Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.49 KB, 2 trang )
Đề bài: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên
hiện nay
Bài làm
Cống hiến hết mình là dâng tặng trí tuệ, công sức không có hạn định. Thí sinh cần diễn
đạt rõ cống hiến nhất định không đơn thuần là làm việc kiếm sống, mà trong đó phải có
động cơ là niềm đam mê, có lòng tin vào ý nghĩa công việc của mình. Mà khi đã có đam
mê hay niềm tin thì không thể có mục đích duy nhất là thu nhập. Để rồi từ đó đòi hỏi cao
về mức độ hưởng thụ tối đa.
Nói vậy cũng có nghĩa là nếu bản thân người cống hiến nếu chỉ hòng được hưởng thụ thì
cống hiến đã không còn là cống hiến. Thế nên cái chưa thật đúng ở câu nói này là ở phía
người cống hiến, không đặt vấn đề cống hiến để có hưởng thụ. Và lại càng không thể
đưa ra hạn mức phải đạt “hưởng thụ tối đa”.
Phần đúng ở câu nói này nên nhìn từ phía người đánh giá cống hiến. Nhà quản lý trong
một xã hội văn minh và nhân văn cần ý thức hưởng thụ là điều kiện để cống hiến, là đáp
đền xứng hợp cho cống hiến. Nhà lãnh đạo cần đánh giá được năng lực của người có
cảm hứng và sự hết mình trong dâng tặng. Từ đó để đối đãi xứng đáng, bởi như thế mới
đảm bảo công bằng. Để tránh sự cào bằng khiến người tài nản mệt, người cống hiến bị
những kẻ lười nhác, ỉ lại.
Có thể học sinh không hiểu sâu theo hai phía cống hiến và đánh giá cống hiến như nêu
trên, nhưng khi làm bài lại rất cần viết được người ta cần có những cống hiến hết mình
trong học tập, trong công việc. Vì đó là thái độ sống tích cực, hữu ích cho đời.
Hưởng thụ tuy cần nhưng…
Khi bàn về hưởng thụ, thí sinh nên bày tỏ rằng mỗi người con đều cần hiểu sâu hoàn
cảnh của gia đình mình, mỗi người dân đều cần biết rõ về lịch sử đất nước mình để biết
rằng không thể đòi hỏi xứng hợp tuyệt đối cho cống hiến thứ vốn là vô giá. Nếu khăng
khăng đòi công bằng thì không còn là cống hiến, không còn là hy sinh và dâng tặng.
Xin thử hỏi, đã là hợp lý chưa, khi có một số học sinh học hành chểnh mảng trong khi cha
mẹ thì vất vả mỗi ngày? Đã hợp lẽ chưa, khi thầy cô vượt lên nhiều vất vả để trụ với
nghề, mà trò lại không chăm học.