Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và cách phòng tránh, chữa trị bệnh u nang buồng trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA
--------

TIỂU LUẬN
HỌC

PHẦN:

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ CÁCH PHÒNG
TRÁNH, CHỮA TRỊ BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


Giang

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các quý thầy cô trong khoa …. đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo …..
người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè của em đang học cùng
gia đình đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện để em có thể hoàn thành bài tiểu luận
một cách tốt nhất.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của em


còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:


Giang


Tiểu luận

GVHD:

MỤC LỤC
PHẦN A. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................ 1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................1
4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI................................................................................................ 1
PHẦN B. NỘI DUNG............................................................................................2
I. Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng............................................................. 2
1. Giải phẫu buồng trứng......................................................................................2
1.1. Buồng trứng.................................................................................................. 2
1.2. Các loại nang trứng...................................................................................... 3
1.3. Quá trình rụng trứng..................................................................................... 5
1.4. Nang trứng thoái hóa.................................................................................... 5
1.5. Hoàng thế (thể vàng).................................................................................... 5
2. Định nghĩa u nang buồng trứng.......................................................................5
3. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng.................................5
4. Các loại u nang buồng trứng............................................................................6
4.1. Các u nang cơ năng.................................................................................... 7

4.1.1. Nang bọc noãn............................................................................................. 7
4.1.2. Nang hoàng thể............................................................................................ 8
4.1.3. Nang hoàng tuyến........................................................................................ 8
4.2. U nang buồng trứng thực thể...................................................................... 8
4.2.1. U nang nước................................................................................................ 9
4.2.2. U nang nhầy................................................................................................ 9
4.2.3. U nang bì................................................................................................... 10
5. Nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng.............................................11
II. Cách phòng tránh và chữa trị u nang buồng trứng..................................... 14
1. Cách phòng tránh bệnh u nang buồng trứng................................................ 14
2. Cách chữa trị u nang buồng trứng................................................................ 14
2.1. Cách chữa trị loại u nang cơ năng.................................................................. 15
2.2. Cách điều trị loại u nang thực thể................................................................... 15
PHẦN C. KẾT LUẬN.........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 18

SV:

3


Tiểu luận

GVHD:

PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con cái luôn luôn là món quà tốt đẹp nhất mà thượng đế ban tặng cho người
mẹ. Tuy nhiên, việc mắc u nang buồng trứng trong nhiều trường hợp sẽ để lại các
biến chứng cho người phụ nữ không còn khả năng mang thai. Vậy u nang buồng

trứng có thai được không? Để giải đáp điều này tôi quyết định tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và cách phòng tránh, chữa
trị bệnh u nang buồng trứng” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và cách phòng tránh, chữa trị bệnh u
nang buồng trứng
Mục tiêu cụ thể:
- Tiến hành giới thiệu về bệnh u nang buồng trứng và phân tích tầm ảnh
hưởng của bệnh đối với cơ thể.
- Phân tích giải phẫu học, triệu chứng cũng như nguyên nhân dẫn đến các biểu
hiện bất thường của bệnh u nang buồng trứng.
- Đề xuất một vài biện pháp phòng tránh và giới thiệu về một số cách chữa trị
bệnh u nang buồng trứng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là bệnh u nang buồng trứng.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu: Nghiên cứu trên sách báo, đề tài
khoa học, bài báo khoa học, sử dụng công cụ internet để tìm hiểu về bệnh u
nang buồng trứng.
- Phương pháp quan sát: Thông qua tìm hiểu ngoài thực tế và trên các
phương tiện thông tin đại chúng về các thông tin liên quan đến cách phòng tránh
và cách chữa trị bệnh u nang buồng trứng.
4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
PHẦN A. MỞ ĐẦU
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN . KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


SV:

4


Tiểu luận

GVHD:

PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan chịu trách nhiệm về sự thụ tinh và sinh sản trong cơ thể
người phụ nữ. Buồng trứng tạo ra trứng, trứng khi được thụ tinh với tinh trùng sẽ
dẫn đến mang thai. Như chúng ta đã biết việc mang thai là một việc rất thiêng
liêng được xem là món quà do thượng đế ban tặng. Chính vì vậy, nhiều chị em phụ
nữ rất lo lắng khi mắc bệnh u nang buông trứng thì có còn khả năng mang thai hay
không? Để hiểu rõ vấn đề trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này nhé.

Hình 1. Buồng trứng của người phụ nữ trưởng thành (Nguồn internet)
1. Giải phẫu buồng trứng
Cơ quan sinh dục nữ bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, âm hộ và cơ quan
sinh dục ngoài.
1.1. Buồng trứng
Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt, chiều rộng 2 cm, chiều cao 3 cm và chiều dày
khoảng 1cm. Buồng trứng có hai mặt, mặt trong lồi tiếp xúc với các tua của phễu
vòi tử cung, mặt ngoài áp vào phúc mạc của thành bên chậu hông trong một hố
lõm gọi là hố buồng trứng.
Buồng trứng có hai đầu là đầu vòi và đầu tử cung: đầu vòi hướng lên trên, đầu
tư cung nhỏ hơn quay xuống dưới. Buồng trứng được treo lơ lững trong ổ phúc
mạc nhờ một hệ thống dây chằng: dây chằng mạc treo buồng trứng, dây chằng

riêng buồng trứng và dây chằng vòi buồng trứng. Cấu tạo trong của buồng trứng
được chia làm hai vùng là vùng vỏ và vùng tủy.

SV:

5


Tiểu luận

GVHD:

Hình 2. Cấu tạo mô học của buồng trứng (Tortora và Derrickson, 2009)
Miền vỏ chủ yếu là những tế bào sinh dục thuộc những giai đoạn phát triển khác
nhau, những tế bào liên kết ở vùng này có dạng hình thoi như như những tế bào
sợi nhưng đã biệt hóa để trở thành những tế bào có khả năng chế tiết các hormone
sinh dục nữ. Các nang trứng vùi trong lớp mô liên kết của vùng vỏ, nang trứng
gồm một noãn ở bên trong và một hay nhiều tế bào nang dẹt hay khối trụ tròn tùy
thuộc vào giai đoạn phát triển. Miền tủy là vùng trung tâm chứa mô liên kết, có
rất nhiều mạch máu hình lò xo, mạch bạch huyết và thần kinh, một ít tế bào cơ
trơn. [2]
1.2. Các loại nang trứng
Nang trứng nguyên thủy: có nhiều trong thời kỳ phôi thai gồm một noãn ở giữa
và một hàng tế bào nang dẹt xung quanh. Nang tròn kích thước khoảng 25 mm,
nhân lớn hạt nhân rỗng. Nang trứng sơ cấp: noãn và tế bào nang tăng thể tích, số
lượng đạt kích thước lớn, tế bào noãn phân chia thành nhiều lớp. Chất dịch trong
suốt, đồng nhất và dày bọc xung quanh noãn gọi là màng trong suốt, nang trứng
này gọi là nang trứng đặc. Mô liên kết xung quanh nang chịu sự biệt hóa để tạo
thành một lớp vỏ đặc biệt là vỏ trong và vỏ ngoài, xuất hiện nang trứng có hốc
chứa dịch nang trứng do tế bào nang tiết ra. Các hốc lớn dần lên chập lại với nhau

làm cho hốc này càng to ra vì vậy nang trứng lớn dần lên.
Nang trứng chín: đạt kích thước trưởng thành khoảng 2,5 cm như một túi trong
suốt lồi ra ở buồng trứng. Hốc nang tăng thể tích, noãn chỉ còn dính với hốc bởi
một cái cuống. Lớp tế bào hạt lúc này mỏng dần do hốc nang càng lớn, tế bao vây
quanh noãn và dính theo noãn khi noãn rụng. [2]

SV:

6


Tiểu luận

GVHD:

Hình 3. Nang trứng (Tortora và Derrickson, 2009)

SV:

7


Tiểu luận

GVHD:

1.3. Quá trình rụng trứng
Quá trình rụng trứng là quá trình phá vỡ các nang trứng giải phòng noãn, được
loa vòi trứng đón nhận, thông thường chỉ một trứng được giải phóng mỗi tháng,
tuy nhiên có một số trường hợp bất thường có thể rụng hai hay nhiều trứng và tất

cả chúng đều thụ tinh gây nên hiện tượng sinh đôi khác trứng hay sinh ba. Qúa
trình rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Trước khi rụng trứng, trứng
cùng các tế bào vòng tia tách khỏi thành của nang trứng di chuyển trong dịch
nang. Việc tăng nồng độ hormone LH trong máu kích thích sự phân chia lần đầu
tiên của nang trứng. Qúa trình rụng trứng sắp xảy ra xuất hiện một vệt trên bề mặt
nang trứng do việc ngừng lưu thông máu làm thay đổi màu sắc tại chỗ tạo nên
vùng nhạt màu trên bề mặt nang trứng. Lúc này lớp biểu mô của buồng trứng bị
gián đoạn và mô đệm trở nên mỏng hơn. Nang trứng có kích cỡ tối đa, lớp vỏ
trong xung huyết, giàu mạch máu. Nang trứng xê dịch sát bề mặt buồng trứng
thành mỏng dần, điểm tiếp xúc vỡ dịch nang trào ra ngoài theo nang noãn, đây là
sự rụng trứng.
Tại thời điểm rụng trứng, tua vòi trứng sát ngay bề mặt buồng trứng để đón nhận
trứng do sự chuyển động của các vi nhung mao ở loa vòi trứng và sự co cơ. Trứng
di chuyển vào loa vòi vị trí mà trứng có thể thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ di chuyển về
tử cung, nếu trứng khong thụ tinh trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng sẽ bị thoái
hóa.
1.4. Nang trứng thoái hóa
Không phải tất cả các loài nang trứng đều phát triển thành nang trứng chín mà
phần lớn chỉ phát triển đến một giai đoạn nào đó rồi thoái hóa. Qúa trình này xảy
ra do các tế bào hạt ngừng phân bào nguyên nhiễm,các tế bào hạt tách ra khỏi
màng đáy và chết noãn. Quá trình thoái hóa xảy ra không đều mạnh nhất sau khi
sinh, trong giai đoạn dạy thì, mang thai khi có sự biến đổi đáng kể về chất lượng
và số lượng hormone. Nếu nang trứng nguyên thủy thoái hóa, hình dạng nang
trứng khác thường, tế bào nang nhỏ hơn và tách khỏi nhóm tế bào. Lúc này noãn
và tế bào nang tách khỏi bề mặt buồng trứng.Đối với nang trứng tiến triển do lớp
màng trong có độ bền cao, bị nhăn lại, nang bị phá vỡ. Nếu thoái hóa diễn ra ở giai
đoạn muộn các chất sẽ được thực bào bởi các tế bào bạch cầu môn, dấu vết của
nang trứng sẽ biến mất. Khi thoái hóa thì tế bào hạt và noãn bị thoái hóa nhưng
lớp vỏ trong vẫn còn tồn tại tạo thành các tế bào tiết dịch, các tế bào này gọi là tế
bào kẽ. Tế bào này tồn tại từ lúc nhỏ cho đến giai đoạn mãn kinh đây chính là

nguồn cung cấp androgen cho buồng trứng.
1.5. Hoàng thế (thể vàng)
Sau khi trứng rụng tế bào ở lớp vỏ trong cùng, mao mạch máu vừa mới xâm
nhập vào và khối máu đông hình thành một khối mô mới có khả năng chế tiết có
màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể nằm ở vùng vỏ tiết ra progesterone và
estrogen. Progesterone có tác dụng ngăn cản không để các nang trứng khác chín và
không xảy ra quá trinh rụng trứng.

SV:

8


Tiểu luận

GVHD:

2. Định nghĩa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ hiện nay. Tuy được
xem là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị thì sẽ gây nên những biến
chứng nặng nề.
U nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch, có thể gặp
ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu
tại chỗ, làm giảm chức năng sinh sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể
gây tử vong do các biến chứng: tiến triển thành ung thư, tắc ruột.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các
bệnh phụ khoa với nhiều loại khác nhau và 90% là các khối u lành tính, 10% các
khối u ác tính. Ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh bị u buồng trứng có nguy cơ phát
triển thành ung thư cao hơn với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Các khối u này tiến triển

âm thầm với triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không gây ra triệu chứng bất
thường, đôi khi vô hại và tự biến mất. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp
nhất:
- Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi: Người bệnh có thể gặp các cơn đau mơ hồ
vùng chậu, dọc thắt lưng hoặc đùi. Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường
xuyên gặp phải do các khối u chèn ép lên các cơ quan hoặc các dây thần kinh chạy
dọc sau xương chậu. Các cơn đau mơ hồ vùng chậu, dọc thắt lưng hoặc đùi là triệu
chứng phổ biến nhất của u nang buồng trứng
- Đau tức bụng dưới, đầy hơi, buồn nôn và nôn: Khối u có kích thước lớn có thể
gây khó chịu tức thời cho người bệnh, đôi lúc cảm giác chướng bụng, bụng to, sờ
thấy khối u. Đặc biệt khi có cảm giác đầy hơi liên tục hằng ngày, nôn và buồn nôn
thì nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng do các khối u ác tính
không vỡ, sẽ biến chứng thành ung thư gây hoạt tử và nhiễm trùng. Dấu hiệu đầy
hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh về tiêu hóa khiến các chị em chủ
quan, coi thường bệnh.
- Đi tiểu liên tục: Hiện tượng rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể
do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các
triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh u nang buồng
trứng do sự chèn ép lên bàng quang của khối u từ đó thôi thúc bạn có nhu cầu đi
tiểu nhiều hơn, nhưng khi tiểu lại có cảm giác đau buốt, bứt rứt.
- Đau khi quan hệ tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục và cảm thấy đau ở một
bên so với bên kia, thì bạn cần nghĩ đến u nang buồng trứng. Một số u nang khi
phát triển với kích thước lớn, có thể nằm ngay ở cổ tử cung gây cản trở. Do đó,
bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn khi quan hệ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng

SV:

9



Tiểu luận

GVHD:

rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có liên quan
đến buồng trứng. Chu kỳ kinh bất thường là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa
liên quan đến buồng trứng.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân: Mặc dù không phải là triệu chứng điển hình
của bệnh, tuy nhiên nếu bạn tăng cân bất thường đi kèm với 1 số triệu chứng kể
trên thì bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm.
[3]
4. Các loại u nang buồng trứng
U nang buồng trứng được chia làm hai loại: cơ năng và thực thể.
4.1. Các u nang cơ năng
U nang cơ năng có nguồn gốc từ các nang noãn (thường gọi là trứng) do rối loạn
sinh lý trong quá trình phát triển (chứ không phải do những tổn thương thực thể
của buồng trứng). Chúng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi biến mất.
Chính vì vậy, ở trường hợp này hoàn toàn có thể mang thai như bình thường.

Hình 4. Hình mô tả u nang cơ năng (Nguồn internet)
Có 3 loại u cơ năng: Nang bọc noãn, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến.
4.1.1. Nang bọc noãn
Nang bọc noãn là nang noãn đã phát triển và trưởng thành (chín) nhưng không
phóng noãn (rụng trứng) được.
Nang bọc noãn do nang De Graff không vỡ vào ngày quy định, lớn dần lên,
thường từ 3-8cm hoặc lớn hơn.
Triệu chứng của nang bọc noãn không rõ ràng đôi khi có ra máu, nang to có thể

SV:


10


Tiểu luận

GVHD:

gây ra đau tiểu khung, đau khi giao hợp, có thể gây ra chu kỳ kinh dài hoặc ngắn.
Nang có thể bị xoắn hoặc vỡ gây bệnh cảnh cấp cứu.
Nang bọc noãn thường sẽ tự mất đi sau 60 ngày và chúng ta không cần điều trị
nhưng mà nếu nang tồn tại trên 60 ngày với chu kỳ kinh nguyệt đều thì có khả
năng đó không phỉ là nang cơ năng. [4]
4.1.2. Nang hoàng thể
Nang hoàng thể được chia làm hai loại: nang tế bào hạt và nang tế bào vỏ.
Nang hoàng thể tế bào hạt là nang cơ năng, gặp sau phóng noãn các tế bào hạt
trở nên hoàng thể hóa. Bình thường sau khi phóng noãn, các tế bào hạt của nang
noãn tiết progesteron tạo thành hoàng thể. Nó phát triển đến cực đại vào khoảng
ngày thứ 21 đến 23 của vòng kinh, thoái triển dần rồi teo đi để trở thành một đám
thoái hóa màu vàng nên được gọi là thể vàng. Nhưng có khi hoàng thể không
không teo đi mà phát triển mạnh thành một nang mỏng chứa đầy dịch bên trong.
Như vậy nang hoàng thể là do hoàng thể không teo đi mà lại phát triển quá mức,
dịch bên trong được tích lại tạo thành nang.
Khi bị nang hoang thể tế bào hạt sẽ xuất hiện các triệu chứng đau vùng chậu,
gây vô kinh hoặc chậm kinh, dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang,
vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.
Đối với nang hoang thể tế bào vỏ thì loại nang này không to, hay gặp hai bên
buồng trứng, dịch trong màu vàng rơm. Loại nang này thường gặp trong buồng
trứng đa năng, chửa trứng, chorio hoặc quá mẫn trong kích thích phóng noãn
4.1.3. Nang hoàng tuyến

Các nang bọc noãn bị kích thích quá mức nên không phóng noãn mà bị hoàng
thể hóa. Đây là loại nang cơ năng ít gặp nhất, thường gặp trong chửa trứng.
Biến chứng hay gặp của u cơ năng là vỡ nang. Do vỏ mỏng nên nang dễ vỡ khi
thăm khám hoặc có áp lực đè mạnh lên bụng. Nếu vỏ nang có mạch máu bị tổn
thương thì sẽ gây chảy máu, bệnh cảnh giống như chửa ngoài tử cung vỡ và phải
mổ cấp cứu. Chảy máu trong nang cũng là biến chứng thường gặp và làm cho
bệnh nhân đau bụng; mức độ đau phụ thuộc vào tình trạng chảy máu nhiều hay ít.
Một biến chứng khác là xoắn nang, xảy ra khi cuống nang dài, nang di chuyển và
bị xoắn.
4.2. U nang buồng trứng thực thể
U nang thực thể là nang lành tính nhưng vẫn có thể gây ra ác tính và xuất hiện từ
những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng. Nó tiến triển âm thầm,
kéo dài trong nhiều năm và được chia làm ba loại: u nang nước, u nang nhầy, u

SV:

11


Tiểu luận

GVHD:

nang bì.

Hình 5. Hình mô tả u nang thực thể (Nguồn internet)
4.2.1. U nang nước
Là một túi chứa nước có cuống dài, vỏ mỏng, di động, mặt ngoài trơn nhẵn, bên
trong chứa dịch trong, đôi khi có nhiều thùy. Vỏ nang thường trơn nhẵn và mỏng
nên dễ vỡ. Mặt trong của vỏ nang thường nhẵn, đôi khi có những nhú nhỏ (chúng

có thể xuất hiện ở mặt ngoài của nang). Nang có nhú là rất dễ bị ung thư hóa, số
lượng nhú càng nhiều thì nguy cơ ung thư hóa càng cao. Đôi khi dịch trong nang
màu nâu, đó là do chảy máu trong nang.
Triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay được phát hiện ở tuổi 20-30,
cũng gặp cả ở tuổi tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
4.2.2. U nang nhầy
Là loại khối u có vỏ dày hơn, màu trắng hoặc trắng ngà, có cấu trúc giống như
da. Chiếm khoảng 10-20% các loại khối u biểu mô và khoảng 85% u nang nhầy là
lành tính, tuổi thường gặp từ 30-50.Trong nang có chất dịch nhầy trong và vách
ngăn chia khối u thành nhiều thùy nhỏ. U nang nhầy rất thường gặp, kích thước
thay đổi từ vài trăm gam tới hàng chục kilôgam, có thể dính vào các tạng xung
quanh. Mức độ ung thư hóa rất thấp. Nếu khối u vỡ hoặc tế bào khối u xâm nhập ổ
bụng, chúng sẽ tiết các chất nhầy gây bệnh nhầy dính phúc mạc.

SV:

12


Tiểu luận

GVHD:

4.2.3. U nang bì
Có thể gặp ở trẻ em, vị thành niên, phụ nữ tuổi sinh đẻ và người già. Vỏ khối u
dày, trơn láng, có lẫn những sợi cơ. Kích thước u thường không lớn, đường kính
dưới 10 cm, nhưng nặng nên dễ gây xoắn. U thường xuất hiện một bên, nhưng có
khi ở cả hai bên. Trong nang chứa các tổ chức của da đã biệt hóa cao như lông,
tóc, móng, răng, chất bã đậu; cũng có thể thấy các tổ chức của xương, sụn hoặc
một chất trắng như não, thần kinh. U nang thực thể buồng trứng phát triển âm

thầm, lặng lẽ gần như không có triệu chứng, chỉ được phát hiện một cách tình cờ
như khám sức khỏe định kỳ hay siêu âm bụng. Cũng có khi nó biểu hiện là một
bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa ở bụng (do xoắn cuống nang, hoặc u chèn ép gây
đau, bí trung đại tiện). Thông thường người bệnh chỉ phát hiện được khi khối u đã
lớn.
Biến chứng thường gặp là xoắn cuống nang, hay xảy ra khi u có cuống dài,
đường kính khoảng 8-10 cm. Vì khối u nhỏ, lại có cuống dài nên dễ di động và bị
xoắn. Dễ xoắn nhất là u nang bì. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, tiên
lượng sẽ tốt. Nếu muộn, khối u vỡ hoặc hoại tử, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
Vỡ nang là biến chứng ít gặp, thường xảy ra với u nang nước do có vỏ mỏng. Đây
là hậu quả của xoắn cuống nang mà không được cấp cứu kịp thời, thăm khám thô
bạo hoặc chấn thương ở vùng bụng; cũng có thể gặp sau giao hợp. Các khối u trên
có thể gây vô sinh, sẩy thai, đẻ non, gây đẻ khó. Chúng có khả năng chuyển thành
ung thư.

SV:

13


Tiểu luận

GVHD:
Hình 6. Phân loại u nang buồng trứng (Nguồn internet)

Tóm lại, sau khi tìm hiểu hết các loại u nang buồng trứng ta kết luận rằng bị u
nang buông trứng vẫn có khả năng mang thai được trong các trường hợp dưới đây:
- U nang cơ năng: là các u lành tính, có thể tự biến mất đi theo thời gian. Khi
phát hiện chỉ cần theo dõi định kỳ 3-6 tháng/lần. Dẫn đến việc mang thai là bình
thường.

- Bị u nang một bên: chỉ cần mổ bóc u hoặc cắt 1 buồng trứng thì ta vẫn có thể
mang thai.
- Bị u nang cả 2 bên: thực hiện mổ bóc u để lại buồng trứng lành hoặc cắt một
bên và bóc u 1 bên thì khả năng mang thai sẽ thấp hơn nhưng vẫn có khả năng
mang thai được.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp mắc phải u nang buồng trứng
không thể sinh sản được như trường hợp đã bị u nang buồng trứng 2 bên mà cả 2
buồng trứng đã bị nang hóa hết và không còn phần buồng trứng lành. Rơi vào
trường hợp này sẽ phải cắt bỏ toàn bộ 2 buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc
hoàn toàn mất đi khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ. Tuy nhiên với các biện
pháp khoa học tiên tiến như hiện nay, chị em phụ nữ vẫn có thể làm mẹ nhờ vào
phương pháp xin noãn từ người hiến kết hợp với việc thụ tinh ống nghiệm.
5. Nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng
5.1. Do nang trứng phát triển không đầy đủ
Nang trứng phát triển không đầy đủ, không hoàn thiện dẫn đến không hấp thụ
được các chất dinh dưỡng, từ đó nang trứng không thể hấp thu đầy đủ các chất
lỏng trong buồng trứng được.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng. Các u
nang đó thường không có triệu chứng và biến mất một cách tự nhiên sau một vài
tuần. Hiếm khi nang xuất huyết vỡ hoặc xoắn gây nên cơn đau cấp tính.
Mạch máu của nang trứng bị vỡ dẫn đến u nang xuất huyết (hay còn gọi là u
nang buồng trứng xoắn). Xuất huyết u nang không phải là không phổ biến, nhưng
chúng thường không có triệu chứng. Khi vỡ sẽ gây đau cấp tính trong bụng.
Những lúc thế này nếu như không được đưa đi cấp cứu kịp thời bệnh nhân rất dễ
tử vong. [5]

SV:

14



Tiểu luận

GVHD:

Hình 7. Xuất huyết buồng trứng bị vỡ - mối nguy hiểm khôn lường
(nguồn internet)
5.1.1. Thể vàng phát triển quá mức dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài
Thể vàng là đơn vị chức năng của buồng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
thường kéo dài 4-7 ngày. Nhưng trong trường hợp thể vàng hoạt động quá mức sẽ
khiến chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài, kèm theo chảy máu nặng hơn. Ở một số
trường hợp hiếm gặp, các nang trứng còn bị vỡ, gây đau cấp tính ở bụng khiến các
hình ảnh lâm sàng của thai ngoài tử cung bị xáo trộn.

Hình 8. Thể vàng - đơn vị chức năng của buồng trứng (Nguồn internet)

SV:

15


Tiểu luận

GVHD:

5.1.2. Do rối loạn nội tiết
Nếu định lượng hormone luteinizing trong buồng trứng quá cao sẽ dẫn đến tình
trạng rối loạn nội tiết ở buồng trứng dẫn đến buồng trứng đa nang với các biểu
hiện thường gặp như:
- Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt không đều, không ổn định, thay đổi

thất thường.
- Bệnh béo phì gia tăng.
- Nam tính hóa: mặt và tay chân mọc nhiều lông.
- Vô sinh do không có sự rụng trứng.
Bệnh u nang buồng trứng là những tổn thương không ác tính, thường không có
triệu chứng và thường tự biến mất sau một thời gian. Sự rối loạn nội tiết hoặc các
đơn vị chức năng của buồng trứng (thể vàng),… chính là những nguyên nhân u
nang buồng trứng. Đây là một trong những căn bệnh về phụ khoa phổ biến ở phụ
nữ hiện nay. Do đó, các chị em phụ nữ nên có kiến thức về các nguyên nhân gây
bệnh để có các phương pháp phòng tránh bệnh, tránh gây nên những hậu quả như
ảnh hưởng đến khả năng sinh con, giảm chất lượng đời sống vợ chồng, và đặc biệt
là tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mình.
5.1.3. Ảnh hưởng của bệnh u nang buồng trứng gây ra cho cơ thể
Theo Y học chứng minh có 90% u nang buồng trứng là u lành tính nhưng cũng
có tới 10% là ác tính. Nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư
buồng trứng, đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, gây khó khăn
trong quá trình thụ thai và có con của chị em.
U nang buồng trứng tiến triển một cách lặng lẽ nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể
đột ngột gây ra những biến chứng cấp hay bán cấp. Bệnh có thể ảnh hưởng lên thai
nhi nếu bệnh nhân đang có thai. Biến chứng đáng sợ nhất của u nang buồng
trứng là thoái hóa ung thư. Do đó, tất cả các u buồng trứng thực thể đều phải được
mổ lấy ra và giải phẫu bệnh lý cẩn thận.
Biến chứng cấp
Xoắn là biến chứng hay gặp nhất, thường gặp ở những u nặng, có cuống dài đặc
biệt là loại u bì. Về triệu chứng, bệnh nhân có thể đã biết trước có u buồng trứng
hoặc không biết, đau vùng bụng dưới, lúc đau cực điểm thường có kèm ói, có khi
có rối loạn đường tiểu. Nhiệt độ không tăng lúc đầu, khám thấy có phản ứng thành
bụng nhất là ở vùng bụng dưới. Nếu u to có thể sờ thấy u trên bụng, chạm vào rất
đau. Thăm âm đạo sờ được u cạnh tử cung đau. Đau khi chạm hoặc khi di động u.
Nếu chẩn đoán được u buồng trứng xoắn thì bác sĩ buộc phải chỉ định mổ khẩn,

nếu không có thể bị vỡ và hoại tử.

SV:

16


Tiểu luận

GVHD:

U nang buồng trứng xoắn
Ngoài ra, chỉ định mổ khẩn còn được đưa ra khi xảy ra hiện tượng xuất huyết
trong nang (xảy ra sau khi xoắn), xuất huyết ngoài nang sau khi vỡ nang…
Vỡ nang thường xảy ra sau khi u bị xoắn, gây viêm phúc mạc, gây đau dữ dội
khắp bụng, ói và bắt đầu lộ triệu chứng nhiễm trùng. Khám thấy bụng cứng, thăm
âm đạo các túi cùng rất đau.
Trong những trường hợp buộc phải chỉ định mổ khẩn mà không mổ thì tiến
triển của vỡ nang có thể theo nhiều dạng khác nhau tùy theo đặc tính của u. Cụ
thể: Tự khỏi nếu u nhỏ, tiết dịch trong; xuất huyết nội nếu có tổn thương mạch
máu; viêm phúc mạc nếu nang mưng mủ. Nhiễm trùng cấp hiếm gặp, cho bệnh
cảnh giống như tụ mủ tại vòi. [6]
II. Cách phòng tránh bệnh và cách chữa trị u nang buồng trứng
1. Cách phòng tránh bệnh u nang buồng trứng (7)
U nang buồng trứng có thể gặp ở bất kì một đối tượng nào. Bởi vậy, việc thực
hiện các biện pháp phòng tránh sẽ rất cần thiết để chị em không phải đối mặt với
căn bệnh này. Sau đây là một số cách phòng bệnh cơ bản nhất:
• Cân bằng nội tiết tố.
• Hạn chế tối đa việc phá thai, bởi đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến u nang buồng
trứng và một số bệnh phụ khoa khác. Đặc biệt, nạo phá thai quá nhiều lần sẽ ảnh

hưởng đến thiên chức làm mẹ sau này.
• Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều rau củ quả, thực đơn giàu
protein và ít chất béo.
• Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ nước
mỗi ngày; có thói quen tập luyện thể dục – thể thao để nâng cao sức đề kháng cho
cơ thể,…
• Tránh lạm dụng thuốc, tránh stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc
quan,…là cách tốt để ngăn ngừa u nang buồng trứng và nhiều bệnh khác.
• Cách tốt nhất để phát hiện sớm u nang buồng trứng cũng như điều trị kịp thời
tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như tính
mạng của người phụ nữ đó chính là việc khám bệnh phụ khoa định kì.
2. Cách chữa trị u nang buồng trứng (8)
U nang buồng trứng là khối u nằm ở buồng trứng, có vỏ bọc bên ngoài,
trong chứa dịch hoặc các chất rắn dạng bã đậu hay sừng… Tùy thuộc vào kích

SV:

17


Tiểu luận

GVHD:

thước của khối u, loại nang và triệu chứng mà bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị u
nang buồng trứng hiệu quả. Sẽ có hai hướng điều trị: điều trị phẫu thuật và điều trị
bằng thuốc.
2.1. Cách chữa trị loại u nang cơ năng
Đối với loại u nang cơ năng đa số trường hợp không cần phải phẫu thuật chỉ để
như vậy cho nó tự biến mất theo thời gian. Nhưng với một số trường hợp như sau

vẫn cần phải phẫu thuật:
• Nang bọc noãn: Việc điều trị tùy thuộc vào kích thước, loại nang và triệu
chứng. Đối với nang kích thước nhỏ (thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ),
khối u thường tự biến mất. Việc uống thuốc tránh thai có thể ngăn cản sự hình
thành nang và sự phát triển kích thước của nang. Bác sĩ thường đưa ra chỉ định
phẫu thuật khi thấy u nang tồn tại trên 3 tháng, sau khi điều trị bằng thuốc tránh
thai 3 tháng u nang không biến mất hoặc có dấu hiệu xoắn hay vỡ.
• Nang hoàn tuyến: Với người bị u nang dạng này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật
khi nang có dấu hiệu xoắn hay vỡ.
2.2. Cách điều trị loại u nang thực thể
Đối với loại u nang thực thể bắt buộc phải phẫu thuật để trị dứt điểm vì nó
không thể tự biến mất được mà nếu để lâu nó sẽ theo thời gian kích thước sẽ lớn
lên và gây các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
• U nang nhầy: Với trường hợp bệnh nhân chưa có con, bác sĩ sẽ chỉ định bóc
tách nang để lại phần lành buồng trứng, đối với người nhiều tuổi nên cắt bỏ buồng
trứng.
• U nang bì: Với dạng u nang này, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất có nguy
cơ chuyển thành ác tính. Việc phẫu thuật dạng khối u thường là cắt bỏ cả buồng
trứng.
Khi bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật có thể kết hợp giữa việc uống thuốc
và dùng vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng biện pháp ngoại khoa để
can thiệp sâu và cắt bỏ khối u. Đồng thời làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư di căn
được áp dụng cho phụ nữ trẻ, hoặc chưa có đủ số con để chấm dứt tình trạng dứt
khoát và hiệu quả hơn.

SV:

18



Tiểu luận

GVHD:

Hình 9. Phẫu thuật cắc bỏ khối u – liệu pháp trị dứt điểm bệnh u nang
buồn trứng (nguồn internet)

SV:

19


Tiểu luận

GVHD:
PHẦN C. KẾT LUẬN

Thông qua bài viết, chúng ta đã hiểu hơn về bệnh u nang buồng trứng, biết
được các triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như cách điều trị từ đó có thể phát
hiện ra tình trạng sức khỏe của mình và nên đi khám khung chậu định kỳ. Đồng
thời biết được rằng u nang buồng trứng hoàn toàn có thể mang thai nếu chị em
kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện ra bệnh u nang buồng trứng ở giai
đoạn sớm giúp cho việc tìm giải pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng hiệu quả.
Đó chính là cách tốt nhật để bảo vệ tốt sức khỏe của bạn cũng như việc mang thai
dễ dàng và an toàn hơn.

SV:

20



Tiểu luận

GVHD:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ
Chí Minh(2015), Bài giảng Lý thuyết Giải phẫu bệnh Y chính quy.
2. Ngô Đắc Chứng chủ biên, Nguyễn Thị Tường Vy, Trần Văn Giang, Đinh
Văn Dũng, Ngô Văn Bình, giáo trình giải phẫu-sinh lý người và động vật
(2017), nhà xuất bản Nông nghiệp.
II. Web
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />
SV:

21



×