             : Quy chuẩn Việt Nam
RCBD

: Rendomized completed block design 
(kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh).

SAS       

: SAS systemversion8.SAS Inst.,Cary, NC

Sở KH&CN       : Sở khoa học và Công nghệ

ST

: Sinh trưởng

T                       : Tưới
TB                  

: Trung bình 

TCN               

: Tiêu chuẩn ngành

TGST               : Thời gian sinh trưởng
TPTN                : Thành Phố Thái Nguyên
TV

: Thời vụ

V

: Vun


7

VR

: Virút
DANH MỤC CÁC BẢNG



8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


9

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây  (Solanum  tuberosum)  là cây lương thực của nhiều nước 
châu Âu và  ở  một số  nước khoai tây là cây lương thực chủ  yếu (Đường Hồng  
Dật, 2005)[7]. Củ  khoai tây chứa 20% lượng chất khô, trong đó có 80 ­ 85% là  
tinh bột, 3 ­ 5% là protein và một số  vitamin khác (Nguyễn Văn Thắng và Bùi 
Thị Mỳ, 1996) [38]. 
Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 ­ 120 tấn/ha. Tuy nhiên 
sự biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz  
et al.,  2001) [65]. Do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố  từ  bên 
ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 ­ 17oC; 
ánh sáng ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giai đoạn củ 
hình thành thì cây lại yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ  cũng thay  
đổi theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần  
là 60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ  đất phải đạt 80%. Để  đạt được năng suất 
cao, khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha 
thích hợp với cây khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005) [7]. Thời gian sinh trưởng 
ngắn nhưng khoai tây lại là cây cho hiệu quả kinh tế cao, 1 ha có thể thu nhập từ 
30 ­ 40 triệu đồng. Theo Nguyễn Công Chức (2001) [2]. Khoai tây đóng góp từ 42 
­ 48% thu nhập từ trồng trọt, 4,5 ­ 22,5% trong tổng thu nhập c ủa hộ trồng khoai  

tây.
Ở  Việt Nam khoai tây là một trong nh ững cây thực phẩm quan tr ọng  
và đặc biệt là cây hàng hóa có hiệu quả kinh t ế cao. Tuy nhiên hiện nay việc  
sản xuất khoai tây chưa khai thác hết tiềm năng, năng suất cây khoai tây  ở 
Việt Nam còn rất thấp, đạ t 73,74% (năm 2017) so với năng suất trung bình  
của thế giới (FAOSTAT, 2019) [140].
Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 
16,6 ­ 25,50C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển, chủ yếu đất phù  
sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ  lớn, hệ  thống thuỷ  nông hoàn chỉnh là điều kiện  
thuận lợi cho phát triển và mở  rộng sản xuất khoai tây. Trong những năm gần  
đây diện tích khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập trung chủ 
yếu ở  đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002) [1]. Có khả  năng thích hợp 


10

với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ  giàu dinh dưỡng nên khoai tây  
được trồng rất phổ biến. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá.  
Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ có sản lượng cao và lượng hàng hóa  
lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc  
nước ta với diện tích đất tự  nhiên hơn 3562,82 km2 và dân số  khoảng 1,2 triệu 
người (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017) [4]. Thị  trường tiêu thụ  khoai tây  
tại Thái Nguyên rất lớn do dân số đông, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung 
học chuyên nghiệp, đơn vị quân đội, Công ty Sam Sung đóng trên địa bàn; mặc dù 
nhu cầu tiêu thụ khoai tây lớn, song hầu hết sản lượng tiêu thụ khoai tây của tỉnh 
đều nhập từ  tỉnh ngoài và Trung Quốc, sản lượng khoai tây trong tỉnh còn thấp 
chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thời tiết khí hậu vụ đông tại Thái Nguyên rất phù hợp cho sinh trưởng và  
phát triển của cây khoai tây, với nhiệt độ  bình quân từ 16,6 ­ 25,5 0C; lượng mưa 

từ 0,3 ­ 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 72 ­ 75%. Trong những năm gần đây khoai 
tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông, tỉnh đã có nhiều chính sách để hỗ 
trợ phát triển và mở rộng diện tích khoai tây, vì vậy khoai tây đã chiếm một vị trí  
quan trọng trong phát triển cây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, tiềm năng mở rộng 
diện khoai tây vụ đông rất lớn. Tuy nhiên diện tích trồng khoai tây của tỉnh đang  
giảm dần, nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên do thiếu nguồn giống chất 
lượng người dân trồng khoai tây chủ  yếu trồng giống Trung Quốc chất lượng 
kém, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp chất lượng khoai tây chưa đảm bảo và đặc 
biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác như; thời vụ, mật độ, phân bón, tưới nước,  
vun gốc chưa phù hợp. Do đó để  mở  rộng diện tích khoai tây vụ  đông tại Thái 
Nguyên cần phải có nghiên cứu tổng hợp, sâu rộng về  kỹ  thuật tuyển chọn 
giống đến các biện pháp kỹ  thuật. Xuất phát từ  hạn chế đó chúng tôi tiến hành  
đề  tài  “Nghiên cứu các biện pháp kỹ  thuật sản xuất khoai tây vụ  đông tại  
tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
­  Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố  hạn  
chế năng suất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên. 


11

­ Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với 
điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên để đưa vào sản xuất.
­ Xác định một số biện pháp kỹ  thuật trồng khoai tây phù hợp trong điều 
kiện vụ  đông tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ  sở  đó bổ  sung và hoàn chỉnh biện 
pháp kỹ  thuật thâm canh khoai tây  ở  tỉnh Thái Nguyên góp phần mở  rộng diện 
tích khoai tây trên đất ruộng hai vụ lúa. 
­ Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây đạt năng suất và hiệu 
quả kinh tế cao trên đất hai vụ lúa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
­ Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng gồm 8 giống  
khoai tây nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ đông trên đất ruộng 2 vụ 
tại tỉnh Thái Nguyên.
­ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông gồm  
mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Thí nghiệm nghiên cứu một số  đặc điểm của giống và biện pháp kỹ 
thuật sản xuất khoai tây bố  trí tại xã Thịnh Đức Thành Phố  Thái Nguyên và xã 
Phấn Mễ huyện Phú Lương.
­ Mô hình sản xuất thử  nghiệm tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, xã 
Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Đóng góp mới của luận án
­ Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống KT1  có thời 
gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng  
suất cao (31 ­ 32 tấn/ha), chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế 
biến.
­ Đã xác định được một số  biện pháp kỹ  thuật thích hợp đối với giống 
khoai tây KT1 vụ  đông tại Thái Nguyên. Thời vụ  trồng tốt nhất từ ngày 01/11 ­  
10/11. Đối với phân khoáng xác định được lượng phân bón 15 tấn phân chuồng +  
180kg N + 180 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha, với mật độ  trồng 5 khóm/m2 đạt năng 


12

suất và hiệu quả  kinh tế  cao. Phân kali đã xác định được công thức bón 15 tấn  
phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P 2O5   + 180 kg K2O/ha cho năng suất, hiệu quả 
kinh tế cao nhất. Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày  sau trồng, 45 ngày sau trồng, 
75 ngày sau trồng). Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
­ Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp 
kỹ  thuật là căn cứ  khoa học để  bổ  sung hoàn thiện quy trình kỹ  thuật sản xuất 
khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên.
­ Kết quả  nghiên cứu có thể  dùng tham khảo trong giảng dạy và nghiên  
cứu tuyển chọn giống khoai tây.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
­ Tuyển chọn được một số  giống khoai tây có triển vọng cho năng suất  
cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa.
­ Bổ sung luận cứ khoa học để lựa chọn giống khoai tây nhập nội phù hợp 
và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây trong điều kiện vụ  đông tại tỉnh Thái  
Nguyên.


13

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ 
thuật về giống và canh tác. Dân số  ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lương thực 
không ngừng tăng lên, trong khi đất canh tác bị  thu hẹp và để  ứng phó với biến  
đổi khí hậu, chúng ta cần phải thường xuyên chọn tạo giống cây trồng phù hợp 
với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ 
thuật thâm canh tăng năng suất.
Giống có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng  
cây trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được 
giống có tiềm năng năng suất cao và ổn định. Hiện nay các giống khoai tây đang 
phổ  biến trong sản xuất tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng chủ 

yếu là nhập nội. Do vậy trước khi đưa vào sản xuất ở một vùng nào đó cần đánh 
giá khả  năng thích  ứng của giống với các điều kiện sinh thái khác nhau, đồng 
thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho khoai tây, nhiều tác giả đã kết  
luận khoai tây trồng an toàn trong thời tiết vụ đông ở miền Bắc nước ta (từ 15/10  
trở  đi) và có thể  trồng thêm khoai tây vụ  xuân. Tuy nhiên, việc xác định thời vụ 
trồng khoai tây còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai và khí hậu từng vùng (Trương 
Văn Hộ, 1992) [15]. 
Cac kêt qua nghiên c
́ ́
̉
ứu cho thây mât đô và khoang cach trông, sô thân trên
́
̣
̣
̉
́
̀
́
 
môt đ
̣ ơn vi diên tich co anh h
̣
̣ ́
́ ̉
ưởng rât ro rêt đên năng suât va chât l
́ ̃ ̣
́
́ ̀ ́ ượng  khoai  
tây.   Khoai   tây   được   trồng   bằng   phương   pháp   làm   đất   tối   thiểu,   mật   độ   và 

khoảng cách trồng được khuyến cáo như sau: Trồng 2 hàng cách mép luống 30 ­  
35 cm, hàng cách hàng 35 ­ 40 cm; củ cách củ 30 cm, tương đương 5 ­ 6 vạn củ 
giống/ha (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013) [147].
Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi 
hỏi nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Lượng phân 
bon cho khoai tây phu thuôc vao loai đât, đô phi nhiêu cua đât, tinh trang luân canh
́
̣
̣
̀
̣ ́ ̣
̀
̉
́ ̀
̣
 
va canh tac, giông va th
̀
́
́
̀ ời gian sinh trưởng cua khoai tây, đô âm va mât đô trông
̉
̣ ̉
̀ ̣
̣ ̀  


14

(Smith, 1987) [123]. Khi trồng khoai tây giống mới theo hướng thâm canh để  có 

năng suất, hiệu quả cao nhất thiết phải bón phân. Cần thực hiện tưới rãnh nhẹ 
để  khoai tây nhanh mọc trong trường hợp đất bị  khô. Thực hiện vun xới 2 lần 
kết hợp bón thúc. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho khoai tây, tốt nhất bằng  
biện pháp tưới rãnh (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) [148].
Như  vậy, để  trồng khoai tây đạt hiệu quả  kinh tế  cao thì mỗi vùng sinh  
thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp.
1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây
1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ  là yếu tố  quan trọng  ảnh hưởng đến sự  phát triển của cây và 
năng suất củ. Nhiệt độ  trong vụ trồng bình quân 16°C ­ 18°C là thích hợp và cho 
năng suất cao nhất. Khi nhiệt độ cao, cây khoai tây bị giảm sự đồng hóa, tăng dị 
hóa; nhiệt độ  ban đêm cao sẽ  làm giảm sản lượng chất khô của cây. Sự  phát 
triển tối  ưu của cây khoai tây khi nhiệt độ  ban ngày 20°C, ban đêm 14°C. Nếu 
nhiệt độ  ban ngày  ở  mức 21°C ­ 24°C, ban đêm 10°C hoặc thấp hơn một chút, 
khoai tây cũng có năng suất cao. Nhưng khi nhiệt độ bình quân dưới 10°C sẽ làm  
giảm sự sinh trưởng của cây, dưới 5°C cây ngừng sinh trưởng. 
Cây khoai tây có ba giai đoạn: Giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn hình  
thành củ và giai đoạn phình to củ. Mỗi giai đoạn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. 
Từ mọc đến phát triển thân lá, cây khoai tây cần nhiệt độ tương đối cao, thay đổi 
từ  16°C ­ 24°C,  ở  giai đoạn này thân lá phát triển đầy đủ  thì năng suất củ  mới  
cao. Giai đoạn hình thành củ  cần nhiệt độ  thấp hơn. Rashid năm 1974 có nhận 
xét, củ khoai tây hình thành nhanh nhất  ở nhiệt độ  ban ngày 20°C ­ 21°C và ban 
đêm 14°C. Giai đoạn phình củ  cần nhiệt độ  thấp hơn kết hợp với ngày dài và 
cường độ ánh sáng cao (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
Nhiệt độ  không khí thích hợp nhất cho củ khoai tây phát triển từ  18­190C 
và nhiệt độ đất 16­ 170C. nếu nhiệt độ từ 200C trở lên quá trình hình thành củ của 
khoai tây bắt đầu bị kìm hãm. Nhiệt độ lên cao quá 25 0C sẽ trở ngại cho quá trình 
hình thành và phát triển củ. Trong thời kỳ hình thành củ, nhiệt độ cao kéo dài gây  
ra hiện tượng củ không được tích lũy chất khô một cách đầy đủ, dẫn đến năng 
suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau. (Trương Văn Hộ, 2010) [17].



15

Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong 
điều kiện nhiệt độ  thấp. Nhiệt độ  thích hợp cho thân lá phát triển là 18 ­ 20 0C, 
thân củ phát triển là 18 ­ 190C. Tuy nhiên, nhiệt độ  quá thấp làm cây bị  chết rét, 
còn nhiệt độ  cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virút phát triển 
mạnh. Để  nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để  có  
thời vụ thích hợp với từng vùng.
1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp 
thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô 
của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và  
năng suất khoai tây là 20.000 ­ 50.000 lux (Allen and Scott  .,1980) [50]. Trong 
điều kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và không xuất  
hiện sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do  
khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag  
and Doombos JH, 1987) [124], [132].
Độ  dài ngày  ảnh hưởng rất lớn đến sự  sinh trưởng phát triển của cây  
khoai tây. Ở điều kiện ngày dài trên 14 giờ chiếu sáng/ngày của mùa xuân và mùa  
hè ở các nước ôn đới, thời gian sinh trưởng của cây khoai tây dài tới hơn 4 tháng  
gần 5 tháng, có thời gian phát triển thân lá dài, sau đó mới đến giai đoạn hình 
thành củ  và phình to củ. Người ta thấy rằng cây khoai tây trong điều kiện dài 
ngày có hàm lượng hoomon gibberellin cao, nên đã làm chậm sự  hình thành củ.  
Do thời gian sinh trưởng dài nên năng suất khoai tây  ở  vùng ôn đới khá cao, về 
tiềm năng nhiều nơi tới 100 ­ 120 tấn củ/ha, nhiều nước đạt năng suất bình quân  
35 ­ 40 tấn/ha.
Những nước vùng nhiệt đới trồng khoai tây trong điều kiện ngày ngắn,  
dưới 12 giờ/ngày nên hình thành củ sớm ngay khi thân lá còn trong giai đoạn đang  

phát triển. Vì vậy, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ  trên dưới 3 tháng, nên năng  
suất củ thấp, tiềm năng năng suất không cao. Những giống khoai tây ở  vùng ôn 
đới đem trồng  ở  Việt Nam sẽ  rút ngắn khoảng 30% thời gian trồng  ở  vùng ôn 
đới (Trương Văn Hộ, 2010) [17].
Trong điều kiện ngày dài, cây khoai tây ra hoa, kết quả nhiều h ơn ngày 
ngắn. Nếu  ở nhiệt độ  thấp trong điều kiện ngày dài hoặc ngắn, khoai tây đều  


16

ra củ  sớm. Về  cường độ  ánh sáng với khoai tây, ánh sáng có cườ ng độ  mạnh  
sẽ  làm cho quá trình quang hợp tăng lên, cây phát triển thuận lợi. N ếu c ường  
độ  ánh sáng yếu, trời nhiều mây âm u kéo dài, cây quang hợp kém, năng suất  
khoai tây thấp. Mặt khác cườ ng độ  ánh sáng quá cao cũng gây ra tạo củ  sớm,  
ra hoa nhanh dẫn đến thời gian sinh tr ưởng ng ắn, năng suất củ thấp. 
1.2.3. Yêu cầu về nước
Nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển 
của cây khoai tây, đến năng suất và chất lượng của củ khoai tây. Muốn cây khoai 
tây có hiệu suất quang hợp cao, đất phải đủ ẩm để cho bộ rễ hút đủ lượng nước  
cần thiết và chất khoáng để  điều tiết nhiệt độ  của cây. Nếu đất khô hạn, lá khô 
sẽ bị héo, khí khổng khép lại, hiệu suất quang hợp của cây sẽ giảm sút. Nếu thiếu 
nước kéo dài trầm trọng thì cây sẽ chết. Nếu quá nhiều nước sẽ gây nên yếm khí, 
trong đất thiếu O2 sẽ làm cho bộ rễ bị chết, đồng thời những khí khổng trên vỏ củ 
bị trương nước sẽ là nơi để vi khuẩn và nấm xâm nhập làm thối củ (Trương Văn  
Hộ, 2010) [17]. 
Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây khoai tây cần rất nhiều 
nước. Theo một số  nghiên cứu, một héc ta khoai tây cho năng suất củ  từ  19­33 
tấn/ha thì cần từ 2.800 ­ 2.900 m3 nước. Để tạo ra 100 kg củ khoai tây cần 12 ­ 15  
m3 nước (Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Thắng, 1978) [41].
  Nghiên cứu của Deblonde  et al., (1999) [70] chỉ  rõ, năng suất và yếu tố 

cấu thành năng suất bị  tác động mạnh bởi tổng lượng nước tưới. Tuy nhiên tác 
động  của  hạn  đến  cây  trồng phụ  thuộc  vào thời  gian,   giai  đoạn và   mức  độ 
nghiêm trọng của khô hạn (Jefferies, 1995) [96]. Hạn thường tác động mạnh ở 3 
giai đoạn: sinh trưởng, phình to củ và chín. Thiếu nước ở giai đoạn cuối của thời  
gian sinh trưởng sinh dưỡng làm cho khoai tây có năng suất thấp nhất, thiếu 
nước ở giai đoạn chín thì củ khoai tây lại to nhất (Fabeiro et al., 2001) [78].
Nghiên cứu của Iqbal et al., (1999) [94] cũng cho kết quả là, hạn xuất hiện  
vào giai đoạn chín làm giảm năng suất ít nhất, xuất hiện sớm sẽ   ảnh hưởng 
mạnh nhất đến năng suất, tiếp theo là giai đoạn hình thành củ. Điều đó được 


17

Kashyap et al., (2003) [99] giải thích rằng, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm với  
sự  thiếu nước là  ở  thời kỳ  sinh trưởng sinh dưỡng nên thiếu nước  ở  giai đoạn 
này ảnh hưởng đến năng suất mạnh nhất.
Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất  
của cây khoai tây. Thiếu nước  ở  giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng  ảnh hưởng  
nhiều nhất đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện  ở  miền Bắc Việt Nam, vụ 
đông thường có lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần  
nghiên cứu chế độ tưới nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể.
1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây
Củ khoai tây khi phát triển có khả  năng dịch chuyển các phân tử  đất yếu 
hơn so với nhiều loại rễ  củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình  
thành củ  phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là  
thích hợp với cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát 
triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm 
lượng tinh bột trong củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh 
trưởng, phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ  vụ này sang 
vụ khác trong nhiều năm trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005) [7].

Đất trồng khoai tây thích hợp là đất phù sa nhẹ, đất cát pha, đất nhẹ  tơi  
xốp có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ ẩm tốt, có điều kiện tưới nước  
và thoát nước. Nếu trồng trên đất thịt nặng, củ sẽ phát triển không đều, bị  méo  
mó, mã củ  xấu. Khoai tây có thể  phát triển được trên đất có độ  pH từ  4,8 ­ 7,1. 
Do chịu được chua mặn nên  ở  Hà Lan đã dùng khoai tây là cây tiên phong trồng 
trên đất mới lấn biển có độ chua cao. Tuy nhiên, độ pH lý tưởng với khoai tây là  
5,2 ­ 6,4. Nếu đất có độ pH kiềm trên 7, khoai tây dễ bị nhiễm bệnh ghẻ củ. Đất 
có hàm lượng clo cao sẽ  giảm hàm lượng chất khô của củ  (Trương Văn Hộ,  
2010) [17].
Đất có tầng canh tác dày và tơi xốp khả năng giữ nước và thông khí tốt là  
thích hợp nhất với khoai tây và sẽ  cho năng suất cao nhất. Đất có pH từ  5 ­ 7,  
nhưng thích hợp nhất là 6 ­ 6,5. 
Đất lý tưởng cho sự  phát triển của khoai tây là đất tiêu nước tốt, dễ  vỡ 
vụn. Đất có hàm lượng sét cao cần được xử lý đặc biệt như luân canh cây trồng 
thích hợp, trồng cây che phủ và các hoạt động cày xới đúng cách để duy trì năng  


18

suất trong một thời gian dài. Các loại đất có hữu cơ cao, nếu thoát nước đầy đủ,  
cũng có thể sản xuất khoai tây chất lượng cao, đặc biệt cho thị trường ăn tươi.  
Đất cát, có chứa ít đất sét hoặc ít chất hữu cơ  khi được tưới tiêu và bón phân 
đúng cách, sẽ cho năng suất và chất lượng chế biến cao. Mặc dù, khoai tây chịu  
được đất có tính axít nhưng sẽ có lợi khi nâng pH đất đến 6,0 ­ 6,5 giúp gia tăng  
hấp thụ lượng P và K trong đất, làm tăng hoạt tính của vi sinh vật, tăng sự phân  
huỷ của chất hữu cơ để giải phóng N và tăng khả năng trao đổi cation đất (Bohl  
và Johnson, 2010) [61]. 
Đất trồng khoai tây có pH nằm trong khoảng 5,5 ­ 6,8. Ở pH này khoai tây  
ít bị bệnh ghẻ hay sần lỗ vỏ. Ham l
̀ ượng tinh bôt cua khoai tây thu đ

̣ ̉
ược cao nhât́ 
khi trông trên đât kiêm yêu hoăc trung tinh. Tuy nhiên, nghiên c
̀
́
̀
́
̣
́
ứu khác đã ghi 
nhận ham l
̀ ượng tinh bôt cua cu 
̣
̉
̉ ở pH đât trông trong pham vi 5,4 ­ 6,05 cao h
́ ̀
̣
ơn  
cả. Khi trông 
̀ ở đât chua y
́
ếu co pH = 5 thi khoai tây chin s
́
̀
́ ơm h
́ ơn, điêu nay lam
̀ ̀ ̀  
giam ham l
̉
̀ ượng chât khô cua cây. Đ

́
̉
ể  đạt năng suất cao nên duy trì độ   ẩm của  
đất khoảng 65%. Tùy thuộc vào nhiệt độ ngày và giai đoạn phát triển của cây mà  
lượng nước tưới được tính toán nhằm duy trì độ  ẩm của đất. Tưới sát ngày thu  
hoạch làm giảm độ  cứng và gia tăng các vấn đề  trong lưu trữ  (Kader và Rolle,  
2004) [97].
Khoai tây có thể  trồng được trên các loại đất: đất cát pha, đất thịt nhẹ,
đất phù sa có tầng canh tác dày, nhiều mùn. Để  cây khoai tây sinh trưởng tốt,  
năng suất cao thì cần bố  trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ  tơi  
xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt. Khoai tây đông thường  
được bố  trí trên chân đất 2 vụ  lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). 
Cày bừa, làm đất nhỏ vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Lên luống càng  
cao càng tốt, lên luống đơn, luống rộng 0,6 ­ 0,7 m (trồng 1 hàng) hoặc lên luống  
kép, luống rộng 1,2 ­ 1,4 m (trồng 2 hàng). Rãnh luống rộng từ 30 ­ 40 cm, sâu từ 
15 ­ 25 cm (Thái Hà và Đằng Mai, 2011; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2015) 
[12], [148].
Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ  các nguyên tố đa 
lượng và vi lượng. Trung bình một tấn củ  khoai tây (kể  cả  thân lá tương  ứng)  
lấy đi từ đất là 5,68 kg N, 1,11 kg P2O5, 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha cây 
khoai tây đã lấy đi 88 kg N, 17 kg P2O5, 134 kg K2O, 19 kg CaO và 16 kg MgO. 
Rasco và Aromin, (1994) [116] cũng kết luận rằng, năng suất khoai tây phụ thuộc  


19

nhiều vào dinh dưỡng đất và khả  năng cung cấp của con người. Trong hầu hết 
các trường hợp có sự tương quan giữa khối lượng chất khô và nồng độ  N, P, K. 
Tuy nhiên mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và 
năng suất khoai tây theo góc độ khác nhau.

Khoai tây là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, do đó đòi 
hỏi nhiều chất dinh dưỡng để  phục vụ quá trình sinh trưởng và phát triển. Nitơ 
(N), phốt pho (P) và kali (K) là những yếu tố quan trọng nhất cần thiết cho việc  
hình thành năng suất và sản lượng khoai tây.  Ở  nhiều khu vực sản xuất khoai  
tây, lượng phân bón đạm và lân được sử dụng rộng rãi, trong khi kali thường bị 
bỏ qua (Pervez et al., 2013) [111]. 
1.2.5. Yêu cầu vê đ
̀ ộ ẩm đất
Kết quả  nghiên cứu cho thấy cac loai đât khac nhau co kh
́
̣ ́
́
́ ả  năng giữ  nước, 
giữ nhiệt, trao đổi dinh dưỡng khác nhau nên có anh h
̉
ưởng khác nhau đên s
́ ự sinh 
trưởng cua khoai tây va qua đo anh h
̉
̀
́̉
ưởng đên ham l
́ ̀ ượng chât khô, hàm l
́
ượng tinh  
bột trong củ. Loại đất hấp thụ nước tốt và thoáng khí là cần thiết cho sự phát triển 
và hình thành củ (Brandenberger et al., 2012) [ 63]. 
  Đô âm đât co anh h
̣ ̉
́ ́ ̉

ưởng đên ham l
́ ̀ ượng chât khô cua khoai tây va chât
́
̉
̀ ́ 
lượng chê biên cua chung. Trong nh
́ ́ ̉
́
ưng vung han hoăc ban han, biên phap t
̃
̀
̣
̣
́ ̣
̣
́ ưới là 
không thê thiêu khi trông khoai tây. 
̉
́
̀
Ở  nhưng vung âm h
̃
̀ ̉
ơn, ngoai viêc l
̀
̣ ợi dung
̣  
nươc tr
́ ơi qua m
̀

ưa cung cân phai bô sung môt l
̃
̀
̉ ̉
̣ ượng nươc t
́ ươi nhât đinh. Điêu kiên
́
́ ̣
̀
̣  
đât đu đô âm se đam bao khoai tây co năng suât cao, tôt nhât nên duy tri môt đô âm
́ ̉ ̣ ̉
̃ ̉
̉
́
́
́
́
̀ ̣
̣ ̉  
đông nhât trong đât trong suôt qua trinh sinh tr
̀
́
́
́
́ ̀
ưởng cua cây khoai tây. Viêc t
̉
̣ ươi qua
́

́ 
dư thưa n
̀ ươc hoăc khoang cach gi
́
̣
̉
́
ưa hai lân t
̃
̀ ươi qua xa co thê lam giam năng suât
́
́
́ ̉ ̀
̉
́ 
hoăc cây co sinh tr
̣
́
ưởng lai hoăc lam n
̣
̣ ̀ ưt cu. Đê thu đ
́ ̉
̉
ược khoai tây co ham l
́ ̀ ượng chât́ 
khô cao cân phai tranh t
̀
̉ ́ ươi qua muôn vao luc thu hoach. M
́
́

̣
̀ ́
̣
ưa qua nhiêu hoăc t
́
̀
̣ ươi qua
́
́ 
muôn th
̣ ương lam giam năng suât va lam giam ty trong cua cu (Smith, 1987) [123 ].
̀
̀
̉
́ ̀ ̀
̉
̉ ̣
̉
̉
Khoai tây la môt cây rât mân cam v
̀ ̣
́ ̃ ̉
ơi s
́ ự thiêu hut n
́ ̣ ươc trong đât. Ngay ca
́
́
̉ 
khi được tươi, đôi khi khoai tây vân bi stress n
́

̃ ̣
ươc, đăc biêt la nh
́
̣
̣ ̀ ững ngay năng va
̀ ́
̀ 
nong. S
́
ự  thiêt hai do stress n
̣
̣
ươc cua khoai tây phu thuôc vao th
́ ̉
̣
̣
̀ ơi điêm bi thiêu
̀
̉
̣
́ 
nươc, th
́ ơi gian va c
̀
̀ ương đô stress (Costa và MacKerron, 2000) [68]. 
̀
̣
Tai Nam Phi, thi
̣
ếu nươc xay ra vao luc băt đâu hinh thanh cu cho đên luc

́ ̉
̀ ́ ́ ̀ ̀
̀
̉
́ ́ 
tao cu la nhân tô quan trong nhât anh h
̣
̉ ̀
́
̣
́ ̉
ưởng đên s
́ ự  hinh thanh sinh khôi 
̀
̀
́ va năng
̀
 


20

suât cu. Khi đ
́ ̉
ược tươi đây đu trong điêu kiên nay, cu cho năng suât cao nhât. Hiêu
̀ ̉
̀
̣
̀
̉

́
́
̣  
suât t
́ ươi n
́ ươc thay đôi tuy theo ph
́
̉ ̀
ương phap t
́ ươi va th
́ ̀ ơi gian trông, hiêu qua t
̀
̀
̣
̉ ươí 
nươc vao vu thu cao h
́ ̀ ̣
ơn vu đông (Steyn 
̣
et al., 2007) [126].
Đa có nghiên c
̃
ưu vê anh h
́ ̀̉
ưởng cua t
̉ ươi đên chât l
́ ́
́ ượng chê biên cua khoai
́ ́ ̉
 

tây, nhân thây 
̣
́ ở công thưc khoai tây co t
́
́ ươi, khoai tây ch
́
ưa thanh thuc vao luc thu
̀
̣
̀ ́
 
hoach. Trong cu co ch
̣
̉ ́ ưa nhiêu đ
́
̀ ường khử dân đên mau săc cua chip sau khi ran co
̃ ́
̀ ́ ̉
́ ́ 
mau đâm h
̀ ̣
ơn. Khi tươi n
́ ươc cho khoai tây 
́
ở  cac m
́ ưc đô âm đât đat 25, 50 và
́ ̣ ̉
́ ̣
 
75% không gây anh h

̉
ưởng đên ty trong cua cu, trong khi đo 
́ ̉ ̣
̉
̉
́ở đô âm cao h
̣ ̉
ơn gây  
ra sự giam sut ham l
̉
́ ̀ ượng tinh bôt. 
̣ Điều kiện thời tiết bất thường có thể làm cho 
khoai tây có củ có hình dạng bất thường hoặc nảy mầm, tạo củ thứ cấp, làm đen  
thịt củ hoặc tim rỗng. Lượng mưa  ảnh hưởng đến hàm lượng nước và sự  nhạy  
cảm của cây trồng đến các tổn thương cơ  học và thối hỏng. Thời tiết khô hạn, 
rồi mưa có thể làm phát sinh vết nứt hoặc sinh trưởng thứ cấp ở khoai tây. Nhiệt  
độ  đất cao, thiếu độ   ẩm tạm thời của đất và thiếu hay dư  thừa nitơ  gây hàm 
lượng đường cao và tinh bột thấp ở phần cuống củ ở khoai tây chế biến làm nâu  
thịt củ khi chế biến. Do thiếu nước gây ra những thay đổi trong hoạt động hoặc 
các enzyme chuyển hóa cacbohidrat  chuyển từ chức năng tổng hợp tinh bột thành 
chức năng huy động tinh bột (Thompson et al., 2008) [128].
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71 độ  vĩ tuyến 
Bắc đến 40 độ  vĩ tuyến Nam. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế  giới 5 năm 
gần đây  được trình bày ở bảng 1.1.  
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
giai đoạn 2013 ­ 2017
Năm


Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2013

19,29

19,39

374,07

2014

18,88

20,14

380,26

2015

18,91


19,91

376,58

2016

19,08

19,62

374,25

2017

19,30

20,11

388,91


21

(Nguồn: FAO, 2019) [140]
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy, diện tích khoai tây của thế giới trong những 
năm gần đây tăng giảm không đáng kể, từ  19,29 triệu ha (năm 2013), đến 19,30 
triệu ha (năm 2016). Năng suất biến động từ  19,39 ­ 20,14 tấn/ha, đạt cao nhất  
năm 2014 (20,14 tấn/ha) và sản lượng khoai tây đạt cao nhất năm 2017 (388,91  
triệu tấn). 
Do điều kiện sinh thái, mức độ  thâm canh và trình độ  sản xuất khác nhau 

nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn. Tình hình sản xuất khoai tây  ở  các  
châu lục năm 2016 được thống kê ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở các châu lục năm 2017

Châu Á

Diện tích
(triệu ha)
10,21

Năng suất
(tấn/ha)
19,17

Sản lượng
(triệu tấn)
195,67

Châu Âu

5,37

22,69

121,76

Châu Mỹ

1,80


24,58

44,17

Châu Phi

1,89

13,22

25,01

Châu Đại dương

0,38

41,08

1,57

Châu lục

(Nguồn: FAO, 2019) [140]
Số  liệu  ở  bảng 1.2 cho thấy năm 2017, châu Á có diện tích khoai tây lớn  
nhất thế  giới (10,21  triệu ha), gần đây khoai tây  ở  vùng này có xu hướng phát 
triển mạnh.  Song  năng  suất khoai tây  của  châu Á  còn  thấp  (năm  2017: 19,17 
tấn/ha), thấp hơn năng suất trung bình của thế giới và một số châu lục khác. Tuy  
nhiên do diện tích trồng lớn nên sản lượng khoai tây của châu Á cao nhất thế 
giới (năm 2017 đạt  195,67 triệu tấn), chiếm 50,56% sản lượng khoai tây toàn thế 
giới. Khoai tây châu Á được trồng tập trung  ở các nước như: Trung Quốc, Nhật 

Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ... 
Khoai tây là cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn dinh  
dưỡng rất tốt cho nhiều người dân châu Âu. Vì thế  khoai tây là cây trồng chính  
và được trồng nhiều  ở  các nước như  Ba Lan, Đức, Pháp, Hà Lan…Năm 2017  
diện tích trồng khoai tây của châu Âu là 5,37 triệu ha, chiếm 27,82% diện tích  


22

khoai tây toàn thế  giới, nhưng do năng suất cao (22,69 tấn/ha) nên sản lượng 
khoai tây của châu Âu đạt cao nhất năm 2017 đạt 121,76 triệu tấn, chiếm 31,31%  
sản lượng khoai tây thế giới.
Năm 2017, diện tích trồng khoai tây của châu Mỹ và châu Phi tương đương  
nhau (1,80 ­ 1,85 triệu ha), nhưng năng suất khoai tây châu Mỹ cao (24,58 tấn/ha) 
nên sản lượng đạt 44,17 triệu tấn. Trong khi đó năng suất khoai tây của châu Phi  
rất thấp (13,22 tấn/ha) nên sản lượng chỉ đạt 24,01 triệu tấn, gần bằng 1/2 sản  
lượng của châu Mỹ. Châu Đại dương có diện tích khoai tây thấp nhất (0,38 triệu  
ha), năng suất khoai tây châu lục này lớn nhất (41,08 tấn/ha). Song do diện tích ít  
nên sản lượng khoai tây của châu lục này thấp nhất thế giới (1,57 triệu tấn).
1.3.1.2. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam
Trước những năm 70 của thế  kỷ XX, diện tích trồng khoai tây ở  nước ta  
chỉ khoảng 2.000 ha. Sau năm 1970, khoai tây mới được chính thức quan tâm và  
xem như  là một cây lương thực quan trọng (Trương Văn Hộ, 1992) [15]. Thời  
điểm Việt Nam có tổng diện tích trồng khoai lớn nhất là năm 1979 với 104.700 
ha, sau đó giảm dần. Tình hình sản xuất khoai tây của Việt Nam 5 năm gần đây  
được thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
giai đoạn 2013 ­ 2017
Diện tích


Năng suất 

Sản lượng

 (ha)

(tấn/ha)

 (tấn)

2013

23.077

13,58

313.383

2014

22.823

14,09

321.700

2015

21.767


14,62

318.321

2016

21.173

14,27

302.229

2017

20.480

14,83

303.675

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2019) [140]
Diện tích khoai tây của Việt Nam gi ảm d ần trong 5 năm gần đây, từ 
23,077 ha (năm 2013) đến năm 2017 chỉ còn 20,480 ha, giảm 2.597 ha.


23

Năng suất khoai tây Việt Nam còn thấp, năm 2017 là 14,83 tấn/ha, bằng 

73,74% năng suất trung của thế  giới và sản lượng đạt 303.675 tấn (FAOSTAT,  
2019) [140].
Hiện nay  ở  nước ta, khoai tây được sản xuất nhiều  ở  các tỉnh như  Thái 
Bình, Nam Đinh, H
̣
ải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Băc Giang, B
́
ắc Ninh, Hà 
Nội, và Vĩnh Phúc. Khoai tây la cây tr
̀
ồng chu l
̉ ực được đưa vào cơ cấu giống cây  
trồng vụ  đông, các giông khoai tây đ
́
ược nông dân  ưa chuông va trông phô biên
̣
̀ ̀
̉
́ 
như: Solara, Marabel, Diamond và VT2 phục vụ  cho ăn tươi; Atlantic và Sinora 
phục vụ chế biến.
Sau vùng đồng bằng sông Hồng, Lâm Đồng là vùng sản xuất khoai tây 
quan trọng thứ  2 của cả  nước. Diên tich khoai tây c
̣ ́
ủa Lâm Đông biên đông t
̀
́
̣
ừ 
2.500­3.000 ha/năm với năng suât khoai tây trung bình cao h

́
ơn 20 ­ 30% so vơí 
năng suất khoai tây trung bình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Các giống khoai tây 
được sản xuất chủ yếu là giống Utatlan (07) và PO3 phục vụ ăn tươi; các giống 
Atlantic, FL2215, FL2027 và FL2137 phục vụ chế biến (Phạm Xuân Tùng và cs., 
2003, 2008) [43], [44].
Diện tích khoai tây vụ đông nước ta có tiềm năng phát triển lớn, mục tiêu  
trong 5 năm tới (2018­2023), đưa diện tích ổn định khoảng xung quanh 30.000 ha,  
5 năm tiếp theo đạt 35.000 ­ 40.000 ha; năng suất bình quân 18 ­ 20 tấn/ha, giá trị thu 
nhập là 100 ­ 120 triệu đồng/ha/vụ  (trong 3 tháng) với quan điểm phát triển bền  
vững gắn với chế biến, tiêu thụ, sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao  
chuỗi giá trị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân (Cục Trồng trọt, 2017)  
[6].
Như vậy, diện tích và năng suất bình quân của Việt Nam như hiện nay là 
thấp và không  ổn định, chưa khai thác được tiềm năng to lớn của khoai tây, cây 
khoai tây còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào tổng thu nhập sản phẩm nông 
nghiệp của nước ta. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do việc sử dụng 
giống đã thoái hóa, chất lượng củ  giống thấp làm giảm năng suất, giảm hiệu 
quả sản xuất khoai tây. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây  
sinh trưởng, phát triển: Nhiệt độ  cao, ngày ngắn và điều kiện khí hậu không  
thích hợp nên khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất 
lớn (chỉ  bằng 10%) và thời vụ  gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm 


24

(Caldiz, D. O., et al., 2001) [65]. Thời vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít 
vụ  mà năng suất cây trồng cũng không cao (Hunt, 1993) [92]. Do điều kiện khí 
hậu không thuận lợi nên thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội 
khi trồng ở Việt Nam thường bị rút ngắn, chỉ khoảng 85 ­ 115 ngày (Nguyễn Văn  

Thắng và cs, 1996) [38]. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố  bất lợi, hạn chế 
nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây (Trương Văn Hộ và cs, 1990) [14].
1.3.1.4. Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam
Sản xuất khoai tây hàng hóa tại Việt Nam đang được quan tâm và có điều 
kiện để  phát triển. Hiện nay Việt Nam có nhiều giống khoai tây năng suất cao,  
sạch bệnh vừa phục vụ  chế biến và ăn tươi, nhiều mô hình sản xuất khoai tây  
hàng hóa được xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
  Kết quả  nghiên cứu của đề  tài  “Xây dựng mô hình nhân giống và sản 
xuất   khoai   tây   hàng   hoá   cho   hiệu   quả   kinh   tế   cao   đối   với   giống   Sinora   và 
Marabel”  tại huyện Nam Sách và Tứ  Kỳ, tỉnh Hải Dương  cho năng suất trung 
bình từ 18,5 ­ 19,9 tấn/ha (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2011) [150]. 
Tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, vụ đông năm 2018, huyện đẩy mạnh  
liên kết sản xuất, tiêu thụ  sản phẩm cây khoai tây giúp người nông dân duy trì, 
phát triển vụ  đông bền vững. Việc hình thành mối liên kết “4 nhà” trong chuỗi 
sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề  cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng  
hóa tập trung và nâng cao hiệu quả  của các hình thức sản xuất, góp phần thúc 
đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hướng  
tới một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững (Báo Nam Định, 2018) [137]. 
Tại Vĩnh Phúc, mô hình  mang lại hiệu quả  kinh tế cao cho người dân là 
mô hình liên kết sản xuất cây khoai tây theo hướng hàng hóa. Doanh nghiệp đã  
liên kết chặt chẽ với người nông dân, hỗ trợ máy móc phục vụ làm đất, tập huấn 
kỹ thuật chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm. Phương thức liên kết sản xuất  
giữa doanh nghiệp và nông dân đã mang lại hiệu quả  kinh tế  cao. Người nông 
dân được hỗ trợ giống, vật tư và từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa  
lớn, giúp người nông dân học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức sản xuất  
mới và dần từ  bỏ  thói quen sản xuất nhỏ  lẻ,  manh mún và lạc hậu. Doanh 
nghiệp đã xây dựng được vùng nguyên liệu, ổn định đầu vào của sản xuất, đảm 
bảo đầu ra cho nông dân (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014) [135]. 



25

Tại Hà Nội, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân đã thành  
công trong việc triển khai mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.  
Mô hình đã được xây dựng trên diện tích 100 ha tại huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức và  
Ứng Hòa trên giống khoai tây Marabel. Mô hình đã cho hiệu quả  vượt trội, là  
động lực cho người dân yên tâm phát triển sản xuất (Báo Kinh tế và Đô thị, 2018) 
[136].
Tại Thái Nguyên, nhiều đề  tài, dự  án đã được triển khai nhằm xây dựng  
mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Dự  án “Xây 
dựng mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên” được thực hiện từ  năm 2009 ­ 2010. Dự  án được tiến hành trên hai 
giống Sinora và Eben trong điều kiện vụ đông tại huyện Đại Từ và Định Hóa. Dự 
án đã xây dựng được mô hình sản xuất khoai tây theo hướng hàng hóa tạo vùng  
nguyên liệu phục vụ chế biến, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, nâng cao được hiệu  
quả kinh tế của cây khoai tây trên một đơn vị diện tích (Sở Khoa học và Công nghệ 
Thái Nguyên, 2010) [142].
Dự án “xây dựng mô hình sản xuất khoai tây hàng hóa trên giống Atlantic 
và Marabel tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (do Viện Cây lương thực và Cây thực  
phẩm làm chủ trì) đã được tiến hành từ năm 2010­2011 trên địa bàn 3 huyện Định  
Hóa, Phổ Yên và Đại Từ. Đã xây dựng được vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ 
ăn tươi và cho chế  biến công nghiệp. Thông qua mô hình canh tác về  khoai tây  
cho nông dân tại các điểm triển khai dự án và đã đem lại hiệu quả kinh tế  cao,  
nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất khoai tây hàng hóa và thương mại 
hóa sản phẩm, tạo điều kiện để nông dân làm quen dần với kinh tế thị trường về 
sản   xuất   khoai   tây   theo   hướng   hàng   hóa   (Sở   Khoa   học   và   Công   nghệ   Thái  
Nguyên, 2011) [143]. 
1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Sản lượng khoai tây tươi năm 2016 ­ 2017 của Trung Quốc đạt ở mức trên  

100 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với 97 triệu tấn trong năm 2015­2016 do sự mở 
rộng diện tích khoai tây và các điều kiện thời tiết bình thường ở các khu vực sản  


×