Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Những điều cần biết về Kiểm toán BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.11 KB, 10 trang )

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ? 
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KIỂM TOÁN BCTC
Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì? Đối tượng kiểm toán Báo cáo tài chính là ai? Quy trình  
cũng như các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào? Tất cả câu hỏi của các  
bạn được giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Để hiểu được kiểm toán báo cáo tài chính là gì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kiểm toán là 
gì?
#1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của 
các hồ sơ, tài liệu và số liệu của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ 
các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
#2. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ  lý kiểm toán tiến hành thu 
thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để  đánh giá về  báo cáo tài chính được kiểm toán 
nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm 
toán so với các chuẩn mực đang áp dụng.
2. Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì?
Từ  định nghĩa về Kiểm toán báo cáo tài chính, có thể  thấy được đối tượng của Kiểm toán 
báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối tài khoản;
Báo cáo tình hình tài chính;
Bảng cân kế toán;
Kết quả hoạt động kinh doanh; 


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp);
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh (tổng  
quát và chi tiết) và luồng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra các đối tượng của  Kiểm toán 
BCTC còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,  


doanh thu bán hàng, giá vốn...cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là gì?
Mục tiêu chính của Kiểm toán BCTC là giúp người sử  dụng hoặc người đọc Báo cáo tài 
chính tăng độ tin cập với Báo cáo tài chính dựa vào việc KTV đưa ra ý kiến của mình về số 
liệu trên báo cáo tài chính được lập dựa vào các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ 
về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không?
Ngoài mục tiêu trên, Kiểm toán BCTC còn giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được 
những sai sót, tồn tại của mình qua đó tìm phương hướng giải quyết, khắc phục tình trạng  
để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ kế  toán tại đơn vị 
và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.


4. Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC
Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC là việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về 
tính trung thực, hợp lý trên báo cáo tài chính được kiểm toán.


Ý kiến kiểm toán đem đến cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn  
cứ trên những nhận xét của kiểm toán viên phần nào thể  hiện tình trạng của doanh nghiệp. 
Nhìn chung, có các loại ý kiến kiểm toán như sau: 
Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi BCTC của công ty phản ánh trung 
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ khi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã 
thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ  hay tổng hợp lại, có  
ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập 
được đầy đủ  bằng chứng kiểm toán thích hợp để  làm cơ  sở  đưa ra ý kiến kiểm toán,  
nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những  ảnh hưởng có thể  có của các sai sót chưa  
được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.
Ý kiến kiểm toán trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp 

đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có  
ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
Từ  chối đưa ra ý kiến khi được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới 
phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số  lượng lớn các khoản 
mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng 
kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.
Có đoạn "Vấn đề cần nhấn mạnh": được nêu ra khi KTV thu hút sự chú ý của người 
sử  dụng đối với một vấn đề  đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo  
xét đoán của KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC 
thì KTV phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.
Có đoạn "Vấn đề khác" khi KTV thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các 
vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của kiểm toán  
viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về 
trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các  
quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề  đó trong 
báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.


5. Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính
Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên, trợ  lý kiểm toán sử 
dụng các phương pháp khác nhau dựa trên số  liệu, tài liệu doanh nghiệp được kiểm toán  
cung cấp hoặc thông tin từ  bên ngoài nhằm phát hiện sai sót cũng như  đánh giá hệ  thống  
quản lý nội bộ tại đơn vị. 

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:
#1. Thử nghiệm kiểm soát
Thử  nghiệm kiểm soát là thủ  tục kiểm toán được thiêt kê nhăm đánh giá tính h
́ ́ ̀
ưu hiêu cua
̃

̣
̉  
hoạt động kiểm soát trong viêc ngăn ng
̣
ừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở 
câp đô c
́ ̣ ơ sở dẫn liệu
#2 Thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiêt kê nhăm phát hi
́ ́ ̀
ện các sai sót trọng yếu  
ở câp đô c
́ ̣ ơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:
Kiểm tra chi tiết (cac nhóm giao d
́
ịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh);
Thủ tục phân tích cơ bản.


#3 Phương pháp Kiểm toán BCTC của ES­GLOCAL
Phương pháp kiểm toán BCTC của ES­GLOCAL được thiết kế  nhằm cung cấp một chuẩn  
mực nhất quán của dịch vụ kiểm toán BCTC cho tất cả các khách hàng, được điều chỉnh phù 
hợp với đặc trưng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

Đặc điểm của phương pháp kiểm toán đang áp dụng là công việc kiểm toán có sự  dẫn dắt 
trực tiếp của các trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán, Giám đốc kiểm toán, 
hướng sự tập trung vào những phần có biểu hiện rủi ro cao nhất trên các báo cáo tài chính,  
nhằm thực hiện một cuộc kiểm toán chất lượng và hiệu quả.
Phương pháp kiểm toán mới nhất này đòi hỏi KTV phải có có sự hiểu biết sâu về đặc điểm 
kinh doanh, môi trường KD của khách hàng. Bên cạnh đó, quy trình kiểm toán này cho phép 

Es­Glocal đánh giá rủi ro kiểm toán một cách chính xác và tin cậy, từ đó làm cơ sở để chúng  
tôi thực hiện cung cấp dịch vụ và đưa ra những khuyến nghị  có giá trị  nhất cho Quý khách  
hàng.


6. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính là việc Kiểm toán viên xây dựng các bước thực hiện  
kiểm toán BCTC để  thu thập bằng chứng kiểm toán để  làm căn cứ  của kiểm toán viên về 
tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán.

#1. Quy trình kiểm toán BCTC cơ bản
Các quy trình kiểm toán BCTC thông thường trải qua 3 bước cơ bản sau:
Lập kế hoạch kiểm toán;
Thực hiện kiểm toán;
Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.
#2. Quy trình kiểm toán BCTC của ES­GLOCAL
Với ES­GLOCAL, Quy trình kiểm toán BCTC được chia ra làm 5 bước như sau:
Bước 1: Xem xét số liệu tại văn phòng Công ty khách hàng


Ở bước này, sẽ  tập trung vào tìm hiểu về  thiết kế và vận hành của hệ hệ thống kiểm soát  
nội bộ  của Quý Công ty, kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả  của hệ thống và phát 
hiện cũng như  thông báo tới Ban Giám đốc Công ty về  những khiếm khuyết của hệ thống,  
nếu có, và biện pháp khắc phục.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán
Dựa trên thông tin thu thập được, ES­GLOCAL sẽ:
Bố  trí nhân viên kiểm toán có đầy đủ  chuyên môn cũng như  kinh nghiệm phù hợp,  
phân công công việc trong nhóm và giới thiệu đến Quý Công ty;
Thực hiện kiểm tra lại hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán;
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết;

Bước 3: Tham gia chứng kiến kiểm kê
Với sự đồng ý của Quý công ty, ES­GLOCAL cử nhân viên xuống kiểm kê bao gồm: Tiền,  
tài sản lưu động, cố  định và các tài sản khác (nếu có) tại văn phòng Công ty thông thường  
vào thời điểm kết thúc niên độ
Bước 4: Thực hiện các công việc kiểm toán chính thức
Công việc của ES­GLOCAL trong bước này sẽ  tập trung vào việc kiểm tra, soát xét các số 
liệu, chứng từ, hồ sơ và sổ sách có liên quan đến các số liệu trên báo cáo, số liệu tài chính do  
Quý Công ty lập ra, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm căn cứ đưa ra ý kiến về Báo cáo  
tài chính do Quý Công ty lập;
Bước 5: Kết thúc Kiểm toán
Dựa trên các Bằng chứng kiểm toán và tài liệu thu thập được từ kiểm toán, ES­GLOCAL sẽ:
Trao đổi với Ban Giám đốc và bộ phận có liên quan về những vấn đề cần xem xét và  
các bút toán cần bổ sung hoặc điều chỉnh;
Tổng hợp số liệu và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán;
Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được phúc đáp của Quý Công ty  
về việc chấp nhận dự thảo Báo cáo kiểm toán;


Thư quản lý gửi tới Ban Giám đốc của Công ty, trong đó nêu lên các vấn đề  còn tồn 
đọng, yếu kém cũng như sai sót phát hiện ra trong quá trình kiểm toán và đưa ra các kiến  
nghị và giải pháp khắc phục.
7. Bằng chứng của Kiểm toán
#1 Bằng chứng của Kiểm toán là gì?
Bằng chứng của kiểm toán là tất cả  các hồ  sơ, tài liệu và thông tin do KTV thu thập được 
liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các hồ sơ, tài liệu và thông tin này KTV đưa ra kết 
luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những hồ sơ,  tài 
liệu và thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những hồ 
sơ, tài liệu và thông tin khác.
#2 Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán
Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán gồm: Tính đầy đủ và tính thích hợp.

Tính đầy đủ  là tiêu chuẩn đánh giá về  số  lượng bằng chứng kiểm toán. Số  lượng bằng  
chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro  
có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.
Tính thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng chứng kiểm toán, bao gồm sự phù 
hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp KTV đưa ra các kết luận làm cơ 
sở hình thành ý kiến kiểm toán. Độ  tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi  
nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm  
toán viên đã thu thập được bằng chứng đó.
8.  Giá trị dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính của ES­GLOCAL
Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của ES­GLOCAL luôn hướng tới chất lượng dịch vụ, uy  
tín với khách hàng nhằm xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Chúng tôi tự hào khẳng định các  
dịch vụ kiểm toán luôn được cung cấp bởi đội ngũ Kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm, có  
trình độ chuyên môn sâu và sự cam kết trách nhiệm, dành thời gian cần thiết để tìm hiểu tình  
hình kinh doanh của khách hàng và đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.


Es­Glocal không chi đ
̉ ơn thuần tập trung cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính mà còn 
tập trung đặc biệt tới các dịch vụ  hỗ  trợ  và tư  vấn cho khách hàng. Cụ  thể  giá trị  ES­
GLOCAL mang lại cho khách hàng như:
Được cung cấp dịch vụ  kiểm toán BCTC chuyên nghiệp, chất lượng cao với chi phí 
hợp lý;
Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 
động của hệ thống kiểm soát nội bộ;
Tư  vấn về  thuế  và các yêu cầu về  việc chấp hành pháp luật về  thuế, xem xét thuế 
như là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán theo luật định;
Tư vấn chính sách nhân sự, lao động tiền lương của doanh nghiệp.





×