Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở vườn quốc gia bạch mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

LÊ THỊ QUÝ

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI
LƯỠNG CƯ Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


VINH - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

LÊ THỊ QUÝ

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI
LƯỠNG CƯ Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Xuân Quang


VINH - 2010



ii
LI CM N

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Tôi đà nhận đợc sự hớng dẫn khoa học, sự
chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, PGS. TS. Hoàng Xuân Quang. Xin đợc kính gửi tới
Thầy tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Sinh
học và Tổ bộ môn Động vật - Sinh lý đà tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin đợc gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên của VQG
Bạch MÃ, đặc biệt là TS. Huỳnh Văn Kéo đà tạo điều kiện và cho phép tôi tiến hành
thu các mẫu cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin cảm ơn các em sinh viên khoá 48 và 49 A, B - Khoa Sinh học đà tham gia
trong quá trình thu mẫu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngời thân đà động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu!
Vình, tháng 12 năm 2010
Tác gi¶


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG
VNC
LTRF


Vườn Quốc gia
Vùng nghiên cứu

Công thức răng
Giai đoạn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.....................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.................................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ...................................................3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới.......................3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam........................5
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu...............................6
1.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................6
1.2.2. Địa hình, địa chất.................................................................................6
1.2.3. Khí hậu thủy văn..................................................................................7
1.2.4. Tài ngun rừng....................................................................................7
1.2.5. Tình hình dân sinh................................................................................9
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ ..........................................10
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................10
2.1. Địa điểm, thời gian....................................................................................10
2.2. Tư liệu.........................................................................................................10
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................10
2.3.1. Nghiên cứu thực địa............................................................................10

2.3.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật.........................................13
2.3.3. Dụng cụ hố chất................................................................................13
2.3.4. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm..................................................13
2.3.4.1. Phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc....................................13
2.3.4.2. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc ............16
2.3.4.3. Phương pháp định loại ................................................................17
2.3.4.4. Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc ......................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................19
3.1. Đa dạng nịng nọc các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã..........................19


3.2. Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nịng nọc các lồi
lưỡng cư.............................................................................................................20
3.2.1. Khố định loại.....................................................................................20
3.2.2. Đặc điểm hình thái phân loại nịng nọc các lồi lưỡng cư............23
3.2.2.1. Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Gunther, 1864)......................23
3.2.2.2. Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)..........25
3.2.2.3. Cóc mày Leptobrachium sp..........................................................29
3.2.2.4. Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893)...........31
3.2.2.5. Cóc mắt bên Xenophrys major (Boulenger, 1908).......................33
3.2.2.6. Cóc mắt chân dài Megophrys longipes Boulenger, 1886 "1885" 35
3.2.2.7. Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri Boulenger, 1900....................37
3.2.2.8. Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911...................39
3.2.2.9. Ngoé Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829).......................40
3.2.2.10. Ếch poi lan Limnonectes poilani (Bourret, 1942) .......................43
3.2.2.11. Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937)................46
3.2.2.12. Ếch gai Quasipaa sp.....................................................................48
3.2.2.13. Ếch bám đá Amolops ricketii (Boulenger, 1899).......................51
3.2.2.14. Ếch suối Hylarana nigrovitata (Blyth, 1856)...............................53
3.2.2.15. Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829)

.....................................................................................................................56
3.2.2.16. Ếch cây Polypedates sp. ..............................................................59
3.2.2.17. Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis Smith, 1924...........61
3.2.2.18. Ếch cây Rhacophorus sp..............................................................64
3.2.3. Nhận xét về vị trí phân loại nịng nọc các loài ...............................73
3.2.4. Đặc điểm các giai đoạn phát triển nịng nọc các lồi lưỡng cư....76
3.3. Đặc điểm mơi trường sống và phân bố nịng nọc các lồi lưỡng cư...87
3.4. Đặc điểm hình thái nịng nọc thích nghi với mơi trường sống ............99
3.4.1. Hình thái nịng nọc thích nghi với thuỷ vực nước chảy - nước
đứng...............................................................................................................99
3.4.2. Hình thái nịng nọc thích nghi với các tầng nước............................99
3.5. Đặc điểm phân bố các lồi theo độ cao, đai khí hậu vùng nghiên cứu
...........................................................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................105
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................................................106
CỦA TÁC GIẢ.......................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................107


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu nòng nọc ở VQG Bạch Mã
Bảng 3.1. Danh lục nòng nọc các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã
18
Bảng 3.2. Khóa định loại nịng nọc các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã
19
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Ingerophrynus galeatus
23
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Leptobrachium chapaense
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Leptobrachium sp.

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptolalax pelodytoides
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Xenophrys major
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Megophrys longipes
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Microhyla butleri
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Microhyla heymonsi
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Fejervarya limnocharis
41
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Limnonectes poilani
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Quasipaa verrucospinosa
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Quasipaa sp.
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Amolops ricketii
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Hylarana nigrovitata
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Polypedates leucomystax
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Polypedates sp.
Bảng 3.19. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Rhacophorus annamensis
Bảng 3.20. Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc của Rhacophorus sp.
Bảng 3.21. So sánh đặc điểm của nịng nọc các lồi trong giống Quasipaa
Bảng 3.22. So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Rhacophorus
Bảng 3.23. Tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau ở các giai đoạn của
nịng nọc một số lồi lưỡng cư
Bảng 3.22. Hệ số tương quan giữa tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau
qua các giai đoạn của nòng nọc một số loài lưỡng cư
Bảng 3.23. Tổng hợp tỉ lệ giữa các phần cơ thể nịng nọc các lồi ở VNC
Bảng 3.24. Phân bố của nòng nọc và cá thể trưởng thành theo độ cao

10

26
29
31

33
35
37
39
44
46
49
51
54
56
59
61
64
72
74
75
77
78
96


v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn mối quan hệ về tỉ lệ chiều dài thân/dài chi sau của nịng
nọc một số lồi trong VNC
Biểu đồ 3.2. So sánh các tỉ lệ giữa hai loài Leptobrachium chapaense và
Leptobrachium sp.
Biểu đồ 3.3. So sánh các tỉ lệ giữa hai loài Microhyla butleri và Microhyla
heymonsi
Biểu đồ 3.4. So sánh các tỉ lệ giữa hai loài Polypedates leucomystax và

Polypedates sp.
81
Biểu đồ 3.5. So sánh các tỉ lệ giữa hai loài Quasipaa verrucospinosa và
Quasipaa sp.
Biểu đồ 3.6. So sánh các tỉ lệ giữa hai loài Rhacophorus annamensis và
Rhacophorus sp.

76
80
80

81
82


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
11
Hình 2.2. Vị trí mắt của nịng nọc
12
Hình 2.3. Các dạng đĩa miệng ở nịng nọc
12
Hình 2.4. Vị trí của đĩa miệng ở nịng nọc lưỡng cư
13
Hình 2.5. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc
13
Hình 2.6. Các dạng gai thịt ở nịng nọc
14
Hình 2.7. Các dạng bao hàm ở nịng nọc

14
Hình 2.8. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nịng nọc lưỡng cư
15
Hình 2.9. Phương pháp đo nịng nọc
16
Hình 2.10. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nịng nọc
17
Hình 3.1. Đĩa miệng nịng nọc của Cóc rừng Ingerophrynus galeatus
23
Hình 3.2. Đĩa miệng nịng nọc của Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense
25
Hình 3.3. Đĩa miệng nịng nọc của Leptobrachium sp.
29
Hình 3.4. Đĩa miệng nịng nọc của Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides
31
Hình 3.5. Đĩa miệng nịng nọc của Cóc mắt bên Xenophrys major
33
Hình 3.6. Đĩa miệng nịng nọc của Cóc mắt chân dài Megophrys longipes
35
Hình 3.7. Đĩa miệng nịng nọc của Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri
36
Hình 3.8. Đĩa miệng nịng nọc của Nhái bầu hây mơn Microhyla heymonsi 38
Hình 3.9. Đĩa miệng nịng nọc của Ng Fejervarya limnocharis
40
Hình 3.10. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch poi lan Limnonectes poilani
43
Hình 3.11. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa
46
Hình 3.12. Đĩa miệng nịng nọc của Quasipaa sp.
48

Hình 3.13. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch bám đá Amolops ricketii
51
Hình 3.14. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch suối Hylarana nigrovitata
53
Hình 3.15. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax 56
Hình 3.16. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch cây Polypedates sp.
58
Hình 3.17. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis 61
Hình 3.18. Đĩa miệng nịng nọc của Ếch cây Rhacophorus sp.
63
Hình 3.19. Các lồi nịng nọc ở VNC
65
Hình 3.20. Đĩa miệng nịng nọc của các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã
70
Hình 3.21. Các sinh cảnh thu mẫu
88
Hình 3.22. Nơi thu mẫu nịng nọc ở VQG Bạch Mã
89
Hình 3.23. Đĩa miệng các lồi thích nghi với ăn mặt nước
94
Hình 3.24. Đĩa miệng các lồi thích nghi với ăn tầng giữa
95
Hình 3.25. Đĩa miệng các lồi thích nghi với ăn đáy
95
Hình 3.26. Các dạng hình thái nịng nọc theo độ cao VNC
99


vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các loài lưỡng cư hiện biết ở VQG Bạch Mã
Phụ lục 2. Bảng tỉ lệ giữa các phần cơ thể nòng nọc các loài lưỡng cư
Phụ lục 3. Thống kê điều kiện môi trường ở các lần thu mẫu


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có tính đa dạng cao về các loài lưỡng cư. Cho đến nay, ở nước
ta hiện biết 176 lồi lưỡng cư, trong đó có rất nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và phát
hiện nhiều loài mới [37]. Tuy nhiên, danh sách các loài lưỡng cư ở Việt Nam được xây
dựng chủ yếu dựa trên nghiên cứu các cá thể trưởng thành, những nghiên cứu về nòng
nọc của chúng còn chưa nhiều và chưa được thực hiện một cách có hệ thống.
VQG Bạch Mã có toạ độ địa lý 16005' - 16016' vĩ độ Bắc và 107043' - 107054' kinh
độ Đông, nằm trên địa phận hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế và
một phần diện tích (3.107 ha) thuộc huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam. Hiện tại VQG
Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 12.064,8 ha.
Đây cũng là khu vực nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc và cũng là phần cuối
của khu phân bố địa lý động vật ếch nhái bò sát Bắc Trung Bộ [5], dãy núi Bạch Mã,
Hải Vân được xem là ranh giới khí hậu hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Đã có nhiều
nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Bạch Mã được tiến hành bởi các tác giả trong và ngoài
nước như Bourret R. (1927 - 1942), Smith M. A. (1942), Ngô Đắc Chứng (1995) [1],
Hồng Xn Quang, Ngơ Đắc Chứng (1999) [6]; Lê Vũ Khơi và cs. (2004) [3], Hồng
Xn Quang và cs. (2007) [7, 8]... Cho đến nay, ở VQG Bạch Mã hiện biết 37 loài
lưỡng cư, chiếm 22,84% tổng số loài so với cả nước [7, 8].
Với đặc điểm đặc trưng về điều kiện địa hình, khí hậu ở các độ cao khác nhau (đến
1.700 m), số lượng loài lưỡng cư ở đây chắc chắn chưa được ghi nhận hết. Vì vậy
nghiên cứu nịng nọc các lồi sẽ góp phần bổ sung thành phần loài lưỡng cư cho danh
lục của VQG cũng như đánh giá được tình trạng và sự phân bố của chúng. Chính vì vậy,
chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng

cư ở Vườn Quốc gia Bạch Mã”.
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học nịng nọc một số lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã
làm cơ sở góp phần xây dựng các biện pháp bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài, đồng thời
bổ sung tư liệu cho bộ môn Herpetology ở nước ta.


2
2. Nội dung nghiên cứu
-

Sự đa dạng thành phần loài nịng nọc lưỡng cư ở VQG Bạch Mã

-

Đặc điểm hình thái nịng nọc các lồi lưỡng cư và các giai đoạn phát triển nịng nọc
một số lồi ở VNC.

-

Đặc điểm mơi trường sống và sự phân bố nịng nọc các lồi theo sinh cảnh và các
đai khí hậu VNC.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Bổ sung tư liệu về thành phần lồi, đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển
nịng nọc các lồi lưỡng cư ở VQG Bạch Mã.

-


Cung cấp thông tin về địa điểm phân bố, sinh cảnh sống làm cơ sở cho việc xây
dựng bản đồ phân bố các loài lưỡng cư ở vùng nghiên cứu, phục vụ cho công tác
bảo tồn.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới
Nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới được thực hiện từ những năm cuối thế
kỷ 15 đầu thế kỷ 16 bởi các tác giả như Gesner (1551 - 1604), Rosel Von Rosenhof
(1753 - 1758)... đã mô tả sự phát triển của nhiều loài lưỡng cư từ ấu trùng đến trưởng
thành [35].
Tiếp theo đó, các nghiên cứu mơ tả về Đĩa miệng nịng nọc của các loài và các giai
đoạn phát triển chi trước, chi sau... của nòng nọc được đề cập đến như của
Swammerdam (1737 - 1738), Saint-Ange (1831), Duges (1834), Keiffer (1888), Gutzeit
(1889)... [35].
Smith M. A. đã mơ tả nịng nọc của 5 loài thuộc các giống Microhyla, Rana và
Bufo ở khu vực Thái Lan và Singapore (năm 1916) và nòng nọc của 16 loài thuộc các
giống Rana, Rhacophorus, Microhyla, Megophrys và Bufo ở Thái Lan (1917) [38].
Năm 1960, Gosner K. L. đã có cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống và đầy đủ
về các giai đoạn phát triển của nịng nọc lưỡng cư. Trong đó tác giả đã phân chia q
trình phát triển nịng nọc lưỡng cư thành 46 giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi hoàn thiện
biến thái [18].
Heyer R. W. (1971) đã mơ tả nịng nọc của 19 loài thuộc các họ Bufonidae,
Microhylidae, Ranidae và Rhacophoridae ở Thái Lan [26 ].
Năm 1972, Berry P. Y. đã mơ tả nịng nọc của 4 lồi lưỡng cư ở khu vực Tây
Malaysia kèm theo 4 lồi đang cịn nghi ngờ về vị trí phân loại của chúng [14].
Tiếp theo đó, nhiều nghiên cứu về hình thái nịng nọc cũng như đặc điểm sinh học

sinh thái của chúng được tiến hành ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Ở khu vực Đơng Nam Á, những tác giả đầu tiên có thể kể đến là Inger R. F. với
cơng trình nghiên cứu về mơ tả và xây dựng khóa định loại, phân tích đặc điểm sinh thái
nịng nọc các lồi lưỡng cư (1983, 1985) [27, 28]. Sau năm 1990, các nghiên cứu về
nòng nọc lưỡng cư ở khu vực này bắt đầu phát triển cả về nghiên cứu hình thái và sinh
học, sinh thái.


4
Tác giả Leong T. M., Chou L. M. (1998 - 2000) nghiên cứu nòng nọc của lưỡng
cư ở Singapore, đã mơ tả và xây dựng khố định loại cho 25 lồi thuộc 14 giống, 5 họ,
phân tích sự phát triển qua các giai đoạn, hướng sinh sản của các loài cũng như về phân
bố của các loài theo sinh cảnh [31, 32, 33].
Năm 2004, Leong T. M. có mơ tả nịng nọc của 6 lồi lưỡng cư thuộc các giống
Microhyla, Limnonectes và Rhacophorus ở bán đảo Malaysia [34].
Bên cạnh các nghiên cứu về hình thái, các tác giả đồng thời cũng đưa ra những
nghiên cứu về giải phẫu phần miệng của các lồi.
Năm 1997, Wen-hao Chou và Jun-yi Lin có nghiên cứu về nòng nọc của Đài Loan,
đã xây dựng khố định loại, mơ tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu miệng nịng
nọc của 29 lồi của 10 giống thuộc các họ Bufonidae, Hylidae, Microhylidae, Ranidae
và Rhacophoridae [39]. Grosjean S., Vences M., Dubois A. (2004) có phân tích về hình
thái, giải phẫu đĩa miệng của các lồi trong giống Hoplobatrachus [20]. Năm 2008,
Haas A. và Das I. có nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng, cấu tạo, cách
sắp xếp răng sừng... của Ansonia hanitschi và Polypedates colletti ở Malaysia [22].
Cũng dựa trên các nghiên cứu về nòng nọc, Delorme M và cs. (2005) đã có nghiên
cứu tu chỉnh nịng nọc của các lồi trong 2 họ Ranidae và Rhacophoridae cũng như xây
dựng cây phân loại các loài trong giống Aquixalus [16].
Năm 2005, Inthara C. và cộng sự có mơ tả về cấu trúc đĩa miệng và phân bố về
nịng nọc của 44 lồi lưỡng cư ở Thái Lan [29, 30]. Grosjeans S. phân tích biến dị hình
thái qua các giai đoạn phát triển nòng nọc lưỡng cư trên đối tượng Rana nigrovitata từ

giai đoạn 26 đến 38 [21].
Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu về nịng nọc, nhiều lồi mới cho khoa học được
cơng bố như lồi Limnonectes megastomias (họ Dicroglossidae) ở Thái Lan theo mơ tả
của McLeod D. S. (2008) [36].
Có thể nói, nghiên cứu về nịng nọc các lồi lưỡng cư trên thế giới đã được tiến
hành kỹ lưỡng về cả hình thái, giải phẫu cũng như sinh học, sinh thái, phát triển của các
lồi. Điển hình như chun khảo về nòng nọc lưỡng cư của McDiamid R. W. và Altig
R. (1999) [35].


5
1.1.2. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam có thể kể đến là của Smith
M. A. (1924) ở cao nguyên Langbiang Đà Lạt về nòng nọc của loài Rana johnsi thu từ
năm 1917 ở độ cao 1.000m [theo 10]. Tiếp đó là nghiên cứu của Bourret R. (1941,
1942) về lưỡng cư vùng Đông Dương, tác giả đã mơ tả và xây dựng khố định loại cho
nịng nọc của 62 lồi lưỡng cư, trong đó có các loài của Việt Nam [15].
Những nghiên cứu tiếp theo của các tác giả Việt Nam từ sau năm 1990 do các nhà
khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện như Hồ Thu Cúc [2]...
Đáng chú ý là nghiên cứu trên ếch đồng của Nguyễn Kim Tiến (2000) [13], tác giả đã
bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của Gosner (1960) và đưa ra ảnh
hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến thái của nòng nọc ếch đồng.
Thời kỳ tiếp theo, các nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở hợp tác với các nhà
khoa học nước ngoài:
Grosjean S. (2001) [19] mơ tả nịng nọc lồi Leptobrachium echiiratum ở KBTTN
Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và so sánh đặc điểm các loài trong giống Leptobrachium ở
Việt Nam.
Các tác giả Ziegler T., Vences M. (2002) [40] nghiên cứu nòng nọc của loài
Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ. Delomer M. và cs. (2005) [16] đã xây dựng
cây phát sinh các loài thuộc 2 họ Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam dựa trên mẫu

vật nịng nọc các lồi thuộc 2 họ này.
Năm 2005, Grosjean S. có mơ tả hình thái, cấu tạo giải phẫu phần miệng và phân
tích sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái theo các giai đoạn của nịng nọc lồi Rana
nigrovitata ở VQG Bến En [21].
Hendrix và cộng sự [23] có mơ tả về nịng nọc của loài Rhacophorus annamensis.
(2007) và loài Microhyla fissipes ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình (2008)
[24].
Cũng với các mẫu thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Hendrix và cs. (2009) đã
có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nịng nọc lồi Cóc rừng Ingerophrynus
galeatus [25].


6
Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở hệ sinh thái rừng
Tây Nghệ An đã xác định nịng nọc của 15 lồi lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu
về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nịng nọc một số lồi
[10]. Trên cơ sở những dẫn liệu ban đầu đó, tác giả đã có nghiên cứu tiếp tục về nịng
nọc các lồi trong giống Limnonectes Fitzinger (2008) [11] và họ Megophryidae ở miền
núi Tây Nghệ An (2009) [12].
Thời gian sau này, các nghiên cứu về nòng nọc các lồi trong điều kiện ni đối
với những lồi quý, hiếm và có giá trị khoa học, thẩm mĩ như là một giải pháp bảo tồn
ngoại vi nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử dụng và xuất khẩu cũng
được thực hiện. Theo hướng này, các tác giả Lê Vũ Khôi, Đặng Tất Thế, Hà Thị Tuyết
Nga (2009) có nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của Chẫu chàng xanh đốm
Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi tại Trại thực nghiệm Từ Liêm, Hà Nội [4].
Như vậy, nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam chưa nhiều và chưa có tính
hệ thống. Riêng ở VQG Bạch Mã chưa có nghiên cứu nào về nịng nọc các lồi lưỡng cư ở
đây. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài là cần thiết và có ý nghĩa thực khoa học và tiễn
cao.
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.2.1. Vị trí địa lý
VQG Bạch Mã có toạ độ địa lý 16005' - 16016' vĩ độ Bắc và 107043' - 107054' kinh
độ Đông, nằm trên địa phận hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế và
một phần diện tích (3.107 ha) thuộc huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam.
Phía Bắc của VQG có đầm Cầu Hai là vùng tiếp nối các đầm Thủy Tú, Thanh Lam
và Tam Giang tạo thành vùng đầm phá lớn nhất Việt Nam. Phía Nam của Vườn nối liền
với ngọn núi Mang cao 1.700 m. Cả hai hướng ranh giới Nam - Bắc đã tạo cho VQG
Bạch Mã đặc điểm đặc thù với độ cao liên tục từ mặt biển lên đến đỉnh núi. Bên cạnh
đó, dãy núi Bạch Mã - Hải Vân được coi là hàng rào khí hậu tạo nên ranh giới giữa hai
miền Bắc và Nam Việt Nam.
1.2.2. Địa hình, địa chất
VQG Bạch Mã là khu vực nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc. Địa hình bị
chia cắt phức tạp, nhiều dải núi với các đỉnh cao trên 1.000 m chạy ngang theo hướng


7
Tây - Đơng và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở với những dốc đứng, dưới chân của
các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với nhiều dòng suối lớn nhỏ góp phần cải tạo
tiểu khí hậu vùng, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi tạo nên đa dạng
sinh học cho VNC.
Đất đai trong khu vực thuộc nhóm đất Feralit, được kiến tạo bởi nền vật chất gồm
các nhóm đá mẹ: nhóm đá Mắc-ma axít, nhóm đá Sét và Biến chất, nhóm mẫu chất Phù
sa cổ và nhóm mẫu chất Phù sa mới.
1.2.3. Khí hậu thủy văn
Bạch Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 24 - 25 0C;
lượng mưa trung bình 3.440 mm với thời gian mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 12; độ ẩm trung bình là 85%, từ độ cao 900 m trở lên sương mù hầu như quanh
năm bao phủ, tạo nên kiểu khí hậu mát mẻ ơn hồ.
Do những đặc điểm đặc trưng về địa hình địa thế, hệ thống thuỷ văn của khu vực
rất dày đặc. Đây là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, suối như sông Tả Trạch, hồ Truồi,

khe Su, Đá Bạc, Hói Rui... Đây là nguồn cung cấp, dự trữ nước cực kỳ quan trọng cho
các xã vùng đệm phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp.
1.2.4. Tài nguyên rừng
a. Hiện trạng tài nguyên rừng
VQG Bạch Mã có các kiểu rừng sau:
Rừng giàu (IIIA3 - IV): Loại rừng này phân bố xung quanh các đỉnh núi cao như
khu vực đỉnh Bạch Mã, động Nôm, động Kijao, động Truồi, khu vực núi Mang... Rừng
ở đây chia làm 3 - 5 tầng. Tầng vượt tán cao 25 - 30 m, tầng ưu thế sinh thái có tán liên
tục cao 18 - 25 m do nhiều loài cây hình thành như Chị chai, Dầu, Ươi, Trâm, Kiền... Ở
độ cao trên 900 m có các lồi cây lá kim ưu thế như Kim giao, Hồng đàn giả, Thơng
tre...
Rừng trung bình (IIIA2): Trạng thái rừng này được hình thành do chiến tranh tác
động, hoặc bị nhân dân khai thác chọn các cây gỗ quý và gỗ lớn. Về thành phần loài và
kết cấu tầng tán gần giống như rừng trạng thái rừng giàu. Các loài cây họ Dầu, nhất là
Chò chai vẫn chiếm ưu thế ở độ cao dưới 900 m, chỉ khác là tầng cây gỗ ưu thế sinh thái
bị đứt đoạn.


8
Rừng nghèo (IIIA1): Trạng thái rừng này phân bố ở vùng thấp gần khu dân cư và
một số đỉnh núi, nơi bị chiến tranh tàn phá trước đây. Tùy mức độ bị tác động mà thành
phần loài và kết cấu tầng tán có khác nhau gồm các lồi cây của họ Dầu và một số họ
khác.
Rừng phục hồi (IIA, IIB): Gồm rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA) và Rừng phục
hồi sau khai thác kiệt (IIB). Đối với loại rừng này thì tuổi rừng và độ cao cây gỗ của
rừng khác nhau, thực vật tạo rừng chủ yếu là các lồi cây ưa sáng mọc nhanh như Thơi
chanh, Thơi ba, Ba soi, Ba bét... và một số loài cây của kiểu rừng cũ như Chò chai, Re,
Mò, Bời lời, Trâm... với số lượng ít.
b. Hiện trạng thảm thực vật rừng
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: phân bố ở những nơi có độ cao trên

900 m, rừng ở đây còn tồn tại chủ yếu rừng giàu và trung bình. Tầng cây gỗ ở kiểu rừng
này có các loài ưu thế: Hoàng đàn giả Dacrydium elatum, Dẻ Sapa Castanopsis
chapaensis, Dẻ cau Lithocapus fenestratus, Giổi Michelia foveolata, Sồi Quercus
thorelii, Sổ đá Sauraujia roxburghji, Thơng nàng Podocarpus imbricatus, Thích Bắc Bộ
Acer, Hồi hoa nhỏ Illicium parviflorum, Gò đồng nách Gordonia axillaris...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: phân bố ở những nơi có độ cao dưới
900 m. Kiểu rừng này gồm đầy đủ các trạng thái rừng giàu, trung bình, nghèo và phục
hồi. Các lồi ưu thế ở kiểu rừng này là: Dầu Dipterocarpus sp., Chò Parashorea
stellata, Dẻ Castanopsis sp., Ươi Scaphinum macropodium, Sâng Pometia pinnata,
Huỷnh Heritiera cochinchinensis, Kiền kiền Hopea pierrei, Chân chim Schefflera
obovatifoliotala, Mít nài Artocarpus, Trâm Syzygium sp., Cinamomum sp., Màng tang
Mallotus paniculatus...
c. Đa dạng tài nguyên động thực vật rừng
Kết quả thống kê đã cho thấy VQG Bạch Mã có 1.728 lồi thực vật bậc cao có
mạch thuộc 765 chi và 193 họ. Hệ nấm lớn có 332 lồi thuộc 132 chi, 55 họ, 28 bộ, 4
lớp trong 3 ngành. Hệ rêu gồm 87 loài của 54 chi thuộc 25 họ trong 2 lớp.
Về động vật kết quả điều tra cho thấy có 599 lồi động vật có xương sống, trong
đó có 132 lồi thú, 358 lồi chim, 93 lồi lưỡng cư, bị sát, 57 lồi cá. Số lồi cơn trùng
được ghi nhận gồm 894 loài.


9
1.2.5. Tình hình dân sinh
Vùng đệm VQG Bạch Mã có tổng diện tích 58.676 ha. Có tổng số 61.371 nhân
khẩu của 12.617 hộ gia đình đang sinh sống ở 11 xã, thị trấn thuộc hai huyện Nam Đông
và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế, 4 xã thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế: gồm thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Trì, Lộc Hồ, Lộc Điền,
Xn Lộc (huyện Phú Lộc); thị trấn Khe tre, xã Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ,
Thượng Nhật, Thượng Long (huyện Nam Đông).
- Tỉnh Quảng Nam: Xã Tư, A Tin, Sông Kôn, Ta Lu (huyện Đông Giang).

Mật độ dân số trong khu vực ở mức trung bình, mật độ bình quân trên toàn khu
vực là 159 người/ km2, mật độ dân số cao nhất là 790 người/ km2, thấp nhất là 10 người/
km2. Tỷ lệ tăng dân số trong khu vực không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số bình qn trên
tồn khu vực là 1,2%, thấp nhất là 0,6%, cao nhất là 1,8%. Tỷ lệ dân số tăng cao chủ
yếu ở các xã miền núi như: Thượng Long, Thượng Nhật,Thượng Lộ...
Trong vùng đệm VQG có 4 dân tộc sinh sống là Kinh, Ka tu, Vân Kiều và Mơng,
trong đó chủ yếu là người Kinh (50.230 người, chiếm 82% dân số vùng đệm), dân tộc
Ka tu có 5.567 người (8,6%), các dân tộc khác có 5.574 người (9,4%). Các dân tộc sống
tập trung và xen kẽ với nhau nên có sự đan xen và hồ nhập giữa các dân tộc. Vì vậy
những phong tục tập quán bản sắc riêng của từng dân tộc khơng có sự khác biệt nhiều so
với dân tộc Kinh.


10
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 07 năm 2009 đến tháng 10/2010 ở VQG Bạch
Mã, gồm 4 đợt nghiên cứu:
- Đợt 1: tháng 07 năm 2009

- Đợt 2: tháng 11 năm 2009

- Đợt 3: tháng 03 năm 2010

- Đợt 4: tháng 07 năm 2010

Các điểm thu mẫu trên thực địa (bảng 2.1, hình 2.1):
Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu nòng nọc ở VQG Bạch Mã
TT


Địa điểm

1

Suối Thuỷ điện - Khe Dớn

2
3
4
5
6

Km 4
Suối Trĩ sao
Suối Hoàng Yến
Suối Ngũ hồ
Suối Đỗ Quyên

16014'12"
16012'56"
16014'52"
16014'13"
16011'42"
16011'36"
16011'11"

Toạ độ
107052'11"
107052'47"

107052'04"
107051'49"
107051'32"
107051'14"
107056'56"

Độ cao
34m - 95m
100m
263m
1295m
1225m
1093m

2.2. Tư liệu
Phân tích 372 mẫu vật, bao gồm 12 mẫu ở Phịng thí nghiệm động vật (thu năm
2008) và 360 mẫu thu trên thực địa năm 2009, 2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu thực địa
-

Mẫu được thu bằng vợt hoặc bắt bằng tay, vào các thời gian khác nhau trong năm.

-

Thu thập các dẫn liệu liên quan đến môi trường, sinh cảnh sống:
+ Loại hình thuỷ vực nơi thu mẫu: khe suối, các vũng nước đọng...
+ Đặc điểm thuỷ vực: khe suối có nước chảy yếu hay mạnh, vùng nước quẩn; diện
tích vực nước; độ sâu vực nước, độ sâu nơi thu mẫu nòng nọc.
+ Đặc điểm nền đáy thuỷ vực: nền cát, đá cuội, lá mục...

+ Thành phần thực vật, động vật thuỷ sinh khác
+ Vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối...
+ Nhiệt độ, độ ẩm môi trường; nhiệt độ nước; pH nước.


11


12
Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Vườn Quốc gia Bạch Mã


13
2.3.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật
-

Mẫu thu được cố định trong cồn 900 trong 1 giờ, sau đó chuyển sang bảo quản trong
dung dịch hỗn hợp gồm cồn 700 + formalin 10% với tỉ lệ 50 : 50.

-

Đối với các mẫu còn nghi ngờ về vị trí phân loại được bảo quản trong cồn 750.

-

Mẫu thu ở mỗi vị trí được đánh số và bảo quản trong hộp nhựa riêng.

2.3.3. Dụng cụ hoá chất
-


Vợt: được lằm bằng vải màn mềm để tránh mẫu bị cọ xát dẫn đến hư hỏng.

-

Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường, nhiệt độ nước, pH nước.

-

Hộp nhựa đựng mẫu.

-

Formalin 35 - 40%, 10%; cồn 900, 700.

2.3.4. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
2.3.4.1. Phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc
- Hình dạng cơ thể: thân hình trịn, oval hoặc elíp tuỳ từng lồi và nhóm lồi.
Thân cao nếu chiều cao thân lớn hơn chiều rộng thân (H > W), thân trung bình (H = W),
thân dẹp (H < W).
- Mắt: lớn, nhỏ hay trung bình so với kích thước cơ thể; vị trí mắt ở mặt bên hay
mặt trên (hình 2.2).

a
b
Hình 2.2. Vị trí mắt của nịng nọc (theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999)
a. Phía bên; b. Phía trên
- Mũi: vị trí ở phía bên, phía trên hoặc trước.
- Đĩa miệng: hình dạng đĩa miệng: trịn hay elíp, bầu dục...; đĩa miệng có dạng
thuỳ bám, dạng phễu hút, dạng ăn mặt nước, dạng bám đáy (hình 2.3).


a

b

c

d


14
Hình 2.3. Các dạng đĩa miệng ở nịng nọc (a. Dạng thuỳ bám - Quasipaa; b. Dạng
phễu - Leptolalax; c. Dạng ăn mặt nước - Megophrys; d. Dạng bám đáy - Amolops)
- Vị trí đĩa miệng: ở trên (1800), dưới (00), trước (900) hoặc trước dưới (hình 2.4).
a

c

b

d

Hình 2.4. Vị trí của đĩa miệng ở nịng nọc lưỡng cư
a. Miệng trên (Megophrys longipes); b. Miệng dưới (Amolops rickettii); c. Miệng trước
(Microhyla fissipes - Hendrix et al.); d. Miệng trước dưới (Leptobrachium sp.)
- Răng sừng: công thức răng (LTRF): số lượng răng sừng nguyên, chia ở môi
trên, môi dưới; hướng của răng sừng, hình dạng... (hình 2.5)

Hình 2.5. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc
AL: mơi trên; A-1 và A-2: hàng răng sừng đầu tiên và thứ hai; A-2 GAP: khoảng
trống giữa hàng răng thứ hai của môi trên; LJ: bao hàm dưới; LP: khía bên của bao

hàm trên; M: miệng; MP: gai thịt ở phía bên; OD: đĩa miệng; PL: môi dưới; P-1, P-2,
và P-3: hàng răng đầu tiên, thứ hai và thứ ba của môi dưới; SM: gai thịt gần mép; UJ:
bao hàm trên.
- Gai thịt:


×