Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá việc chấm dứt hôn nhân do một bên vợ chồng bị tuyên bố chết theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.49 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 1
B. NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------------ 1
I. Khái quát những vấn đề chung-------------------------------------------------------- 1
1. Hôn nhân và chấm dứt hôn nhân -------------------------------------------------- 1
2. Khái niệm chấm dứt hôn nhân do một bên bị tuyên bố chết ------------------- 2
II. Đánh giá nội dung chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố
chết theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014--------------------------------------- 2
1. Điều kiện để tuyên bố vợ hoặc chồng chết theo quy định của pháp luật ---- 2
2. Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân ------------------------------------------- 2
3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi
một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết. -------------------------------------------- 3
3.1. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt quan
hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết ---------------------------------- 3
3.2. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt quan
hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết nhưng lại trở về -------------- 4
C. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------ 7
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------- 8


A. MỞ ĐẦU
Hôn nhân là mối quan hệ gắn kết giữa nam và nữ sau khi kết hôn. Hôn nhân
chính là nền tảng vững chắc nhất để hai người nam và nữ yêu thương, cùng nhau
chung sống hạnh phúc, xây dựng gia đình, sinh con, đẻ cái,... Kết hôn là bước
ngoạt lớn của cuộc đời. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân
hạnh phúc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà hôn nhân có thể bị chấm dứt. Một trong
những lý do mà hôn nhân được cho là tự động chấm dứt đó là vợ, chồng chết hoặc
bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Đây là trường hợp đặc biệt chấm dứt hôn nhân. Để
tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu đề tài số 09 “Đánh giá việc
chấm dứt hôn nhân do một bên vợ chồng bị tuyên bố chết theo Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014”



B. NỘI DUNG
I. Khái quát những vấn đề chung
1. Hôn nhân và chấm dứt hôn nhân
- Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình: hôn nhân là quan hệ của vợ và
chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là một sự kiện pháp lý để xác lập quan hệ hôn
nhân. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của Luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Chấm dứt theo từ điển Tiếng Việt là “làm cho ngừng hẳn thôi hẳn hay là
kết thúc”. Chấm dứt hôn nhân, tức là chấm dứt quan hệ hôn nhân, quan hệ hôn
nhân giữa vợ và chồng kết thúc, hai người nam và nữ khi đó sẽ không có các quyền
và nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với
con chung của họ.


2. Khái niệm chấm dứt hôn nhân do một bên bị tuyên bố chết
Chấm dứt kết hôn là một sự kiện pháp lý xảy ra khi vợ hoặc chồng chết hoặc
một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết. Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ
hoặc chồng bị tuyên bố chết là việc quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng kết thúc
khi có sự kiện tòa án tuyên bố một bên vợ hoặc chồng là đã chết có hiệu lực pháp
luật.
II. Đánh giá nội dung chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị
tuyên bố chết theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Điều kiện để tuyên bố vợ hoặc chồng chết theo quy định của pháp luật
Căn cứ Điều 71 Bộ luật dân sự 2015, Tòa có quyền tuyên bố một người là đã
chết trong các trường hợp sau đây:


Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà


án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;


Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh

kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;


Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày

tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;


Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là

còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của
Bộ luật này.
2. Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân


Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, Trong trường hợp
Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được
xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên,
pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể ngày chết của người bị tuyên bố chết.
Vậy ngày chết là ngày tròn 3 năm kể từ ngày quyết định mất tích có hiệu lực
pháp luật; ngày tròn 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc; ngày tròn 5 năm kể từ
ngày biệt tích không có tin tức xác thực là còn sống; ngày tròn 2 năm kể từ ngày tai
nạn, thảm họa, thiên tai xảy ra hay ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai xảy ra mà có
người nhìn thấy họ gặp nạn? Ngày chết sẽ được ghi vào giấy chứng tử và đó được

xác định là ngày chấm dứt hôn nhân.
3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi
một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết.
3.1. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt
quan hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết
Khi Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực thì các quan hệ về
nhân thân và tài sản sẽ được giải quyết như đối với người đã chết.
 Về quan hệ nhân thân
- Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo ngày mà tòa án xác định là đã chết
trong quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng chết. Chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa
hai người kể từ ngày được ghi trong bản án theo quyết định của Tòa án. Ngày chết
sẽ được ghi vào giấy chứng tử và đó chính là ngày chấm dứt hôn nhân.
 Về quan hệ tài sản


- Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn
sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định
người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác
quản lý di sản.
- Trong trường hợp có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài
sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định
của pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có
quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh khi đã chấm dứt quan hệ hôn
nhân cũng được giải quyết tương tự như trên trừ trường hợp pháp luật về kinh
doanh có quy định khác.
3.2. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt
quan hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết nhưng lại trở về

Việc Tòa án tuyên bố một cá nhân là đã chết, thì đây chỉ là tuyên bố về mặt
pháp lý, tuy nhiên, cũng còn khá nhiều trường hợp bị Tòa án tuyên bố là đã chết
nhưng lại trở về sau đó. Trong tình huống này, phải giải quyết như thế nào về quan
hệ nhân thân đã tuyên bố không còn từ trước và quan hệ tài sản đã được chia từ
trước?
 Hủy bỏ quyết định tuyên bố một bên vợ hoặc chồng là đã chết
BLDS quy định điều kiện hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết, quan hệ
nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục và khi tòa án ra quyết
định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.


 Về quan hệ nhân thân
- Khôi phục quan hệ hôn nhân: Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố
một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác
thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn, tức là coi như chưa
từng gián đoạn thời kỳ hôn nhân.
- Hiện nay, pháp luật chỉ quy định khôi phục quan hệ hôn nhân khi một bên
vợ hoặc chồng chưa kết hôn với người khahcs mà không có quy định là bản thân
người vợ hoặc chồng từng bị tuyên bố là đã chết có thể họ cũng đã kết hôn trong
thời gian biệt tích. Việc kết hôn đó có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm họ bị
tuyên bố là đã chết. Vậy khi họ trở về có khôi phục quan hệ hôn nhân hay không?
Ngoài ra, việc khôi phục quan hệ hôn nhân thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà
nước vào đời sống hôn nhân của các cá nhân mà không tính đến tình cảm và ý chí
các chính các chủ thể trong quan hệ đó. Có thể họ không muốn quay lại với nhau
nhưng pháp luật vẫn ràng buộc họ trong mối quan hệ đó, nên họ chỉ có thể giải
quyết vấn đề bằng li hôn, như vậy, càng phức tạp hơn khi xem xét tới vấn đề tài
sản và con cái.
- Không khôi phục quan hệ hôn nhân:
+ Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn
có hiệu lực pháp luật.

+ Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì
quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
Điều đó đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân giữa người bị Tòa tuyên là đã
chết nay trở về sẽ không được khôi phục


 Về quan hệ tài sản
- Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi
phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết
có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án
về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên
bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó.
Như vậy, do có thời gian gián đoạn, không được tính tồn tại quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng là từ thời điểm có quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật
đến thời điểm quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết có
hiệu lực pháp luật. Việc quy định như vậy là để tránh những phức tạp khi giải
quyết vấn đề tài sản giữa các bên vợ chồng với nhau trong các giao dịch với người
thứ ba, dễ dàng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đó.
- Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được
trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực
mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người
đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị của tài sản hiện còn. Nếu những người
thừa kế biết rõ họ còn sống mà cố tình giấu nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải
hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
Tuy nhiên, quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết với những chủ
thể khác thì pháp luật không đề cập giải quyết như thế nào? Đây có thể coi là bất
cập của quy định luật thực định, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng dụng pháp
luật khi người đó quay trở về.



C. KẾT LUẬN
Kết hôn để làm phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình làm nền tảng cho xây
dựng một gia đình hạnh phúc là nhu cầu tự nhiên và tự nguyện của nam và nữ khi
đến tuổi trường thành. Và trong sự tồn tại quan hệ hôn nhân luôn vận động và thay
đổi theo thời gian, việc xảy ra những sự biến pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn
nhân như: một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố mất tích là những sự kiện
tồn tại khách quan và xảy ra bình thường trong mối quan hệ đó. Khi hôn nhân
chấm dứt do vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích sẽ phát sinh nhiều hậu quả pháp lý
về nhân thân và tài sản cần giải quyết.
Pháp luật HN&GĐ cũng như pháp luật khác có liên quan đã dự liệu về
trường hợp này và có những quy định của pháp luật để giải quyết khi xảy ra trên
thực tế. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý còn nhiều thiếu sót,
bấp cập như tác giả đã đề cập ở trên. Giải quyết được những bất cập về chấm dứt
quan hệ hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết sẽ tạo cơ sở pháp lý
để cơ quan có thẩm quyền xử lí dễ dàng và góp phần tích tích cực để bảo vệ quyền
và lợi ích của người vợ, người chồng và những chủ thể có liên quan trong quan hệ
hôn nhân và những chủ thể có liên quan khác.


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Bộ luật dân sự năm 2015;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật HNGĐ Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2012;
4. TS. Ngô Thị Hường (chủ biên), Hướng dẫn học tập, tìm hiểu Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam, NXB Lao động năm 2015;
5. Nguyễn Thị Lan, Những vấn đề pháp lí phát sinh từ việc một bên vợ hoặc
chồng bị tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết, Tạp chí Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Số 5/2018, tr. 47-58.


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 1
B. NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------------ 1
I. Khái quát những vấn đề chung-------------------------------------------------------- 1
1. Hôn nhân và chấm dứt hôn nhân -------------------------------------------------- 1
2. Khái niệm chấm dứt hôn nhân do một bên bị tuyên bố chết ------------------- 2
II. Đánh giá nội dung chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố
chết theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014--------------------------------------- 2
1. Điều kiện để tuyên bố vợ hoặc chồng chết theo quy định của pháp luật ---- 2
2. Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân ------------------------------------------- 2
3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi
một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố chết. -------------------------------------------- 3
3.1. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt quan
hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết ---------------------------------- 3
3.2. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp chấm dứt quan
hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã chết nhưng lại trở về -------------- 4
C. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------ 7
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------- 8



×