Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.14 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC PHỔ

HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ BA ĐỒN,
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC PHỔ

HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ BA ĐỒN,
TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CAO THỊ OANH


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ luật học “Hình phạt tiền theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” là kết quả
qua quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong
cũng lĩnh vực.
Tôi xin chịu trách nhiệm lời cam đoan của mình./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Phổ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

8

1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung, mục đích, ý nghĩa của hình phạt

tiền 8
1.2. Nội dung, mục đích, vị trí, vai trò và ý nghĩa của hình phạt tiền.............10

1.3 Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản, biện pháp tịch thu
vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm và phạt tiền với tính chất là biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính....................................................................14
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH HÌNH PHẠT TIỀN TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THỊ XÃ BA
ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH.........................................................................21

2.1. Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền....................21
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình 42

CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

54

3.1. Yêu cầu đối với việc áp dụng hình phạt tiền............................................ 54
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự

về hình phạt tiền.............................................................................................. 60
KẾT LUẬN.................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

TAND

: Toà án nhân dân


TANDTC

: Toà án nhân dân tối cao

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

KHXH

: Khoa học xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Tình hình xét xử các vụ án hình sự của TAND thị xã

Trang
43


Ba Đồ, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2018
2.2

Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo tại thị xã Ba

45

Đồn, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2018
2.3

Tình hình kháng cáo và kết quả giải quyết yêu cầu
kháng cáo tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2014 – 2018

45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hình phạt tiền là một loại hình phạt có lịch sử lâu đời và được quy định
trong hệ thống hình phạt của Nhà nước vừa với tính chất là hình phạt chính
vừa với tính chất là hình phạt bổ sung. Ở nước ta, cùng với sự phát triển của
pháp luật hình sự, các quy định về hình phạt tiền cũng dần dần được hoàn
thiện. Trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, hình phạt tiền không chỉ
được quy định áp dụng đối với các cá nhân (thể nhân) bị kết án mà còn đối
với pháp nhân thương mại bị kết án về một số tội phạm nhất định. Có thể
thấy, hình phạt tiền được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) là kết quả của nhiều lần sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tổng kết thực

tiễn áp dụng hình phạt này của Tòa án.
Quy định và áp dụng hình phạt tiền không chỉ nhằm cụ thể hóa chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp là
"giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không
giam giữ đối với một số loại tội phạm", mà còn thể hiện quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm theo phương
châm “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý
người phạm tội”.
Tuy nhên, trong thực tiễn xét xử ở thị xã Ba Đồn và tỉnh Quảng Bình
cũng như trong phạm vi toàn quốc, việc áp dụng hình phạt tiền còn nhiều bất
cập, hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do các quy định của pháp
luật hình sự về hình phạt tiền mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần qua
các thời kỳ khác nhau nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập gây khó khăn,
vướng mắc cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nhận thức về
vị trí, vai trò của hình phạt tiền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa
7


thật sự đúng đắn; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật, trách
nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận những người làm công tác xét xử còn
hạn chế. Điều đó đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của hình phạt tiền trong
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Hiên nay Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần của
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 và đề cao quyền con người, quyền công dân
được quy định trong Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn
thiện các quy định của BLHS hiện hành về hình phạt tiền để các quyền con
người, quyền công dân được bảo vệ và đảm bảo thực sự trên thực tế. Do đó,
việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, thực tiễn quy định và áp dụng hình phạt tiền
tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nhằm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra

những kiến nghị hoàn thiện và đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS
hiện hành về hình phạt tiền theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính
hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con
người và quyền công dân là hết sức cần thiết và cấp thiết.
Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Hình phạt tiền theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” để
nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố
tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu

Hình phạt tiền là một loại hình phạt có lịch sử lâu đời, được quy định
trong hầu hết BLHS của các nước trên thế giới và của Việt Nam. Do vậy, có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về hình phạt tiền ở nhiều
phương diện, cấp độ khác nhau. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn bổ ích
mà học viên tham khảo, tiếp thu để thực hiện đề tài luận văn của mình. Tiêu
biểu là các công trình cụ thể sau đây:


+ Các giáo trình Luật hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo chuyên
ngành luật hình sự như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Đại học Luật
Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, khoa Luật Đại học quốc gia
Hà Nội, đặc biệt là cuốn giáo trình Luật hình sự Việt Nam-phần chung do
GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát
hành năm 2013. Trong những cuốn giáo trình này, các tác giả đều làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận cơ bản về hình phạt tiền và quy định của Luật hình sự về
hình phạt này.
Ngoài các giáo trình nêu trên, đề cập đến hình phạt tiền còn có các
cuốn bình luận khoa học BLHS, đặc biệt là cuốn “Bình luận Khoa học BLHS
năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017” (phần chung) do GS.TS Nguyễn
Ngọc Hòa chủ biên. Trong các cuốn bình luận Khoa học BLHS, các tác giả đã

bình luận làm rõ nội dung của các điều luật quy định hình phạt tiền.
+ Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ (chuyên ngành Luật hình sự và tố
tụng hình sự) có các công trình tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ “Các hình phạt
chính trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Sơn, Viện nghiên cứu
Nhà nước và pháp luật năm 2003; Luận án tiến sĩ “Xã hội học hình phạt những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Võ Khánh Linh, Học viện
KHXH năm 2017; Luận văn thạc sĩ “Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng”, Học viện KHXH năm 2014; Luận
văn thạc sĩ “Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Ngọc Thắng, Học viện KHXH năm 2015,
Học viện KHXH năm 2016; Luận văn thạc sĩ “Hình phạt tiền theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” của tác giả Nguyễn Văn Đức....
Những luận án, luận văn nêu trên chủ yếu đề cập đến hình phạt nói chung, tuy
nhiên cũng có những luận văn đề cập riêng về hình phạt tiền từ thực tiễn của
một địa bàn cụ thể trên cả phương diện: lý luận, thực tiễn quyết định, áp dụng


và giải pháp. Đây là những tài liệu tham khảo quý giá để học viên thực hiện
đề tài luận văn của mình.
+ Sách chuyên khảo, có các công trình tiêu biểu như: cuốn “Hình phạt
và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Văn
Quế, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2000; cuốn “Nghiên cứu hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người” của tác giả Trịnh
Quốc Toàn, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2015; cuốn “Hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam” của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, NXB
Chính trị Quốc gia năm 1995.v.v. Những cuốn sách chuyên khảo này nghiên
cứu những vấn đề lý luận về hình phạt nói chung được quy định trong pháp
luật hình sự Việt Nam, nhưng chủ yếu theo quy định của BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này đã giúp học
viên có cách tiếp cận nghiên cứu lý luận về hình phạt tiền.
+ Các bài báo khoa học có: “Một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền”

của tác giả Nguyễn Hoàng Lâm, tạp chí TAND số 16/2009; “Hình phạt tiền
trong BLHS năm 1999” của tác giả Trương Quang Vinh, tạp chí Luật học, số
2/2000; “Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, tạp
chí TAND, số 5/2009; “Hoàn thiện quy định về hình phạt tiền” của tác giả
Nguyễn Hoàng Lâm, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2012; “Cần bổ sung
các điều kiện áp dụng hình phạt tiền... trong luật hình sự Việt Nam” của tác
giả Trần Thúy Hằng, tạp chí Kiểm sát số 18/2010; “Hình phạt tiền áp dụng
đối với người phạm tội trong BLHS năm 2015” của tác giả Mai Thị Thủy và
Đào Thị Nguyệt, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2016.v.v. Những bài báo
khoa học trực tiếp đề cập đến hình phạt tiền cả dưới góc độ lý luận và quy
định của luật thực định (BLHS) là những tài liệu bổ ích để học viên tham
khảo, tiếp thu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hình phạt
nói chung, hình phạt tiền nói riêng, nhưng do mục đích, nhiệm vụ, phạm vi


nghiên cứu khác nhau nên chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống,
chuyên sâu về hình phạt tiền được quy định trong BLHS năm 2015 từ thực
tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Qua đây có thể xác định luận văn này
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan
đến đề tài luận văn của học viên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quy định và áp dụng hình phạt
tiền tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, luận văn hướng tới mục đích: kiến
nghị sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt tiền và giải
pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định đó nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
+ Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tiền như:
khái niệm, đặc điểm, nội dung, mục đích, vị trí, vai trò của hình phạt tiền với
tính cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung, được quy định đối với cá
nhân phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội.
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về
hình phạt tiền của TAND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 20142018, rút ra những mặt tích cực, cũng như hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.
+ Đưa ra yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của
BLHS hiện hành về hình phạt tiền trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


i tng nghiờn cu ca lun vn l nhng vn lý lun, quy nh
ca phỏp lut hỡnh s v thc tin ỏp dng ti th xó Ba n, tnh Qung
Bỡnh.
4.2. Phm vi nghiờn cu

+ Lun vn nghiờn cu v hỡnh pht tin trong phm vi lý lun chuyờn
ngnh lut hỡnh s.
+ Lun vn tp trung nghiờn cu thc tin quy nh v quyt nh hỡnh
pht tin ca TAND th xó Ba n, tnh Qung Bỡnh t nm 2014 n nm
2018.
5. Phng phỏp lun v phng phỏp nghiờn cu
5.1. Phng phỏp lun

Lun vn c thc hin trờn c s phng phỏp lun ca Ch ngha
Mỏc - LờNin, t tng H Chớ Minh, quan im ca ng v Nh nc v

chớnh sỏch hỡnh s, v ci cỏch t phỏp, v bo v v bo m quyn con
ngi.
Ngoi ra, lun vn cũn da trờn lý lun chuyờn ngnh lut hỡnh s v
hỡnh pht lm rừ i tng nghiờn cu.
5.2. Cỏc phng phỏp nghiờn cu

Lun vn c s dng cỏc phng phỏp lch s, so sỏnh, tng hp,
thng kờ, phõn tớch cỏc quy phm phỏp lut cú liờn quan kt hp vi thc tin,
da trờn nn tng lý lun ca ch ngha Mỏc Lờnin. T tng H Chớ Minh
v nn t phỏp ca dõn, do dõn v vỡ dõn nhm lm rừ vn cn nghiờn cu
v xõy dng nhng c s lý lun cho cỏc gii phỏp c nờu ra ca lun vn
Luận văn còn đợc trình bày trên cơ sở nghiên cứu
có chọn lọc một cách khái quát các công trình nghiên
cứu, các bài viết đăng trên tạp chí của các nhà luật học
của nớc ta.
6. í ngha ca lý lun v thc tin ca lun vn
6.1. í ngha lý lun


Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm những
vấn đề lý luận về hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo để hoàn thiện các
quy định của BLHS hiện hành về hình phạt tiền, cũng như trong thực tiễn áp
dụng để đạt được mục đích, hiệu quả của hình phạt tiền trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy,
nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật hình sự.
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hình phạt tiền
Chương 2: Quy định của luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền và
thực tiễn áp dụng tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định
của pháp luật hình sự về hình phạt tiền.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung, mục đích, ý nghĩa

của hình phạt tiền
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm

Khoa học luật hình sự Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm hình phạt tiền như: “Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải
nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước” [61, tr.272]. Khái
niệm này chỉ ra nội dung của hình phạt tiền là “buộc người phạm tội phải nộp
một khoản tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước”. Tuy nhiên, trong khái
niệm này chưa phản ánh đầy đủ đặc điểm, tính chất, chủ thể, đối tượng, phạm
vi, mục đích áp dụng của hình phạt tiền.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng: “Phạt tiền là một trong những biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước được Tòa án quyết định trong bản án kết tội
đối với người bị kết án về những tội phạm được BLHS xác định với nội dung
là tước một khoản tiền nhất định của họ sung vào quỹ của Nhà nước, thông
qua đó giáo dục, cải tạo, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời thực hiện

phòng ngừa, giáo dục chung” [20, tr.183]. Tương tự như quan điểm này, có
tác giả định nghĩa: “Phạt tiền là một trong những biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước được Tòa án quyết định trong bản án kết tội đối với người bị kết án
về những tội phạm do luật hình sự quy định với nội dung là tước một khoản
tiền nhất định của họ sung vào công quỹ của Nhà nước, thông qua đó giáo
dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội
mới, đồng thời thực hiện phòng ngừa, giáo dục chung” [55, tr.84].
Những khái niệm mặc dù diễn đạt khác nhau nhưng đều phản ánh được
bản chất, nội dung của hình phạt tiền. Tuy nhiên, những khái niệm này, được


đưa ra trước thời điểm BLHS năm 2015 được ban hành, vì thế chưa phản ánh
đầy đủ đối tượng, phạm vi áp dụng hình phạt tiền, đó là pháp nhân thương
mại bị kết án.
Kế thừa những yếu tố hợp lý trong những khái niệm trên, đồng thời
trên cơ sở quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt tiền, chúng tôi cho
rằng, trong nội hàm khái niệm hình phạt tiền cần thể hiện đầy đủ bản chất, nội
dung, chủ thể, đối tượng, phạm vi, mục đích áp dụng, theo đó. "Phạt tiền là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, được quy định trong BLHS
với tính chất là hình phạt chính và hình phạt bổ sung, do Tòa án quyết định
trong bản án kết tội đối với người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết
án về những tội được Bộ luật này xác định và được thể hiện ở việc tước một
khoản tiền nhất định của người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết
án sung công quỹ của Nhà nước nhằm phòng ngừa riêng, cũng như phòng
ngừa chung”.
1.1.1.2. Đặc điểm của hình phạt tiền

Hình phạt tiền là một hình phạt trong hệ thống hình phạt, mang đầy đủ
các đặc điểm chung của hình phạt như: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
của Nhà nước; được quy định trong BLHS; do Tòa án quyết định trong bản án

kết tội đối với người kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án...
Tuy nhiên, hình phạt tiền có những biểu hiện riêng ở những đặc điểm
này. Cụ thể là:
+ Thứ nhất, là hình phạt có khả năng tác động về mặt kinh tế đối với cá
nhân, pháp nhân thương mại bị kết án. Đặc điểm này của hình phạt tiền thể
hiện ở nội dung của nó là: “tước một khoản tiền nhất định của người bị kết án
hoặc pháp nhân thương mại bị kết án sung công quỹ của Nhà nước”. Vì thế,
hình phạt tiền có khả năng tác động đến các chủ thể này, buộc chủ thể phải
nhận thức được sự lên án của Nhà nước, nhận thức được tính chất sai trái của
hành vi được thực hiện để có phương hướng sửa chữa. Đồng thời, hình phạt


tiền còn có tác dụng loại trừ, hạn chế những điều kiện về tài sản mà người
hoặc pháp nhân thương mại có thể sử dụng để tiếp tục phạm tội.
+ Thứ hai, là loại hình phạt vừa được quy định là hình phạt chính, vừa
được quy định là hình phạt bổ sung.
Cũng như hình phạt trục xuất, hình phạt tiền vừa được quy định là hình
phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, bản chất
lưỡng tính này của hình phạt tiền hoàn toàn không cho phép áp dụng đồng
thời là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với mỗi tội phạm. Điều đó có
nghĩa là đối với một tội phạm cụ thể, hình phạt tiền chỉ có thể áp dụng là hình
phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính. Nhà làm luật nước ta quy
định như vậy: “đã mở ra khả năng đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự,
tăng cường tính linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt này trên thực tế” [55,
tr.85].
+ Thứ ba, hình phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân bị kết án và
pháp nhân thương mại bị kết án.
Nếu như hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù, hình phạt tử
hình... chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người bị kết án (thể nhân) thì hình
phạt tiền có thể áp dụng không chỉ đối với cá nhân người bị kết án mà còn cả

pháp nhân thương mại bị kết án. Như vậy, đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền
rộng hơn đối tượng bị áp dụng một số hình phạt khác.
1.2. Nội dung, mục đích, vị trí, vai trò và ý nghĩa của hình phạt tiền
1.2.1. Nội dung, Mục đích của hình phạt tiền

Với bản chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, nội
dung của hình phạt tiền được thể hiện ở việc tước một số tiền nhất định của
đối tượng (thể nhân hoặc pháp nhân thương mại) bị kết án sung công quỹ Nhà
nước. Mức phạt tiền phải tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội
phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của đối tượng bị áp dụng, cũng
như sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng (đối


với cá nhân bị kết án) và không được thấp hơn 50.000.000 đồng (đối với pháp
nhân thương mại bị kết án).
Với nội dung là tước bỏ lợi ích kinh tế, hình phạt tiền có khả năng tác
động về tài sản đối với cá nhân người phạm tội, cũng như đối với pháp nhân
thương mại phạm tội. Nếu không tước bỏ một khoản tiền nhất định, những
chủ thể này sẽ không nhận thức được lỗi lầm của mình, cũng như sự lên án
của Nhà nước và xã hội đối với họ. Việc tước bỏ lợi ích kinh tế không chỉ có
tác dụng răn đe đối tượng bị áp dụng mà còn có khả năng loại trừ, hạn chế
những điều kiện về tài sản mà người phạm tội cũng như pháp nhân thương
mại có thể sử dụng để tiếp tục phạm tội. Chính vì vậy, có thể thấy hình phạt
tiền có mục đích giáo dục, cải tạo đối tượng phạm tội, loại trừ điều kiện tái
phạm của những đối tượng này (mục đích phòng ngừa riêng). Đồng thời,
thông qua việc quy định và áp dụng hình phạt tiền còn có tác dụng răn đe,
giáo dục những đối tượng “không vững vàng”, có khả năng sẽ phạm tội phải
tự kiềm chế không thực hiện hành vi phạm tội, cũng như giáo dục người dân
và pháp nhân thương mại khác có ý thức tôn trọng pháp luật, nâng cao sự hiểu
biết pháp luật, để tránh những vi phạm pháp luật và tội phạm (phòng ngừa

chung). Do vậy, nhà nghiên cứu đã nhận định: “Với đặc trưng riêng là việc
tước bỏ lợi ích kinh tế của người phạm tội, hình phạt tiền có một cách thức
tác động độc đáo với người phạm tội để tạo ra hiệu quả của hình phạt. Trong
những trường hợp nhất định, cách thức tác động này có ưu thế hơn hẳn so
với cách thức tác động khác và trong nhiều trường hợp nếu không có sự hỗ
trợ của hình phạt tiền thì việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng ngừa
riêng và phòng ngừa chung không thể đạt được một cách triệt để” [2, tr 1].
1.2.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của hình phạt tiền

Hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt của Nhà nước ta có vị trí, vai
trò quan trọng và được thể hiện trên những mặt sau đây:


+ Thứ nhất, việc quy định hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt vừa
với tính chất hình phạt chính vừa với tính chất là hình phạt bổ sung có tác
dụng đa dạng hóa các biện pháp trách nhiệm hình sự trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm, mở ra khả năng đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, tính
linh hoạt trong áp dụng hình phạt tiền mà luật đã quy định. Chính vì lẽ đó, khi
quy định hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt, nhà lập pháp nước ta ghi rõ
có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình
phạt chính và chỉ trong trường hợp có điều luật quy định thì hình phạt tiền
mới được áp dụng là hình phạt chính.
Ngoài ra, việc quy định hình phạt tiền vừa với tính chất là hình phạt
chính và hình phạt bổ sung còn tạo ra khả năng phân hoá trách nhiệm hình
sự và cá thể hoá hình phạt đối với các trường hợp phạm tội có tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau góp phần thực hiện nguyên tắc“nghiêm
trị, kết hợp với khoan hồng, trừng trị với giáo dục, cải tạo người, pháp nhân
thương mại bị kết án".
+ Thứ hai, việc quy định hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt còn
góp phần làm tăng tính phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt, làm cho

các hình phạt trong hệ thống không có sự chênh lệch quá xa về tính nghiêm
khắc, đảm bảo được tính nối tiếp, tính liên tục theo hướng tăng dần về mức độ
nghiêm khắc, làm cho hệ thống hình phạt có tính chỉnh thể. Bởi, trong hệ
thống hình phạt của Nhà nước ta, các hình phạt chính được sắp xếp theo một
trình tự tăng dần về tính nghiêm khắc.
Khi được quy định là hình phạt chính, hình phạt tiền giữ vị trí nối tiếp
giữa hình phạt cảnh cáo - hình phạt ít nghiêm khắc nhất với cải tạo không
giam giữ - có tính nghiêm khắc cao hơn hình phạt tiền, nhưng thấp hơn so với
hình phạt tù có thời hạn. Điều đó đã tạo nên tính nối tiếp, tính liên tục theo
hướng tăng dần về mức độ nghiêm khắc của các hình phạt trong hệ thống.


Khi được quy định là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền cùng với hình
phạt tịch thu tài sản đã làm phong phú, cân đối các hình phạt bổ sung trong hệ
thống hình phạt. Nhờ đó, giúp cho việc thực hiện nguyên tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt trong việc xử lý đối tượng phạm tội,
tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả khả năng
tác động của các hình phạt trong phòng ngừa tội phạm. Thêm vào đó, còn
giúp Tòa án có nhiều khả năng lựa chọn khi quyết định hình phạt đối với cá
nhân phạm tội cũng như đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
+ Thứ ba, việc quy định hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt còn
góp phần thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, góp
phần thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con
người.
Trước hết, việc quy định hình phạt tiền có mức độ nghiêm khắc thấp
hơn so với các hình phạt tước tự do của con người là cơ sở pháp lý quan trọng
để Tòa án lựa chọn khi áp dụng các biện pháp khoan hồng trong việc quyết
định hình phạt đối với “người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm,
lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại đã gây ra” và đối với “người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối

cải”. Bởi theo quy định của BLHS hiện hành, đối với những trường hợp này
Tòa án có thể áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, trong đó có hình
phạt tiền. Mặt khác, việc quy định mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền
đối với người bị kết án còn góp phần bảo vệ quyền con người được Hiến pháp
năm 2013 ghi nhận, nhất là quyền tự do thân thể của con người; cũng như thể
hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là nước thành viên Công ước của
Liên hợp quốc về “Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 10/12/1984. Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước này
ngày 07/11/2013 và được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam phê


chuẩn ngày 28/11/2014 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày
07/03/2015.
+ Thứ tư, việc quy định và áp dụng hình phạt tiền còn có ý nghĩa về mặt
kinh tế, bởi hình phạt tiền với nội dung “Tước một khoản tiền nhất định sung
công quỹ Nhà nước” sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách. Tuy nhiên, việc
quy định và áp dụng hình phạt tiền không chỉ nhằm mục đích kinh tế, mà cơ
bản là nhằm phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Mặt khác, việc quy định
và áp dụng hình phạt tiền còn có tác dụng giảm chi phí xã hội cho việc thi
hành hình phạt. Đặc biệt là, trong trường hợp người bị áp dụng hình phạt tiền
tự nguyện thi hành án thì ngoài khoản tiền phải nộp phạt, các chi phí từ gia
đình, cũng như của Nhà nước hầu như không phát sinh. Đối với trường hợp,
người phải thi hành án phạt tiền không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành
án có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án do ngân sách Nhà nước tạm ứng và sẽ
do người phải thi hành án hoàn trả (Điều 45, 75 Luật Thi hành án dân sự). Như
vậy, trong trường hợp này Nhà nước cũng không phải chịu các chi phí cưỡng
chế thi hành án phạt tiền.
1.3 Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản, biện
pháp tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm và phạt tiền với

tính chất là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
1.3.1. Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 45 BLHS
hiện hành với nội dung là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu
của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Nếu so sánh hình phạt tiền (hình phạt bổ sung) với hình phạt tịch thu
tài sản thấy rằng, hai hình phạt bổ sung này có một số điểm giống nhau cơ
bản như sau sau:
+ Đều được quy định là hình phạt bổ sung
+ Tiền và tài sản bị tước đều được nộp vào ngân sách nhà nước


+ Đều là những biện pháp tác động về mặt mặt kinh tế của Nhà nước đối
với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án để đạt được mục đích phòng
ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Tuy nhiên, hai hình phạt này
khác nhau ở những điểm sau đây:
- Một là, về tính chất: Tịch thu tài sản theo quy định của BLHS hiện

hành chỉ là hình phạt bổ sung; còn hình phạt tiền vừa được quy định là hình
phạt chính vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Điều đó có nghĩa là hình
phạt tịch thu tài sản trong mọi trường hợp chỉ được áp dụng kèm theo một
hình phạt chính khác theo quy định của BLHS hiện hành. Trong khi đó, hình
phạt tiền với tính chất là hình phạt chính được áp dụng độc lập không phải
kèm theo một hình phạt chính.
- Hai là, về phạm vi áp dụng: Hình phạt tịch thu tài sản chỉ được áp dụng

đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về
ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác mà BLHS quy định. Trong khi đó

hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định; hoặc người phạm
tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công
cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác (khoản 1 Điều 35 BLHS
năm 2015). Hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung được áp dụng
đối với người phạm tội tham nhũng, ma túy, những tội phạm khác do BLHS
quy định, không phụ thuộc vào những tội phạm này thuộc loại tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,
nghĩa là có thể áp dụng đối với cả tội ít nghiêm trọng. Như vậy, phạm vi áp
dụng hình phạt tiền rộng hơn nhiều hơn so với hình phạt tịch thu tài sản.
- Ba là, về nội dung pháp lý: Nội dung cơ bản của hình phạt tịch thu tài

sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án,
còn nội dung của tình hình phạt tiền là tước một khoản tiền nhất định của


người hoặc của pháp nhân thương mại bị kết án nộp vào ngân sách Nhà nước.
Như vậy, đối với hình phạt tiền, thì Nhà nước tước bỏ của người hoặc pháp
nhân thương mại bị kết án một khoản tiền nhất định, còn đối với hình phạt
tịch thu tài sản thì Nhà nước tước bỏ của người bị kết án toàn bộ hay một
phần tài sản của người đó. Tài sản mà Tòa án tuyên bố tịch thu không nhất
thiết phải là tiền mà còn có thể là những tài sản khác như: hiện vật, giấy tờ có
giá trị như tiền, ... Tiền và tài sản mà Nhà nước tước bỏ sung công quỹ nhà
nước có thể do người bị kết án trực tiếp chiếm giữ, quản lý và cũng có thể là
tiền và tài sản mà người bị kết án đang cho vay, cho thuê, cầm cố, gửi ở ngân
hàng, quỹ tín dụng, … trừ tiền tài sản, đồ vật là tang vật của vụ án, bởi tang
vật của vụ án đương nhiên bị tịch thu và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều
106 của BLTTHS hiện hành.
- Bốn là, về mức tiền, tài sản mà tòa án tuyên bố tước bỏ hoặc tịch thu


nộp vào ngân sách nhà nước: Khi quyết định hình phạt tiền, Tòa án sẽ lựa
chọn một mức tiền nhất định để tuyên bố tước của đối tượng bị kết án sung
công quỹ nhà nước tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm,
tình hình tài sản, tài chính của đối tượng bị kết án, có xét đến biến động của
giá cả nhưng không thấp hơn một 1.000.000 đồng đối với cá nhân người bị
kết án hoặc không quá 50.000.000 đồng đối với pháp nhân thương mại bị kết
án. Trong khi đó, mức tài sản mà tòa án tuyên bố tịch thu của người bị kết án
có thể chỉ là một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị kết án tùy thuộc vào
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, tình hình tài sản của người bị kết
án, nhất là những tài sản bất hợp pháp do phạm tội mà có. BLHS không quy
định mức tối thiểu cũng như mức tối đa tài sản bị tịch thu như mức phạt tiền.
Song xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, khi quyết
định tịch thu toàn bộ tài sản của người bị kết án, Tòa án vẫn để một phần tài
sản cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.


- Năm là, về đối tượng bị áp dụng hình phạt: Đối tượng bị áp dụng hình

phạt tiền bao gồm không chỉ cá nhân người bị kết án, mà còn pháp nhân
thương mại bị kết án. Còn đối tượng bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản chỉ
có thể là cá nhân người bị kết án.
1.3.2. Phân biệt hình phạt tiền với biện pháp tịch thu vật, tiền liên

quan trực tiếp đến tội phạm
Cả hai biện pháp cưỡng chế này giống nhau ở chỗ: đều là những biện
pháp cưỡng chế được quy định trong BLHS. Đối tượng bị áp dụng có thể là
cá nhân phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, hình phạt
tiền và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có một số
điểm khác nhau sau đây:
+ Thứ nhất, về tính chất và hậu quả pháp lý: Phạt tiền là một trong

những hình phạt, do vậy khi đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền sẽ để lại án
tích trong một thời hạn nhất định. Còn biện pháp tịch thu vật, tiền không phải
là hình phạt mà chỉ là một trong những biện pháp tư pháp, do vậy khi đối
tượng bị áp dụng không để lại án tích.
+ Thứ hai, về đối tượng bị áp dụng: Hình phạt tiền chỉ có thể áp dụng
đối với cá nhân bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án. Còn biện pháp
tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với cá
nhân phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội, không đòi hỏi đã bị kết án.
+ Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng: Hình phạt tiền chỉ do Tòa án áp dụng,
còn biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm thì ngoài Tòa
án, còn có thể do các cơ quan tiến hành tố tụng khác áp dụng (cơ quan điều
tra, Viện Kiểm sát).
+ Thứ tư, về khoản tiền, vật bị tước hoặc tịch thu: Khoản tiền phạt bị
Tòa án tuyên bố tước bỏ của đối tượng bị kết án sung công quỹ nhà nước là
khoản tiền bất kỳ; còn tiền, vật bị các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định
tịch thu phải là tiền, đồ vật trực tiếp liên quan đến tội phạm. Theo quy định tại


Điều 47 BLHS hiện hành thì khoản tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm
bao gồm: a) Công cụ phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) vật hoặc tiền do
phạm tội hoặc do mua bán đổi chác những thứ ấy mà có, hoặc thu lợi bất
chính từ việc phạm tội; c) vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu
hành.
+ Thứ năm, về mục đích áp dụng cụ thể: Khoản tiền phạt bị Tòa án tuyên
bố tước của đối tượng bị kết án là để để sung công quỹ nhà nước. Còn tiền,
vật trực tiếp liên quan đến tội phạm bị các cơ quan tiến hành tố tụng quyết
định tịch thu là để sung công quỹ nhà nước (nếu là tiền hoặc tài sản), hoặc để
tiêu hủy (nếu là vật không có giá trị hoặc không sử dụng được).
+ Thứ sáu, về thời điểm áp dụng: Hình phạt tiền được Tòa án quyết định
áp dụng đối với đối tượng bị kết án ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự; còn biện

pháp tư pháp tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được các cơ
quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào khi
có căn cứ luật định.
1.3.3. Phân biệt hình phạt tiền và biện pháp phạt tiền với tính chất là

biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
Hình phạt tiền với phạt tiền là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có
những điểm giống nhau như: Đều là chế tài pháp lý áp dụng đối với chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật; chủ thể vi phạm đều phải nộp một khoản tiền
vào công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, hai biện pháp phạt tiền này có những điểm
khác nhau cơ bản sau đây:
+ Một là, về tính chất: Hình phạt tiền là chế tài hình sự được quy định
trong BLHS, còn phạt tiền với tính chất là biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
+ Hai là, đối tượng áp dụng: Hình phạt tiền được áp dụng đối với cá
nhân người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án theo quy định của
pháp luật hình sự, còn phạt tiền với tính chất là biện pháp xử phạt vi phạm


hành chính được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy
định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì phải xử phạt vi phạm hành chính.
+ Ba là, về chủ thể có thẩm quyền áp dụng: Hình phạt tiền là do Tòa án
quyết định áp dụng đối với những đối tượng bị kết án, còn phạt tiền với tính
chất là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là do nhiều cơ quan, tổ chức
quyết định áp dụng tùy theo từng lĩnh vực, vi phạm cụ thể như: Công an, Ủy
ban nhân dân, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Kiểm lâm, Thuế, v.v...
+ Bốn là, về mức tiền phạt: Đối với hình phạt, mức tiền phạt được
BLHS hiện hành quy định nhiều mức khác nhau tương ứng với tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhưng thấp nhất không dưới 1 triệu

đồng đối với cá nhân bị kết án hoặc không dưới 50 triệu đồng đối với pháp
nhân thương mại bị kết án. Còn đối với phạt tiền với tính chất là hình thức xử
phạt vi phạm hành chính cũng được Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
quy định nhiều mức khác nhau tùy theo từng loại vi phạm hành chính nhưng
chỉ nằm trong khoảng từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân vi
phạm hành chính hoặc từ 100 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với tổ chức vi
phạm hành chính (Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hình phạt tiền với các
loại hình phạt và các biện pháp phạt khác có liên quan. Nắm vững những
điểm khác nhau này, cơ quan và người có thẩm quyền mới có thể áp dụng
đúng đắn các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật trong thực tiễn.


×