Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC GHI NHỚ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.7 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
339
ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC GHI NHỚ CỦA
SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TIẾNG ANH,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO MEMORY STRATEGIES USED BY THE FIRST
YEAR STUDENTS OF ENGLISH AT DANANG UNIVERSITY

SVTH: MAI NỮ HUYỀN NHÂN
Lớp: 04SPA02, Trường ĐH Ngoại Ngữ
GVHD: NGUYỄN PHẠM THANH UYÊN
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại Học Ngoại Ngữ

TÓM TẮT
Chiến lược ghi nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình học ngoại ngữ nhất là đối với
việc học từ vựng. Nghiên cứu này điều tra về thực tế sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ
vựng của sinh viên năm thứ nhất tiếng anh tại Đại học Đà Nẵng. Các số liệu nghiên cứu được
thực hiện thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn. Sau đó được phân tích định lượng nhằm trả
lời các câu hỏi nghiên cứu. Dựa vào đó, nghiên cøu đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả của chiến lược ghi nhớ trong việc học từ vựng với hy vọng giúp các sinh viên năm một
học từ vựng thành công hơn.
ABSTRACT
Memory strategies play an important role in English learning process especially in learning
vocabulary. The study investigates into the reality of using memory strategies to learn
vocabulary used by the first year students at the College of Foreign Languages, University of
Danang. The research data are collected by means of questionnaire and interviews and
analyzed quanlitatively. On the basic of what is found, the study has suggested some ways to
enhance effectiveness memory strategies in learning English vocabulary with the hopes of
helping the first year students get more success in learning English vocabulary
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài


Nhiều học giả đã khẳng định rằng chiến lược học tập là một phần không thể thiếu trong tiến
trình học ngoại ngữ. Chúng là người dẫn đường tận tụy giúp người học có thể tiếp cận những
nhiệm vụ hoặc vấn đề phải đối mặt trong suốt quá trình học. Theo Oxford (1990a) đã từng
khẳng định, chiến lược học ngoại ngữ đặc biệt quan trọng bởi vì chúng là những công cụ giúp
cho tiến trình phát triển năng động và trực tiếp, rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện khả năng
giao tiếp. Chiến lược ghi nhớ là một trong ba nhóm chiến lược, liên quan trực tiếp đến ngôn
ngữ mục tiêu. Cũng theo Oxford (1990a), chiến lược ghi nhớ là nhân tố đóng góp rất quan
trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Con người không thể nào sống thiếu trí nhớ cũng giống
như một sinh viên không thể nào không có trí nhớ, nhất là sinh viên ngoại ngữ. Do vậy, chúng
ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chiến lược ghi nhớ trong việc học ngôn ngữ đặc
biệt là học từ vựng. Để học được từ vựng, sinh viên đòi hỏi phải có một trí nhớ tốt và một quá
trình ôn luyện hiệu quả. Mặc dù các sinh viên năm một đang cố gắng để nâng cao từ vựng của
mình nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Lý do có lẽ là các sinh viên chưa có chiến lược ghi nhớ
phù hợp. Vẫn còn một số sinh viên dùng cách thức ghi nhớ rất máy móc hay chưa biết cách
phục hồi từ vựng dễ dàng. Chính những vấn đề này đã gây trở ngại cho quá trình học và tái
hiện lại từ mới của sinh viên. Thêm vào đó, sinh viên rất ít khi sử dụng chiến lược ghi nhớ để
học từ vựng đặc biệt là khi lên các cấp học cao hơn.
Vì những lý do nêu trên, điều tra này được thực hiện với hy vọng có thể giúp các sinh viên
năm I có thể giúp sinh viên sử dụng chiến lược ghi nhớ nhằm học từ vựng hiệu quả hơn.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
340
1.2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu.
- Mục đích: Nghiên cứu nay nhằm
+ Điều tra các chiến lược ghi nhớ mà sinh viên năm một đang sử dụng
+ Những khó khăn các sinh viên gặp phải khi dùng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ
vựng.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Các sinh viên thường sử dụng những chiến lược ghi nhớ nào để học từ vựng?
+ Lý do các sinh viên sử dụng chiến lược ghi nhớ đó?

+ Sinh viên gặp những khó khăn nào khi sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng?
+ Những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng?
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này điều tra việc sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng của sinh viên
năm thứ nhất khoa tiếng anh, đại học Đà Nẵng. Do đó, chỉ sinh viên năm thứ nhất khoa tiếng
anh, đại học Đà Nẵng là đối tượng chính của nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1. Chiến lược ghi nhớ
a. Định nghĩa
Theo Oxford (1990a), chiến lược ghi nhớ là một trong ba nhóm của chiến lược trực
tiếp. Hai chức năng cơ bản của chiến lược ghi nhớ là lưu trữ và phục hồi. Thêm vào đó, chiến
lược ghi nhớ giúp chuyển thông tin từ mức độ hiện tại đến cấp độ kỹ năng, giúp thông tin lưu
trữ dễ dàng, khả năng mất đi sau một thời gian được hạn chế.
b. Phân loại
Theo Oxford (1990a), chiến lược ghi nhớ được chia làm bốn nhóm. Nhóm thứ nhất là
tạo sự liên kết, gồm có: tạo lập nhóm, liên kết và đặt từ vựng vào ngữ cảnh. Nhóm thứ hai thì
sử dụng hình ảnh và âm thanh bao gồm sử dụng hình ảnh, sơ đồ ngôn ngữ, từ khoá và tái hiện
âm thanh trong trí nhớ. Nhóm ba gồm có ôn luyện theo cấu trúc. Nhóm cuối cùng là thực hiện
bằng hành động. Có thể sử dụng các hành động hoặc các phương tiện để ghi nhớ.
c. Từ vựng
Như chúng ta đã đề cập ở trên, chiến lược ghi nhớ là chìa khoá rất có ích cho sinh viên
trong việc học từ vựng. Theo Khuong (2000), từ vựng được định nghĩa là những từ được dạy
trong ngoại ngữ. Tuy nhiên, một chuỗi từ mới có thể là một từ đơn hoặc là sự kết hợp của hai
hay nhiều từ thể hiện một nghĩa đơn. Asher và Símpon (1994) cho rằng từ vựng là những từ
phụ thuộc vào phần chính của câu nói: danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm điều tra những chiến lược ghi nhớ mà sinh viên năm một thường
xuyên sử dụng để học từ vựng. Những câu hỏi nghiên cứu sẽ được trả lời bằng phương pháp
phân tích định lượng. Hai công cụ được sử dụng để thu thập số liệu là phiếu điều tra và phỏng

vấn. Phiếu điều tra được phát cho 120 sinh viên năm thứ nhất đại học ngoại ngữ, đại học Đà
Nẵng và 12 sinh viên đã được chọn để phỏng vấn.
2.2. Kết quả điều tra
2.2.1. Kết quả thu được từ phiếu điều tra
- Kết quả thu được về nhận thức của sinh viên về việc học từ vựng
55% sinh viên thích học từ vựng, 45% còn lại không thích học từ vựng. Chỉ có 11,
67% sinh viên thường xuyên học từ vựng trong khi đó có đến 23, 33% sinh viên rất ít khi học
từ vựng. Cũng theo số liệu thu được 40% sinh viên nhận thức rằng chiến lựoc ghi nhớ rất quan
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
341
trọng đối với việc học từ vựng. Có đến 21, 67% sinh viên cho rằng chiến lược ghi nhớ không
quan trọng trong quá trình học từ vựng. Nó phản ánh thực tế tại sao sinh viên năm thứ nhất ít
sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng.
- Kết quả thu đựơc về việc sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng
+ Chiến lược ghi nhớ dựa vào tạo sự liên kết
Theo số liệu thu được là 45% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng chiến lược nhóm để học
từ vựng. 13, 34% thường xuyên sử dụng chiến lược này. Bên cạnh đó chiến lược liên kết cũng
được nhiều sinh viên sử dụng, cụ thể là 55,83% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng chiến lược này
để học từ vựng, số lượng sinh viên không sử dụng rất khiêm tốn chỉ 6,66% . Tỷ lệ sinh viên sử
dụng chiến lược đặt từ vựng vào ngữ cảnh khá cao, với 37,5% sinh viên luôn luôn sử dụng và
chỉ có 5,83% sinh viên không bao giờ sử dụng.
+ Chiến lược ghi nhớ dựa vào sử dụng hình ảnh và âm thanh
Chiến lược sử dụng hình ảnh để học từ vựng không được sinh viên áp dụng thường xuyên.
Có thể thấy rằng có đến 20, 83% sinh viên hầu như không lúc nào sử dụng chiên lược này.
Bên cạnh đó chiến lược sử dụng sơ đồ ngôn ngữ cũng không được sinh viên đánh giá cao, chỉ
có 12, 5% sinh viên thường xuyên sử dụng. Chiến lược dùng từ khoá cũng không nhận được
sụ chú ý nhiều của sinh viên. Có đến 28, 33% sinh viên hiếm khi sử dụng phương pháp này.
Một chiến lược khác là tái hiện âm thanh trong trí nhớ cũng không được sử dụng thường
xuyên. Theo số liệu thu được số lượng sinh viên hay áp dụng rất nhỏ chỉ 10, 79%.
+ Chiến lược ghi nhớ dựa vào việc luyện tập

Số liệu cho thấy rằng rất ít sinh viên ôn luyện từ vựng thường xuyên. Chỉ có 17, 51% sinh
viên có thói quen thường xuyên ôn tập từ vựng. Trong khi đó có đến 33, 33% sinh viên hiếm
khi thực hiện điều đó.
+ Chiến lược ghi nhớ dựa vào thực hiện các hành động
Chỉ có 5, 84% sinh viên có thói quen thực hiện các hành động để học từ vựng. Và cũng
chỉ có 10, 84% sinh viên thường xuyên sử dụng các phương tiện để ghi nhớ
- Kết quả thu được về các sở thích học từ vựng của sinh viên
Có đến 35, 83% sinh viên rất thích đọc báo hoặc sách bằng tiếng Anh để trau dồi khả
năng từ vựng của mình. Sinh viên cũng rất thích nghe các bài hát tiếng Anh hay xem phim để
học từ vựng. Có tới 50% sinh viên thường xuyên sử dụng phương pháp dịch trong quá trình
học từ vựng và đây có lẽ là thói quen phổ biến của sinh viên. Số liệu cũng phản ánh rằng sinh
viên rất ít khi hỏi ý kiến của bạn bè hay là giáo viên để học từ vựng (36, 67%).
- Kết quả thu được về lý do chọn chiến lược ghi nhớ để học từ vựng
Theo số liệu thu được, có đến 50% sinh viên lựa chọn chiến lược ghi nhớ đó bởi vì lý
do là đã sử dụng nó trong một thời gian dài và đã quá quen với phương pháp đó. Một khi đã
trở thành thói quen thì rất khó để thay đổi. 25% sinh viên lại cho rằng chiến lược ghi nhớ đang
sử dụng giúp cho sinh viên tiết kiệm thời gian. 16,67% sinh viên sử dụng chiến lược ghi nhớ
theo sự hướng dẫn của giáo viên. 8,33% còn lại cho rằng họ sử dụng chiến lược ghi nhớ đó vì
nó đơn giản, hiệu quả hay vì sở thích.
- Kết quả thu được về những khó khăn sinh viên gặp phải khi dùng chiến lược ghi nhớ để học
từ vựng.
Khó khăn mà học sinh gặp phải nhiều nhất là hạn chế về khả năng ghi nhớ (33, 33%
sinh viên). 29,7% sinh viên gặp khó khăn vì quá it luyện tập. 25% lại cho rằng hạn chế về thời
gian làm họ không sử dung được chiến lược ghi nhớ hiệu quả. 12,5% còn lại khẳng định trở
ngại lớn nhất của họ chính là họ không có thói quen học từ mới hay không có hứng thú để học.
2.2.2. Kết quả thu được từ phỏng vấn
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
342
Khi được hỏi về thói quen học từ vựng, 50% sinh viên trả lời rằng họ thường xuyên
học từ vựng trong khi 41,67% chỉ thỉnh thoảng mới học, còn lại hầu như không bao giờ học.

83,33% sinh đánh giá chiến lược ghi nhớ rất quan trọng khi học từ vựng nhưng 17,67% lại phủ
nhận điều đó. Qua phỏng vấn, 91,67% thường xuyên sử dụng chiến lược đặt từ trong ngữ cảnh
để học và 18,33% sử dụng chiến lược nhóm.75% sinh viên khẳng định phương pháp đang sủ
dụng rất có ích và hiệu quả, nhưng 25% còn lại cho rằng họ đang sử dụng không thực sự hiệu
quả. 50% sinh viên trả lời răng chính giáo viên của họ đã hướng dẫn chiến lược ghi nhớ đó để
học từ vựng. Nửa còn lại đồng ý rằng họ sử dụng chiến lược đó vì sở thích. Chỉ có 25%
thường xuyên ôn tập từ vựng, 50% thỉnh thoảng mới ôn và 25% còn lại rất ít khi ôn. Tuy
nhiên, tất cả sinh viên phỏng vấn đều cho rằng ôn luyện rất có ít cho việc nhớ và phục hồi các
từ mới một cách hiệu quả. Khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải là hạn chế về khả năng
ghi nhớ (83, 33%), giới hạn về thời gian và phương tiện cũng là trở ngại của họ (16, 67%)
2.3. Thảo luận kết quả thu được
2.3.1. Các sinh viên thường sử dụng những chiến lược ghi nhớ nào để học từ vựng?
Theo các kết quả thu được thì chiến lược liên kết và chiến lược đặt từ vào ngữ cảnh là
hai chiến lược được sinh viên sử dụng nhiều nhất. Có thể khẳng định rằng hai chiến lược này
được sinh viên năm thứ nhất rất thích và áp dụng khá thường xuyên.
2.3.2. Lý do các sinh viên sử dụng chiến lược ghi nhớ đó?
Hầu hết sinh viên không thích thay đổi thói quen học của mình cho nên một trong
những lý do sinh viên chọn chiến lược ghi nhớ bới vì đã sử dụng nó trong một thời gian dài.
Một vài sinh viên quá bận rộn nên giải pháp tối ưu là chọn chiến lược nào tiết kiệm thời gian
nhất. Số khác thì được giáo viên truyền lại kinh nghiệm học từ vựng, sau khi áp dụng thấy rất
hiệu quả nên quyết định sử dụng. Ngoài ra còn có các lý do khác như vì sở thích, thói quen
hay đơn giản là vì sử dụng chiến lược đó rất hiệu quả.
2.3.3. Sinh viên gặp những khó khăn nào khi sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng?
Khó khăn sinh viên thường gặp là sự hạn chế về khả năng ghi nhớ. Trí nhớ của sinh
viên khó có thể lưu trữ thông tin trong thời gian lâu dài. Sự hạn chế về luyện tập cũng gây trở
ngại với sinh viên. Sinh viên đánh giá thấp vai trò của chiến lược ghi nhớ và không có thói
quen luyện tập chính là những nguyên nhân chính của khó khăn này. Ngoài ra sự hạn chế về
thời gian, sự thiếu thốn phương tiện để học cũng như không có động lực học là những rào cản
trong quá trình học của sinh viên.
2.4. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng?

2.4.1. Khuyến khích sinh viên sử dụng nhiều chiến lược ghi nhớ
Nhiều nghiên cứu cho rằng những sinh viên dùng nhiều chiến lược sẽ có cơ hội thành
công cao hơn. Thêm vào đó khi khuyến khích sinh viên sử dụng nhiều chiến lược ghi nhớ để
học từ vựng bên cạnh những chiến lược ghi nhớ đang dùng rất cần thiết, góp phần tạo động lực
trong tiến trình học.
2.4.2. Khuyến khích sinh viên có thói quen ôn luyện hàng ngày
Nếu sinh viên không ôn luyện hàng ngày, các từ vựng có thể mất đi và không thể phục
hồi khi cần thiết. Thêm vào đó, qua phỏng vấn cho thấy các sinh viên đều khẳng định việc ôn
luyện là rất có ích và hiệu quả rõ rệt.
2.4.3. Nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh
Sự hạn chế về khả năng ghi nhớ là một trong những khó khăn lớn của học sinh. Để
nâng cao khả năng này, sinh viên nên biết được sự khác nhau và mối quan hệ giữa biết và hiểu
cũng như sử dụng một số chiến lược luyện tập khác.


Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
343
3. KẾT LUẬN
Với đề tài điều tra việc sử dụng chiến lược ghi nhớ để học từ vựng ở sinh viên năm
nhất tiếng anh tại đại học Đà Nẵng hy vọng sẽ giúp cho sinh viên có một cái nhìn tổng quát về
chiến lược ghi nhớ và rút ra được phương pháp ghi nhớ hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Asher R.E & Simpson J.M.I. (1994). The Encyclopedia of language and linguistics
volume 7. Pergamon Press Ltd.
[2] Luu Quy Khuong (2000). A practical course for teaching English. NXB Danang
[3] Oxford, R. (1990a). Language Learning Strategies: What Every Teacher Should
[4] Know. New York: Newbury House
[5] Oxford, R. (1992/1993). Language learning strategies in a nutshell: Update and ESL

suggestions. TESOL Journal, 2(2), 18-22.

×