Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) So sánh khả năng sản xuất của lợn nái Landrace và Yorkshire lai với đực Pidu 75

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.6 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE
LAI VỚI ĐỰC PIDU75

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ YORKSHIRE
LAI VỚI ĐỰC PIDU75
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Trung Kiên

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất đến PGS.TS.Từ Trung Kiên về sự giúp đỡ nhiệt tình và
có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Khoa
Chăn nuôi thú y; Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố
Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư và
dịch vụ Linh Phương cùng toàn thể anh chị em công nhân tại trại chăn nuôi
của công ty, về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về
sinh sản, sinh trưởng, thức ăn, thu thập và cung cấp số liệu làm cơ sở cho luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cơ quan và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành và sâu sắc tới tất
cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1

2.

Mục đích của đề tài ................................................................................ 2

3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 2

3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1.

Cơ sở khoa học ................................................................................... 3

1.1.1. Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng tới năng
suất sinh sản của lợn nái ..................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn và các yếu tố ảnh hưởng .................... 18
1.1.3. Đặc điểm của lợn đực Pidu 75 .......................................................... 21
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................... 22

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................ 26
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 26


2.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 26

2.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 26

2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
và Yorkshire được phối bởi đực Pidu 75 .......................................... 26


iv
2.4.2. Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa
lợn nái Landrace và Yorkshire với đực Pidu 75 ................................ 28
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 30

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1.

Nội dung 1: Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và
Yorkshire phối bởi đực Pidu75 ......................................................... 31

3.1.1. Ảnh hưởng của giống tới khả năng sinh sản của lợn nái ................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của giống tới chất lượng đàn lợn con ................................. 35
3.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire được
phối bởi đực Pidu 75 theo lứa đẻ ...................................................... 38
3.1.4. Ảnh hưởng của giống tới thời gian mang thai và tỷ lệ phối đạt

lợn nái .............................................................................................. 51
3.1.5. Ảnh hưởng của công thức lai tới khả năng sinh trưởng của lợn con ....... 52
3.2.

Nội dung 2: Nghiên cứu trên đối tượng con lai của lợn nái
Landrace và Yorshire với đực Pidu 75.............................................. 54

3.2.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của lợn lai PiDu75×Landrace
và PiDu 75×Yorkshire ...................................................................... 54
3.2.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm ................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 65
1. Kết luận .................................................................................................... 65
2. Đề nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 67
PHỤ LỤC .................................................................................................... 79


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Du

: Giống lợn Duroc

KL

: Khối lượng

L

: Giống lợn Landrace


LY hoặc (L×Y) : Lợn lai giữa Landrace và Yorkshire
Pi

: Giống lợn Pietrain

PiDu 75 x L

: Lợn lai giữa PiDu75 và Landrace

PiDu 75 x Y

: Lợn lai giữa PiDu75 và Yorkshire

PiDu 75

: Tổ hợp lợn lai Pi x (Pi x Du)

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

Y

: Giống lợn Yorkshire


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.


Thành phần dinh dưỡng của thức ăn lợn nái và lợn con tập ăn .. 28

Bảng 2.2.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn lai nuôi thịt.......... 29

Bảng 3.1.

Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire .............. 32

Bảng 3.2.

Đánh giá chất lượng đàn lợn con của nái L và nái Y ................ 36

Bảng 3.3.

Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được phối bởi đực
Pidu 75 qua các lứa đẻ .............................................................. 45

Bảng 3.4.

Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire được phối bởi đực
Pidu 75 qua các lứa đẻ .............................................................. 49

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của giống tới thời gian mang thai và tỷ lệ phối đạt ...... 51

Bảng 3.6.


Khối lượng lợn con qua các kỳ cân ........................................... 52

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ............................................. 53

Bảng 3.8.

Sinh trưởng tương đối của lợn con............................................ 54

Bảng 3.9.

Khối lượng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn .................... 56

Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt ............................................. 58
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt qua các tháng tuổi .............. 60
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thịt ...................... 62
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt ............................. 63


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Biểu đồ một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Landrace và
Yorkshire được phối bởi đực Pidu 75 ...................................... 34

Hình 3.2.


Biểu đồ năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được phối
bởi đực Pidu 75 qua các lứa đẻ ................................................ 46

Hình 3.3.

Biểu đồ năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire được phối
bởi đực Pidu 75 qua các lứa đẻ ................................................ 50

Hình 3.4.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thịt .................................... 57

Hình 3.5.

Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .................... 59

Hình 3.6.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm .................. 61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng thì
chăn nuôi lợn luôn giữ vai trò quan trọng số một trong việc cung cấp thực
phẩm cho người dân và cung cấp một số lượng lớn con giống cho người chăn
nuôi. Năm 2011, tổng đàn lợn toàn thành phố Hà Nội có 1.533 triệu con, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng 311.514 tấn, trong đó; lợn nái 189.803 con, tỷ lệ
lợn nái lai chiếm trên 86%, lợn nái ngoại 14%, lợn đực giống 2.096 con, lợn

thịt 1.341.179 con.
Theo định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 20112020 của thành phố Hà Nội là phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm,
chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Từng bước hiện đại hoá ngành chăn
nuôi theo hướng công nghiệp, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhất là kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao năng suất và chất lượng
chăn nuôi. Cụ thể, tổng đàn lợn đến 2015 đạt là 1,4 - 1,5 triệu con và ổn định
đến năm 2020. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 330 nghìn tấn
tăng bình quân 1,5%/năm. Đến năm 2020 đạt 340 nghìn tấn tăng bình quân
0,6%/năm, tăng đàn lợn nái ngoại hiện nay là 25.300 con lên 32.500 con
(Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng 2030)[31].
Tuy nhiên số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất theo hướng
công nghiệp hiện nay chưa nhiều, mức độ đầu tư còn hạn chế do việc nuôi lợn
ngoại ở Hà Nội vẫn còn là vấn đề cần quan tâm giải quyết: trình độ lao động,
trình độ kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp liên kết hợp tác còn yếu nên chi phí
sản xuất cao, năng suất không ổn định và khả năng cạnh tranh thấp.
Và một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết đối với chăn
nuôi lợn ngoại của Hà Nội đó là năng suất sinh sản của đàn nái ngoại, khả


2
năng sinh trưởng của con lai tại các trang trại chăn nuôi nhằm đánh giá một
cách toàn diện và rút ra những kết luận để khuyến cáo cho người chăn nuôi trên
địa bàn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh
khả năng sản xuất của lợn nái Landrace và Yorkshire lai với đực Pidu 75”
tại trang trại chăn nuôi lợn của công ty TNHH đầu tư và dịch vụ Linh Phượng,
xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

được phối bởi đực Pidu 75.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái
Landrace và Yorkshire với đực Pidu 75.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được khả năng sản xuất của lợn nái ngoại, sinh trưởng và kháng
bệnh của lợn con, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ngoài ra, đây còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo.
Đóng góp thêm những tư liệu khoa học cho giảng dạy và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng công thức lai hợp lý để mở rộng phát triển chăn nuôi lợn theo
định hướng, góp phần vào công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật
trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhằm nâng cao khả năng sản xuất ở lợn nái,
đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng thịt theo hướng tạo ra sản phẩm
chăn nuôi an toàn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của lợn và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản của lợn nái
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn
* Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có
khả năng sinh sản. Con vật đến tuổi thành thục về tính có những biểu hiện sau:
- Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng
trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả
năng thụ thai.

- Các đặc điểm sinh dục thứ cấp xuất hiện.
- Các phản xạ sinh dục xuất hiện như con cái thì có biểu hiện động dục,
con đực có phản xạ giao phối.
Ở lợn cái sự thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động
dục lần đầu. Tuy vậy trong lần động dục này hầu như lợn cái không chửa đẻ
mà nó chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Tuổi thành thục
về tính có hệ số di truyền rất thấp. Theo Banne Banadona (1995) cho biết: lợn
cái thường thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thì
biểu hiện động dục lần thứ nhất thường không rõ ràng và tiếp sau đó ở vào
thời kì sau, dần đi vào qui luật bình thường, đây là một quá trình sinh lý đặc
biệt của lợn cái.
Lợn Yorkshire và lợn Landrace có tuổi thành thục về tính từ 248 đến 250
ngày, đạt khối lượng 90 kg (Phùng Thị Vân và cs, 2000) [44]. Lợn Meishan
thành thục về tính sớm, tuổi thành thục về tính là 110 ngày tuổi với khối lượng
động dục lần đầu là 32,2 kg (Phạm Duy Phẩm và cs, 2014) [29].
Lợn Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng tuổi, chu kỳ động dục 21
ngày, thời gian kéo dài động dục 3 ngày (Phạm Sỹ Tiệp, 2009) [38].


4
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính:
- Các yếu tố di truyền
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính dục cũng khác nhau. Sự
thành thục về tính của gia súc nhỏ sớm hơn gia súc lớn. Sự thành thục về tính
ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3
- 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một
số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn
phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998). Giống lợn
Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng
làm mẹ tốt.

Đánh giá ảnh hưởng của giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai
cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con)
và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống
lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21
ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett và Robison, 1990) [61].
- Các yếu tố ngoại cảnh
+ Chế độ nuôi dưỡng: chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi
thành thục về tính dục. Nguyễn Tấn Anh (1998) [1] cho biết, để duy trì năng
suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến
cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80 - 90 kg, sau đó
cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2
kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt
120 - 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước khi phối
giống 14 ngày cho ăn chế độ Flushing, tăng lượng thức ăn từ 1 - 2,5 kg, có bổ
sung khoáng và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số
trứng rụng từ 2 - 2,1 trứng/lợn nái/lần động dục.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục
John R. Diehl (1996) cho biết: ở những lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa


5
đông và mùa xuân thì động dục lần đầu chậm hơn lợn cái hậu bị được sinh ra
trong các mùa khác trong năm. Ngoài ra sự thành thục về tính bị chậm là do
nhiệt độ trong ngày cao hay thấp hoặc ngày quá ngắn. Do vậy cần tạo điều
kiện để lợn cái hậu bị được sống trong điều kiện nhiệt độ không quá cao hoặc
quá thấp. Thời gian chiếu sáng là một phần ảnh hưởng của mùa vụ tới tuổi
thành thục về tính. Bóng tối hoàn toàn làm chậm thành thục so với ánh sáng
tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục

Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Những lợn
cái hậu bị nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát
triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách
biệt đàn trong thời kỳ phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính. Như
vậy đối với lợn cái hậu bị cần được nuôi theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ
không ảnh hưởng đến sự phát triển tính dục. Theo Phùng Thị Vân (2004)
[47], thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm lợn cái có thể ảnh
hưởng đến sự phát dục của lợn cái.
+ Ảnh hưởng của con đực: sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng
đến tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị. Nếu cách ly lợn cái hậu bị
(ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính
dục so với những cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực. Tuy
nhiên, thời gian cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực, tuổi lợn cái hậu bị lúc
bắt đầu cho tiếp xúc hoặc tuổi đực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn nái hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc
10 - 15 phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu cho tiếp xúc hạn chế với lợn
đực thì động dục lần đầu chậm hơn so với lợn nái được tiếp xúc hàng ngày.
Theo Paul Hughes and James Tilton (1996) nếu cho lợn cái hậu bị tiếp
xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83% lợn
nái (khối lượng trên 90 kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.


6
* Chu kỳ động dục
Cơ chế động dục: Khi lợn nái hậu bị bắt đầu thành thục về tính thì cơ thể
con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có sự biến đổi kèm theo sự rụng trứng.
Cứ sau một thời gian nhất định cơ thể có sự thay đổi nhất là cơ quan sinh dục
như âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt
động, trứng thành thục, chín và rụng. Niêm dịch trong đường sinh dục phân

tiết, con cái có phản xạ tính dục. Sự thay đổi này có tính chất chu kỳ gọi là
chu kỳ động dục hay chu kỳ tính. Nói cách khác chu kỳ động dục là sự lặp lại
của các lần động dục có tính chu kỳ. Thời gian một chu kỳ tính là từ lần rụng
trứng trước đến lần rụng trứng sau. Chu kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày
(dao động từ 17 - 28 ngày).
Trong quá trình động dục các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt
độ, thức ăn, mùi con đực,... tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus) giải
phóng ra các yếu tố tác động lên thùy trước tuyến yên, làm tuyến này tổng
hợp và tiết ra FSH (Folliculo Stimulin Hormone), LH (Lutein Stimulin Hormone)
tác động lên tuyến sinh dục.
Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, tế bào hạt trên mặt
thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm
lượng oestrogen trong máu lúc này tăng từ 64 mg% đến 112 mg%, từ đó gây
kích thích toàn thân, con vật có biểu hiện động dục.
Dưới tác dụng của oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi, tử cung hé mở,
âm đạo xung huyết, niêm dịch đặc keo dính, sừng tử cung và ống dẫn trứng
tăng sinh, tạo điều kiện cho việc làm tổ của hợp tử sau này.
Khi hàm lượng oestrogen tăng cao nhất sẽ tác động lên tuyến yên làm
tuyến này giảm tiết FSH và tăng tiết LH. Khi trứng chín, hàm lượng FSH/LH
đạt tỷ lệ nhất định sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng; sau khi trứng rụng, tại vị
trí trứng rụng sẽ hình thành thể vàng và thể vàng sẽ tiết ra progesteron. Trong
trường hợp con cái không được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn yên tĩnh.


7
Còn nếu con cái được thụ tinh - có chửa thì progesteron do thể vàng tiết ra ở
những tháng chửa đầu có tác dụng ức chế tuyến yên làm giảm tiết FSH, LH.
Lợn cái không động dục trong suốt thời gian mang thai, ở những tháng có
chửa sau, progesteron do nhau thai tiết ra sẽ thay thế dần progesteron do
thể vàng tiết ra. Như vậy, progesterron đã có vai trò “an thai”. Bình thường

ở lợn cái mỗi lần rụng trứng kéo dài 4 - 6 giờ, ở lợn cái tơ quá trình này
kéo dài hơn 10 giờ.
Số lượng trứng rụng phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon GRH
(Gonandotropine Releasing Hormone). Do số trứng rụng ở 2 buồng trứng là
không đều nhau, nên trong quá trình mang thai khoảng 23% số trứng phải di
động để số lượng thai ở 2 bên sừng tử cung như nhau, tạo điều kiện tốt cho
quá trình phát triển của bào thai. Trong thời gian động dục nếu trứng và tinh
trùng gặp nhau ở vị trí thích hợp tại 1/3 phía trên ống dẫn trứng sẽ diễn ra sự
thụ tinh và hợp tử được hình thành. Sau khi được hình thành hợp tử sẽ di
chuyển về làm tổ ở sừng tử cung và phát triển thành thai. Thời gian mang thai
ở lợn nái thường là 114 ngày.
Sau khi cai sữa cho lợn con khoảng 7 ngày thì con mẹ động dục trở lại,
thời gian này có thể dao động từ 5 - 12 ngày. Biết được đặc điểm sinh lý này
giúp cho việc phát hiện động dục kịp thời và phối giống đúng thời điểm, sẽ
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
1.1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, hiệu quả của chăn nuôi được đánh giá
bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm.
Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ
ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ, sản lượng sữa của mẹ, kỹ
thuật nuôi dưỡng chăm sóc. Do vậy việc cải tiến để nâng cao số lợn con cai
sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những biện pháp làm tăng


8
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nói chung và sản xuất lợn
con nói riêng. Bên cạnh đó nhất thiết phải làm giảm khoảng cách giữa 2 lứa
đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai
sữa của lợn mẹ ở những lứa kế tiếp.
Các tác giả Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) [36] cho rằng,

trong các trang trại chăn nuôi lợn hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản
xuất ra trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của
lợn nái, chỉ tiêu này được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn nái
(từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ cuối cùng). Cũng theo tác giả trên, các thành phần cấu
thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian
bú sữa tới khi thụ thai lứa sau.
Trần Đình Miên và cs (1997) [26] cho biết việc tính toán khả năng sinh
sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục
về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Đỗ Thị Thoa (1998) [37] (dịch từ báo cáo của Harman, 1994) cho biết
các đặc tính sinh sản cần ở lợn nái gồm: tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn
sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa và theo tác giả số
con cai sữa/nái/năm của lợn Large White là 21,2, lợn Landrace Pháp 21,2 và
lợn Landrace Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.
Theo tiêu chuẩn nhà nước (TCVN - 1280 - 81, 3879 - 54, 3900 - 84,
ngày 1/1/1995) [39], các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái
nuôi tại các cơ sở công nghiệp lợn giống nhà nước như sau:
- Số con đẻ ra sống/lứa (con)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (kg)
- Khối lượng con cai sữa /lứa (kg)
- Tuổi đẻ lứa đầu (với lợn đẻ lứa 1) (ngày)
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)


9
Thông thường các chỉ tiêu sau thường được đề cập tới để đánh giá khả
năng sinh sản của lợn nái:
- Tuổi động dục lần đầu (ngày)
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Số con đẻ ra/ổ (con)
- Số con đẻ ra còn sống/ổ (con)
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
- Số con để nuôi/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Tuổi cai sữa (ngày)
- Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày)
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
- Số con cai sữa/nái/năm (con)
- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh cho tới khi lợn cái
hậu bị động dục lần đầu tiên. Tùy theo từng giống mà tuổi động dục lần đầu là
khác nhau, thường thì lợn nội động dục sớm hơn lợn ngoại:
Lợn Ỉ tuổi động dục lần đầu là: 120 - 135 ngày
Yorkshire tuổi động dục lần đầu là: 203 - 208 ngày
Landrace tuổi động dục lần đầu là: 208 - 209 ngày
- Tuổi phối giống lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh cho tới khi lợn
cái hậu bị phối giống lần đầu tiên. Thông thường sẽ bỏ qua 1-2 chu kì đầu tiên
vì thời điểm này thể vóc phát triển chưa hoàn chỉnh và số lượng trứng rụng ít


10
nên phối giống vào lần động dục thứ 2 hay thứ 3 trở đi, nhằm nâng cao khả
năng sinh sản của lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn
con. Tuổi phối giống lần đầu thích hợp với lợn nội là 6-7 tháng, còn lợn ngoại
7,5-8 tháng tuổi.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất, theo (Ducos và

cs, 1996) [55], tuổi đẻ lứa đầu của Landrace và Yorkshire là 361,4 ngày và
367,8 ngày. Tốt nhất là 12 tháng tuổi và không muộn quá 18 tháng tuổi.
- Số con đẻ ra/ổ: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng. Nó nói
lên khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống. Đồng thời đánh giá kỹ thuật
phối giống của người chăm sóc.
- Số con đẻ ra còn sống/ổ: Là tất cả lợn con còn sống sau khi sinh và
khi chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi thai của lợn
mẹ, kỹ thuật chăm sóc và quản lý đàn lợn nái trong giai đoạn chửa đặc biệt là
khẩu phần dinh dưỡng đối với lợn mẹ trong giai đoạn chửa.
- Số con để nuôi: Tùy thuộc vào con giống và số vú của lợn mẹ để có
thể bố trí số con nuôi/ổ, không để con theo mẹ quá nhiều làm cho tỷ lệ hao
hụt của lợn mẹ lớn ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của những lứa sau,
nhưng cũng không để quá ít gây lãng phí con giống và số vú không được bú
sẽ teo lại.
- Số con cai sữa/ổ: Là số con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ.
Thời gian cai sữa dài hay ngắn tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi dưỡng và
chăm sóc lợn nái và lợn con. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng nó
phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc lợn con theo
mẹ, cũng như khả năng hạn chế bệnh của lợn con.
- Khối lượng cai sữa/ổ: Tùy thuộc từng giống, từng lứa và khả năng tập
ăn của lợn con mà thời gian cai sữa là khác nhau. Theo quy luật tiết sữa
không đều của lợn nái thì sau 21 ngày lượng sữa bắt đầu giảm mà nhu cầu của


11
lợn con ngày càng tăng dễ gây khủng hoảng ở lợn con. Để tránh tình trạng
này phải tập cho lợn con ăn sớm để đến thời điểm sữa mẹ giảm thì lợn con ăn
tốt và ít chịu ảnh hưởng của sữa mẹ và lúc đó có thể cai sữa được. Đặc biệt
cai sữa sớm cho lợn con sẽ giúp giảm hao hụt cho lợn mẹ nhưng cần chú ý
nếu cai sữa sớm cho lợn con khi chưa tập ăn tốt thì việc nuôi lợn cai sữa lại

gặp khó khăn.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ của
người chăm sóc nuôi dưỡng cũng như khả năng khéo nuôi con của lợn mẹ.
- Khoảng cách lứa đẻ: Là thời gian để hình thành một chu kì sinh sản
bao gồm: Thời gian chửa + Thời gian nuôi con + Thời gian động dục trở lại
sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong ba yếu tố đó thì ta có thể thay đổi
thời gian nuôi con và thời gian chờ phối để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa
đẻ và giúp tăng số lứa/nái/năm. Để thực hiện điều này thì ta phải tập cho lợn
con ăn sớm như vậy lợn con sẽ sớm cai sữa mà không làm ảnh hưởng đến
khối lượng của lợn.
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
Ian Gordon (2004) [64] cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn
con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn
nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục
về tính, tỷ lệ thụ thai, số con sơ sinh/ổ, số lứa đẻ/nái/năm, số con sơ sinh
sống/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khả năng tiết sữa của mẹ, kỹ thuật chăm
sóc nuôi dưỡng. Chính vì vậy, việc cải tiến để nâng cao số lợn con cai sữa và
khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn nái.
Thành phần cấu thành năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện
như sau:


12

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái, có
thể chia thành 2 loại: nhân tố di truyền và nhân tố ngoại cảnh (thời tiết, khí
hậu, kỹ thuật chăn nuôi, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ sung thức ăn cho
lợn con...).
* Yếu tố di truyền:

Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn
nái (Đặng Vũ Bình, 1999) [4]. Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản
khác nhau đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố. Dan và Summer
(1995) cho biết, trong một cơ sở giống nái LW và nái L có số con sơ sinh/ổ là
9,6 và 10,4 con; số con sơ sinh sống/ổ là 9,1 và 9,7 con. Giống Meishan
(Trung Quốc) có khả năng sinh sản đặc biệt cao, đạt 14-18 lợn sơ sinh/ổ, trên
12 lợn con cai sữa /ổ ở lứa đẻ thứ 3 đến lứa đẻ 10 (Vũ Kính Trực, 1998) [41].
Đặng Vũ Bình (1995) [3] cho biết lợn Yorkshire và lợn Landrace có số con đẻ
ra còn sống trung bình là 9,33 và 8,61/lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt
81,7% ở lợn Yorkshire và 80,1% ở lợn Landrace.
Một số tác giả nghiên cứu trên đàn lợn Landrace và Yorkshire, nhận
thấy yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/lứa (số con đẻ ra,


13
số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và
khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Tạ Thị Bích Duyên, 2003 [13];
Trần Thị Minh Hoàng và cs, 2008 [21]). Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4], khi
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong
một lứa đẻ của lợn nái ngoại (Landrace và Yorkshire) nuôi tại Xí nghiệp lợn
giống Mỹ Văn thấy giống chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P < 0,05).
Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác
nhau. Sự thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc và khối lượng nhỏ
thường sớm hơn so với các giống lợn có tầm vóc và khối lượng lớn. Sự thành
thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và
xuất hiện lúc 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống
lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết
các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998)
[81].
Đánh giá ảnh hưởng của giống đối với năng suất sinh sản, Gunsett và

Robison (1990) [61] cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3
ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số
con đẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) cao hơn so với nái thuần
chủng. Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ sinh/ổ (1
kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cũng cao hơn so với nái thuần.
Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu với
h2=0,27 (Rydhmer và cs., 1995) [82]; hệ số di truyền đối với tính trạng số con
sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động 0,03-0,12: số
con sơ sinh/ổ có h2=0,03 (Imboonta và cs., 2007) [65], h2=0,09 (Lundgren và
cs., 2010) [74] và h2 = 0,12 (Schneider và cs., 2011) [84]; số con cai sữa/ổ có
h2=0,11 (Schneider và cs., 2011) [84]. Khối lượng sơ sinh/ổ có h2=0,07
(Grandinson và cs., 2005) [60] và h2=0,18 (Schneider và cs, 2011) [83]; khối
lượng sơ sinh/con có h2=0,44 (Schneider và cs, 2011) [84]; khối lượng cai


14
sữa/ổ có h2=0,21 (Lundgren và cs., 2010) [74] và h2=0,22 (Schneider và cs.,
2011) [84]; khoảng cách giữ hai lứa đẻ có h2=0,08 (Rydhmer và cs., 1995)
[82]. Các chỉ tiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản chịu
ảnh hưởng lớn bởi tác động của các yếu tố môi trường. Trong chọn lọc nhân
thuần, đối với các tính trạng năng suất sinh sản thường đạt tiến bộ di truyền
chậm hơn so với nhóm các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thịt. Vì vậy
vấn đề đặt ra đối với các nhà chọn giống, là để nâng cao năng suất sinh sản
của lợn nái, chỉ bằng cách tăng cường qua trình chon lọc, đáp ứng tối đa yêu
cầu về môi trường để nâng cao hiệu quả sản xuất.
* Các yếu tố ngoại cảnh
Chế độ dinh dưỡng
Điều quan trọng đối với lợn nái và nái hậu bị là cần đủ số lượng và cân
đối thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết để có kết quả sinh sản tốt.
Zimmerman và cs (1996) [48]cho biết, các mức ăn khác nhau trong giai đoạn

từ cai sữa tới phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Cho ăn mức
năng lượng cao trong vòng 7-10 ngày của chu kỳ động dục trước khi phối
giống, số trứng rụng đạt được tối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với mức
năng lượng cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm
số lượng lợn con sinh ra trong ổ. Cho lợn ăn quá mức không những làm lãng
phí và tốn kém mà còn làm tăng khả năng chết thai (Diehl và cs., 1996) [9].
Nhu cầu năng lượng phù hợp cho nái ngoại và lợn nái lai ngoại là 3.000 3.100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa kỳ I là 1,8 2,0 kg/nái/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,0 - 3 kg/con/ngày. Nái nuôi con trung
bình là từ 4,5 - 6,0 kg/con/ngày. Nhu cầu protein cho lợn hậu bị là 15-16%,
lợn nái mang thai là 13% và lợn nái nuôi con là 15%. Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu trầm trọng vitamin, khoáng cũng có thể
gây chết toàn bộ phôi.
Mùa vụ, nhiệt độ


15
Khí hậu nước ta, đặc biệt miền Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và mưa phùn đã
chi phối tiểu khí hậu chuồng nuôi, làm ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái nói
riêng và hiệu quả chăn nuôi nói chung. Ảnh hưởng quan trọng nhất của mùa
vụ là giảm tỷ lệ phối giống đậu thai và tỷ lệ đẻ trong đàn nái (Love và cs,
1993) [72]. Tỷ lệ đẻ giảm vào mùa hè và mùa thu (Xue và cs, 1997) [92].
Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng quá trình thụ thai, sinh sản của lợn (Hoàng Kim
Giao, 1996) [36]. Tỷ lệ thụ thai giảm, nguyên nhân do khi nhiệt độ cao sẽ làm
giảm hoạt lực của tinh trùng, vì vậy số lợn con sinh ra mỗi ổ giảm. Koketsu và
cs. (1997) [67] khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đã cho thấy nái đẻ vào mùa
hè và mùa xuân có thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp theo là dài
nhất, trong đó nái đẻ vào mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ vào
mùa xuân. Lorvelec và cs (1998) [71] nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ
đến khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận số con sơ
sinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh,

ẩm ướt. Ngược lại, Samanta và cs (1998) [83] lại cho rằng mùa đẻ ảnh hưởng
không có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ.
Đặng Vũ Bình (1999) [4] phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các
tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của nái ngoại đã kết luận yếu tố
mùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày
tuổi, khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi).
Theo Võ Xuân Huy (2000) [23] số con đẻ ra còn sống qua các mùa
không có sự sai khác rõ rệt trên đàn lợn nái Yorkshire. Khối lượng toàn ổ sơ
sinh ở mùa đông cao hơn mùa thu (P<0,01). Trần Thị Minh Hoàng và cs.,
(2008) [21]; Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) [11], cũng
nhận thấy yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các
tác giả đã nghiên cứu.
Mùa vụ khác nhau dẫn đến năng suất sinh sản của lợn nái khác nhau.
Ảnh hưởng của lứa đẻ


16
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn
nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao
nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa
đẻ tăng lên. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh
nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998) [53]. Trần Thị Minh Hoàng và
cs, (2008) [21] cho biết, yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê rõ rệt
đến tất cả các tính trạng năng suất sinh sản. Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị
Minh Hoàng (2009) [11], cũng có kết luận tương tự. Tretinjak và cs, (2009)
[89] số con sơ sinh/ổ thường thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng lên và đạt cao nhất
ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 5.
Ảnh hưởng của thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ, muốn
rút ngắn khoảng cách lứa đẻ thì phải tác động vào hai yếu tố, đó là thời gian

cai sữa và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Rút ngắn được số ngày
cai sữa sẽ góp phần làm tăng số lứa đẻ của lợn nái trong một năm, qua đó làm
tăng số lợn con cai sữa/nái/năm. Thomas và cs. (1996) [88] nghiên cứu trên
hai nhóm lợn nái (nhóm 1, cai sữa ở 8-12 ngày tuổi; nhóm 2, cai sữa ở 18-21
ngày tuổi) cho thấy tỷ lệ thụ thai giảm đáng kể (68% so với 87%), thời gian
động dục trở lại trung bình tương ứng là 7 ngày và 5,2 ngày (P<0,001). Lợn
nái cai sữa ở nhóm 1 có số phôi sống giảm so với lợn nái cai sữa ở nhóm 2
(53% so với 67%, P<0,001).
Theo Colin (1998) [53], lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục
trở lại sau cai sữa là 4-5 ngày và cho kết quả sinh sản tốt. Tuy nhiên điều này có
thể làm giảm số lứa/nái/năm. Costa và cs (2004) [95] nghiên cứu về ảnh hưởng
của thời gian cai sữa đến số lợn con sinh ra còn sống ở lứa tiếp theo, kết quả cho
thấy số lợn con sinh ra còn sống ở lứa tiếp theo tăng khi tăng số ngày cai sữa
(10,7; 11,34; 11;87 con tương ứng với lợn nái cai sữa 8-13, 18-21, 22-25 ngày).
Theo Nguyễn Thiện và Hoàng Kim Giao (1996) [36] tốt nhất nên cai
sữa cho lợn con ở 21-28 ngày tuổi. Theo Lucas (1982) [73] mức năng lượng


×