Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN TIN HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.58 KB, 12 trang )

Tên sáng kiến: “Một số phương pháp để dạy và học tốt tin học lớp 3”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Qua quá thực tế giảng dạy môn tin học khối 3 tại trường tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi tôi thấy rằng môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh
làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của
máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng
máy tính, …Bước đầu hình thành một số năng lực và phẩm chất cần thiết cho
người lao động hiện đại.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm
Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn
thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học.
+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn
mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hồ thẩm mĩ.
+ Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các
bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo
trong q trình chơi những trị chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư
giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp …
Đó là lý do tôi chọn đề tài một số phương pháp để dạy và học tốt tin học
lớp 3.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở
Tiểu học.
 Mục tiêu của CNTT trong trường học
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trường nói chung và trường Tiểu
học nói riêng là sử dụng CNTT như một cơng cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo
các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy giáo, cơ giáo nâng cao
chất lượng dạy học; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính
như một cơng cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện
HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.


 Mục tiêu của việc dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp cho học
sinh :
- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và
trong đời sống.


- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong
hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích
ứng với đời sống xã hội hiện đại.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin
học.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Môn tin học lớp 3.
- Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn học sinh khối 3.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu.
- Thăm lớp, dự giờ.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Cở sở lý luận:
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Nội dung chương trình là
tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng CNTT vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.

+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
+ Ngoài ra, Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai
chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của chính phủ và đề án
dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của ngành.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi:
* Nhà trường:


- Nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo
điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin
học.
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ – UBND – các ban ngành, phụ huynh
toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.
* Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu
cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học.
* Học sinh:
Vì là mơn học trực quan, sinh động, mơn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
b . Khó khăn:
* Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ mơn Tin học cịn q ít. Nhất
là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin
học.
- Đa số các trường đều sử dụng máy mới (win 7).
* Học sinh:
- Đa số HS không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của HS
chưa được thành thạo.
- Đây là môn học phụ nên một số HS chưa học nghiêm túc và phụ

huynh chưa quan tâm.
- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS cịn gặp khó khăn do
HS khơng có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
c. Thực trạng:
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3
thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm
tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác

Trước khi thực hiện chuyên đề
Số Hs

Tỷ lệ

Thao tác nhanh, đúng

79/314

25%

Thao tác đúng

132/314

42%


Thao tác chậm

97/314


31%

Chưa biết thao tác

6/314

2%

II. Một số biện pháp để dạy tốt tin học lớp 3
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
- Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải
xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các
bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3).
Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mơ tả con
chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng
của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào.
- Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng
chuột trong quá trình học tập.
Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi
học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Khi học bài thơng tin được lưu trong máy tính như thế nào (khối
4). Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới
chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó khơng bị mất đi, có thể
mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu
văn bản đó ln ln được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc
nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa.
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của mơn tin học áp

dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp
cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn.
Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 3 (lớp 3/5 và lớp 3/6)
dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Cả hai lớp lớp 3/5 và 3/6 dạy có sử
dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính.
Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác

Lớp 3/5

Lớp 3/6

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Thao tác nhanh

22/44

50%

20/43

46.5%


Thao tác chậm

17/44

38%

15/43

35%


Chưa biết thao tác

5/44

12%

8/40

18.5%

Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ
ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng
nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
Ví dụ: Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó
hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của
cô và lời nói của cơ. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành
được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó và yêu cầu em đó thao tác lại.
2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của
bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các

em. Các bài tập khơng q dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra
giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận
dụng vẽ một cách có hệ thống.
Ví dụ: Trong một ca thực hành với bài vẽ hình con cá sau:

Ở hình
trên ngồi vẽ
đường cong một chiều ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng,
màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí cho các hoa văn của hình
con cá trên. Từ hình con cá trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình
những hình lá, hình quả táo, hình cái chén (Môn mỹ thuật lớp 3) và sáng tạo vẽ
một số hình thuyền buồm đã học ở mơn Mỹ thuật 3.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm
bằng cách phân cơng các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận
xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào
hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy
cập mạng để tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm tài ngun trên Internet phục vụ
cho quá trình dạy và học.


5. Sưu tầm một số trị chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột
(Blocks), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario), phần mềm luyện tư duy,
tính tốn, nhanh nhạy, giải trí (Dots, Soukoban).
6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thơng tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học
nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách
tự tìm tịi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của
trường bạn.

Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các
kiến thức khác như văn hố, kinh tế, chính trị, xã hội, tiếng anh để tự nâng cao
nhận thức của bản thân.
Giáo án minh hoạ
Vẽ đường thẳng, đường cong
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Vẽ được bức tranh đơn giản có đường thẳng, đường cong.
Vẽ được hình từ hình mẫu có sẵn, chọn độ dày, màu nét vẽ.
2. Kỹ năng:- Sử dụng được, thao tác vẽ nhanh nhẹn.
3. Thái độ: - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập, ngồi và nhìn đúng tư
thế.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Paint.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài cũ: Vẽ hình theo mẫu

- Hs thực hiện- hs nhận xét
- GV nhận xét- tuyên dương.


3. Bài mới
HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Giới thiệu bài mới:

a.Vẽ đường thẳng:
* Quan sát video tìm hiểu các bước vẽ đường - hs quan sát
thẳng.
- Hs trả lời
* Các bước thực hiện:
+ Chọn công cụ đường thẳng
cụ.

trong hộp công

+ Chọn màu vẽ.
Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp cơng cụ.
+ Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu tới điểm cuối của
đoạn thẳng.
Gv vẽ mẫu
* Chú ý: Để vẽ các đoạn thẳng nằm ngang hay
thẳng đứng, em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo
thả chuột.
Gv chốt ý.
b.Vẽ đường cong:

Hs quan sát
2 hs vẽ mẫu
Cả lớp quan sát
Hs nhận xét
- Hs thảo luận 2p
- hs từng bước thực hiện

* Thảo luận nhóm đơi tìm hiểu các bước vẽ đường
cong.

* Các bước thực hiện:
+ Yêu cầu đại diện nhóm nêu các bước thực hiện
+ Yêu cầu HS nhận xét

hs quan sát

2 hs làm mẫu, lớp quan
+ Gv nhận xét, giải thích từng bước: Bước 1 đến sát
bước 4 thực hiện như vẽ đường thẳng
Hs nhận xét
- Yêu cầu HS nhắc lại
Gv làm mẫu
Gv nhận xét, chốt ý.
Hoạt động thực hành
Dùng công cụ đường thẳng để vẽ ngôi nhà.


- Thực hành vẽ ngôi
nhà.
Hs nêu kết quả bài thực
hiện của nhóm mình.

- Hướng dẫn:
+ Chọn cơng cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
+ Dùng chuột kéo thả để vẽ hình ngơi nhà.
Gv nhận xét bài thực hành
Gv nx tiết học, tuyên dương.
Vẽ đường thẳng, đường cong (t2)
HĐ CỦA GIÁO VIÊN


HĐ CỦA HS

B. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1:
Dùng công cụ đường thẳng để vẽ ngôi sao.
- Hướng dẫn:

- Vừa nghe giảng vừa
thực hành trên máy.

+ Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
+ Dùng chuột kéo thả để vẽ hình ngơi sao.
- Quan sát giáo viên làm
mẫu.
- Thực hành vẽ ngôi
sao.
b. Hoạt động 2:
Dùng công cụ đường cong để vẽ con thuyền.
- Hướng dẫn:
+ Chọn công cụ đường cong trong hộp công cụ.

- Quan sát giáo viên làm
mẫu.


+ Dùng chuột kéo thả để vẽ hình con thuyền.

- Thực hành vẽ con
thuyền.


4. Củng cố và dặn dò:
- Hệ thống lại cách dùng công cụ vẽ đường thẳng, đường cong.
- Gọi HS khái quát lại kiến thức đó học.
- Các em phải biết cách dùng công cụ đường thẳng, đường cong để vẽ các hình
đơn giản.
- Đọc trước bài "Tẩy xóa chi tiết trah vẽ"
* Dự kiến sai lầm học sinh hay mắc phải:
- Học sinh vẽ đường cong được rồi nhưng khi thả nút chuột lại quên
không nháy chuột một lần nữa.
III. Một số bài học kinh nghiệm
- Tìm tịi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài.
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
- Tuỳ theo tình hình thực tế của từng lớp, giáo viên và trò cùng bàn bạc và
thảo luận xem bạn nào thực hiện còn chậm và chưa đầy đủ, lúc này giáo
viên đề nghị các học sinh nhanh nhất, làm tốt nhất tới hướng dẫn trực tiếp
cho học sinh đó.
- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy tính, trang
thiết bị dạy học.
- Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
IV. Đánh giá kết quả thực hiện
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, so
sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác

Trước khi thực hiện chuyên đề


Số Hs


Tỷ lệ

Thao tác nhanh, đúng

79/314

25%

Thao tác đúng

132/314

42%

Thao tác chậm

97/314

31%

Chưa biết thao tác

6/314

2%

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học lớp 3 đã trình bày ở trên, các em khơng những nắm chắc kiến thức mà còn
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực
sự, ít có trường hợp khơng hiểu bài, phần đông là thuộc bài và làm được bài

ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những biện pháp tôi vừa trình bày khơng phải q xa lạ đối với chúng ta,
nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời
thường. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế
không phải lúc nào cũng đựơc giáo viên chú trọng nó địi hỏi ở lương tâm người
thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố
gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin u. Đó mới chính là
phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số phương pháp để dạy và
học tốt môn Tin Học ở Tiểu Học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm
những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ mơn Tin
học cịn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang
bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học trong trường Tiểu học.
Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được q
vị đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng
kiến kinh nghiệm rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý
kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hồn thiện hơn.
* Nhà trường:
Mơn tin học là mơn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có
giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các
ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị đảm bảo phục
vụ cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt
nhất.


* Giáo viên:
- Tìm tịi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài .
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ mơn khác.

- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết
bị dạy học.
* Phụ huynh học sinh:
Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm
máy tính để các em thực hành ở nhà.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 3.
tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn
chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chun đề của tơi
có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Liên Chiểu, ngày 10 tháng 12 năm 2019
Người viết


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO PHÒNG GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×