Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

CAO NGỌC CƢỜNG

ĐẶC ĐIỂM NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI LƢỠNG CƢ
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Nghệ An - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

CAO NGỌC CƢỜNG

ĐẶC ĐIỂM NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI LƢỠNG CƢ
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Xuân Quang
PGS. TS. Cao Tiến Trung



Nghệ An - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mội sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Ngƣời viết

Cao Ngọc Cƣờng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài,tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học,
dạy bảo tận tình của PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, PGS. TS. Cao Tiến Trung. Xin
được gửi đến các thầy những tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm GDTX Số 3 TP.Đà
Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Sinh
học và Bộ môn Động vật Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được sự giúp đỡ tạo điều kiện của
Trung tâm thực hành thí nghiệm và tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu về
chuyên môn và thu thập tài liệu tham khảo của TS. Ông Vĩnh An, sự giúp đỡ của
Th.s Lê Thị Thu, sự giúp đỡ của Ts. Phạm Hồng Thái trưởng phòng GD&ĐT
quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng, tập thể học viên cao học chuyên ngành Động

vật khóa 23 - Đại học Vinh. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới NCS Đỗ Văn Thoại và học viên cao
học 24 Lê Thị Tường Vân, cùng một số bạn sinh viên đã tận tình giúp đỡ, tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và những người thân của tôi đã hết
lòng giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017

Cao Ngọc Cƣờng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ .............................................................4
1.1.1. Lƣợc sử nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ trên thế giới .....................................4

1.1.2. Lƣợc sử nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ ở Việt Nam .....................................6
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. ..............................................................8
1.2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................8
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................8
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................9
1.3.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................9
1.3.2. Địa hình, địa chất ..............................................................................................9
1.3.3. Khí hậu thủy văn ...............................................................................................9
1.3.4. Tài nguyên rừng ..............................................................................................10
1.3.4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ..........................................................................10


1.3.4.2. Đa dạng thực vật rừng .................................................................................11
1.3.4.3. Đa dạng tài nguyên động vật rừng ..............................................................12
1.3.5. Tình hình dân sinh ..........................................................................................14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................16
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................16
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................16
2.2. Tƣ liệu .................................................................................................................19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................19
2.3.1. Nghiên cứu thực địa ........................................................................................19
2.3.2. Phƣơng pháp xử lí và bảo quản mẫu vật .......................................................19
2.3.3. Dụng cụ hoá chất.............................................................................................19
2.3.4. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..............................................................20
2.3.4.1. Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc .......................................................20
2.3.4.2. Phƣơng pháp phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc ................................23
2.3.4.3. Phƣơng pháp định loại .................................................................................24

2.3.4.4. Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc ........................................25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................26
3.1. Đa dạng nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở KBTTN Sơn Trà ................................26
3.2. Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nòng nọc các loài lƣỡng cƣ .........27
3.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại các loài nòng nọc lƣỡng cƣ ...........................27
3.2.1.1. Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Gunther, 1864)...................................27
3.2.1.2. Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus ( Schneider, 1799) .........................30
3.2.1.3. Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856) ...........................................33
3.2.1.4. Sylvilana guentheri (Boulenger 1882).........................................................36
3.2.1.5. Hylarana sp ..................................................................................................39
3.2.1.6. Ngoé Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) ..................................42
3.2.1.7. Polypedates mutus (Smith, 1940) ...............................................................45


3.2.1.8. Ếch cây Polypedates sp. ..............................................................................49
3.2.1.9. Cóc mày Leptobrachium sp. .......................................................................52
3.2.1.10. Ếch nhẽo Limnonectes banaensis (Ye, Fei, and Jiang, 2007 ) ................55
3.2.2. Nhận xét về vị trí phân loại nòng nọc các loài ..............................................60
3.2.2.1. Giống Polypedates .......................................................................................60
3.2.2.2.Giống Hylarana ............................................................................................61
3.2.3. Đặc điểm các giai đoạn phát triển một số nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ..............61
3.2.3.1. Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc Ếch
cây Polypedates mutus giai đoạn từ 26-40 ................................................61
3.2.3.2. Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc loài
Limonectes banaensis từ 26-43 ..................................................................68
3.2.3.3. Mối tƣơng quan về tỷ lệ các đặc điểm hình thái trong quá trình phát
triển nòng nọc một số loài Lƣỡng cƣ. ........................................................74
3.3. Đặc điểm môi trƣờng sống, phân bố và sự thích nghi của nòng nọc các
loài lƣỡng cƣ. .....................................................................................................78
3.3.1. Môi trƣờng sống và sự phân bố......................................................................78

3.3.1.1. Suối Ôm .......................................................................................................78
3.3.1.2. Suối Không Tên. ..........................................................................................79
3.3.1.3. Suối Đá .........................................................................................................80
3.3.1.4. Ghềnh Bàng ..................................................................................................81
3.3.1.5. Bãi Đá Đen ...................................................................................................81
3.3.2. Nhận xét về sự thích nghi của nòng nọc một số loài lƣỡng cƣ với môi
trƣờng sống..................................................................................................82
3.3.2.1. Hình thái nòng nọc thích nghi với thuỷ vực nƣớc chảy - nƣớc đứng ...........82
3.3.2.2. Hình thái nòng nọc thích nghi với các tầng nƣớc ......................................82
3.3.2.3. Sự thích nghi của nòng nọc với các yếu tố ngoại cảnh .............................83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LTRF

Công thức răng

GđGos


Giai đoạn theo Gosner

SD

Phƣơng sai

CT

Chỉ tiêu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2016 .................... 10
Bảng 1.2 .Lƣợng mƣa (mm) trung bình qua các tháng ở Đà Nẵng ..................... 10
Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu nòng nọc ở Khu BTTN Sơn Trà ........................... 16
Bảng 3.1. Danh lục nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở KBTTN SƠN TRÀ .............. 26
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Ingerophrynus galeatus ............ 29
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Duttaphrynus melanostictus ..... 32
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Hylarana nigrovitata ................ 35
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Sylvirana guentheri ................. 38
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Hylarana sp .............................. 41
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Fejervarya limnocharis ............ 44
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Polypedates mutus .................... 48
Bảng3.9. Chỉ tiêu hình thái nòng nọc Polypedates sp ....................................... 52
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium sp. .................... 55
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Limnonectes banaensis ................. 58
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Limnonectes banaensis (tiếp)... 59
Bảng 3.12. So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Polypedates ................. 61
Bảng 3.13. So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Hylarana ..................... 61

Bảng 3.14. Sự thay đổi kích thƣớc (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng
nọc Polypedates mutus ................................................................... 62
Bảng 3.14. Sự thay đổi kích thƣớc (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng
nọc Polypedates mutus (tiếp) ......................................................... 63
Bảng 3.15. Sự thay đổi kích thƣớc (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng
nọc ................................................................................................. 68
Bảng 3.15. Sự thay đổi kích thƣớc (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng
nọc (tiếp) ...................................................................................... 69
Bảng 3.16: Sự thay đổi kích thƣớc (mm)của tỷ lệ dài thân/dài chi và cao
thân/cao chi qua các giai đoạn phát triển nòng nọc. ...................... 74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Sự biến đổi một số chỉ tiêu hình thái nòng nọc loài Polypedates
mutus qua các giai đoạn. ................................................................ 64
Biểu đồ 3.2: Sự biến đổi một số chỉ tiêu hình thái nòng nọc loài Limnonectes
banaensis qua các giai đoạn. .......................................................... 70
Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan giữa các tỷ lệ (bl/hl)/(bh/hl của nòng nọc một số
loài lƣỡng cƣ ………………………………………………....76
Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa dài thân và cao thân của nòng nọc loài
Limnonectes banaensis và Polypedates mutus ............................. 77


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sinh cảnh nghiên cứu.......................................................................... 17
Hình 2.2 Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà ....... 18
Hình 2.3. Vị trí mắt của nòng nọc ..................................................................... 20
Hình 2.4. Các dạng đĩa miệng ở nòng nọc ......................................................... 20
Hình 2.5. Vị trí của đĩa miệng ở nòng nọc lƣỡng cƣ .......................................... 21

Hình 2.6. Cấu tạo đĩa miệng của nòng nọc ........................................................ 21
Hình 2.7. Các dạng gai thịt ở nòng nọc.............................................................. 22
Hình 2.8. Các dạng bao hàm ở nòng nọc ........................................................... 22
Hình 2.9. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lƣỡng cƣ .......................... 23
Hình 2.10. Phƣơng pháp đo nòng nọc ............................................................... 23
Hình 2.11. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc
(26 - 46) theo Gosner, 1960. .......................................................... 25
Hình 3.1. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Ingerophrynus galeatus ........... 29
Hình 3.2. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Duttaphrynus melanostictus .... 32
Hình 3.3. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Hylarana nigrovitata ............... 35
Hình 3.4. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Sylvilana guentheri .................. 38
Hình 3.5. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Sylvilana sp ............................. 41
Hình 3.6. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Fejervarya limnocharis ........... 44
Hình 3.7. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Polypedates mutus ................... 47
Hình 3.8. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Polypedates sp ......................... 51
Hình 3.9. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Leptobrachim sp ...................... 55
Hình 3.10. Hình thái và đĩa miệng nòng nọc của Limnonectes bannaensis ........ 58
Hình 3.11. Chi sau giai đoạn 27 – 29 ................................................................. 65
Hình 3.12 : Chi sau giai đoạn 30-31 .................................................................. 65
Hình 3.13. Chi sau giai đoạn 32 và 34 ............................................................... 66
Hình 3.14. Chi sau giai đoạn 36 và 37 ............................................................... 66


Hình 3.15. Chi sau giai đoạn 38 – 39 ................................................................. 67
Hình 3.16. Chi sau giai đoạn 40 ........................................................................ 67
Hình 3.17. Chi sau giai đoạn 26 – 31 ................................................................. 71
Hình 3.18. Chi sau giai đoạn 33 và 35 ............................................................... 72
Hình 3.19. Chi sau giai đoạn 38 ........................................................................ 72
Hình 3.20. Chi sau giai đoạn 39 ........................................................................ 73
Hình 3.21 Giai đoạn 43 ..................................................................................... 73

Hình 3.22.Sinh cảnh và các địa điểm thu mẫu ở Suối Ôm. ............................... 84
Hình 3.23.Sinh cảnh và các địa điểm thu mẫu ở Suối Không Tên .................... 84
Hình 3.24. Sinh cảnh và các địa điểm thu mẫu ở Suối Đá................................. 85
Hình3.25. Sinh cảnh và các địa điểm thu mẫu ở Bãi Đá Đen ............................ 86
Hình 3.26. Sinh cảnh và các địa điểm thu mẫu ở Ghềnh Bàng .......................... 86
Hình 3.27. Vị trí thu mẫu Duttaphrynus melanostictus ở đƣờng ven Bãi Rạng .. 87
Hình 3.28. Sinh cảnh và vị trí thu mẫu tại chỗ lấy nƣớc gần Đỉnh Bàn Cờ. ....... 87


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khóa đinh loại nòng nọc lƣỡng cƣ KBTTN Sơn Trà
Phụ lục 2: Một số hình ảnh cá thể trƣởng thành Lƣỡng cƣ ở Sơn Trà
Phụ lục 3 : Một số hình ảnh mẫu nòng nọc khi còn sống
Phụ lục 4: Số đo các chỉ tiêu hình thái và tỷ lệ các chỉ tiêu hình thái nòng nọc
một số loài Lƣỡng cƣ ở Sơn Trà.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời ngày càng
cao, tuy nhiên môi trƣờng lại ngày càng bị hủy hoại, điều này không những ảnh
hƣởng xấu đến chính bản thân con ngƣời mà còn ảnh hƣởng đến các loài sinh
vật trong đó có Lƣỡng cƣ. Lƣỡng cƣ là một trong những nhóm Động vật đang
có nguy cơ bị đe doạ lớn nhất vì chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi
trƣờng sống.
Việt Nam là nƣớc có tính đa dạng cao về Lƣỡng cƣ (WWF, 2000; CI,
2005). Tuy nhiên các thông tin cơ bản về quần thể, sự phát triển nòng nọc các
loài Lƣỡng cƣ chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Cho đến nay, ở nƣớc ta hiện biết

176 loài lƣỡng cƣ, trong đó có rất nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và phát hiện
nhiều loài mới [51]. Tuy nhiên, danh sách các loài lƣỡng cƣ ở Việt Nam đƣợc
xây dựng chủ yếu dựa trên nghiên cứu các cá thể trƣởng thành, những nghiên
cứu về nòng nọc chƣa nhiều cần có thêm nhiều những nghiên cứu để bổ sung
hoàn thiện các dẫn liệu nòng nọc lƣỡng cƣ. Những công bố về thành phần loài
Lƣỡng cƣ cần phải xây dựng dựa trên các dẫn liệu về nòng nọc của chúng, cần
phải xác định có bao nhiêu loài đã đƣợc mô tả nòng nọc.
KBTTN Sơn Trà đƣợc thành lập theo Quyết định số 41/ TTg ngày
24/01/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, thuộc địa phận hành chính phƣờng Thọ
Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích quy hoạch là 4.439
ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 2.595 ha, phân khu phục hồi sinh
thái là 1.844 ha.
Ở KBTTN Sơn Trà phần lớn là rừng thứ sinh với hơn 20 con suối lớn nhỏ,
là môi trƣờng sống rất thuận lợi cho các loài lƣỡng cƣ ở đây. Tuy nhiên sự phát
triển du lịch với các tuyến đƣờng giao thông gây chia cắt sinh cảnh, xây các đập
ngăn lấy nƣớc sinh hoạt và các khu du lịch xây dựng hàng loạt đang dần thu hẹp


2

vùng sống của các loài lƣỡng cƣ. Những nguyên nhân trên đã và đang làm nhiều
loài lƣỡng cƣ ở KBTTN Sơn Trà đứng trƣớc nguy cơ suy giảm thậm chí tuyệt
chủng.
Về nghiên cứu khu hệ Lƣỡng cƣ tại đây đã có một số công trình công bố và
các số liệu liên tục đƣợc bổ sung. Công bố đầu tiên của tác giả Đinh Thị Phƣơng
Anh (1997) ghi nhận ở Sơn Trà có 4 loài lƣỡng cƣ [1]. Năm 2009, cũng theo
Đinh Thị Phƣơng Anh và cộng sự, đã công bố số liệu mới về lƣỡng cƣ ở Sơn
Trà với 12 loài đƣợc ghi nhận [3]. Kết quả mới nhất vào năm 2014 của tác giả
Phan Thị Hoa và cộng sự đã công bố ở Sơn Trà có 18 loài lƣỡng cƣ thuộc 6 họ,
1 bộ trong đó có 1 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 2 loài có tên

trong Danh lục đỏ quốc tế IUCN (2013) [7].Tuy nhiên việc nghiên cứu về nòng
nọc lƣỡng cƣ thì chƣa có một tác giả nào nghiên cứu. Chính vì vậy, việc điều tra
nghiên cứu một cách có hệ thống về nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở đây là việc
làm cần thiết, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác bảo tồn bền
vững nguồn tài nguyên này. Do đó chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm
nòng nọc một số loài lƣỡng cƣ tại KBTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài Lƣỡng cƣ ở KBTTN
Sơn Trà bổ sung tƣ liệu cho bộ môn Herpetology, góp phần đánh giá tiềm năng
đa dạng sinh học Lƣỡng cƣ, đồng thời làm cơ sở góp xây dựng các biện pháp
bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài và góp phần nâng cao năng lực cho các nhà
lƣỡng cƣ bò sát học.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đa dạng thành phần nòng nọc Lƣỡng cƣ khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng khóa định loại nòng nọc các loài lƣỡng cƣ KBTTN Sơn Trà
- Đặc điểm các giai đoạn phát triển nòng nọc một số loài Lƣỡng cƣ.
- Đặc điểm hình thái nòng nọc thích nghi với môi trƣờng sống
- Sự phân bố nòng nọc tại vùng nghiên cứu


3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Bổ sung tƣ liệu về thành phần loài, đặc điểm hình thái và các giai đoạn
phát triển nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở KBTTN Sơn Trà.
- Cung cấp thông tin về địa điểm phân bố, sinh cảnh sống làm cơ sở cho
việc xây dựng bản đồ phân bố các loài lƣỡng cƣ ở vùng nghiên cứu, phục vụ cho
công tác bảo tồn.



4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới
Nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ trên thế giới đƣợc thực hiện từ những năm
cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 bởi các tác giả nhƣ Gesner (1551 - 1604), Rosel
Von Rosenhof (1753 - 1758)... đã mô tả sự phát triển của nhiều loài lƣỡng cƣ từ
ấu trùng đến trƣởng thành [trích theo 48].
Tiếp theo đó, các nghiên cứu mô tả về Đĩa miệng nòng nọc của các loài và
các giai đoạn phát triển chi trƣớc, chi sau... của nòng nọc đƣợc đề cập đến nhƣ
của Swammerdam (1737 - 1738), Saint-Ange (1831), Duges (1834), Keiffer
(1888), Gutzeit (1889)... [trích theo 48].
Smith đã mô tả nòng nọc của 5 loài thuộc các giống Microhyla, Rana và
Bufo ở khu vực Thái Lan và Singapore (năm 1916) [52].
Năm 1960, Gosner đã có công trình nghiên cứu có tính hệ thống và đầy đủ
về các giai đoạn phát triển của nòng nọc lƣỡng cƣ. Trong đó tác giả đã phân chia
quá trình phát triển nòng nọc lƣỡng cƣ thành 46 giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi
hoàn thiện biến thái [31].
Heyer (1971) đã mô tả nòng nọc của 19 loài thuộc các họ Bufonidae,
Microhylidae, Ranidae và Rhacophoridae ở Thái Lan [39 ].
Năm 1972, Berry đã mô tả nòng nọc của 4 loài lƣỡng cƣ ở khu vực Tây
Malaysia kèm theo 4 loài đang còn nghi ngờ về vị trí phân loại của chúng [27].
Tiếp theo đó, nhiều nghiên cứu về hình thái nòng nọc cũng nhƣ đặc điểm sinh
học sinh thái của chúng đƣợc tiến hành ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Ở khu vực Đông Nam Á, những tác giả đầu tiên có thể kể đến là Inger R. F.
với công trình nghiên cứu về mô tả và xây dựng khóa định loại, phân tích đặc
điểm sinh thái nòng nọc các loài lƣỡng cƣ (1983, 1985) [40, 41]. Sau năm 1990,



5

các nghiên cứu về nòng nọc lƣỡng cƣ ở khu vực này bắt đầu phát triển cả về
nghiên cứu hình thái và sinh học, sinh thái.
Tác giả Leong, Chou (1998 - 2000) nghiên cứu nòng nọc của lƣỡng cƣ ở
Singapore, đã mô tả và xây dựng khoá định loại cho 25 loài thuộc 14 giống, 5 họ,
phân tích sự phát triển qua các giai đoạn, hƣớng sinh sản của các loài cũng nhƣ
về phân bố của các loài theo sinh cảnh [44, 45, 46].
Năm 2004, Leong có mô tả nòng nọc của 6 loài lƣỡng cƣ thuộc các giống
Microhyla, Limnonectes và Rhacophorus ở bán đảo Malaysia [47].
Bên cạnh các nghiên cứu về hình thái, các tác giả đồng thời cũng đƣa ra
những nghiên cứu về giải phẫu phần miệng của các loài.
Năm 1997, Chou và Lin có nghiên cứu về nòng nọc của Đài Loan, đã xây
dựng khoá định loại, mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu miệng nòng
nọc của 29 loài của 10 giống thuộc các họ Bufonidae, Hylidae, Microhylidae,
Ranidae và Rhacophoridae [53]. Grosjean và cộng sự (2004) có phân tích về
hình thái, giải phẫu đĩa miệng của các loài trong giống Hoplobatrachus [33].
Năm 2008, Haas và Das có nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng,
cấu tạo, cách sắp xếp răng sừng... của Ansonia hanitschi và Polypedates colletti
ở Malaysia [35].
Cũng dựa trên các nghiên cứu về nòng nọc, Delorme và cs. (2005) đã có
nghiên cứu tu chỉnh nòng nọc của các loài trong 2 họ Ranidae và Rhacophoridae
cũng nhƣ xây dựng cây phân loại các loài trong giống Aquixalus [29].
Năm 2005, Inthara và cộng sự có mô tả về cấu trúc đĩa miệng và phân bố
về nòng nọc của 44 loài lƣỡng cƣ ở Thái Lan [42]. Grosjeans phân tích biến dị
hình thái qua các giai đoạn phát triển nòng nọc lƣỡng cƣ trên đối tƣợng Rana
nigrovitata từ giai đoạn 26 đến 38 [34].
Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu về nòng nọc, nhiều loài mới cho khoa học
đƣợc công bố nhƣ loài Limnonectes megastomias (họ Dicroglossidae) ở Thái
Lan theo mô tả của McLeod (2008) [49].



6

Có thể nói, nghiên cứu về nòng nọc các loài lƣỡng cƣ trên thế giới đã đƣợc
tiến hành kỹ lƣỡng về cả hình thái, giải phẫu cũng nhƣ sinh học, sinh thái, phát
triển của các loài. Điển hình nhƣ chuyên khảo về nòng nọc lƣỡng cƣ của
McDiamid và Altig (1999) [48].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc lƣỡng cƣ ở Việt Nam có thể kể đến là của
Smith (1924) ở cao nguyên Langbiang Đà Lạt về nòng nọc của loài Rana johnsi
thu từ năm 1917 ở độ cao 1.000m [trích 22]. Tiếp đó là nghiên cứu của Bourret
(1942) về lƣỡng cƣ vùng Đông Dƣơng, tác giả đã mô tả và xây dựng khoá định
loại cho nòng nọc của 62 loài lƣỡng cƣ, trong đó có các loài của Việt Nam [28].
Những nghiên cứu tiếp theo của các tác giả Việt Nam từ sau năm 1990 do
các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện nhƣ Hồ
Thu Cúc [6]... Đáng chú ý là nghiên cứu trên ếch đồng của Nguyễn Kim Tiến
(2000) [26], tác giả đã bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của
Gosner (1960) và đƣa ra ảnh hƣởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến
thái của nòng nọc ếch đồng.
Thời kỳ tiếp theo, các nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp tác với các
nhà khoa học nƣớc ngoài:
Grosjean (2001) [32] mô tả nòng nọc loài Leptobrachium echiiratum ở
KBTTN Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và so sánh đặc điểm các loài trong giống
Leptobrachium ở Việt Nam.
Các tác giả Ziegler, Vences (2002) [54] nghiên cứu nòng nọc của loài
Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ. Delomer và cs. (2005) [29] đã xây
dựng cây phát sinh các loài thuộc 2 họ Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam
dựa trên mẫu vật nòng nọc các loài thuộc 2 họ này.
Năm 2005, Grosjean có mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu phần miệng và

phân tích sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái theo các giai đoạn của nòng nọc
loài Rana nigrovitata ở VQG Bến En [34].


7

Hendrix và cộng sự [36] có mô tả về nòng nọc của loài Rhacophorus
annamensis. (2007) và loài Microhyla fissipes ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh
Quảng Bình (2008) [37].
Cũng với các mẫu thu đƣợc ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Hendrix và cs.
(2009) đã có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nòng nọc loài Cóc rừng
Ingerophrynus galeatus [38].
Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở hệ sinh
thái rừng Tây Nghệ An đã xác định nòng nọc của 15 loài lƣỡng cƣ, đồng thời
đƣa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn
của nòng nọc một số loài [22]. Trên cơ sở những dẫn liệu ban đầu đó, tác giả đã
có nghiên cứu tiếp tục về nòng nọc các loài trong giống Limnonectes Fitzinger
(2008) [23] và họ Megophryidae ở miền núi Tây Nghệ An (2009) [24].
Thời gian sau này, các nghiên cứu về nòng nọc các loài trong điều kiện
nuôi đối với những loài quý, hiếm và có giá trị khoa học, thẩm mĩ nhƣ là một
giải pháp bảo tồn ngoại vi nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử
dụng và xuất khẩu cũng đƣợc thực hiện. Theo hƣớng này, các tác giả Lê Vũ
Khôi, Đặng Tất Thế, Hà Thị Tuyết Nga (2009) có nghiên cứu về sinh trƣởng và
phát triển của Chẫu chàng xanh đốm Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi
tại Trại thực nghiệm Từ Liêm, Hà Nội [9].
Năm 2010, Lê Thị Quý nghiên cứu nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở VQG
Bạch Mã đã xác định đƣợc nòng nọc của 18 loài lƣỡng cƣ, đồng thời đƣa ra dẫn
liệu sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số
loài, làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố các loài lƣỡng cƣ ở vùng
nghiên cứu, phục vụ cho công tác bảo tồn [16].

Năm 2011, các tác giả Lê Thị Thu, Cao Tiến Trung đã mô tả đặc điểm sinh
học cóc nhà Duttaphrynus melanosticus (Schneider, 1799) ở miền tây Nghệ An
[25].


8

Năm 2012, Lê Thị Quý và cs. đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của hai
loài Microhyla butleri và M. heymonsi ở VQG Bạch Mã. Đồng thời bổ sung mở
rộng vùng phân bố của loài Microhyla butleri cho vùng nghiên cứu [17]. Cũng
tại VQG Bạch Mã, Lê Thị Quý và c.s đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc và
con non của Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis (Smith, 1924) [18].
Năm 2013, Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý dựa trên phân tích các mẫu thu
đƣợc ở VQG Pù Mát và KBTTN Pù Huống đã mô tả đặc điểm sinh học nòng
nọc loài Rana johnsi Smith, 1921 [20].
Năm 2013, Trần Mỹ Linh nghiên cứu sự phân bố của các loài ếch cây
(Rhacophoride) tại KBTTN Sơn Trà Đà Nẵng đã mô tả một số giai đoạn nòng
nọc loài Polypedates mutus. [11].
Nhƣ vậy, nghiên cứu nòng nọc lƣỡng cƣ ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu và
cần có thêm nhiều các nghiên cứu hơn nữa. Riêng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn
Trà chƣa có nghiên cứu nào riêng về nòng nọc các loài lƣỡng cƣ ở đây. Vì vậy, nội
dung nghiên cứu của đề tài là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.2.1. Cơ sở khoa học
- Môi trƣờng sống sinh thái của nòng nọc sẽ hƣởng đến cá thể lƣỡng cƣ
trƣởng thành sau này và từ đó tác động lên quần thể lƣỡng cƣ vì nòng nọc là một
giai đoạn phát triển của cá thể.
- Sự chiếm cứ theo không gian của các nhóm lƣỡng cƣ khác nhau nhƣ:
nhóm trên cây, nhóm ở mặt nƣớc, nhóm ở bờ ruộng, nhóm chui luồn dƣới đất,
nhóm ở gần khu dân cƣ và ven làng,..., sự phân bố này cũng tƣơng đồng với

sự phân bố của nòng nọc ở những nơi có nƣớc trong thời gian sinh sản của
Lƣỡng cƣ.
- Môi trƣờng thuận lợi, không ô nhiễm thì nòng nọc sẽ phát triển nhanh và
cá thể trƣởng thành cũng có khả năng thích nghi cao và ngƣợc lại.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn


9

- Việc chặt phá rừng làm nông nghiệp, làm nƣơng rẫy làm cho không gian
sống của loài bị thu hẹp.
- Việc xả thải của các khu du lịch các công trình du lịch và các công trình
khác hay nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý làm ô nhiễm môi trƣờng sống của
nòng nọc các loài lƣỡng cƣ.
Trƣớc thực trạng trên, việc nghiên cứu về đặc điểm nòng nọc là cần thiết
nhằm bổ sung thành phần loài và góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc
bảo vệ, duy trì và phát triển chúng cũng chính là bảo vệ bền vững các quần thể
lƣỡng cƣ nói chung.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lí và địa hình: Bán đảo Sơn Trà có tọa độ địa lí: Kinh độ Đông từ
108o12‟45” đến 108o20‟40”; vĩ Bắc 16o05‟50” đến 16o09‟06” và nằm theo
hƣớng Đông- Tây, có chiều dài khối núi 13 km, chiều rộng từ 1,5- 5km; chu vi
bán đảo khoảng 60 km. trong đó ¾ là giáp biển, độ cao trung bình của bán đảo
là 350m, điểm cao nhất là (đỉnh Ốc) cao 696m, tiếp đến là điểm truyển hình cao
647m, đỉnh quả cầu cao 621m[55]
1.3.2. Địa hình, địa chất
Địa chất thổ nhƣỡng : Sơn Trà đƣợc hình thành từ kỉ Cambi cách đây 2000
triệu năm, cấu tạo bởi mac axit, quá trình hình thành chính là rửa trôi các chất
kim loại kiềm, kiềm thổ silic, tích lũy sắt nhôm của sản phẩm phong hóa và

sƣờn tích.
Về thổ nhƣỡng, Bán đảo Sơn Trà có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng nâu,
đất đồi vàng nâu và đất cát ven biển. Do có cấu tạo từ đá granit nên đất chủ yếu
là feralit vàng nâu phát triển trên đá granit, đất có thành phần cơ giới nhẹ khả
năng giữ nƣớc kém[55]
1.3.3. Khí hậu thủy văn


10

Đặc điểm khí hậu : Sơn Trà có khí hậu nhiệt đới biển và chịu ảnh hƣởng
của hoàng liên cực đới lạnh. Tổng nhiệt lƣợng trung bình hàng năm 87009362oC, nhiệt độ trung bình năm là 24-35oC, biên độ nhiệt độ năm 7-9oC, biên
độ nhiệt ngày 1,5-2oC biên độ nhiệt độ đêm 7,1oC. Tổng số giờ nắng trong năm
1.800-2.000 giờ. Mùa hè (tháng 1-8) nhiệt độ trung bình từ 28-29oC. Mùa đông
(tháng 9-12) nhiệt độ trung bình 21-23oC
Đặc điểm thủy văn : Bán đảo Sơn Trà có hoảng 20 con suối chảy quanh
năm hoặc theo mùa. Có 2 con suối lớn nhất là suối Đá và suối Heo, là nguồn
cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống trong vùng.
Bảng 1.1 Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2016
Tháng

1

Năm

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm

Nhiệt độ (oC) 23,1 24,3 24,6 26,9 29,4 29,6 29,1 28,1 27,7 25,9 23,7 22,5
Độ ẩm%

84

85

83

83


77

77

77

82

83

85

88

84

26,2
82,3

Nguồn:Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ

Lƣợng mƣa:
Bảng 1.2 .Lượng mưa (mm) trung bình qua các tháng ở Đà Nẵng
Tháng
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

CT

Cả
năm

Lƣợng
mƣa

176 0 12,3 56,7 192,4 177,1 225,9 560,2 306,6 87,5 842,5 107,6 3532,3
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ

1.3.4. Tài nguyên rừng

1.3.4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng
Bán đảo Sơn Trà đƣợc bao phủ bởi kiểu rừng kín thƣờng xanh vào mùa
mƣa nhiệt đới. Nhƣng do tác động cuả con ngƣời diện tích rừng ngày càng bị
thu hẹp. theo thống kê năm 1989 rừng chỉ còn chiếm 67% diện tích của bán đảo


11

Sơn Trà. Trong đó rừng trung bình còn 400ha, chiếm 9% diện tích; rừng phục
hồi 2.610,6 ha, chiếm 58,8% diện tích; còn lại là trảng cây bụi và trảng cỏ.
Tài nguyên động vật: Khu hệ động vật trên cạn ở bán đảo Sơn Trà đƣợc ghi
nhận hơn 300 loài, trong đó có 36 loài thú; 104 loài chim; 70 loài lƣỡng cƣ - bò
sát; 113 loài côn trùng.
Tài nguyên thực vật: Bán đảo Sơn Trà cũng có sự đa dạng về cấu trúc thành
phần loài: tổng số loài thực vật bậc cao là 985 loài, chiếm 9,37% loài thực vật cao
cấp cảu Việt Nam, thuộc 483 chi và 143 họ. Tổng số loài quý hiếm là 22 loài.[56]
1.3.4.2. Đa dạng thực vật rừng
Với diện tích khá nhỏ (gần 4.439 ha) nhƣng khu hệ thực vật ở bán đảo Sơn
Trà rất đa dạng với 985 loài thực vật bậc cao, trong khi hệ sinh thái đất liền nhƣ
Vƣờn quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh (Gia Lai) cũng chỉ có 1.020 loài thực vật
trên diện tích 41.780 ha; VQG Núi Chúa (Ninh Thuận) có 1.504 loài thực vật
trên tổng diện tích là 29.865ha; và gần hơn là KBTTN Bà Nà - Núi Chúa (TP.
Đà Nẵng) có 759 loài thực vật trên diện tích 28.900 ha. Đặc biệt, tại bán đảo Sơn
Trà còn có 22 loài thực vật quý, hiếm cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn, trong đó có loài
chò đen đƣợc xếp hạng cực kỳ nguy cấp (CR) trong Danh lục đỏ IUCN.
Nhóm cây thuốc: có 143 loài, trong đó có một số loài có thể khai thác đƣợc là
Bách bộ, Thiên môn, Mãn kinh tử, Sầu đâu rừng. Ngoài ra còn một số loài có giá
trị khác nhƣ: Ngũ gia bì, Lá khôi, kim ngân nhƣng với số lƣợng cá thể không nhiều.
Nhóm cây dầu nhựa: thống kê đƣợc 11 loài, trong đó sản phẩm của cây
Chò chai bị khai thác rất nhiều; nhóm cây cảnh thống kê đƣợc 104 loài; nhóm

cây đan lát có 31 loài, trong đó có 5 loài mây, song có thể sử dụng đƣợc. Lá nón
là loài cây phổ biến dƣới tán rừng và mọc rất nhiều ở ven rừng Sơn Trà; nhóm
cây cho củ, lá, ăn quả có 57 loài; nhóm cây gỗ (trên 30 cm) có 143 loài.
Hệ thực vật ở bán đảo Sơn Trà đa dạng về loài, trong đó ngành hạt kín giữ
vai trò quan trọng vì chúng có số lƣợng họ, chi, loài nhiều nhất; lớp 2 lá mầm
giữ vai trò ƣu thế hơn so với lớp một lá mầm.


12

Hệ thực vật ở Sơn Trà có tính đa dạng về họ, chi, loài. Đã thống kê đƣợc
985 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 143 họ (trong đó 143 loài này có giá trị
dƣợc liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị đan lát, 134 loài có giá
trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ, quả làm thức ăn cho ngƣời và động
vật và 22 loài thực vật quý hiếm). Tuy trong một diện tích nhỏ chỉ
chiếm 0,014% diện tích của cả nƣớc nhƣng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số
họ thực vật của Việt Nam, số chi chiếm 19,13% tổng số chi của Việt Nam, số
loài chiếm 9,37% số loài của Việt Nam.
Hệ thực vật trên KBTTN Sơn Trà cấu thành nên 4 kiểu hệ sinh thái rừng
chính gồm: rừng thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ven biển; rừng phục hồi; trảng
cỏ, cây bụi; rừng trồng. Trong đó, sinh cảnh rừng thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt
đới ven biển; rừng phục hồi; trảng cỏ, cây bụi là nơi trú ngụ vô cùng quan trọng
của các loài động vật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có hơn 150 loài
thực vật nơi đây đƣợc ghi nhận là thức ăn của loài voọc chà vá chân nâu.
Hệ thực vật Sơn Trà thể hiện tính giao lƣu của hai luồng thực vật phía Bắc
xuống và phía Nam lên. Hiện trạng hệ thực vật Sơn Trà xuất hiện phổ biến nhiều
loài thực vật ƣa sáng thuộc các họ: cà phê, cam, trôm, mua, đay... Là những loài
thực vật chỉ thị theo diễn thế đi xuống. Điều đó chứng tỏ hệ thực vật Sơn Trà
đang bị tác động mạnh theo chiều hƣớng xấu, cần đƣợc giữ gìn và bảo tồn kịp
thời.[56]

1.3.4.3. Đa dạng tài nguyên động vật rừng
Thành phần loài khu hệ động vật Sơn Trà:
Khu hệ động vật trên cạn ở bán đảo Sơn Trà đƣợc ghi nhận hơn 300 loài,
trong đó có 36 loài thú; 104 loài chim; 70 loài lƣỡng cƣ - bò sát; 113 loài côn
trùng. Đặc biệt, khu hệ thú của bán đảo Sơn Trà có sự phân bố của 3 oài linh
trƣởng là cu li nhỏ, khỉ vàng và voọc chà vá chân nâu. Trong đó, voọc chà vá
chân nâu là loài đặc hữu của khu vực Đông Dƣơng, đƣợc xếp ở mức nguy cấp
trong Danh lục đỏ IUCN (2016), Sách đỏ Việt Nam (2007) và nằm trong Danh


×