Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và tái sinh tự nhiên loài cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

MA ĐỨC KHIÊM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN LOÀI CÂY XOAN ĐÀO
(Prunus arborea (Blume) Kalkm) TẠI HUYỆN
NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

MA ĐỨC KHIÊM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN LOÀI CÂY XOAN ĐÀO
(Prunus arborea (Blume) Kalkm) TẠI HUYỆN
NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hoàng Chung



THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học và tái sinh tự nhiên loài cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm)
tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của bản
thân tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ,
rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin,
tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 2017
Người viết cam đoan

Ma Đức Khiêm


ii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học và tái sinh tự nhiên loài cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume)
Kalkm) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.

Sau một thời gian làm việc đến nay bản luận văn của tác giả đã hoàn
thành. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn TS. Đỗ Hoàng Chung là người tận tâm hướng dẫn tác giả trong
thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo, khoa
Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tác giả những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tác giả theo học tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Na Rì, UBND các xã
Vũ Loan, Văn Học và Cư Lễ đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác
giả trong quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình,
bạn bè và những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu vừa qua.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên luận văn không
tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong được sự đóng góp ý
kiến quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn
của tác giả thêm phong phú và hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Ma Đức Khiêm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................. viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết .................................................................................... 1
2. Mục tiêu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới ...................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 8
1.3. Những nghiên cứu về loài Xoan đào .............................................. 11
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan ............. 13
1.5. Tổng quan một số nhân tố sinh thái phát sinh ................................. 13
1.5.1. Vị trí địa lý và địa hình .............................................................. 13
1.5.2. Khí hậu, thuỷ văn ...................................................................... 15
1.5.3. Đặc trưng của đất ....................................................................... 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 21


iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 22
2.3.1. Phương pháp luận ...................................................................... 22

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 22
2.3.2.1. Phương pháp kế thừa ............................................................... 22
2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................... 23
2.3.2.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................... 23
2.3.3. Xử lý số liệu .............................................................................. 24
2.3.3.1. Phương pháp xác định trạng thái rừng ...................................... 24
2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu tầng cây gỗ và cây bụi thảm tươi ..... 25
2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu tái sinh rừng ................................... 27
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30
3.1. Đặc điểm sinh thái nơi loài Xoan đào phân bố................................ 30
3.1.1. Đặc điểm đất nơi loài Xoan đào phân bố ..................................... 30
3.1.2. Đặc điểm về thời tiết .................................................................. 30
3.1.3. Đặc điểm về phân bố loài Xoan đào ............................................ 32
3.1.3.1. Đặc điểm về phân bố theo loại rừng ......................................... 32
3.1.3.2. Đặc điểm về phân bố theo địa hình .......................................... 33
3.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Xoan đào ................................. 36
3.2.1. Đặc trưng của một số nhân tố điều tra ......................................... 36
3.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ..................................................... 38
3.2.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ của rừng nghèo .......................... 39
3.2.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ của rừng trung bình .................... 40
3.2.3. Đặc trưng về chiều cao lâm phần ................................................ 41
3.2.4. Đặc trưng về diện tích tán lá và độ tàn che .................................. 42
3.2.5. Đặc trưng về mật độ ................................................................... 45


v

3.2.6. Đặc trưng về đa dạng loài thực vật .............................................. 46
3.3. Đặc điểm tái sinh rừng .................................................................. 47
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh và mật độ ....................... 47

3.3.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng tại
huyện Na Rì ........................................................................................ 51
3.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh ............................................. 52
3.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao....................................... 54
3.3.5. Đặc điểm tái sinh xung quanh gốc cây mẹ ................................... 57
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài ........................ 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 60
Kết luận .............................................................................................. 60
Kiến nghị ............................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 63


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

D 1.3

Đường kính ngang ngực

STT

Số thứ tự

ha

Hecta


Hvn

Chiều cao vút ngọn

N

Số cây

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

UBND

Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm địa hình nơi cây Xoan đào phân bố............................... 34
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các nhân tố điều tra đặc trưng ............................... 36
Bảng 3.3. Công thức tổ thành loài cây gỗ ở rừng nghèo nơi có cây Xoan Đào........ 39
Bảng 3.4. Công thức tổ thành loài cây gỗ ở rừng TB nơi có cây Xoan Đào .. 40
Bảng 3.5. Chiều cao lâm phần và Loài Xoan đào của rừng nghèo ................ 41

Bảng 3.6. Chiều cao lâm phần và Loài Xoan đào của rừng trung bình.......... 42
Bảng 3.7. Đặc trưng diện tích tán lá và độ tàn che của rừng nghèo ............... 43
Bảng 3.8. Đặc trưng diện tích tán lá và độ tàn che của rừng trung bình ........ 44
Bảng 3.9. Mật độ tầng cây gỗ và mật độ cây Xoan đào ............................... 45
Bảng 3.10. Chỉ số đa dạng loài thực vật ....................................................... 46
Bảng 3.11. Các thông số để xác định tổ thành cây tái sinh............................ 47
Bảng 3.12. Mật độ cây tái sinh Xoan đào trong các trạng thái ...................... 52
Bảng 3.13. Nguồn gốc chất lượng cây tái sinh toàn lâm phần và Xoan đào tại
xã Văn Học .................................................................................................. 53
Bảng 3.14. Nguồn gốc chất lượng cây tái sinh toàn lâm phần và Xoan đào tại
xã Cư Lễ....................................................................................................... 54
Bảng 3.15. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Vũ Loan .............. 55
Bảng 3.16. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Văn Học ............. 55
Bảng 3.17. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Cư Lễ.................. 56
Bảng 3.18. Tần suất xuất hiện cây Xoan đào TS xung quanh gốc cây mẹ ..... 58


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ biều diễn nhiệt độ tại huyện Na Rì................................. 31
Hình 3.2. Biểu đồ biều diễn số giờ nắng tại huyện Na Rì ........................... 31
Hình 3.3. Biểu đồ biều diễn lượng mưa tại huyện Na Rì ............................ 32
Hình 3.4. Ý kiến của người dân về khả năng bắt gặp loài Xoan đào ở
các loại rừng ............................................................................... 33


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm) thuộc họ Hoa hồng
(Rosaceae) là loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng
nhanh, dễ gây trồng, phù hợp với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái khác
nhau. Trong điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực
đạt 75cm; ở rừng trồng, cây cao từ 20-25m, thân thẳng tròn, đường kính 40-45
cm. Ở Việt Nam, cây Xoan đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc
như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng
Ninh… và một số tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện
thuận lợi để phát triển trồng rừng Xoan đào phục vụ kinh doanh rừng trồng gỗ
lớn. Gỗ Xoan đào có đặc tính cơ lý rất tốt, tỷ trọng trung bình 0,518, bề mặt gỗ
màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ nội thất cao cấp và rất được ưa chuộng
ở thị trường trong và ngoài nước. Hạt Xoan đào có thể dùng để làm thực phẩm
hoặc dược liệu.
Theo định hướng phát triển Nông Lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT từ nay
đến năm 2020 đẩy mạnh công tác kinh doanh trồng rừng gỗ lớn đối với các
tỉnh miền núi Việt Nam nơi có thể mạnh về phát triển Lâm Nghiệp. Các tỉnh
như: Thái Nguyên và Bắc Kạn là khu vực trung du miền núi thuộc phía Bắc
Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho trồng rừng kinh
doanh gỗ lớn. Theo định hướng của tỉnh từ nay đến năm 2020 sẽ chuyển dịch
cơ cấu cây trồng từ cây chu kỳ kinh doanh ngắn sang chu kỳ kinh doanh trung
bình và dài (20-30 năm) với chất lượng gỗ cao hơn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng
nội địa và làm nguyên liệu cho chế biến hàng mộc xuất khẩu để tạo ra rừng
trồng có năng suất và chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020 chuyển thêm
khoảng 20% diện tích rừng trồng từ các loài cây chu kỳ ngắn sang trồng các
loài cây chu kỳ trung bình và dài. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi


2


tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và tái sinh
tự nhiên loài cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm) tại huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục tiêu
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh thái của cây Xoan đào (Prunus
arborea (Blume) Kalkm) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá được đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Xoan đào tại huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Xoan đào tại
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thêm những thông tin về kết quả nghiên cứu liên quan đến
cây Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkm) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng và tài nguyên cây gỗ tại
khu vực nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các
cấp, các ngành trong việc khai thác tiềm năng cho gỗ của cây Xoan đào
(Prunus arborea (Blume) Kalkm), cho chủ rừng trong thực tiễn sản xuất rừng
tự nhiên tại địa phương nói riêng và cho tất cả các địa phương có cây Xoan
đào nói chung.


3

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới
Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật

nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và
giữa chúng với điều kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đó đã được
trình bày trong cuốn “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D. W. và
Gary L.A.F. (1980) các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của các loài với các
điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, nhịp điệu
khí hậu [45].
Odum E.P. (1971) đã phân chia sinh thái học thực vật thành sinh thái
học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá
thể sinh vật hoặc từng loài. Trong đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả
năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ
giữa yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định hướng bằng các phương pháp
toán học thường được mô phỏng, phản ánh các đặc điểm quy luật tương quan
phức tạp trong tự nhiên [37].
Lacher W. (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái
thực vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ
nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu [29].
Theo Richards (1996), cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng
được xác định thông qua thành phần thực vật nhiều hơn bất kỳ thành phần
sống khác của hệ sinh thái. Các đặc điểm quan trọng nhất của các khu rừng
nhiệt đới là sự phong phú về loài, tính không đồng nhất và cấu trúc phức tạp
của quần xã [39].
Cấu trúc mật độ, về mối liên quan giữa tỷ lệ tương của cây con (cây
mạ), cây tái sinh và cây non, cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng tái sinh


4

của rừng. Đặc trưng mật độ về thành phần các loài cây trong quần xã có thể
được đánh giá bằng mật độ đường kính. Tỷ lệ các nhóm đường kính khác
nhau trong quần xã xác định tình trạng tái sinh của quần xã và nó cho thấy sự

ổn định trong tương lai của các quần xã rừng (Odum, 1971) [37].
Mishra và cs. (2005) [37], khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã
của 10 loài cây quan trọng ở rừng nhiệt đới tại Meghalaya, Ấn Độ. Các tác giả
đã lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: tần suất, mật độ, độ phong phú,
tiết diện ngang và chỉ số mức độ quan trọng (IVI) của các loài cây gỗ. Chỉ số
đa dạng loài (Margalef, 1958) [33], chỉ số đa dạng Shannon (Shannon &
Weaver, 1949) [41] và chỉ số Simpson (Simpson, 1949) [42] cũng được tính
toán. Phân bố mật độ được nghiên cứu bằng cách xác định số lượng cá thể ở
các cấp đường kính khác nhau.
Šálek L. và cs. (2014), nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các loài cây
gỗ tại khu bảo tồn Voskop, Cộng hòa Czech. Các tác giả đã đánh giá 2 nhóm
chỉ số. Nhóm 1 bao gồm các chỉ số điều tra như loài cây, đường kính ngang
ngực, chiều cao cây, chiều cao tán lá. Nhóm 2 bao gồm các dữ liệu về sinh
thái như hổng thân, mức độ phân cành, hiện trạng tán lá [40].
Mark D. Schulze (2003) [32], khi nghiên cứu về đặc tính sinh thái của
9 loài cây gỗ tại Pará, Braxin, tác giả đã đánh giá sự phát triển, tái sinh và cấu
trúc mật độ rừng nơi các loài cây sinh sống.
Krisnawati H. và cs. (2011) [28], khi tài liệu hóa về đặc tính sinh thái
của loài Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) các tác giả đã chỉ rõ: Loài
này phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp nhiệt đới với mùa khô ngắn (4 tháng),
độ cao trung bình là 48 m so với mặt nước biển, tuy nhiên loài này có thể sinh
trưởng ở độ cao 800 m. Loài này phân bố ở nơi có tổng lượng mưa trung bình
năm từ 1000 tới hơn 4500 mm, nhiệt đội tối thấp trung bình 12–16 °C và tối
cao trung bình 31–34 °C.


5

Khi nghiên cứu về loài Fagus sylvatica L. (Beech), một loài cây phổ
biến tại châu Âu, các tác giả Leuschner và cộng sự (2006), Auml và cs.

(2004), Pinto và Gégout (2005) đã chỉ ra loài này có vùng phân bố địa lý
rộng, loài này có khả năng thích ứng rộng với yếu tố thủy văn và các yếu tố
hóa học đất như: độ ẩm đất và lượng khoáng chất trong đất. Loài này đặc biệt
có thể sinh trưởng với phổ pH đất rộng, từ đất có tính axít cao đến đất giàu
cacbonat. Loài này phân bố ở những vùng có lượng mưa khác nhau, với
lượng mưa hàng năm từ 550 đến 2000 mm [23], [30], [38].
Houston Durrant và cs. (2016) [26], đã chỉ ra đặc tính sinh thái loài
Fagus sylvatica, theo đó các tác giả đã chỉ ra loài này có khả năng chịu bóng,
vì thế nó có khả năng tái sinh tự nhiên tốt trong những hệ thống lâm sinh với
độ tàn che lớn. Vì vậy mà cây con có thể sống sót và phát triển dưới tán cây.
Loài này không phải là loài đặc biệt nhạy cảm với điều kiện thổ nhưỡng và nó
có khả năng phát triển trên nhiều loại đất có độ pH từ 3,5 đến 8,5. Nó thích
nghi ở những vùng có đất màu mỡ vừa phải, là loài nhạy cảm với sương giá;
do đó nó được tìm thấy nhiều hơn ở sườn đồi hơn là ở vùng thung lũng dưới
chân đồi. Loài này phát triển tốt trên đất mềm, trong đó hệ thống rễ có thể dễ
dàng thâm nhập và sự phát triển tốt nhất của loài này là ở đất ẩm nằm trên đá
vôi hoặc đá bazan. Ngược lại, nó không phát triển tốt trên các địa điểm
thường xuyên bị ngập úng hoặc có nước ứ đọng vì nó cần thoát nước tốt và
không chịu được đất ngập nước hoặc nén chặt.
Luke Jimu và Nelson Ngoroyemoto (2011) [31], nghiên cứu đặc điểm
sinh cảnh và những yếu tố đe dọa tới loài Xoan đào châu phi (Prunus africana
(Hook. f.) Kalkman) tại Vườn quốc gia Nyanga National Park, Zimbabwe.
Các tác giả đã chỉ ra loài này phân bố ở độ cao từ 1716 m đến 1888 m so với
mặt nước biển, loài P. africana thường phân bố ở rừng núi thấp, sống cùng
với các loài cây ưa sáng và ở rừng thứ sinh. Các loài cây phân bố cùng là:


6

Albizia adeanthifolia, Albizia antunesiana, Albizia schimperana, Allophylus

chaunostachys, Alsophila capensis, Cyathea dregei, Bossqueia phoberos,
Brachystegia

spiciformis,

Bridelia

micrantha,

Cathium

gueinzii,

Calophyllum pauciflorum, Celtis africana, Chrysophyllum gorungosum,
Cirsium

viridifolium, Coffea ligustroides, C. zanguebariae, Croton

sylvaticus, Ensente ventricosum,

Dovyalis lucida, Dovyalis macrocalyx,

Erythrina abyssinica, Erythrina lysistemon, Ficus ingens, Macaranga spp.,
Maytenus spp., Newtonia buchananii, Ochna spp., Protea spp., Rauvolfia
caffra, Rhus spp., Rubus rigidus, Rothmania spp., Strychnos spp., Syzigium
cordatum, Syzigium guineense, Trichilia dregeana, Vernonia spp. and Vitex
spp..
Những công trình nghiên cứu về loài Xoan đào châu phi (Prunus
africana (Hook f) Kalkman) (họ Hoa hồng - Rosaceae) trước đây được gọi là
Pygeum africanum hay Pygeum một loài cây bản địa của châu Phi, đã ghi

nhận là loài cây gỗ lớn, sống lâu, cây thường xanh, thường phân bố trong
rừng núi cao, rừng sau khai thác hoặc bìa rừng, thường được tìm thấy ở độ
cao từ 600 – 3000 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm từ
18 đến 26°C và lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2000 mm (Cunningham
and Mbenkum, 1993; Acworth et al., 1998; Achoudong, G., 1995) [24],
[22], [21].
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Lowdermilk (1927) đã đề nghị sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ
thống để điều tra tái sinh, với diện tích ô đo đếm từ 1 đến 4 m2. Richards P.W
(1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái


7

sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số, Barnard (1955) đã đề nghị
phương pháp "Điều tra chẩn đoán" theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay
đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh (dẫn theo Lê Sỹ Hồng, 2015)
[9].
Vansteenis (1956) [46] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt.
Baur G.N (1962) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài
cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Trong những năm 1994-1995 vườn thực vật Limbe, MCP và Trường

đại học Bangor, xứ Wales tài trợ một cuộc điều tra tái sinh cây con Xoan đào
châu Phi (Prunus africana) ở ngọn Cameroon nhằm nghiên cứu ảnh hưởng
của lớp phủ tới sự tái sinh loài. Các lô điều tra 1m x 2m đã được thành lập tại
18 địa điểm khác nhau. Kết quả cho thấy tái sinh rất rải rác (chỉ chiếm 30%
diện tích nghiên cứu) và số cây trung bình trên mỗi mét vuông tăng lên khi có
sự xáo trộn hoàn cảnh rừng (Theo Ndam, 1998) [36].
Xoan đào châu phi (Prunus africana) là một loài ưa sáng và không có
nhiều hạt giống dưới tầng thảm mục trong rừng. Hầu hết cây tái sinh đã được
tìm thấy ở khoảng trống trong rừng (Ndam, 1998) [36], cũng như có ở hầu hết
các khu vực trống dọc theo bìa rừng và trong các khu vực bị tác động (Ndam,
1996) [35]. Việc tái sinh phụ thuộc vào việc sản sinh hạt giống từ cây bố mẹ
khi có điều kiện sinh trưởng tốt. Việc khai thác cây có thể là một trong những
lý do làm sản sinh hạt giống hạn chế và do đó có mật độ cây giống thấp ở
Mount Cameroon (Ndam, 1998) [36]. Các nghiên cứu tương tự được tiến


8

hành trên Núi Kilum-Ijim cho thấy rằng Xoan đào châu phi (Prunus africana)
có động thái sai quả theo năm, không xảy ra đồng loạt trong toàn bộ khu rừng
(Stewart, 2001, Stewart 2009) [43], [44]. Các quan sát ở Madagascar cho thấy
hầu như không có cây con nào được tìm thấy gần cây sống, tuy nhiên có
nhiều cây con đã được tìm thấy nơi cây trưởng thành bị chặt. Do đó, tất cả các
cây của một địa điểm đã được cho là đã bắt đầu phát triển vào thời điểm cây
trưởng thành bị cắt, tạo ra khoảng trống tán lá trong rừng (Dailey, 2002) [25].
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây
bản địa đã được thực hiện, có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên cứu
có liên quan như sau:
Bảo Huy (1993) [10] trong nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu đặc điểm

cấu trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia
calyculata) làm cơ sở đề xuất giải pháp lỹ thuật khai thác - nuôi dưỡng ở Đắk
Lắk, Tây Nguyên” đã đề cập đến nhiều nội dung về các đặc điểm sinh học và
sinh thái học của loài, các tương quan trong nghiên cứu lâm học, tái sinh, cấu
trúc tổ thành,... nhưng tập trung theo điều tra rừng. Các thành phần đi kèm
chính với Bằng lăng là Muồng đen (Cassia siamea), Bình linh (Vitex
pubescens), Kháo (Machulus odoratissima), Quế rừng (Cinnamomum iners), Cẩm xe,
Thẩu tấu, Lòng máng, Gõ đỏ.
Lê Sáu (1996) [17] trong nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng ở
Kon Hà Nừng đã tổng kết rằng loài cây có tổ thành cao nhất là Giẻ (7,05%)
bên cạnh các loài cùng họ là Giẻ đỏ (1,06%) và Giẻ cau (0,42%), tiếp đến là
loài Trâm (Syzygium sp.) chiếm 6,56%. Các loài cây khác có tổ thành từ 1%5% gồm có Chò đen, Hoóc quang, Hoàng đàn giả, Thông nàng, Trường, Giổi,
Bời lời, Dung, Chò xót, Gội, Re, Vạng trứng, Cóc đá, Hoa khế, Dầu, Sến mủ,
Bằng lăng. Các ưu hợp thực vật gồm có: Giẻ-Trâm-Hoóc quang, Giẻ-Bời lời-


9

Trâm, Trâm-Vạng trứng-Giẻ, Chò đen-Trâm-Trám; Bằng lăng-Chò đenThành ngạnh, Cà chít-Dầu, Trâm-Giẻ-Giổi. Kết luận cũng đã cho thấy rừng tự
nhiên Kon Hà Nừng hiếm thấy có loài cây ưu thế rõ rệt, ngoại trừ một hai hào
Cà chít, Cẩm liên, những loài mà mỗi khi dã có kiều kiện tồn tại và phát triển
được, chúng chiếm ưu thế tuyệt đối hình thành nên những lâm phần có đặc
điểm tiếp cận kiểu hỗn giao song ưu. Các loài cây trong cùng nhóm loài ưu
thế thường có phạm vi phân bố khá trùng hợp nhau về điều kiện lập địa.
Nguyễn Bá Chất (1996) [4] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện
pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về
các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số biện
pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Vương Hữu Nhi (2003) [15] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây

Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái,
phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây
trồng đối với loài cây này.
Ly Meng Seang (2008) [18] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: Ở các độ tuổi
khác nhau: Phân bố N-D1,3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn,
phân bố N-H thường có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có đỉnh lệch
trái và tù. Giữa D1,3 hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn tại mối quan
hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề nghị trong
khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dưỡng 3 lần theo
phương pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần.
Nguyễn Hữu Cường (2013) [5], nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
loài Pơ mu (Fokienia hodginsii) tại VQG Hoàng Liên, tác giả đã lựa chọn các


10

chỉ tiêu sinh thái để nghiên cứu như: đặc điểm đất, cấu trúc tổ thành loài tầng
cây gỗ sống cùng, cấu trúc tầng thứ và đặc điểm tái sinh.
Phạm Minh Toại và Vũ Đại Dương (2012) [20], nghiên cứu một số đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Cáng Lò (Betula alnoides Buch. –
Ham.) tại tỉnh Sơn La. Các tác giả đã chỉ ra loài này phân bố chủ yếu ở nơi có
độ dốc nhỏ hơn 40, ở độ cao từ 500 – 1500 m so với mặt nước biển. Loài này
là loài cây chiếm tỷ lệ lớn trong công thức tổ thành loài cây gỗ (hệ số tổ thành
đạt 9,24).
Nguyễn Văn Hợp và Nguyễn Thị Hạnh (2017) [7], nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Thông Xuân Nha (Pinus cernua) tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Các tác giả đã chỉ ra: loài này phân bố ở độ
cao tuyệt đối từ 900 - 1400 m thuộc dãy Pha Luông của Cao nguyên Mộc
Châu, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều đỉnh núi đá vôi xen lẫn núi

đất và sườn dốc dựng đứng. Loại đất chính là đất sét phát triển từ đá mẹ sa
thạch, sa phiến thạch. Loài này phân bố nơi có độ tàn che bình quân 0,5 - 0,6
và thường mọc thuần loài theo đám hoặc mọc kèm với các loài cây lá rộng
thường xanh thuộc họ Chè (Theaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ
(Fagaceae), Lau, Sặt...
Trần Ngọc Hải và cs. (2016) [6], nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn quốc gia Bến
En. Các tác giả đã ghi nhận: loài cây phân bố rải rác ở khu vực núi đất từ độ
cao 50 m trở xuống, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 100 – 250, đất
Feralit nâu vàng trên đá thạch sét, trong các trạng thái rừng IIb, IIIa1 và IIIa2.
Loài này không tham gia vào công thức tổ thành rừng, không có cây tái sinh
trong các trạng thái rừng nghiên cứu.
Vũ Quang Nam và cs. (2014) [13], khi nghiên cứu về loài Kiêu hùng
(Alcimandra cathcartii) Dandy) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, các tác giả đã


11

ghi nhận một số đặc điểm sinh học của loài như sau: Loài Kiêu hùng thường
phân bố ở đai có độ cao từ 2000 đến 2600 m. Trong quần xã, Kiêu hùng thuộc
nhóm cây chiếm ưu thế, đóng vai trò quan trọng trong công thức tổ thành và
mọc chung với các loài: Côm, Dẻ, Đỗ quyên, Kháo, Hồng quang. Mật độ
phân bố của loài Kiêu hùng khá cao, khoảng 200 - 250 cây/ha. Kiêu hùng tái
sinh cả từ hạt và chồi gốc, nhưng chủ yếu từ hạt. Khả năng tái sinh của chúng
khá tốt, khoảng từ 560 đến 2.720 cây/ha và đóng vai trò quan trọng trong tổ
thành lớp cây tái sinh.
Bùi Văn Hướng và cs. (2017) [11], đã ghi nhận những đặc điểm sinh
học, sinh thái của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune)
Pynaert) ở Việt Nam. Các tác giả đã chỉ ra: Hoàng liên ô rô lá dày thường
mọc dưới tán rừng thưa hay các trảng cây bụi trên núi đá vôi nơi đất có lượng

mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.700- 2.500m, nhiệt độ trung bình
khoảng 15 – 160C, độ ẩm không khí trên 80%, lượng mưa 1.800 2.800mm/năm; Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m
trở lên) trong khoảng 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra
chồi mới, lá non tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm,
chiều cao tăng trưởng 11,73cm/ năm.
1.3. Những nghiên cứu về loài Xoan đào
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2012) [14], Xoan đào có tên khoa học là
(Prunus arborea (Blume) Kalkm.), tên đồng nghĩa là (Pygeum arboreum
Endl) thuộc Họ Hoa hồng (Rosaceae). Xoan đào là cây gỗ cao 20 – 25 cm.
Vỏ nhẵn, màu tro bạc. Cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có nhiều lỗ bì
màu nâu nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ xít. Lá đơn nguyên, phiến lá dày, hơi
nhọn. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa màu trắng vàng, cánh đài hình
chuông chia nhiều thùy. Cánh tràng nhỏ phủ nhiều lông. Quả hạch hình thận,
đường kính 2 cm, 5 hạt. Xoan đào là cây ưa sáng, mọc nhanh, mọc rải rác


12

trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở các tỉnh miền Bắc. Cây mọc trên đất
sâu, thoát nước. Tái sinh hạt mạnh trong các loại rừng thứ sinh có tàn che từ
0,3 – 0,5. Cây ra hoa tháng 3 – 4. Quả chín vào tháng 8 – 9.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [8], Xoan đào là một thứ của loài Prunus
arborea, tên khoa học của thứ này được xác định là Prunus arborea var.
montana (Hook. F.) Kalm. Xoan đào phân bố khá rộng từ rừng khu vực đồng
bằng đến 1000 m so với mặt nước biển, phân bố từ Lào Cai đến Phú Quốc.
Theo Nguyễn Thị Nhung (2009) [16], Xoan đào là cây ưa sáng, sinh
trưởng tương đối nhanh, chu kỳ kinh doanh không quá dài tùy theo mục đích
kinh doanh song 10-15 năm cây có thể khai thác gỗ để đóng đồ gia dụng,
Xoan đào dễ gây trồng, có thể trồng hỗn giao với nhiều loài cây khác. Cây tái
sinh mạnh trong các loại rừng thứ sinh có độ tàn che từ 0,3-0,5. Cây Xoan đào

có biên độ sinh thái rộng nên có thể gây trồng ở các tỉnh miền Bắc những nơi
có lượng mưa bình quân 1500-2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 20-27°C.
Có thể trồng ở các loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là những nơi còn
tính chất đất rừng hoặc trên là đất Feralit sâu dày, ẩm mát, thoát nước. Xoan
đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Lào Cai, Phú Thọ,
Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số
tỉnh của Tây Nguyên.
Theo nghiên cứu của Hung Trieu Thai và cs. (2010) [27], ở Việt Nam Xoan
đào là cây bản địa phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, có mặt
hầu hết ở các tỉnh miền Bắc, sinh trưởng tốt và đây là loài cây có tiềm năng dùng
để phục hồi những diện tích rừng bị suy thoái.
Theo Lê Đình Khả và cs. (2003) [12], Xoan đào là cây sinh trưởng nhanh,
ưa sáng được đưa vào danh mục những loài cây trồng rừng sản xuất chính của
Việt Nam.


13

Những công trình trên chủ yếu về mô tả loài và ghi chú về khu vực
phân bố cũng như thời gian ra hoa hay kết trái sơ lược của loài và phục vụ
mục đích phân loại là chủ yếu. Chưa có công trình nào tiến hành điều tra chi
tiết về các đặc tính sinh thái học loài như tái sinh, tổ thành,…đây chính là
động lực thúc đẩy tác giả chọn vấn đề nghiên cứu.
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tái sinh của các loài cây ở rừng
mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ
rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, tài
nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do đó, các công
trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính sinh học, sinh thái cho từng loài cây

cụ thể vẫn đang là hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái
cho từng loài cây cụ thể cũng rất được quan tâm nghiên cứu và đã có những
kết quả đáng kể và góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng, bảo tồn nhiều
loài cây gỗ quý hay bản địa như Lim xanh, Lát hoa, Pơ mu,…
Cho đến nay các nghiên cứu về đặc tính sinh thái và tái sinh loài của loài
Xoan đào (Prunus arborea) còn rất ít. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài nghiên
cứu được đặt ra là cần thiết và cấp bách.
1.5. Tổng quan một số nhân tố sinh thái phát sinh
1.5.1. Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn,
có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh
Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý
từ khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.


14

- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện,
cách thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ
3B và Quốc lộ 3. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc
gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn
nhiều khó khăn.
* Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi,
thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn
huyện là 500 m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193 m,
thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể,
địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia
thành 2 dạng địa hình sau:
- Địa hình vùng núi đá
Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã
Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên
200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300 500 m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với
những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô
cùng nguy hiểm.
- Địa hình vùng núi đất
Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp
nhau có độ cao thay đổi từ 300 - 700 m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu


15

hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích,
có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông
suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác
để trồng lúa màu. Ở vùng này thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú,
những nơi còn rừng đất đai còn tốt, tầng đất dày. Một số nơi do việc khai thác
không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm
lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều.
Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình
thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra
mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có
những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương

thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.
1.5.2. Khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu:
Huyện Na Rì nằm trong vùng khí hậu miền núi thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa mang tính chất đặc trng của vùng có 2 mùa rõ rệt: Mùa
nắng mưa nhiều từ tháng 4 - tháng 10, mùa lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc và mùa khô nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp.
- Nhiệt độ trung bình năm là 22,50C
- Nhiệt độ cao nhất 370C, thấp nhất 140C
- Lượng mưa bình quân năm là 1600mm,
- Lượng nước bốc hơi 700 - 800mm
Khí hậu được chia ra làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó mưa lớn tập trung ở các
tháng 6,7,8, kèm theo nắng nóng và lũ quét gây nhiều khó khăn cho sản xuất.


×