Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bài giảng môn Quản lý tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

MÔN HỌC
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
Tháng 09/2012

 

1


GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC
Thủy quyển: là phần nước của trái đất bao 
gồm: 
• Nước đại dương
• Sông, suối, hồ
• Nước ngầm
• Băng tuyết
• Hơi nước trong đất và không khí
2


GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nước chiếm 70% bề mặt trái đất:
• 97,5% là nước mặn ở đại dương
• 2,5% là nước ngọt:
+ 70% ở dạng băng tuyết
+ 1% là nguồn nước ngọt cho con người 


sử dụng trực tiếp
+ Còn lại là hơi ẩm và nước ngầm khó 
khai thác
3


Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

4


CÂN BẰNG NƯỚC TOÀN CẦU
Phương trình cân bằng nước:
∆P ­ ∆S ­ ∆R ­ ∆G ­ ∆E ­ ∆T= 0
• P: Lượng mưa
• S: Lượng nước được giữ lại trên bề mặt trái đất
• R: Lượng nước chảy tràn trên bề mặt
• G: Lượng nước ngầm được thấm lọc tự nhiên
• E: Lượng nước bốc hơi từ bề mặt: biển, sông, hồ…
• T: Lượng nước thoát hơi qua quá trình hô hấp của 
TV
5


CÁC NGUỒN NƯỚC

Nước ngầm:
Sự hình thành:
 


6


Mưa khí quyển

Bốc hơi

 

Tổn thất cất giữ

Tổn thất trực tiếp

Trữ mặt

Tràn sườn dốc

Thấm
Trữ sát mặt

Chảy sát mặt

Lưới
sông

Trữ ngầm tầng nông

Nước ngầm tầng nông

Trữ ngầm tầng sâu


Nước ngầm tầng sâu

Biển

Bốc
hơi

7


CÁC NGUỒN NƯỚC

Nước ngầm:


Tầng chứa nước:
    Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính 
thấm nước, dẫn nước tốt: tầng chứa nước có áp, không áp và bán áp
• Tầng cách nước: 
 Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ, 
khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu hoặc không thấm 

8


CÁC NGUỒN NƯỚC
Nước mặt:




Bao gồm nước tồn tại trong các sông suối, ao, hồ
Sự hình thành:
+ Dòng chảy mặt: Nước mưa chảy tràn trên sườn dốc tập trung vào các 
khe lạch, suối nhỏ rồi đổ ra sông
+ Dòng chảy ngầm: Nước mưa ngấm xuống đất một phần ngấm sâu 
xuống tầng đất bão hòa nước tạo thành nước ngầm, nước ngầm thấm 
ngang qua các lớp đất vào đến sông hình thành dòng chảy ngầm

Nước mưa:




Được xem như nước cất của tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn tinh 
khiết
Có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, vi khuẩn trong không khí
Hơi nước gặp không khí chứa nhiều Nitơ oxit, hoặc lưu huỳnh oxit sẽ tạo 
nên các trận mưa axít.
9


TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM





Mạng lưới sông suối dày đặc: 2.360 con sông.
Trữ lượng nước ngầm khá lớn: 130 triệu m3/ngày

Trữ lượng thăm dò: 18,7 triệu m3/ngày
Trong đó 1,2 triệu m3/ngày có thể đưa vào sử dụng.

10


11


THẢO LUẬN NHÓM
1. Thế nào là nước bị ô nhiễm? Nguồn gây 
ô nhiễm nước mặt do con người.
2. Thế nào là nước bị ô nhiễm? Nguồn gây 
ô nhiễm nước mặt do tự nhiên.
3. Nguyên nhân làm sụt mực nước ngầm, 
nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm.
4. Tầm quan trọng của TN nước đối với sự 
phát triển kinh tế xã hội
12


13


 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG 
THỦY VỰC
  CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC 
Thủy vực nước đứng: 
­  Hồ
­ Ao

­ Đầm lầy….
Thủy vực nước chảy:
­ Sông
­ Suối
­ Mạch nước phun…
Thủy vực tự nhiên: sông, suối,…
Thủy vực nhân tạo: hồ chứa nước, ao đào, hệ thống 
kênh mương…
14


CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC NỘI ĐỊA
Thủy vực nước chảy
Suối: Là loại hình thủy vực nước chảy phổ biến ở vùng núi
Đặc trưng: ­ Lòng suối hẹp, cạn
                  ­ Mực nước thấp
                  ­ Nền đáy đá
Gồm có 3 phần:
                  ­ Đầu nguồn: sườn núi dốc, nước đổ xuống 
thành thác, đáy là tảng đá lớn
       ­ Giữa nguồn: chảy qua thung lũng, đồng ruộng, 
bằng phẳng, lòng suối rộng ra 
       ­ Cuối nguồn: nơi suối đổ ra sông, lòng suối mở 
rộng có khi tạo thành các vịnh nhỏ hoặc bãi đá rộng.
Đặc tính: mực nước biến đổi thất thường (đầu nguồn)
15


16



17


18


CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC NỘI ĐỊA
Thủy vực nước chảy
Sông: Là thủy vực nước chảy tiêu biểu
Đặc trưng: Chảy theo một chiều: thượng lưu  hạ lưu
­ Thượng lưu: lòng sông hẹp, cạn, tốc độ chảy mạnh, nền 
đáy là những phần tử vật chất cỡ lớn (đá, sỏi) – sông 
vùng núi
­ Trung lưu: lòng sông rộng dần ra, có thêm nhiều phụ 
lưu, tốc độ nước giảm, nền đáy hỗn hợp các hạt vật 
chất cỡ lớn và nhỏ (cát, bùn)
­ Hạ lưu: lòng sông mở rộng ra đến cửa sông, tốc độ 
nước chảy giảm nhẹ, nền đáy bồi đắp gồm các phần tử 
vật chất cỡ nhỏ
Tốc độ nước: mạnh ở giữa dòng, giảm nhẹ ở 2 bên bờ.
Đặc điểm: bên lở bên bồi, hình thái khúc khuỷu ở trung lưu 
19


CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC
Thủy vực nước chảy
Vùng cửa sông:
­  Là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng rõ rệt của 
thủy triều

­  Có đặc tính thủy lý – hóa học và sinh học rất phức tạp 
và đặc sắc
­  Quần xã sinh vật mang tính hỗn hợp: nước ngọt, mặn, 
lợ
Kênh rạch: kênh tự nhiên và kênh đào
­ Tiêu thoát nước mùa lũ
­ Cấp nước nông nghiệp
­ Giao thông thủy…

20


CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC 
Thủy vực nước đứng
Hồ tự nhiên: Là thủy vực có dạng một vùng trũng sâu 
lớn trên mặt đất chứa nước
­ Hồ Ba Bể (Bắc Kạn): 450ha
­ Hà Nội: trên 10 hồ, diện tích   20ha, hồ Tây: 540ha
­ Biển Hồ (Gia Lai): 600ha
­ Hồ Lắk (Đắklắk): 500ha
­ Hồ Đơn Dương: 1000ha
­ Hồ Đankia: 200ha
Hồ chứa: Là thủy vực nhân tạo do việc đắp đập ngăn 
sông, suối phục vụ thủy lợi và thủy điện.
21


22



23


CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC 
Thủy vực nước đứng
Ao: là thủy vực nước đứng nhỏ, cạn, hình thành tự 
nhiên hoặc nhân tạo 
Đầm: là thủy vực có kích thước và độ sâu trung bình, 
trung gian giữa ao và hồ
Đầm lầy: là thủy vực đặc biệt, nước cạn, phủ đầy thực 
vật nước, một dạng chuyển tiếp giữa đất khô và thủy 
vực, có thể hình thành do sự thoái hóa của hồ tự 
nhiên
Đầm lầy than bùn: đầm lầy chứa than bùn: U Minh 
thượng và U Minh hạ.
Đầm phá: là thủy vực đặc sắc của vùng triều ven biển, 
là một phần của biển, được tách ra nhờ một dạng 
tích tụ như đê cát, rạn san hô, thông với biển nhờ 
một hoặc nhiều cửa
24


ĐẶC TÍNH THỦY LÝ – HÓA HỌC CỦA MT NƯỚC
Ánh sáng:
­ Nguồn ánh sáng chủ yếu từ mặt trời, mặt trăng và thủy 
sinh vật
­ Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp của các nhóm TV 
trong nước, mở đầu cho các chuỗi dinh dưỡng
­ Ánh sáng giúp ĐV trong nước định hướng di động nhờ 
đặc tính hướng quang

­ Sự phân bố ánh sáng trong tầng nước tạo nên các vùng 
thực vật phong phú tương ứng
Chế độ nhiệt:
­ Nguồn nhiệt chủ yếu từ bức xạ mặt trời
­ Tạo ra sự phân tầng nhiệt trong thủy vực
­ Điều chỉnh tốc độ của các phản ứng hóa học và các 
quá trình sinh học
25


×