Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa Mộc Dầu (Cunninghamia konishii Hayata ) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha,huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 64 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MẠC ĐĂNG TRUNG




“ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ PHÂN
BỐ CỦA LOÀI SA MỘC DẦU(CUNNINGHAMIA KONISHII
HAYATA ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2010-2014






Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MẠC ĐĂNG TRUNG




“ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ PHÂN
BỐ CỦA LOÀI SA MỘC DẦU(CUNNINGHAMIA KONISHII
HAYATA ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá học : 2010-2014



Giáo viên hướng dẫn : Ths.NGUYỄN THỊ THU HOÀN




Thái Nguyên, 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số
liệu được điều tra thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu
chưa được sử dụng công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 5 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN




Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn Mạc Đăng Trung

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
của Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp!


LỜI NÓI ĐẦU

Trong các trường Đại học, thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời
gian rất quan trọng vì mỗi sinh viên đều có điều kiện, thời gian tiếp cận đi sâu
vào thực tế, củng cố lại kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp
nghiên cứu, trau dồi thêm kiên thức, kỹ năng của thực tế vào trong công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi về thực tập tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La với tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm học và phân bố của loài Sa Mộc Dầu (Cunninghamia
konishii Hayata ) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha,huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
Sau một thời gian nghiên cứu,tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Có được kết quả này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp
đỡ tận tình của Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn và TS. Hồ Ngọc Sơn trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn toàn thể thầy cô
giáo trong khoa Lâm nghiệp, các cấp chính quyền và bà con nhân dân Huyện
Mộc Châu, Ban giám đốc và lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Nha, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên,ngày 15 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

MẠC ĐĂNG TRUNG






MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan
Lời nói đầu
Danh mục các bảng trong khóa luận
Danh mục các hình trong khóa luận
Danh mục các từ viết tắt trong khóa luận
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.1. Về lý luận 2
1.3.2. Về thực tiễn 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 3
1.4.2. Ý nghĩa ngoài thực tiễn 3
1.5. Giới hạn nghiên cứu 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam 5
2.2.1. Thế giới 5
2.2.2. Việt Nam 7
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 9
2.3.1. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện đề tài 9
2.3.2. Đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng
quý hiếm, đặc hữu 13
2.3.3. Đánh giá tình hình xâm hại rừng của con người và các loài
sinh vật ngoại lai 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 22



3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung 23
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu loài cầy Sa mộc dầu 28
4.1.1. Đặc điểm hình thái cây 28
4.1.2. Đặc điểm nón và hạt 30
4.2. Đặc điểm sinh thái nơi loài Sa mộc dầu phân bố 30
4.2.1. Đặc điểm địa hình nơi loài Sa mộc dầu phân bố 30
4.2.2. Đặc điểm sinh thái nơi loài Sa mộc dầu phân bố 30
4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Sa mộc dầu
phân bố 31
4.3.1. Cấu trúc tổ thành tâng cây cao 31
4.3.2. Cấu trúc mật độ tầng cây cao 34
4.3.3. Thành phần loài cây đi kèm với Sa mộc dầu 32
4.3.4. Cấu trúc tầng thứ 36
4.3.5. Tổ thành cây tái sinh 37
4.4. Đề xuất biện pháp kĩ thuật gây trồng loài cây Sa mộc dầu 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1. Kết luận 40
5.2. Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
MẪU BIỂU ĐIỀU TRA 44
PHỤ LỤC 52





DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1. Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha phân theo xã năm 2003
Bảng 2.2. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân Nha
Bảng 2.3. Thành phần loài thực vật của Khu BTTN Xuân Nha với một số
Vườn quốc gia và khu BTTN khu vực phía Bắc
Bảng 2.4. Những họ có số loài nhiều nhất của hệ thực vật Xuân Nha
Bảng 2.5. Đa dạng khu hệ động vật Khu BTTN Xuân Nha
Bảng 2.6. Những động vật quý hiếm Khu BTTN Xuân Nha
Bảng 2.7. Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú Khu BTTN Xuân Nha
Bảng 3.1.Các tuyến điều tra đã khảo sát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Nha, tỉnh Sơn La
Bảng 4.1. Kích thước cây Sa mộc dầu tại KBT Xuân Nha, Tỉnh Sơn La
Bảng 4.2: Tổ thành cây gỗ nơi Sa mộc dầu phân bố tại đai độ cao 900-1100m
Bảng 4.3: Tổ thành cây gỗ nơi Sa mộc dầu phân bố tại độ cao 1100 – 1300m
Bảng 4.4: Tổ thành cây gỗ nơi sa mộc dầu phân bố tại độ cao 1300-1500m
Bảng 4.5: Mật độ lâm phần của tầng cây cao và Sa mộc dầu
Bảng 4.6. Thành phần các loài cây gỗ đi kèm với Sa mộc dầu
Bảng 4.7.Thành phần các loài cây bụi thảm tươi nơi Sa mộc dầu phân bố
Bảng 4.8: Công thức tổ thành của cây tái sinh rừng nơi có loài Sa mộc dầu
phân bố


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

Hình 4.1. Hình ảnh thân Sa mộc dầu
Hình 4.2. Hình ảnh thân Sa mộc dầu
Hình 4.3. Hình thái lá cây Sa mộc dầu
Hình 4.4. Hình thái lá cây Sa mộc dầu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
VQG Vườn quốc gia
ÔTC Ô tiêu chuẩn
ÔDB Ô dạng bản
CTTT Công thức tổ thành
QXTV Quần xã thực vật
D1.3 Đường kính ngang ngực trung bình
Hvn Chiều cao vút ngọn trung bình
G Tiết diện
ĐDSH Đa dạng sinh học
IUCN Liên minh quốc tế bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên thiên
nhiên(International Union
for Conservation of Nature and
Natural Resources)
BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt
PHST Phục hồi sinh thái
DVHC Dịch vụ hành chính






1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn
yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm
trọng. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật
bị đe dọa và bị tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng
tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn ĐDSH là
thực sự cần thiết và cấp bách.
Loài Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) là một trong số 33 loài
cây lá kim bản địa ở Việt Nam, có phân bố tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng núi
cao thuộc các tỉnh phía bắc Việt Nam. Đây là loại cây gỗ lớn, gỗ lá kim, thớ gỗ
đẹp và đặc biệt là có chứa tinh dầu trong các thành phần của cây, thường mọc
trên các đỉnh núi đá có độ cao từ 500 – 1500m so với mặt nước biển như Hà
Giang, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh
thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan.
Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể
trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng
chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ
nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái
sinh kém. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có
ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây
gỗ quý, hiếm ở vùng núi đá vôi.
Hiện trạng quốc gia đề xuất qua đánh giá đang bị tuyệt chủng A2c, B2ab
(I - V). Ở trên thế giới Sa mộc dầu được đánh giá ở mức Sắp bị tuyệt chủng
A1c, tuy nhiên hiện trạng quốc tế này được NCG đánh giá lại trong tài liệu
này là Đang bị tuyệt chủng A1c. Ở Việt Nam do kích thước các quần thể nhỏ,
phân bố hạn chế ở một số địa điểm tại ba tỉnh và và các khu rừng này bị phá

do phát nương làm rẫy nên loài này đáp ứng tiêu chuẩn IUCN 2001 ở mức
sắp bị tuyệt chủng [18].


2
Những nghiên cứu về Sa mộc dầu ở nước ta còn nhiều hạn chế,chủ yếu
tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, nơi con nhiều cá thể Sa mộc dầu
lớn tập trung. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả đặc
điểm hình thái, sinh thái, những thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên
còn rất ít.
Để bảo tồn loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về
đặc điểm hình thái, sinh thái học và vật hậu. Vì vậy việc nghiên cứu hiện
trạng phân bố, đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh tự nhiên là điều cần
thiết, góp phần giải quyết các các vấn đề đang đặt ra cho công tác bảo tồn một
loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị về nhiều mặt nhưng đang đứng trước nguy
cơ tuyệt chủng.
Xuất phát từ những nguy cơ trên cần thiết phải tìm hiểu nhằm tìm ra các
biện pháp có hiệu quả để bảo vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa mộc
dầu (Cunninghamia konishii Hayata ) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Nha,huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Sa mộc dầu tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La nhằm cung cấp thêm thông tin, cơ
sở khoa học để phát triển và bảo tồn loài cây quý này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.Về lý luận
Xác định được một số đặc điểm lâm học như: sinh thái, phân bố, hình
thái, vật hậu, cấu trúc, tái sinh của Sa mộc dầu (Cunninghamia
konishii Hayata) tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La.

1.3.2. Về thực tiễn
- Nâng cao được nhận thức của các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể
hơn về công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu, từ đó có những
điều chỉnh hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng.


3
- Xây dựng cơ sở khoa học đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển loài
cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), nâng cao tính đa dạng
sinh học.
- Cung cấp những thông tin nghiên cứu giúp mọi người hiểu biết thêm
về loài cây này.
- Có được một tài liệu tham khảo cho một số công tác nghiên cứu về
cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata).
1.4.Ý Nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp trau dồi, củng cố thêm kiến thức về các loài thực vật, đưa kiến
thức đã học vào thực tiễn để tiến hành thu thập thông tin, phân tích xử lý số
liệu ở ngoài thực tiễn.
1.4.2. Ý nghĩa ngoài thực tiễn
Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc, tình
trạng và vai trò của loài Sa mộc dầu; Từ nghiên cứu đưa ra các biện pháp bảo
tồn loài một cách tốt nhất.
1.5. Giới hạn nghiên cứu
- Về đối tượng: Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) phân bố ở
rừng tự nhiên.
- Về phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản

của loài Sa mộc dầu gồm: Đặc điểm hình thái và vật hậu; phân bố và sinh
thái; cấu trúc lâm phần; tái sinh tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật
lâm sinh trong gây trồng.


4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên
ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi
trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN 1978[18],
Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [3] phần II Thực
vật để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên
phân chia ra các thứ hạng sau:
+ Bị tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên(EW)
Nhóm các loài nguy cấp được chú trọng bảo vệ hàng đầu gồm các phân
hạng chính sau:
+ Cực kì nguy cấp(CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
Nhóm các loài ít nguy cấp:
+ Ít nguy cấp: (LR)
- Phụ thuộc bảo tồn: (LR/cd)
- Sắp bị đe dọa: (LR/nt)
- Ít quan tâm: Least Concern (LR/lc)

+ Thiếu dẫn liệu: Data Deficient (DD)
+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP[6]. Nghị định quy định các loài động,
thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).


5
+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Nha, tỉnh Sơn La có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo
tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho
thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một
trong những loài thực vật cần được bảo tồn đó chính là Sa mộc dầu tại Khu
bảo tồn, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Thế giới
Sa mộc dầu ( Cunninghamia konishii Hayata) thuộc họ Hoàng Đàn –
Cupressaceae, thuộc Bộ Thông – Coniferales.
Tên khác: Cunninghamia kawakami Hayata; Cunninghamia
lanceolata (Lamb.) Hook. var. konishii; Cunninghamia lanceolata auct. non
(Lamb.) Hook: P.K. Loc.
Sa mộc dầu (danh pháp khoa học là Cunninghamia konishii Hayata), là
một loài thực vật Hạt trần, thuộc họ Hoàng Đàn, Bộ Thông.
Họ Hoàng Đàn bao gồm các loài cây thân gỗ hay cây bụi, có cơ quan
sinh dục hoặc là đơn tính cùng gốc, hoặc là đơn tính cận khác gốc, đôi khi là

đơn tính khác gốc, cao từ 1–116 m. Vỏ cây của các cây trưởng thành nói
chung có màu từ nâu da cam tới nâu đỏ với kết cấu có thớ, thường bong ra
hay dễ lột theo chiều dọc, nhưng lại trơn, xếp vảy hoặc cứng và dễ vỡ thành
miếng hình vuông ở một số loài.
Lá của chúng hoặc là mọc thành vòng xoắn ốc, theo các cặp chéo chữ
thập (các cặp đối, mỗi cặp cách cặp trước 90°) hoặc thành vòng xoắn chữ thập
gồm 3 hay 4 lá, phụ thuộc vào từng chi. Trên các cây non các lá có hình kim,
trở thành các lá giống như vảy nhỏ trên các cây trưởng thành của nhiều chi
(nhưng không phải tất cả); một số chi và loài duy trì các lá hình kim trong
suốt cuộc đời chúng. Các lá già phần lớn không rụng riêng lẻ, mà thường rụng
dưới dạng các cành lá nhỏ (cladoptosis); các ngoại lệ là các lá trên các cành
non đã phát triển thành cành lớn, chúng cuối cùng rụng một cách riêng rẽ khi


6
vỏ cây bắt đầu bong ra. Phần lớn là cây thường xanh với các lá tồn tại từ 2-10
năm, nhưng có 3 chi (Glyptostrobus, Metasequoia, Taxodium) là các loài cây
sớm rụng lá hoặc bao gồm các loài có lá sớm rụng.
Quả nón của chúng hoặc là dạng gỗ, dai như da, hoặc (chi Juniperus) là
dạng giống như quả mọng và nhiều thịt, với một hoặc nhiều noãn trên một
vảy. Các lá bắc (vảy bắc) và lá noãn (vảy noãn) hợp nhất cùng nhau, ngoại trừ
ở phần đỉnh, tại đó các lá bắc thường được nhìn thấy như là một gai ngắn
(mấu lồi) trên lá noãn. Giống như cách sắp xếp của bộ lá, các vảy của nón
hoặc là sắp xếp thành vòng xoắn ốc chữ thập (đối) hoặc thành vòng xoắn, phụ
thuộc vào từng chi. Các hạt phần lớn là nhỏ và hơi dẹp, với hai cánh hẹp, mỗi
bên hạt có một cánh; ít khi (chẳng hạn chi Actinostrobus) có tiết diện tam giác
với ba cánh; ở một số chi (như Glyptostrobus, Libocedrus) thì một cánh lớn
hơn đáng kể so với cánh kia, và ở một số chi (như Juniperus,
Microbiota, Platycladus, Taxodium) thì hạt lớn hơn và không có cánh. Các
cây giống non thường có 2 lá mầm, nhưng ở một vài loài có thể có tới 6 lá

mầm. Các nón chứa phấn là đồng nhất hơn về cáu trúc ở cả họ, chúng dài
khoảng 1–20 mm, với các vảy cũng sắp xếp theo các kiểu tương tự như ở các
nón cái và phụ thuọc theo từng chi; chúng hoặc là mọc đơn lẻ ở đỉnh cành
(phần lớn các chi) hay ở nách lá (chi Cryptomeria), hoặc mọc thành cụm
(chi Cunninghamia và loài Juniperus drupacea), hoặc là trên trên các cành
non riêng biệt, dài giống như các chùy rủ xuống (các
chi Metasequoia, Taxodium).
Họ Cupressaceae là họ phân bố rộng khắp nhất trong các họ thực vật hạt
trần thuộc ngành Thông, với sự phân bố gần như toàn cầu ở mọi lục địa, ngoại
trừ châu Nam Cực, kéo dài từ vĩ độ 71° bắc ở khu vực cận Bắc cực của Na
Uy (cây bách xù thông thường Juniperus communis) tới vĩ độ 55° nam ở khu
vực xa nhất về phía nam của Chile(Pilgerodendron uviferum), trong
khi Juniperus indica có thể sinh trưởng tốt ở cao độ 5.200 m tại khu vực Tây
Tạng, là cao độ lớn nhất mà người ta thông báo là có bất kỳ loài cây có thân
gỗ nào có thể sinh sống. Phần lớn các môi trường sinh sống trên mặt đất đều
có thể có chúng, ngoại trừ các lãnh nguyên và các rừng mưa nhiệt đới vùng
đất thấp (mặc dù một vài loài là các thành phần quan trọng của các rừng mưa


7
ôn đới và các rừng mây nhiệt đới vùng núi); chúng cũng rất hiếm xuất hiện
trong các sa mạc, với chỉ một ít loài có thể chịu đựng được các điều kiện khô
hạn khắc nghiệt, đáng chú ý là Cupressus dupreziana ở trung tâm khu
vực Sahara. Mặc dù có sự phân bố rộng khắp chung của toàn họ, nhưng nhiều
chi hay loài chỉ có sự phân bố rất hạn chế, và nhiều loài hiện đang ở tình trạng
nguy cấp.
Trên thế giới, Sa mộc dầu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan và
Lào. Tại Đài Loan, Sa mộc dầu được coi là gỗ tốt nên bị khai thác trên quy
mô lớn, kết quả là các quần thể hiện tại bị chia cắt, nằm rải rác không tập
trung [15].

Nguồn gen Sa mộc dầu tại Đài Loan đang được lưu giữ và bảo tồn trong
Ngân hàng hạt giống (Tree Seed Bank) cùng với 152 loài thực vật khác
(Huang et al., 2008) [17]. Bên cạnh đó nguồn gen Sa mộc dầu còn được lưu
tại một số vườn thực vật ở Châu Âu.
Tại Đài Loan, sau nhiều thập kỉ bị khai thác cạn kiệt, từ những năm 1950
chương trình trồng rừng quy mô lớn được thực hiện đã góp phần bảo tồn
nguồn gen loài này. Tại đây Sa mộc dầu phân bố ở độ cao 1300-2800m, sinh
trưởng tốt ở nhiệt độ trung bình năm 17-22 ºC và lượng mưa 2000-3500mm/
năm. Trên các địa điểm phù hợp cây có thể tăng 1 mét chiều cao và 1cm
đường kính 1 năm. Nhằm nâng cao chất lượng gỗ và sinh trưởng thì nhiều
chương trình nghiên cứu, khảo nghiệm đã được thực hiện từ những năm 1970.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam Sa mộc dầu được tìm thấy ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh),
Thanh Hoá (Xuân Liên) và Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Huống, Pù Mát, Kỳ Sơn).
Sơn La (Xuân Nha).
Việt Nam được xếp vào một trong 10 điểm nóng nhất thế giới về bảo tồn
Thông, theo như kế hoạch bảo tồn Thông của IUCN [18]. Dự án “Bảo tồn và
phát triển nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tủng,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” do Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình
tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP- GEF/SGP) thực hiện mới chỉ bảo
tồn được 4 loài thuộc nhóm Thông (Thông tre lá ngắn, Hoàng đàn rủ, Thông
đỏ và Dẻ tùng sọc nâu).


8
Ngoài tập “Sách đỏ Việt Nam – phần thực vật ” thống kê số loài có nguy
cơ tuyệt chủng của cả nước [3], thì các công trình nghiên cứu về loài có nguy
cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít. Một số công trình
đáng chú ý là:
Nguyễn Thị Yến khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài

nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm,trong đó có 15 loài ở
mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu
chuẩn của sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN [14].
Hoàng Thị Thanh Thúy khi nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở khu Bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê và lập danh mục số loài
thực vật quý hiếm ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng gồm
có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong nghị định số
32/2006/ND-CP [11].
Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu vực
phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu các đặc điểm sinh học
và sinh thái của loài. Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An cho
thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Cây tái sinh chủ yếu xuất hiện
ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp, tỷ lệ
cây con có triển vọng thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang
đạt ra trong công tác bảo tồn loài quý hiếm này. Quả Sa mộc dầu sau khi chín
thì hạt không được tách ra mà vẫn nằm nguyên ở trên nón. Nón rụng xuống
gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cây tái sinh ngay trên nón. Hiện tượng
này hoàn toàn khác so với các loài thuộc ngành Hạt trần mà chúng ta đã
nghiên cứu và tìm hiểu. Qua đây chúng ta có thể giải thích được tại sao trong
tự nhiên thường thấy Sa mộc dầu tái sinh theo cụm hoặc theo đám.
Ở Việt Nam, cây Sa mộc dầu có kích thước quần thể nhỏ, phân bố hạn
chế ở các tỉnh miền núi phía Bắc và việc phá rừng làm nương rẫy thời gian
trước đây đã khiến cho loài này trở nên nguy cấp. Do kích thước các quần thể
nhỏ, phân bố hạn chế ở một số địa điểm tại ba tỉnh và và các khu rừng này bị
phá do phát nương làm rẫy nên loài này đáp ứng tiêu chuẩn IUCN 2001 [18]
ở mức sắp bị tuyệt chủng.


9

Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số
lượng các loài động thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe dọa và có nguy
cơ tuyệt chủng. Tùy vào từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể
chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân). Vì vậy cần có nhiều nghiên
cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng
vùng cụ thể và đánh giá thường xuyên nhằm có thể bảo tồn các loài thực vật
quý hiếm có giá trị ở nước ta.
Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là giới thiệu, giáo dục, nâng cao ý thức cho
người dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác Sa mộc dầu và các
loài cây lá kim quý hiếm khác. Tiếp đến, trên cơ sở nhân giống thành công
loài Sa mộc dầu của dự án, triển khai mở rộng nhân giống tại địa điểm thích
hợp. Tuy nhiên, để làm được điều này rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp
chính quyền cũng như các tổ chức quốc tế và đặc biệt là của người dân.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện đề tài
2.3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý và diện tích, ranh giới
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Xuân Nha nằm trên địa bàn của các xã: Xuân
Nha, Tân Xuân, thuộc Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Khu bảo tồn thiên
nhiên được thành lập dựa trên quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày
11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La. Tổng diện tích 16.316,8 ha (Rà soát 3
loại rừng), trong đó khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 10.476 ha, khu
vực phục hồi sinh thái là 5.840,8 ha.
*Toạ độ địa lý:
- 20
0
84’45” đến 20
0
54’54” Vĩ độ Bắc

- 104
0
28’38” đến 104
0
50’28” kinh độ Đông.
*Ranh giới hành chính:
• Phía Bắc: giáp xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Luông huyện Mộc Châu
• Phía Đông : giáp Khu bảo tồn Hang Kia Pà Cò, tỉnh Hoà Bình
• Phía Nam: giáp với xã Mường Lý, tỉnh Thanh Hóa.
• Phá Tây: giáp nước CHDCND Lào.


10
b. Địa hình, địa thế
Khu rừng đặc dụng Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình
bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất trong Khu bảo tồn là đỉnh Pha Luông cao
1969 m. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực
vật và đây có thể được coi là khu vực điển hình đại diện cho những đặc thù
của khu hệ động thực vật hoang dã thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam.
c. Khí hậu thủy văn
- Nhiệt độ: Chia hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có
nhiệt độ trung bình 20-25
0
C. Độ ẩm không khí trung bình 80-85%. Từ tháng
10 đến tháng 04 năm sau nhiệt độ thường thấp hơn 20
0
C. Mùa đôngnhiệt độ
xuống dưới 13
0
C và cá biệt có khi xuống tới 3-5

0
C.
- Lượng mưa : Lượng mưa trung bình năm từ 1.700-2.000mm. Mưa to
thường tập trung vào mùa nóng. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ
trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối
ngầm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành của khu bảo tồn là Đông Bắc, Đông Nam.
Hằng năm và các tháng 4-8 đôi khi có gió Tây nam khô nóng xuất hiện hiện
mỗi đợt 2-4 ngày với tốc độ gió 10-15 m/g.
- Sương mù: Tháng 1 và 2, mùa lạnh thường có sương mù.
- Thủy văn: Khu vực có 3 hệ thống suối lớn là: Suối Quanh, Suối Con
chảy ra Sông Mã và Suối Sập chảy về Yên Châu và đổ ra Sông Đà. Ngoài ra có
nhiều suối ngầm, suối cụt, các mó nước, hang nước. Hệ thống suối có nước
quanh năm.
d. Đất đai
Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có 6 loại đất chính:
- Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất
dày, thành phần cơ giới trung bình (Phân bố ở độ cao 700 – 1.700m).
- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi
biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (Phân bố ở
độ cao 700 – 1.700m).
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất
dày, thành phần cơ giới trung bình (Phân bố ở độ cao 700 – 1.700m).


11
- Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch
sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày, thành phần cơ giới
trung bình hoặc nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp (Phân bố ở độ cao 300 –
1.000m).

- Đất Feralit màu vàng xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới
trung bình, phân bố quanh làng bản.
- Đất dốc tụ phân bố ven chân núi, ven sông, suối
2.3.1.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
a. Hiện trạng tài nguyên rừng
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng đã xây dựng từ ảnh Spot 5 kết hợp
điều tra ngoài thực địa cùng với kết quả rà soát 3 loại rừng, kết quả khu rừng
đặc dụng Xuân Nha có những trạng thái rừng bảng 2.1 dưới đây.
Qua bảng 2.1. cho thấy đặc điểm các trạng thái rừng như sau:
- Rừng giàu: Rừng giàu trong Khu đặc dụng có 7.821,4 ha, chiếm 40,5%
tổng diện tích đất có rừng, phần diện tích này tập trung chủ tại các tiểu khu
trong phân khu bảo vệ nghiên ngặt (BVNN). Rừng có chiều cao cây gỗ đạt
18-25 m; đường kính bình quân từ 25-30 cm; M= 210-230 m
3
/ha, cấu trúc
rừng ổn định. Đây là loại rừng có trữ lượng lớn, còn nhiều nguồn gen đặc
hữu, quý hiếm, cần được bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trò phòng hộ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch
sinh thái.
- Rừng trung bình: Diện tích rừng trung bình là 977,6 ha, chiếm 5,1%
diện tích đất có rừng, phân bố rải rác trên tất cả các phân khu chức năng của
Khu đặc dụng. Độ tàn che của rừng từ 0,6-0,8; chiều cao trung bình của cây
rừng đạt 16-18m; đường kính trung bình của cây rừng từ 20-25 cm; trữ lượng
bình quân của rừng từ 110-130 m
3
/ha.
- Rừng nghèo: Diện tích 1.378,9 ha, chiếm 7,1% diện tích đất có rừng của
Khu rừng đặc, phân bố chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái (PHST) ở gần
khu dân cư sinh sống như bản Khò Hồng và Chiềng Him. Đây là hậu quả của
quá trình khai thác quá mức trong một thời gian dài. Độ tàn che từ 0,3-0,4;

đường kính trung bình của cây rừng từ 20-24 cm; trữ lượng bình quân của rừng
< 100 m
3
/ha.


12
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha, phân theo xã năm 2013
TT

Hạng mục
Phân theo xã
Tổng
Chiềng
Xuân
Tân
Xuân
Xuân
Nha
Chiềng
Sơn
Tổng cộng 19.294,8

4.301,3

11.680,5

768,2

2.544,8


A Đất có rừng 17.537,7

4.025,1

10.435,8

680,7

2.396,1

I Rừng gỗ 12.566,4

4.025,1

7.266,0

672,2

603,1

1 Rừng giàu 7.821,4

2.262,8

5.456,7

101,9



IIIa3 1.955,6

1.762,1

139,7

53,8


IIIb 5.865,8

500,7

5.317,0

48,1


2 Rừng trung bình (IIIA2)

977,6

395,7

376,5

172,7

32,7


3 Rừng trung bình (IIIA1)

1.378,9

505,1

525,0

236,3

112,5

4 Rừng phục hồi 2.388,5

861,5

907,8

161,3

457,9

IIa 1.896,5

597,9

835,7

161,3


301,6

IIb 492,0

263,6

72,1


156,3

II Rừng hỗn giao gỗ nứa 483,2


483,2



III Tre, Nứa 2.936,7


2.686,6


250,1

IV Rừng trồng






V Rừng núi đá 1.551,4



8,5

1.542,9

B Đất chưa có rừng 1.757,1

276,2

1.244,7

87,5

148,7

1 Đất trống trảng cỏ (IA) 786,0

34,8

624,4

61,3

65,5


2 Đất trống cây bụi (IB) 334,0

9,1

243,4

26,2

55,3

3
Đất trống có cây gỗ rải
rác (IC)
637,1

232,3

376,9


27,9

(Nguồn: Số liệu TNR năm 2010 và kết quả phúc tra: tháng 05 năm 2013)
- Rừng phục hồi: Diện tích 2.388,5 ha, chiếm 12,4% diện tích đất có rừng,
tập trung chủ yếu gần khu canh tác nông ngiệp. Đây là kết quả của quá trình tái
sinh sau canh tác nương rẫy và khai thác kiệt, trữ lượng rừng thấp từ 50-70 m
3
/ha.
- Rừng hỗn giao: Diện tích 483,2 ha, chiếm 2,5% diện tích đất có rừng.
Rừng hỗn giao phân tập trung chủ yếu tại tiểu khu 1007A. Rừng có độ tàn che

từ 0,7-0,8.


13
- Rừng tre nứa: Diện tích 2.936,7 ha, chiếm 15,2% tổng diện tích đất có
rừng, phân bố tập trung tại các tiểu khu 1007A, 1017B, 1015A, 1015B, trên
tuyến đường đi Thanh Hóa và đường vào bản Sa Lai. Loài cây chủ yếu là Vầu
(Lùng), cây có đường kính 4-6 trong rừng có nhiều dây leo bụi rậm, mật độ
dày < 8000 cây/ha.
- Rừng trên núi đá: Diện tích 1.551,4 ha chiếm 8,0% diện tích có rừng
khu đặc dụng, phân bố tập trung tại tiểu khu 1006 loài cây chủ yếu là Kháo
đá, Mạy tèo, Thị rừng, Bời lời, Hồng bì…, trữ lượng từ 50-70 m
3
/ha.
- Đất chưa có rừng: Diện tích 1.757,1 ha chiếm 9,1% diện tích khu rừng đặc
dụng
2.3.2. Đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm,
đặc hữu
2.3.2.1. Đa dạng sinh học và phân bố hệ thực vật
a) Đa dạng về thành phần loài thực vật
Thực vật rừng đặc dụng Xuân Nha đã có 1.074 loài, 606 chi, 173 họ 173
họ. Kết quả nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật Xuân Nha được thể hiện tại
bảng 2.2. dưới đây. Từ kết qua bảng 2.2 cho ta thấy ngành Hạt kín
(Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (82,23% tổng số họ, 92,24% tổng số
chi, 92,08% tổng số loài); tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta),
ngành Hạt trần (Pinophyta); ngành Thông đất (Lycopodiophyta); thấp nhất là
ngành Thông chỉ gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống
kê ban đầu, nếu được điều tra một cách tỷ mỷ hơn số lượng các taxon chắc
chắn sẽ còn cao hơn nhiều.
Bảng 2.2. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân Nha

STT

Ngành Số họ Số chi Số loài
1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1
2 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7
3 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1
4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 31 60
5 Hạt trần (Pinophyta) 6 11 16
6 Hạt kín (Magnoliophyta) 144 559 989
Tổng 173 606 1074
(Nguồn số liệu: Kế hoạch QLBVgiai đoạn 2011-2015 KBT Xuân Nha)



14
So sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật
Khu BTTN Xuân Nha với các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của
hệ thực vật một số VQG và KBTTN khu vực phía Bắc như sau:
Bảng 2.3. Thành phần loài thực vật của Khu BTTN Xuân Nha
với một số Vườn quốc gia và khu BTTN khu vực phía Bắc
TT Địa điểm
Diện
tích
(ha)
Số
họ
Số
chi
Số
loài

1 Khu BTTN Xuân Nha 19294,8

173 606 1074
2 Vườn QG Phong Nha- Kẻ Bàng 14945 140 427 751
3 Khu BTTN Kẻ Gỗ 24801 117 367 567
4 Khu BTTN Vũ Quang 55900 11 275 328
5 Khu BTTN Pù Huống 50075 117 342 612
6 Khu BTTN Pù Hoạt 67231 124 427 763
7 Khu BTTN Pù Hu 15595 102 324 509
8 Khu BTTN Pù Luông 17662 148 389 552
9 Khu BTTN Xuân Liên 23610 130 440 752
10 Khu BTTN Hữu Liên 8293 161 532 776
11 Khu BTTN Na Hang 21725 123 304 607
(Nguồn số liệu VĐTQH rừng tháng 12 năm 2012)
Hệ thực vật ở Khu BTTN Xuân Nha có giá trị đa dạng sinh học rất cao,
rất phong phú về số lượng họ, chi, loài so với các VQG và khu BTTN khác ở
khu vực phía Bắc. Trong tổng số 173 họ thực vật đã điều tra được có tới 10 họ
có trên 10 loài, cụ thể:



15
Bảng 2.4. Những họ có số loài nhiều nhất của hệ thực vật Xuân Nha
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng loài
1 Rubiaceae Họ Cà phê 31
2 Fabaceae Họ Đậu 45
3 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 60
4 Lauraceae Họ Long não 34
5 Asteraceae Họ Cúc 33
6 Fagaceae Họ Dẻ 24

7 Moraceae Họ Dâu tằm 38
8 Caesalpiniaceae Họ Vang 25
9 Poaceae Họ Cỏ 46
10 Orchidaceae Họ Lan 19
Tổng số 355
(Nguồn số liệu: Kế hoạch QLBV giai đoạn 2011-2015 KBT Xuân Nha)
Qua danh sách trên ta thấy: Họ thực vật có số loài lớn nhất là Họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) với 60 loài, chiếm 5,58% tổng số loài đã điều tra được;
còn 9 họ thực vật có số loài lớn nhất (n≥19) có tổng số loài là 295 loài, chiếm
tỷ lệ 27,46% tổng số loài của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Như vậy
với tỷ lệ trên một lần nữa chứng tỏ khu hệ thực vật Xuân Nha rất đa dạng về
thành phần loài cũng như thành phần họ.
Thành phần thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có liên quan
đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt
Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ
(Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Lan (Orchidaceae. Đáng chú ý là nhóm thực vật được xếp
thành 9 nhóm cây như: nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thuốc, nhóm cây có
tinh dầu, nhóm cây có dầu béo, nhóm cây cho tanin và thuốc nhuộm, nhóm
cây cho nguyên liệu và làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhóm cây cảnh, nhóm cây
cho nhựa mủ…
b) Thực vật quý hiếm
Trong tổng số 1074 loài thực vật đã biết của Khu bảo tồn có tới 65 loài
quý hiếm, chiếm 6,05% số loài cây của khu vực đã được đề cập trong sách đỏ
Việt Nam [3], Danh lục đỏ IUCN [18], trong Nghị định 32 của Chính phủ [6].
Mức độ quý hiếm của nhóm được xếp vào các cấp nguy hiểm sau: Cấp E (rất
nguy cấp) có 5 loài; Cấp V (nguy cấp) có 21 loài; Cấp T (bị đe dọa) có 13


16

loài; Cấp R (hiếm) có 14 loài; Cấp K (chưa biết rõ) có 8 loài; nhóm IA có 3
loài; nhóm IIA có 21 loài.
Các loài thực vật quý hiếm trong KBT có sự phân bố khá rõ theo các độ cao
khác nhau. Cụ thể như sau:
- Các loài Táu mặt quỷ, Táu mật, Giổi, Chò chỉ phân bố nhiều ở độ cao 500
– 700m thuộc địa phận phía đông xã Tân Xuân.
- Các loài Nghiến, Đinh, Trai, Lát hoa, Thông Pà Cò, Bình vôi , Củ dòm,
Hoàng đằng,… là những loài phân bố tập trung tại khu vực núi đá vôi thuộc ranh
giới phía đông KBT
- Các loài Đăng , Trường sâng, Re hương, Giổi xanh, Giổi mỡ, Thông tre,
Du sam, Trầm hương, Lông cu ly, Bình Vôi, Táu mặt quỷ, Hoằng đằng… là
những loài phổ biến và phân bố rộng gặp rải rác toàn khu vực.
Các loài Pơ mu, Hoằng đàn giả, Thông nàng chỉ gặp phân bố ở độ cao trên
900m trong địa phận xã Chiềng Xuân và Tân Xuân.
- Thông Pà Cò một loài thực vật lá kim hiếm ở Việt Nam có phân bố ở khu
vực núi đá nhưng số lượng hiện tại còn rất ít, cây tái sinh không có nhiều, là loài
cây có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. (Chi tiết các loài thực vật quý hiếm có trong
sách đỏ và thế giới tại mẫu biểu 01 phần phụ biểu)
2.3.2.2. Khu hệ động vật
a) Thành phần loài
Kết quả điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn và kế thừa số liệu báo cáo
về khu hệ động vật ở khu rừng đặc dụng Xuân Nha bước đầu đã thống kê
được 278 loài động vật thuộc 4 lớp (Thú 66 loài, chim 145 loài, bò sát 43 loài,
ếch nhái 24 loài). Cụ thể:
Bảng 2.5. Đa dạng khu hệ động vật Khu BTTN Xuân Nha
STT Lớp Bộ Họ Loài
1 Thú 8 24 66
2 Chim 15 45 145
3 Bò sát 2 16 43
4 Ếch, nhái 1 5 24

Cộng 26 90 278
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch quản lý rừng ĐD Xuân Nha 2011-2015)
b) Động vật quý hiếm
Trong số 66 loài thú đã ghi nhận tại Xuân Nha có tới 23 loài quý hiếm,
đang gần bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu và ở cấp quốc gia. Những loài

×