Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát, đánh giá thái độ của sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Sài Gòn đối với hướng tiếp cận học tập qua các thiết bị di động (M-Learning)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.54 KB, 9 trang )

Số 33 (58) - Tháng 10/2017

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Khảo sát, đánh giá thái độ của sinh viên chun ngành
Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Sài Gòn đối với
hướng tiếp cận học tập qua các thiết bị
di động (M-Learning)
Surveying and assessing English pedagogy students’ attitudes towards
M-Learing at Saigon University
ThS. Võ Thúy Linh, Trường Đại học Sài Gòn
Vo Thuy Linh, M.A., Saigon University
Sinh viên Nguyễn Thanh Ngân, Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Thanh Ngan, Student, Saigon University
Sinh viên Huỳnh Ngọc Yến Nhi, Trường Đại học Sài Gòn
Huynh Ngoc Yen Nhi, Student, Saigon University
Sinh viên Cơng Huyền Tơn Nữ Hương Giang, Trường Đại học Sài Gòn
Cong Huyen Ton Nu Huong Giang, Student, Saigon University
Sinh viên Đào Thị Kim Hằng, Trường Đại học Sài Gòn
Dao Thi Kim Hang, Student, Saigon University
Tóm tắt
Học tập qua các thiết bị di động (M-learning) là hình thức học tập năng động và thuận tiện mọi lúc, mọi
nơi cho người học ở mọi lứa tuổi. Hình thức học tập này khá phổ biến trên thế giới mặc dù vẫn còn mới
mẻ tại Việt Nam. Bài biết mơ tả cuộc khảo sát về thái độ sinh viên chun ngành Sư phạm tiếng Anh
Trường Đại học Sài Gòn đối với hình thức học tập M-learning như bước đầu để tiến hành nghiên cứu về
ứng dụng M-learning tại Trường. Phương pháp định lượng được sử dụng để tổng hợp và phân tích dữ
liệu từ bảng hỏi nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên đều có thái độ tích cực và háo
hức mong muốn được tiếp cận M-learning để phục vụ học tập và điều này trở thành một trong những cơ
sở khả thi để việc nghiên cứu ứng dụng M-learning được tiến hành tại Trường Đại học Sài Gòn trong
tương lai.
Từ khóa: học tập qua các thiết bị di động, mọi lúc, mọi nơi, Trường Đại học Sài Gòn.


Abstract
Mobile learning (M-learning) is supposed as an active and convenient learning approach useful for
learners of multi-objectives to learn English everywhere and every time. It is rather popular over the
world though it is still a new learning version in Vietnam. The article aims at describing the two-week
survey at Sai Gon University (SGU) on English pedagogy students’ attitudes towards M-learning as an
initially important factor of researching the new teaching and learning genre there. The qualitative
approach was employed to gather and analyze data from the questionnaire. The findings showed that
most English students at SGU have positive attitudes towards and expect to approach M-learning. Thus,
it is one of the important foundations for M-learning orientation to be feasibly conducted at SGU.
Keywords: M-learning, every time, everywhere, SGU.

86


THÚY LINH - THANH NGÂN - YẾN NHI - HƯƠNG GIANG - KIM HẰNG

1. Mở đầu
Việc thông thạo tiếng Anh như ngôn
ngữ thứ hai của mỗi cá nhân ngày càng trở
nên cấp thiết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp
và phục vụ công tác nhiều lĩnh vực của nền
kinh tế toàn cầu. Vì thế, việc học tiếng Anh
ngày càng trở nên quan trọng với tất cả
chúng ta và phổ biến ở cả thành thị và nông
thôn. Tuy nhiên, việc học tiếng Anh một
cách hiệu quả vẫn còn là một bài toán khó
của một bộ phận lớn người học hiện nay
bởi vì đối tượng người học ngày nay rất đa
dạng về độ tuổi, trình độ và công việc. Mỗi
đối tượng người học lại gặp một số khó

khăn nhất định về thời gian. Hầu hết họ
không có thời gian để ôn luyện hoặc tham
gia các lớp học để được sự hỗ trợ của giáo
viên, đọc sách hoặc mang theo các công cụ
cồng kềnh hỗ trợ học luyện tiếng Anh. Từ
thực tiễn khoa học ngày càng phát triển,
đồng thời các quốc gia trên thế giới đã áp
dụng rộng rãi các thiết bị di động (mobile
devices) vào việc học, nền giáo dục Việt
Nam đang hướng đến sử dụng các thiết bị
di động (mobile learning (M-learning))
trong hệ thống mạng không dây (wireles)
trong quá trình dạy và học tập. Lý do là
thiết bị di động là công cụ gọn nhẹ dễ
mang theo bên mình được tích hợp nhiều
tính năng công nghệ vượt trội đa phương
tiện để phục vụ nhu cầu liên lạc của con
người. Mặt khác thiết bị di động giúp
người học dễ dàng tiếp cận học bài học
trực tiếp mọi lúc, mọi nơi trên một loại
công cụ gọn nhẹ mà có thể tích hợp nguồn
tài nguyên từ dễ đến khó trên đó để giúp
mọi đối tượng người học chủ động và
quyết định thời gian, kiến thức cần thiết
(Trịnh Thị Phương Thảo, 2014). Vì vậy,
việc nghiên cứu ứng dụng M-learning là rất
cần thiết và hữu ích cho nền giáo dục Việt
Nam hiện nay bởi nó hỗ trợ việc dạy và

học các môn học học nói chung và môn

tiếng Anh nói riêng. Bài viết này nhằm mô
tả quá trình khảo sát thái độ, nhận thức của
sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng
Anh Trường Đại học Sài Gòn về việc học
tiếng Anh qua hướng tiếp cận M-learning
như bước đầu trong tiến trình nghiên cứu
hướng ứng dụng hệ thống M-learning tại
Trường. Bài nghiên cứu nhằm trả lời cho
câu hỏi “Thái độ của sinh viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học
Sài Gòn đối với việc học tập qua các thiết
bị di động (M-learning) như thế nào?”. Từ
đó, nhóm tác giả sẽ có thêm cơ sở để
nghiên cứu khả năng ứng dụng M-learning
tại Trường Đại học Sài Gòn.
2. Tổng quan về M-learning
Giữa thời phát triển như vũ bão của
công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử di
động như laptop, máy tính bảng, Ipad,
Ipod, và các loại điện thoại di động, điện
thoại thông minh (smart phones) đang trở
nên rất thịnh hành. Tổ chức Liên minh
Viễn thông quốc tế năm 2015 thống kê có
khoảng 92 phần trăm dân số thế giới đang
sử dụng thiết bị di động khiến chúng trở
thành “vật bất ly thân” của mọi người, mọi
nhà. Với những ưu điểm vượt trội không
thể phủ nhận như nhỏ gọn, có kết nối
Internet, đa phương tiện, hỗ trợ giao tiếp,
thao tác dễ dàng và có hỗ trợ người học

luyện tiếng Anh trực tiếp mọi lúc mọi nơi,
nhiều hình thức học tập trên các thiết bị
này cũng được ra đời, đáng chú ý nhất là
M-learning.
2.1. Giới thiệu về M-learning
M-learning là hình thức học tập có thể
thực hiện mọi lúc mọi nơi và người học
được tạo cơ hội học tập thông qua các thiết
bị di động như điện thoại di động, thiết bị
kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, thiết bị vi tính
bỏ túi… (Trần Trung và Nguyễn Viết
87


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THÁI Đ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH…

Hulme (2009, vương quốc Anh) nghiên
cứu về đóng góp của M-learning và tìm
hiểu xem liệu M-learning có làm thay đổi
cách dạy học ngôn ngữ hiện nay hay
không. Trịnh Thị Phương Thảo (Việt Nam)
đã nghiên cứu về việc ứng dụng điện thoại
di động (ĐTDĐ) vào dạy học Toán ở
trường THPT (2011) và việc khai thác
M-learning trong đào tạo tín chỉ (2013).
Theo Walker (2006), tại Châu Âu,
M-learning đã được dùng để hỗ trợ học
sinh trong các đợt học tập thực tế. Ở Châu
Á. Theo pda.vietbao.vn, M-learning đã
được ứng dụng vào việc thực hiện bài thi

của sinh viên Thái Lan; vào việc giảng dạy
môn tiếng Anh tại Nhật Bản; vào những
khóa học môn tiếng Anh, Toán học và một
số môn khoa học ở Philipin. Hàn Quốc và
Trung Quốc là những nước có nhiều tiềm
năng để sử dụng hình thức dạy học này;
Úc, Canada, Ấn Độ cũng đang bắt đầu với
các thử nghiệm về M-learning (Trần Trung
và Nguyễn Viết Dũng, 2016). Sử dụng
ĐTDĐ để hỗ trợ học tập cũng không phải
là điều quá mới mẻ ở châu Phi, cụ thể tại
Kenya từ trước năm 2005. Tóm lại, sức
ảnh hưởng của M-learning không chỉ ở
một quốc gia hay một khu vực mà là toàn
thế giới.
Tại Việt Nam, triển vọng ứng dụng các
thiết bị di động ngày càng mạnh. Theo số
liệu của Trần Trung, Nguyễn Viết Dũng
(2016) tìm được, hiện tại, nhiều địa điểm
làm việc di động đã xuất hiện trên các
thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…; số lượng
điện thoại di động có khả năng kết nối
Internet, số PDAs và điện thoại thông minh
tăng nhanh (số lượng bán nhiều hơn máy vi
tính); số lượng công ty phát triển các phần
mềm trên ĐTDĐ mọc lên nhiều hơn; hệ
thống viễn thông phát triển nhanh, giá

Dũng, 2016). M-learning cho phép người

học sử dụng các thiết bị di động để tiếp cận
với các nguồn thông tin giáo dục; kết nối
với người học khác hoặc tự xây dựng nội
dung học tập trong và ngoài lớp, hỗ trợ xây
dựng hệ thống quản lí ở nhà trường và giúp
việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình
học sinh trở nên dễ dàng hơn (UNESCO,
2013). M-learning mang những đặc điểm
của E-learning (giáo dục trực tuyến) - một
phương thức học ảo thông qua một máy vi
tính, điện thoại thông minh nối mạng đối
với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn
bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để
có thể hỏi, yêu cầu hoặc ra đề cho học sinh
học trực tuyến từ xa. Ngoài ra, M-learning
vừa có những đặc điểm riêng ưu việt như
gọn nhẹ, dễ vận chuyển và thao tác, cho
phép người học có thể truy cập và sử dụng
dịch vụ học trực tuyến trên thiết bị di động
của mình mọi lúc, mọi nơi, chủ động kiểm
soát tốc độ học tập của mình để phù hợp
với khả năng tiếp thu kiến thức, trình độ,
tạo cơ hội hoạt động theo nhóm hay ghi
chép các điều quan trọng trực tiếp thông
qua điện thoại di động (Võ Thúy Linh,
2017). Do đó, người học sẽ được tiếp cận
một cách trực quan, sinh động và thoải mái
với nguồn tri thức vô tận, phong phú
thường xuyên hơn với nhiều hình ảnh, âm
thanh sống động; họ trở nên yêu thích việc

học tiếng Anh hơn, thái độ học tập của họ
tích cực hơn và sẽ đạt được kết quả học tập
cao hơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu M-learning
thế giới và Việt Nam
Vì tiềm năng lớn của M-learning,
nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực M-learning đã được tiến hành và thu
được kết quả khả quan. Năm 2007, tại Áo,
Denk đã nghiên cứu về những thách thức
và tiềm năng của M-learning. Kukulska88


THÚY LINH - THANH NGÂN - YẾN NHI - HƯƠNG GIANG - KIM HẰNG

thành sử dụng giảm. Hơn nữa, M-learning
đang phát triển rất mạnh. Đây là tiền đề
thuận lợi để phát triển M-learning.
M-learning lại có nhiều lợi thế hơn so với
học tập trên máy tính truyền thống vì chi
phí thấp hơn, ít cồng kềnh hơn và ít giới
hạn về không gian, thời gian học tập.
2.3. M-learning với việc học tiếng Anh
tại Trường Đại học Sài Gòn
Ngoài những lợi ích đối với người
học, người giảng dạy cũng không thể phủ
nhận ưu điểm của hình thức này. Với
M-learning, họ có thể theo dõi thông tin
các khóa học mọi lúc mọi nơi, giải đáp các
yêu cầu của học viên một cách nhanh

chóng, theo dõi và củng cố thêm kiến thức
cho các khóa học cũng như dễ dàng theo
dõi các bài kiểm tra đánh giá và xuất kết
quả kiểm tra trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy, việc ứng dụng M-learning vào
việc học tiếng Anh cho sinh viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học
Sài Gòn rất có tính khả thi, mang lại hiệu
quả cao trong học tập cũng như nâng cao
chất lượng giáo dục của nước nhà.
Mặc dù nhiều khía cạnh của
M-learning đã được và tìm hiểu, tuy nhiên
chưa có công trình nào chính thức nghiên
cứu về thái độ, nhận thức của sinh viên về
M-learning đối với việc học tiếng Anh
trong trường đại học. Từ cơ sở lí luận liên
quan và thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả
thực hiện khảo sát và đánh giá thái độ, sự
chấp nhận của sinh viên đối với hình thức
học tập mới này, đồng thời dựa vào dữ liệu
thu được, nhóm tác giả sẽ đánh giá tiềm
năng nghiên cứu ứng dụng M-learning
dành cho việc học tiếng Anh trong sinh
viên các hệ của Trường Đại học Sài Gòn
nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, cuộc khảo sát

thái độ sinh vuên được tiến hành với công
cụ là bảng hỏi (questionnaire) và phương

pháp định lượng đã được sử dụng để thu
thập dữ liệu từ bảng hỏi. Nghiên cứu định
lượng là phương pháp thu thập dữ liệu
bằng số sử dụng mô hình Khoa học tự
nhiên thực chứng luận. Mặt khác, sự đo
lường còn biểu thị sự đánh giá những ảnh
hưởng của nghiên cứu bằng ngôn ngữ khảo
sát (Seliger and Shohamy, 1989).
Nhóm tác giả tiến hành khảo sát trong
2 tuần (học kì 2, năm học 2016-2017) với
công cụ khảo sát là bảng hỏi gồm 10 câu
hỏi dạng dạng câu phát biểu xác định
(statement). Mỗi câu hỏi được thiết kế câu
trả lời theo hình thức trắc nghiệm 5 đáp án
tương ứng với 5 mức độ (hoàn toàn đồng ý,
đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn
toàn không đồng ý), mỗi sinh viên chọ duy
nhất 1 đáp án ở mỗi câu. Nội dung các câu
hỏi của bảng hỏi nhắm đến việc thăm dò ý
kiến, thái độ của sinh viên về M-learning.
Mục đích bảng hỏi là để biết được sinh
viên, nhận biết M-learning ra sao và chấp
nhận phương thức học tập mới này ở mức
độ nào, điều kiện về thiết bị di động sinh
viên đang dùng có đủ điều kiện để tham gia
hệ thống M-learning hay không, sinh viên
có hứng thú nếu M-learning được ứng
dụng tại Trường Đại học Sài Gòn trong
việc học tiếng Anh hay không… Thời gian
trung bình để tiến hành việc khảo sát ở mỗi

lớp của sinh viên ngành học Sư phạm tiếng
Anh được chọn là 10 phút.
Sau khi thiết kế các câu hỏi phù hợp
với đề tài nghiên cứu cho bảng hỏi sinh
viên, nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài đã
khảo sát ngẫu nhiên 120 trong số sinh viên
chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của
Trường trong cả bốn năm học (năm học
2016-2017). Cách lựa chọn với tiêu chí:
cùng độ tuổi từng năm, cùng trình độ dựa
89


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THÁI Đ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH…

vào thông tin danh sách lớp từ phòng Đào
tạo, mỗi giai đoạn chọn 30 sinh viên để
đảm bảo sự đồng đều về số lượng, trình độ,
độ tuổi để có cơ sở đánh giá chung nhất và
khách quan nhất.
Tiến trình khảo sát đối với sinh viên
được tiến hành theo các bước như sau:
 Bước 1, chọn ngẫu nhiên các lớp
thuộc khối ngành Sư phạm tiếng Anh để
khảo sát
 Bước 2, phát phiếu khảo sát.
 Bước 3, hướng dẫn các sinh viên tra
lời mỗi câu hỏi bằng cách khoanh tròn 1
đáp án duy nhất ở mỗi câu.
 Bước 4, thu đủ phiếu khảo sát đã

được phát ra.
 Bước 5, thu thập, thống kê và phân
tích số liệu.
Kết quả khảo sát được thu thập, phân
tích cẩn thận và đánh giá khách quan để
tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt
ra ban đầu. Tất cả thông tin về kết quả
đwọc nhóm tác giả ghi chú lại trong mục
kế tiếp.
4. Kết quả nghiên cứu
1. Tôi đang sở hữu và sử dụng ít nhất
1 thiết bị di động như laptop, Ipad, máy
tính bảng, điện thoại di động…

dụng điên thoại thông minh và thiết bị di
động. Số liệu cho thấy hầu hết sinh viên
đều sử dụng thiết bị di động, đáp ứng điều
kiện về trang thiết bị cá nhân để liên lạc,
phục vụ học tập và các nhu cầu cá nhân
trên thiết bị…
2. Điện thoại di động của tôi có thể kết
nối Internet / mạng không dây.

Hình 2
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy số lượng
sinh viên có điện thoại di động kết nối
được với Internet hoặc mạng không dây
chiếm đa số với tỉ lệ sinh viên hoàn toàn
đồng ý và đồng ý lần lượt là 43,3% (52
sinh viên) và 37,5% (45 sinh viên). Như

vậy, đa số điện thoại di dộng của sinh viên
có thể kết nối Internet hoặc mạng không
dây, điều này cho thấy về trang thiết bị kết
nối Internet, wifi thỏa điều kiện để tham
gia M-learning.
3. Tôi đã từng sử dụng điện thoại di
động của mình kết nối Internet cho mục
đích học tập.

Hình 1
Hình 3

Dựa vào biểu đồ, (53,3%) sinh viên
hoàn toàn đồng ý, 40.8% đồng ý, 2,5%
không đồng ý và 2 sinh viên hoàn toàn
không đồng ý (1,7%), 2 sinh viên không
có ý kiến về việc này (1,7%) với việc sử

Từ số liệu cho thấy rằng, đa số các sinh
viên đều đã ít nhất 1 lần kết nối Internet vì
mục đích học tập trên chiếc điện thoại của
mình dù chưa từng được học tập trên hệ
90


THÚY LINH - THANH NGÂN - YẾN NHI - HƯƠNG GIANG - KIM HẰNG

di động rất thú vị với 20% hoàn toàn đồng
ý và 54,2% đồng ý. Lần lượt có 15% và
5,8% sinh viên không đồng ý và hoàn toàn

không đồng ý và 5% không có ý kiến trong
câu hỏi này. Từ số liệu trên, ta thấy hầu hết
sinh viên đã hứng thú với M-learning. Xu
hướng ứng dụng M-learning tại Trường là
rất triển vọng.
6. Theo tôi. M-learning là một cách
tiếp cận học tập mới hiệu quả.

thống M-learning chính thức. Số lượng sinh
viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý lần lượt là
61 (50,8%) và 31 (25,8%). Tuy nhiên, số
bạn không đồng ý là 14 (13,3%), hoàn toàn
không đồng ý là 4 (3,3%), không ý kiến là
8 (6,7%). Vì vậy việc tiếp cận với hệ thống
M-learning đối với sinh viên chuyên ngành
Sư phạm tiếng Anh trong tương lai sẽ
không là điều khó khăn.
4. Tôi đã từng nghe nói đến việc học
tập qua điện thoại di động (M-learning).

Hình 6
Hình 4

Số liệu từ biểu đồ cho thấy hấu hết
sinh viên cho rằng M-learning là hướng
tiếp cận học tập mới hiệu quả với tỉ lệ đồng
ý là 15,8% và hoàn toàn đồng ý là 53,3%.
Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên không đồng ý,
hoàn toàn không đồng ý và không có ý
kiến lần lượt là 2,5%, 3,3% và 25%. Số

liệu trên cho thấy hơn một nửa sinh viên
tin rằng M-learning là một hướng tiếp cận
học tập mới mang lại hiệu quả. Từ đó, việc
ứng dụng M-learning tại Trường rất có khả
năng vì đối với sinh viên hướng tiếp cận
học tập này có thể được mong đợi để thí
điểm tại Trường.
7. M-learning có thể hỗ trợ việc học
tập của tôi.

Dựa vào biểu đồ, hầu như 50% sinh
viên đã nghe nói đến M-learning. Tuy
nhiên, số sinh viên chưa nghe nói đến
M-learning vẫn còn nhiều. Ở mục không
đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, lần
lượt có 24 sinh viên (20%) và 14 sinh viên
(11,7%), 18,3% không có ý kiến. Số liệu
trên cho ta thấy M-learning vẫn không còn
là một khái niệm xa lạ với phần đông sinh
viên.
5. Tôi nghĩ rằng học tập qua điện
thoại di động rất thú vị.

Hình 5
Ở câu hỏi này, gần ¾ số lượng sinh
viên tán thành việc học tập qua điện thoại

Hình 7
91



KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THÁI Đ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH…

Số liệu cho thấy hơn 50% sinh viên tin
rằng M-learning có thể hỗ trợ việc học tập
của họ. Điều này có ý nghĩa rằng đa số sinh
viên đã biết và nhìn nhận tích cực về
M-learning. Sinh viên tin M-learning có
thể hỗ trợ họ trong học tập. Chính vì vậy,
xu hướng ứng dụng M-learning tại Trường
cần được hướng đến.
8. M-learning thuận tiện và phù hợp
với việc học của tôi.

Dữ liệu cho thấy có 10% (12 sinh
viên) và 44,2% (53 sinh viên) lần lượt trả
lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý với ý kiến
M-learning giúp sinh viên học tập một cách
thoải mái với nguồn tài nguyên kiến thức
phong phú”. Tuy nhiên, vẫn với câu hỏi
này, có 2,5% (3 sinh viên) trả lời rằng họ
không đồng ý và 6,7% (8 sinh viên) trả lời
rằng họ hoàn toàn không đồng ý và 36,7%
(44 sinh viên) không có ý kiến. Số liệu trên
cho thấy dù đa số sinh viên tán thành ý
kiến M-learning giúp họ học một cách
thoải mái hơn, song vẫn có rất nhiều sinh
viên không biết đến lợi ích của M-learning
đối với việc học tập. Điều này có thể xuất
phát từ việc một bộ phận sinh viên chưa

biết nhiều về M-learning. Vì vậy, việc triển
khai hệ thống M-learning dành cho sinh
viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh
càng nên được xúc tiến để sinh viên tiếp
cận với những ưu việt của phương thức học
tập này.
10. Tôi mong muốn tiếp cận hình thức
học tập M-learning.

Hình 8
Từ biểu đồ, tỉ lệ sinh viên hoàn toàn
đồng ý là 12,5%, và đồng ý là 41,7% đối
với ý kiến M-learning thuận tiện và phù
hợp với việc học của họ. Tuy nhiên, cũng
có đến 5 sinh viên (4,2%) không đồng ý và
6 sinh viên (5%) hoàn toàn không đồng ý
với ý kiến này. Trong khi đó, số lượng sinh
viên không có ý kiến về vấn đề này lên đến
44 sinh viên (36,7%). Số liệu trên cho thấy
vẫn còn rất nhiều sinh viên chưa biết đến
sự thuận tiện cũng như sự phù hợp của
M-learning đối với việc học. Điều này
cũng là một động lực thúc đẩy việc ứng
dụng M-leaning dành cho sinh viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh để họ có cơ hội
tiếp cận M-learning sớm hơn.
9. M-learning giúp tôi học tập một
cách thoải mái với nguồn tài nguyên kiến
thức phong phú.


Hình 10
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy hầu hết
sinh viên mong muốn được tiếp cận
M-learning với tỉ lệ hoàn toàn đồng ý là
20% và 51,7% đồng ý. Tuy nhiên, một bộ
phận nhỏ sinh viên không đồng ý (3,3%),
(6,7%) hoàn toàn không đồng ý cũng như
18,3% không có ý kiến. Điều này đa phần
sinh viên mong muốn được tiếp cận
phương thức học tập mới này, đây là một
trong những thuận lợi sẽ hỗ trợ rất nhiều

Hình 9
92


THÚY LINH - THANH NGÂN - YẾN NHI - HƯƠNG GIANG - KIM HẰNG

trong việc hệ thống M-learning tại Trường
Đại học Sài Gòn.
Nhìn chung, mỗi sinh viên đều đang sở
hữu ít nhất 1 thiết bị di động, đặc biệt là
điện thoại thông minh có kết nối Internet,
mạng không dây, về điều kiện phương tiện
tham gia sử dụng M-learning trong sinh
viên là thõa. Hầu hết sinh viên đều có sự
nhìn nhận tích cực và hào hứng với
M-learning, họ ủng hộ và mong muốn
được tiếp cận với phương thức học tập này
bởi phần đông sinh viên cảm nhận được

tính ưu việt của các thiết bị di động giữa kỷ
nguyên của công nghệ hiện đại có khả
năng hỗ trợ họ học tập một cách tiện lợi.
Kết quả khảo sát cũng là câu trả lời thõa
đáng cho câu hỏi nghiên cứu ban đầu, thái
độ sinh viên rất tích cực, háo hức và mong
đợi được tiếp cận phương thức học tập mới
năng động, tiện lợi ngay trên chiếc điện
thoại của mình. Từ kết quả khảo sát, khả
năng nghiên cứu ứng dụng M-learning
tại Trường Đại học Sài Gòn là rất có
triển vọng.
5. Kết luận
Bài viết là một bước mở đầu cho việc
nghiên cứu về ứng dụng M-learning tại
Trường Đại học Sài Gòn nói riêng và nền
giáo dục ở Việt Nam nói chung. Khả năng
hưởng ứng và tham gia học tập qua các
thiết bị di động trong sinh viên tại Trường
là rất cao bởi qua số liệu từ bảng hỏi khảo
sát cho ta thấy thái độ sinh viên rất tích
cực, rất hào hứng và mong đợi được tiếp
cận với hình thức học tập mới M-learning.
Hơn nữa, về điều kiện thiết bị di động
thông minh mà mỗi sinh viên đều dùng
cũng đáp ứng nhu cầu về trang bị để tham
gia hệ thống M-learning. Về nhận thức, đa
phần sinh viên đã nghe, biết qua hình thức
học tập trên và phấn khởi trước một hình
thức học tập mới tiện lợi mọi lúc, mọi nơi.


Bài viết tổng hợp một số yếu tố lý luận liên
quan đến M-learning và khảo sát trong giới
hạn về thái độ nhận thức của sinh viên
chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh Trường
Đại học Sài Gòn mà không khảo sát tất cảc
các yếu tố khác tại các ngành và trình độ
khác tại Trường. Cơ sở lý luận và kết quả
bài viết có thể phục vụ như một trong số
các tài liệu tham khảo để nghiên cứu về
M-learning ở các công trình tiếp sau, đặc
biệt nhóm tác giả mong muốn các yếu tố về
mức độ sẵn sàng của gaió viên, điều kiện
cơ sở vật chất về trang thiết bị, Internet,
mạng không dây và các chính sách tại
trường đối với việc vận hành hệ thống
M-learning toàn trường sẽ được chú trọng
nghiên cứu trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kukulska-Hulme et al. (2009). Innovation in
Mobile Learning: a European Perspective.
International Journal of Mobile and Blended
Learning, 1(1), 1-22.
2. Linh V.T. (2017). Tiềm năng ứng dụng hình
thức học tập trên điện thoại di động
(M-learning) dành cho sinh viên chuyên Anh
Trường Đại học Sài Gòn. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc gia 2017 "Nghiên cứu và giảng
dạy ngoại ngữ và quốc tế học tại Việt Nam",
ISBN: 978-604-62-8164-1.

3. Seliger, H. W. & Shohamy, E. (1989). Second
language research methods. Oxford: OUP.
4. Thao T. T. P. (2014). Exploitation of
applications on mobile phones to support
grade 12 students in high schools in
mathematics self-study. The Vietnam institute
of educational sciences. Ph.D Thesis.
5. Thao T. T. P. (2013), Sử dụng điện thoại đi
động hỗ trợ học sinh trung học phổ thông tự
học toán, Tạp chí Giáo dục, số 323, 49 – 50, 52.
6. Thao T. T. P. (2013), Khai thác M-learning
trong đào tạo tín chỉ, Tạp chí KHCN-ĐHTN,
112(12), 45 – 50.

93


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THÁI Đ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH…
trong dạy học môn toán ở THPT, Tạp chí
KHCN-ĐHTN, 87(11), 131 – 133.

7. Thao T. T. P. (2013), Khai thác Mlearning
trong tự học, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt
tháng 8, 117 – 119.

10. Trung T. và Dũng N. V. (2016), Ứng dụng
M-learning trong đào tạo ở trường đại học,
/>2011/Tran _Trung.pdf. Retrieved on August
26 th, 2016.


8. Thao T. T. P. (2011), Ứng dụng M-Learning
vào dạy học Toán ở trường THPT, Tạp chí
KHCN-ĐHTN, 80(04), 167 – 169.
9. Thao T. T. P. (2011), Khai thác phần mềm
dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập

Ngày nhận bài: 26/9/2017

www. pda.vietbao.vn. (15/02/2017, 18:45).

Biên tập xong: 15/10/2017

94

Duyệt đăng: 20/10/2017



×