Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

bai thu hoach lơp dang vien moi thang 10 nam 2019 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 34 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------***-------------BÀI THU HOẠCH
LỚP ĐẢNG VIÊN MỚI THÁNG 10 NĂM 2019
I/
II/ Phần nội dung:
2.1. Vai trò của thủy điện.
Trong sự phát triển kinh tế đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, thủy điện đóng
vai trò vô cùng to lớn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tại nhiều địa phương, đặc
biệt là các vùng còn khó khăn như Tây Bắc, miền Trung – Tây Nguyên. Sản xuất
điện đóng góp 30 – 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và mang lại nguồn
thu cho ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Một lợi ích khác mà
thủy điện mang lại là bảo vệ môi trường, giảm phát thải. Lượng khí nhà kính mà
thủy điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp
và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thủy điện
thực tế còn lại được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa
thạch thì hàng năm có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải. Bên cạnh đó, thủy điện của
EVN đã làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa, góp phần cắt, giảm lũ cho vùng hạ
du mùa mưa bão; cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho người dân vùng hạ lưu. Chỉ
riêng 3 hồ Thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã cấp hàng tỷ m3 nước
phục vụ tưới cho hơn 600.000ha đất nông nghiệp của Đồng bằng Bắc bộ và Trung
du miền núi phía Bắc. Các hồ thủy điện của EVN khu vực miền Trung – Tây
Nguyên như: Đa Nhim, Ialy, Sông Tranh, Sông Bung, Đồng Nai… cũng điều tiết
hàng tỷ m3 nước cho sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp cà phê, cacao…, gần
đây là chống hạn, đẩy mặn cho khu vực hạ lưu.
Thủy điện có đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế địa phương. Đơn
cử như Thủy điện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 – 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ


50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình; Thủy điện Sơn La đóng góp trên 1.000
tỷ đồng; Thủy điện Lai Châu, chỉ tính riêng năm 2016 đã đóng góp 474,352 tỷ


đồng, nộp Quỹ Dịch vụ môi trường rừng 184,75 tỷ đồng. Tương tự, các thủy điện
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở khu vực miền Trung cũng đóng góp
hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương.
Những công trình như: Thủy điện Hòa Bình (1994), Sơn La (2012), Lai Châu
(2016) là những khúc tráng ca trong bản hùng ca trị thủy sông Đà, không chỉ là
niềm tự hào của ngành điện mà của cả đất nước trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh những lợi ích không nhỏ từ thủy điện, những năm gần đây xuất hiện
rất nhiều sự cố về thủy điện: Kể từ 2011 đến nay, hầu như năm nào cũng có những
sự cố liên quan đến thủy điện gậy ra những thiệt hại khôn lường về người và của.
Tháng 6/2011, đường ống dẫn nước từ đập về Nhà máy thủy điện Đam Bol
(tỉnh Lâm Đồng) đã bất ngờ bị vỡ. Sự cố khiến một người chết, một người mất tích
và ba người bị thương nặng.
Năm 2012, vụ vỡ đập chắn thủy điện Đakrông 3 cũng khiến dư luận xôn xao.
Cụ thể, hai khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã
bị vỡ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng.
Trong năm 2012, thủy điện sông Tranh 2 (Quảng Nam) cũng gây ồn ào khi
phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình. Sự cố khiến dư
luận hoang mang khi đây là một trong những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra động
đất. Sau cùng, nguyên nhân được chỉ ra là do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát
nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu.
Năm 2013, cũng vào khoảng tháng 6, đập dâng thủy điện Ia Krêl 2 (công suất
5MW trên suối Ia Krêl - Gia Lai) đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân
phía sau đập và phá hủy hàng trăm hécta hoa màu, khoảng 200ha diện tích cây
trồng của người dân và cao su của công ty 72 bị thiệt hại, khoảng 69 ngôi nhà chòi
bị ngập, nhiều xe ôtô, xe máy và các phương tiện phục vụ thi công bị hư hỏng,...


Cũng trong năm 2013 này, khoảng độ giữa năm, tại Dự án thủy điện Vĩnh Hà
(Lào Cai), mưa lũ đã gây vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện Vĩnh Hà, làm thiệt hại
cho công ty khoảng 20 tỷ đồng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều hộ gia đình

trong vùng dự án xây đập thủy điện.
Sự cố thủy điện vẫn chưa dừng lại. Đến tháng 8/2014, Dự án thủy điện Ia Krel
2, lại vỡ đê quai thượng lưu, đây là lần thứ hai thủy điện này gặp sự cố. Đến năm
2016, sự cố thủy điện lại tái diễn khi đường hầm dẫn dòng thi công tại đập thủy
điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam) bị vỡ, khiến 2 công nhân thiệt mạng,
cuốn trôi nhiều người, máy móc, nhà cửa,...
Bên cạnh đó còn rất nhiều những tác động tiêu cực của thủy điện ở Việt Nam
như: Các hồ đập nói chung gây ra những tác động tiêu cực như thay đổi dòng chảy,
ảnh hưởng môi sinh của những loài thủy sinh, hồ chứa gây ngập nhiều diện tích
rộng. “Nếu quản lý yếu kém, có tình trạng lợi dụng làm thủy điện rồi tiện thể phá
rừng”; Theo nguyên tắc những hồ thủy điện có dung tích lớn phải tham gia chống
lũ, đằng này lại giữ mức nước hồ cao trước lũ, làm tăng thêm lượng nước đổ xuống
hạ du (do ngoài lũ tự nhiên ra còn xả thêm nước sẵn có trong hồ).“Chống hạn cũng
vậy. Khi hạn hán, hồ thủy điện vẫn tích nước để tăng công suất điện trong mùa
mưa sắp đến, không xả nước về hạ du chống hạn.
2.2. Công trình thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình,
trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên
Xô giúp đỡ xây dựng và hướng dẫn vận hành, đây là nhà máy thủy điện lớn
nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994. Công trình được khởi công xây
dựng ngày 06 tháng 11 năm 1979, ngày 12 tháng 01 năm 1983 ngăn sông Đà đợt 1,
ngày 09 tháng 01 năm 1986 ngăn sông Đà đợt 2, ngày 30 tháng 12 năm 1988 tổ
máy số 1 hòa lưới điện quốc gia, ngày 04 tháng 04 năm 1994 tổ máy số 8 hòa lưới
điện quốc gia. Ngày 20 tháng 12 năm 1994, sau 15 năm xây dựng công trình, trong


đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy
điện Hoà Bình đã được khánh thành.
Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện Hòa Bình gồm có 4 nhiệm vụ chính là:
Chống lũ: Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng

chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào
việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ
đô Hà Nội;
Phát điện: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của
toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và
tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm
(Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này
góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt
Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% (Thời điểm trước năm 2010) nguồn điện của
cả nước.
Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp: Đập thủy điện Hòa Bình góp phần
quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu
trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông
đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.
Giao thông thủy: Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ
lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển
chủ yếu bằng con đường này.
Với công suất thiết kế 1920 MW, mỗi năm Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa
lưới điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh, chiếm 10% lượng điện cả nước. Với tám tổ
máy vận hành riêng biệt bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988 (tổ máy 1) và hoàn
thiện năm 1994 (8 tổ máy). Điều đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng của Nhà máy Thủy
điện Hòa Bình ở chỗ, toàn bộ tám tổ máy và nhà điều hành hoàn toàn nằm trong
lòng của một quả núi.


Hơn 3 thập kỷ đi vào vận hành, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình không những
đã trở thành biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị bền vững và tốt đẹp giữa Việt
Nam - Liên Xô mà còn trở thành biểu tượng của ngành điện Việt Nam.Là công
trình thủy điện đầu tiên được xây dựng trên dòng sông Đà hùng vĩ, Thủy điện Hòa
Bình luôn giữ vai trò là công trình nguồn điện quan trọng bậc nhất trong hệ thống

nguồn của ngành điện nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng

Ngược lại dòng lịch sử, bắt đầu từ năm 1971, hàng trăm kỹ sư, chuyên gia
của hai nước đã đi dọc sông Đà, đặt mũi khoan chi chít để vẽ lại bản đồ địa chất
lòng sông.
Và đập thủy điện Hòa Bình đã trở thành một công trình vĩ đại nhất nước ta về
tiền của, công sức và cả máu xương con người. Công trình này cũng chính thức
xác nhận khả năng kỳ diệu của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Và lần
đầu tiên trong lịch sử, con sông mà cụ Nguyễn Tuân gọi là Ma-cà-rồng đã bị khuất
phục.Ngày nay, chúng ta dạo chơi trên hồ Hòa Bình, ngắm nhìn con đập hùng vĩ,
nhưng ít người biết đến những bí ẩn về con đập này.
Để “trị” lớp sỏi cuội, phù sa, cát dày 50-70m dưới đáy sông, các nhà khoa học
đã sử dụng kỹ thuật đập chống thấm. Lớp phù sa và cát bề mặt được bóc dỡ. Lớp


sỏi cuội được xử lý bằng cách khoan phụt bê tông nhằm gia cố đến tận đá gốc. Kỹ
thuật khoan phụt bê tông biến cả tầng sỏi cuội dày thành khối bê tông vững chắc.
Nghe thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng đã phải huy động tới 6 vạn người, gồm
các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân cùng với các loại máy móc tối tân nhất thời
bấy giờ và làm việc trong hơn 10 năm trời ròng rã mới hoàn thành công trình.Và
con đập vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam đã được hoàn thành. Đập cao tới 128m, chiều
rộng đáy tới 820m và chiều rộng đỉnh 20m. Chiều dài đỉnh đập là 640m. Có một bí
ẩn ít ai biết, ấy là đập Hòa Bình được làm bằng cả đá, bê tông và đất sét. Đó là một
con đập mềm, có khả năng chống thấm, chống động đất rất tốt. Điều ít ai biết nữa,
đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trong lòng núi. Đó thực sự là một kỳ công
kỹ thuật, nhằm đối phó với chiến tranh.
Vượt qua nhiều khó khăn, mất mát, không chỉ phải đổi bằng mồ hôi, nước
mắt mà cả máu của hàng trăm con người của cả hai đất nước Việt Nam - Liên Xô
(nay là Liên bang Nga), ngày 20/12/1994, đất nước ta phấn khởi chào mừng sự
kiện vô cùng trọng đại, đó là ngày khánh thành công trình Thủy điện Hòa Bình trên

sông Đà. Thời khắc này cũng đánh dấu kết quả của 15 năm lao động quên mình vì
dòng điện ngày mai của Tổ quốc của hàng vạn cán bộ, công nhân viên và chuyên
gia trên công trường, của những người thợ hầm, thợ lắp máy Việt Nam lần đầu tiên
thi công và xây dựng một công trình vĩ đại của thế kỷ XX. Đây cũng trở thành biểu
tượng cao đẹp của sự hy sinh, công hiến và biểu tượng cho tình hữu nghị Việt - Xô,
nay là Việt - Nga vĩ đại và bền chặt.
Năm 1993, khi không còn chuyên gia nước ngoài, cán bộ, kỹ sư và công nhân
lao động người Việt đã vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa
học và hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, quản lý, vận hành công trình an toàn và
hiệu quả. Trong giai đoạn đầu vận hành, sản lượng điện sản xuất của Thủy điện
Hòa Bình chiếm tỷ trọng từ 30 - 50% trên toàn hệ thống, sau đó giảm dần và đến
nay còn khoảng 7%. Đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã phát sản lượng điện đạt 200


tỷ kWh, góp phần đắc lực và khẳng định vai trò trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng, công ty còn tham gia điều chỉnh tần số và
điện áp duy trì ổn định chất lượng điện năng cho cả hệ thống điện Việt Nam; đảm
bảo cung cấp điện cho Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống; trực tiếp tham gia
chống lũ cho đồng bằng Bắc bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội với tần suất trung bình
mỗi năm từ 5 - 7 trận lũ có lưu lượng từ 5.000 - 22.000 m3/s. Đảm bảo cung cấp
nước về mùa kiệt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Cải thiện điều kiện giao thông thủy để tàu 1.000
tấn có thể đi lại bình thường trên sông Đà, sông Hồng.
Tiếp tục phát huy tiềm năng của công trình thủy điện lớn, Thủ tướng Chính
phủ vừa có ý kiến chỉ đạo, đồng ý áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong
trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu. Qua đó, thực hiện
các gói thầu tư vấn triển khai các bước đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Thủy điện
Hòa Bình mở rộng (khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; lập thiết kế kỹ thuật
và thiết kế…). Theo tờ trình của EVN, việc mở rộng Thủy điện Hòa Bình đã được
EVN, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng chấp nhận đưa vào

quy hoạch. Dự án mở rộng Thủy điện Hòa Bình sẽ tăng khả năng huy động công
suất cho phụ tải khu vực miền Bắc, đặc biệt là trong các giờ cao điểm...
Dự kiến, tiến độ thực hiện dự án bao gồm một năm chuẩn bị và ba năm thi
công. Trước hết các bên sẽ hoàn thành lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi và báo cáo thiết kế kỹ thuật trước ngày
30/12/2017. Vào năm 2018, chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu xây dựng, cung cấp
thiết bị và chuẩn bị công trình, dự kiến công trình sẽ khởi công vào cuối năm 2018.
Dự kiến, hai tổ máy của công trình sẽ hoàn thiện và phát điện vào năm 2022. Khi
dự án hoàn thành, Thủy điện Hòa Bình sẽ có công suất hơn 2.400 MW, cao hơn
Thủy điện Sơn La (hiện đang đứng số một Đông Nam Á).


Việc mở rộng Thủy điện Hòa Bình không làm ảnh hưởng đến an toàn vận
hành của thủy điện Hòa Bình hiện tại và không gây ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ
chứa của các dự án ở bậc thang thượng lưu sông Đà (Sơn La, Lai Châu). Dự án
cũng không gây ảnh hưởng bất lợi đối với hạ du do khả năng điều tiết của hồ phía
thượng lưu, tác động môi trường không đáng kể, không phải di dân tái định cư. Khi
dự án được mở rộng, những nguồn sáng từ sông Đà sẽ rực rỡ hơn, sáng hơn, đóng
góp nhiều hơn cho đời sống và sự phát triển đất nước.
Thủy điện Hòa Bình là bậc thang dưới cùng trên dòng sông Đà nên có ưu thế
được các hồ thủy điện bậc thang trên điều tiết nước hàng năm. Nhà máy có 8 tổ
máy với tổng công suất lắp đặt 1.920 MW, sản lượng thiết kế bình quân 8,16 tỷ
kWh/năm. Vào ngày 24/5/2016, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cán mốc sản
lượng 200 tỷ kWh điện sản xuất và phát lên lưới điện quốc gia.

Thủy điện Hòa Bình xả đáy.


Một cửa xả nước



Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998)



Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.



24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân



05 cờ luân lưu của Chính phủ



02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam



02 cúp bạc chất lượng Việt Nam



Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.

Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người đã hi sinh, trong đó có 11
công dân Liên Xô. Bia tưởng niệm những người đã hi sinh vẫn còn ở đây.
Tại sân nhà máy truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp

cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những
người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 11-2100". "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt tứ
giác đều (4 mặt bên hình thang) có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên
0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn
Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy
Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư.
Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho
nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là
sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá
thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công
trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp
được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.[1]
Thơ ca và nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thơ Quang Huy đã sáng tác bài thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà vào
tháng 11 năm 1979, khi nhà máy mới được khởi công. Bài thơ lấy hình ảnh một cô
gái Nga đang chơi một bản nhạc bằng chiếc đàn balalaika bên sông Đà để nói lên
tình tình hữu nghị Việt-Xô và sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trong việc xây
dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Bài thơ đạt giải nhất trong cuộc thi thơ năm
1983 của Hội hữu nghị Việt-Xô. Có 14 nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài thơ này, trong
đó phiên bản của nhạc sĩ An Thuyên đạt giải nhất của Hội Âm nhạc năm 1984.[2]


Một đoạn trích của bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn tập một của
Việt Nam[3]
(...)
Trên
sông
Một
đêm
trăng

Tôi
đã
nghe
Một

gái
Nga
mái
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

chơi
tiếng
tóc

màu

Đà
vơi
Ba-la-lai-ca
hạt
dẻ

Lúc
Cả
công
trường
say
ngủ
cạnh
dòng

Những
tháp
khoan
nhô
lên
trời
ngẫm
Những
xe
ủi,
xe
ben
sóng
vai
nhau
nằm
Chỉ
còn
tiếng
đàn
ngân
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày
Chiếc
đập
lớn
nối
Biển
sẽ
nằm

bỡ
Sông
Đà
chia
ánh
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên

liền
ngỡ
sáng

hai
giữa
đi

khối
cao
muôn

ấy
sông
nghĩ
nghỉ
nga
mai
núi
nguyên
ngả

Cảm nghĩ sau chuyến đi Thủy điện Hòa

Bình – đâu chỉ đi để học
Nhà máy thủy điện biến năng lượng của nước thành năng lượng điện, điều này có lẽ học sinh nào
cũng biết. Tuy nhiên, việc xây dựng, vận hành một nhà máy thủy điện như thế nào, sự ảnh hưởng
tới môi trường sinh thái và các ngành kinh tế khác của vùng ra sao thì không phải ai cũng biết. Do
vậy, trong dự án dã ngoại liên môn giữa môn Vật Lí và Địa Lí, thầy và trò trường Trung học
Wellspring đã có một chuyến thực tế tới Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào ngày 27/02 vừa qua.
Cách trường Wellspring khoảng 90km về phía Tây Bắc, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây
dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam.
Bước chân xuống khu vực nhà khách của nhà máy đồng hồ điểm 11h10’. Đoàn chúng tôi gồm 80
học sinh và 7 thầy cô giáo ai cũng thấy mệt và đói. Nhưng cảm giác này không có cơ hội tồn tại lâu
bởi vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ nơi đây làm chúng tôi bừng tỉnh và cảm thấy thích thú. Lần đầu tiên tôi
được nhìn gần như thế các cột điện cao áp dày đặc bên sườn một quả núi to đồ sộ. Các bạn học
sinh bắt đầu chỉ chỏ phân tích cho nhau nghe sự hiểu biết của mình với lĩnh vực truyền tải điện
năng đi xa.


Cột điện cao thế dẫn điện đi các nơi của tổ quốc
Chúng tôi biết, với công suất thiết kế 1920 MW, mỗi năm Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa lưới
điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh, chiếm 10% lượng điện cả nước. Với tám tổ máy vận hành riêng
biệt bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988 (tổ máy 1) và hoàn thiện năm 1994 (8 tổ máy). Điều đặc
biệt tạo nên dấu ấn riêng của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở chỗ, toàn bộ tám tổ máy và nhà điều
hành hoàn toàn nằm trong lòng của một quả núi.
Đi bộ vào con đường hầm to, rộng và sạch sẽ với lung linh ánh đèn tôi thật sự thấy ngỡ ngàng
khâm phục tinh thần và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân cùng xây dựng nhà máy này. Để
có được gần 20km đường hầm khang trang, thông suốt giữa khu vận hành và các tổ máy với chỉ
những mũi khoan đá thông thường, bao nhiêu con người đã ngày đêm lao động và cống hiến.

Đường hầm vào khu đặt các tổ máy
Tiến sâu vào đường hầm, chúng tôi được các kĩ sư đang trực ở đây dẫn đi thăm quan các tổ máy,
các phòng trực và khu đặt các tuabin. Mọi thứ được sắp đặt gọn gang, quy củ.



Nhà điều hành các tổ máy
Các bạn học sinh vừa tranh thủ nghe vừa chụp lại những hình ảnh đẹp. Có vẻ như các bạn ấy đã
hiểu hơn về kiến thức từng được học trên lớp.

Sau bữa cơm trưa, đoàn chúng tôi theo chân cô hướng dẫn viên của nhà máy di chuyển bằng ô tô
tới tượng đài Bác Hồ. Ô tô lăn bánh chậm dãi trên con đường sạch đẹp. Nó là con đường nhựa
bình thường giống bao con đường khác nhưng chỉ khi chúng tôi nhìn sang hai bên mới thực thấy
điều kì diệu. Con đường này chính là bờ đập ngăn dòng sông Đà nối liền hai quả núi lớn. Cảnh
tượng hai bên đập thật hùng vĩ. Một sự hòa quyện nhịp nhàng, tuyệt vời gữa tự nhiên và con người.


Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ví sông Đà như một con ma cà rồng đầy hung hăng, dữ tợn. Nhưng
giờ đây, trước mắt chúng tôi con sông Đà thật dịu dàng, hiền hòa. Nó nhẹ nhàng, mềm mại êm ả
chảy men theo những quả núi bên cạnh con đập hùng vĩ tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho khung cảnh
nơi đây.

Chúng tôi đi từ ngỡ ngàng này tới bất ngờ khác khi biết con đập cao 128m, dài 734m này chỉ làm
hoàn toàn bằng đất, đá và bê tông. Gần 50 triệu mét khối đất, đá được đổ vào con đập với hơn sáu
vạn người làm suốt 15 năm dòng dã. Bạn có hình dung được không, lượng đất đá để làm con đập
này có thể đắp thành một con đường rộng 1m cao 1m từ Hà Nội vào Tp HCM. Lặng người đi với
những con số ấn tượng, trong tôi khi đó dâng trào cảm xúc ngưỡng mộ khâm phục tới hàng nghìn kĩ
sư, công nhân đã tham gia xây dựng công trình nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thời bấy
giờ này.
Con đập chuyển thế năng của nước thành điện năng thông qua các tua bin. Nhưng nó còn vô cùng
ý nghĩa tới nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng. Nó chặn ngang
dòng sông Đà, do vậy ngăn lũ lụt, thiên tai xảy ra với các tỉnh đồng bằng bắc bô trong đó có thủ độ
Hà Nội. Mặt khác, việc tích trữ nước và xả có kế hoạch vào thời điểm tưới tiêu, con đập này đã
mang lại lợi ích to lớn trong nền nông nghiệp Việt Nam và các ngành kinh tế khác.

Cuốn theo câu chuyện của cô hướng dẫn viên có giọng nói êm nhẹ, truyền cảm. Chỉ vài phút di
chuyển, đoàn chúng tôi đã có mặt tại chân núi Tượng, nơi đặt tượng đài bác Hồ vĩ đại. Leo hơn 100
bậc thang, đặt bó hoa thắp hương dâng Bác, thầy trò chúng tôi dạo bộ xung quanh sân dưới tượng
đài, hòa mình vào không khí trong lành, khung cảnh yên bình của tự nhiên và con người nơi đây.


Tượng đài bác Hồ trên núi Tượng
Năm 1960 trong một lần di chuyển bằng thuyền trên sông Đà, bác đã chỉ tay xuống dòng sông và
nói: “Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu
dài cho toàn dân”. Điều trăn trở, mong muốn của Bác đã thành hiện thực. Ngày 09/01/1986 chúng ta
đã chính thức ngăn được dòng chảy sông Đà lần hai để bắt đầu xây dựng đập. Để tưởng nhớ
Người và muốn lưu giữ câu chuyện lịch sử này cho mãi mãi thế hệ sau, tượng đài Bác cao 18 mét,
nặng hơn 400 tấn đã được đặt tại đỉnh núi Tượng trong quần thể Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Hình ảnh Bác sừng sững, hiên ngang trên đỉnh một quả núi hướng về công trình thế kỉ bên cạnh
dòng sông Đà hùng vĩ quả là một tuyệt tác.
Đứng ở độ cao 128 mét so với mực nước biển, thu vào tầm mắt của mỗi chúng tôi là hình ảnh con
sông Đà quanh co theo các dãy núi êm đềm chảy, con đập vững chãi, mạnh mẽ như rất ý thức trách
nhiệm của mình, cùng thành phố Hòa Bình xinh đẹp đang ngày một phát triển.


Một góc thành phố Hòa Bình
Có lẽ không nơi đâu sự hòa quyện giữa con người và tự nhiên lại đẹp như nơi đây. Sảng
khoái, thư giãn kèm theo niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc làm đoàn chúng tôi lưu luyến khi bước
xuống từng bậc thang để tạm biệt ra về.


Khối bê tông bảo vệ “bức thư thế kỉ”
Trên đường về, đi ngang qua nhà di tích của nhà máy, chúng tôi được cô hướng dẫn viên chỉ cho
nơi đặt “bức thư thế kỉ”. Năm 2100 bức thư trong khối bê tông nặng hơn 10 tấn kia sẽ được mở ra.
Nội dung không phải là điều bí mật, nhưng ý tưởng này đã làm cho bức thư trở nên thiêng liêng.

Những con số trong đó sẽ là kì tích, những con người trong đó, trong công cuộc xây dựng công
trình thủy điện thế kỉ này sẽ là kì nhân. Sự cống hiến và hi sinh của thế hệ cha anh nơi đây sẽ được
con cháu thế hệ sau đời đời nhớ tới. 168 con người đã vĩnh viễn vùi xương trong lòng núi, dưới đáy
sông. Sự mất mát này không có gì bù đắp được. Nhưng tôi tin họ sẽ mỉm cười vì không những họ
đã để lại cho người, cho đời một công trình vĩ đại đầy ý nghĩa mà nó còn đang phát triển không
ngừng.
Không biết là vô tình hay hữu ý khi cô hướng dẫn viên chia sẽ “bức thư thế kỉ” để khép lại chuyến
thăm quan học tập của thầy trò chúng tôi. Ngồi trên xe về thủ đô, mỗi chúng tôi đều lặng đi với một
khoảng suy nghĩ riêng. Nhưng có lẽ, ai cũng thấy được sự may mắn của mình khi được hưởng thụ
những thành quả này, ai cũng thầm cảm ơn, ai cũng thầm tự nhủ phải nỗ lực, phải cố gắng và phải
sống có trách nhiệm hơn nữa với chính mình với gia đình và xã hội./

2.2. Đền Chúa Thác Bờ
Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi
tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước
mặt là sông nước hữu tĩnh, thuyền bè qua lại. Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và
kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng
người đổ về lễ tạ, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng.
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn
voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Theo truyền thuyết, đền thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân –
người Mường và một bà người Dao ở Vầy Nưa, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền
mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.
Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng
mưa thuận, gió hòa. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong cả hai là Bà chúa Thác Bờ và lập đền thờ
phụng.
Trước đền Thác Bờ thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, hiện đền tọa
lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.


Đền thờ Chúa Thác Bờ có hướng nhìn ra hồ thơ mộng. Ảnh: Lam Linh

Đền Thác Bờ phía tả ngạn thuộc huyện Đà Bắc nằm trên đỉnh đồi Hang Thần ở xóm Phố Bờ. Từ
dưới bến thuyền du khách phải leo hơn 100 bậc, sau đó theo một triền dốc thoải mới mới đến nơi.
Đền gồm 3 gian, mái đền bằng bê tông cốt thép, được thiết kế theo kiểu vòm cuốn và kiến trúc mặt
bằng hình chữ đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung, phía trước đền gồm 5 cửa (ngũ quan). Hiện
nay tại di tích này còn lưu giữ được một quả chuông đồng được đúc vào tháng 2, năm Thành Thái
thứ 6.
Đền Thác Bờ phía hữu ngạn huyện Cao Phong tọa lạc trên sườn đồi Sầm Lông, thuộc xóm Đền.
Trước đây đền Thác Bờ chủ yếu được dựng lên từ tranh, tre, nứa, lá ngay dưới chân Thác Bờ. Sau
này, nước dâng cao do Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà khởi công xây dựng nên ngôi
đền phải di rời lên sườn núi ngay cạnh bờ sông. Vào mùa khô muốn thăm đền, du khách phải leo bộ
hết 108 bậc. Nhưng vào mùa mưa nước dâng lên sát nền móng đền, khách có thể lên thẳng khi
thuyền bè cập bến.


Lễ hầu đồng trong đền thờ Chúa Thác Bờ. Ảnh: Lam Linh
Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền hiện nay còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian
người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Tứ
phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn; Tứ phủ Chầu bà; Tam toà Đức
Thánh Mẫu...
Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng
linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước mặt là sông
nước hữu tĩnh, thuyền bè qua lại. Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và kéo dài tới hết
tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ, khiến
tàu thuyền đậu kín các bến cảng.
Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa, mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách
xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Vừa đi lễ, vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô
vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước, du khách sẽ thấy lòng mình bình yên. Hành lễ xong, khó ai có
thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những xiên cá nướng sông Đà vàng ruộm, thơm lừng bày bán phía
chân đền.


Sự tích Chúa Thác Bờ
Vào năm 1430 – 1432, Vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hãn ở Mường
Lễ, Sơn La. Khi Vua Lê Lợi kéo quân đến Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy
phía trước một thác nước hiểm trở xô bọt trắng xóa, với muôn vàn mỏn đá lởm
chởm nên không thể tiến quân lên được.


Tượng Chúa Thác Bờ tại Đền Vầy Nưa
Lúc bấy giờ ở xã Hào Tráng- Đà Bắc có người con gái dân tộc Mường là Đinh Thị
Vân và cô gái người Dao (không rõ tên) ở xóm Mó Nẻ, Vầy Nưa, Đà Bắc đã đứng
lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván đóng thuyền, kêu gọi nhân
dân chặt nứa, tre kết thành bè mảng, góp lượng thực, thực phẩm cho nhà vua
nuôi quân và chở giúp quân sĩ đi qua Thác Bờ đánh giặc.
Trên đường chiến thắng trở về, vào tháng 3 năm 1432, vưa lê Lợi dừng chân
khao quân ở Thác Bờ. Hai Cô lai vận động bà con góp cơm lam, thịt muối chua,
rượu cần, múa hát điệu thường rang, bọ mẹng, ném còn, múa xòa để liên hoàn
mừng chiến thắng.
Sau ngày khi hai bà mất, hai bà thường hiển linh giúp đỡ mọi người khi đi qua
Thác. Nhà Vua đã ban chiếu chỉ cho dân trong vùng lập đền thờ 2 bà. Nhân dân
phong hai bà là Chúa Thác Bờ.
Bình luận của người viết:
Có một thông tin đồn thổi rằng Đền Cao Phong thờ Chúa Thác Bờ người Dao, còn
bên Đền Vầy Nưa thờ bà người Mường đây là một nhận thức không đúng, gây sự
chia rẽ giữa hai dân tộc và hai ngôi đền. Nhưng người viết cho Chúa Thác Bờ
chính là hiện thân của cả 2 bà người Mường và người Dao. Linh khí của đất Hòa
Bình và tinh thần vì dân vì nước của cả hai bà đã tạo nên một hình ảnh duy
nhất: Bà Chúa Thác Bờ.
Khảo dị khác về sự tích Chúa Thác Bờ
Phía trên đã trình bày về sự tích Chúa Thác Bờ theo tài liệu của Sở VHTT Hòa
Bình. Tuy nhiên , trong dân gian còn có nhiều sự tích về Chúa, nhưng đặc trưng

nhất là có một tài liệu cho rằng: Trong một lần chuyển lương thảo cho vua Lê
Lợi, trời đã nổi phong ba, sóng lớn đưa hai bà về trời. Sau này, tại nơi hai bà thác
hóa, nhân dân đã xây dựng miếu và đền thờ để ghi nhớ công của hai bà với đất
nước và nhân dân.


Tấm văn
bia Lê Lợi đã được phục dựng
Tại xã Hào Tráng, Đà Bắc trước đây có một tấm bia cổ của vua Lê Thái Tổ khắc
trên một phiến đá lớn ở sườn núi. Đó là mỏm đá vôi nhô cao hơn 4 m. Mỏm đã
được mài nhẵn lưng chừng và được khắc bài thơ và bài tiểu dẫn của nhà vua khi
đi qua đây đánh giặc. Đền Chúa Thác Bờ lúc đó nằm ngay dưới chân văn bia đá
này. Vì vậy, văn bia này là một di tích vô cùng quý báu của Đền Chúa Thác Bờ
Hào Tráng ngày xưa.


Năm 1979, nhà nước xây nhà máy thủy điện Hòa Bình, nên năm 1982, trước tình
hình bia đá sẽ bị nước nhấn chìm Sở VHTT Hà Sơn Bình đã cắt tách phần bia đá
rời khỏi khối đá gốc di chuyển về tại tại Nhà Văn hóa thành phố Hòa Bình để bảo
quản. năm 2002, bia đá được đặt tại Bảo tàng Hòa Bình. Đến năm 2015, tỉnh
quyết định đưa bia lê Lợi về dựng lại tại đền Thác Bờ Vầy Nưa.
Khu văn bia Lê Lợi được xây dựng cách đền Vầy Vưa khoảng 500 m. Tấm văn bia
của vua Lê Lợi đã được dựng lại, còn các công trình Tam quan và nhà trưng bày,
đại bái đang trong quá trình xây dựng. Hiện công trình còn ngổn ngang vật liệu.
Tấm bia khắc bài thơ chữ hán của Lê Thái Tổ được lược dịch như sau:
Gập ghềnh hiểm hóc chẳng từ nan
Già vẫn nguyên còn sắt đá gang
Hào khí nghìn mù đều sạch quét
Tráng tâm bằng núi cũng bằng san.
Biên phòng tất khéo mưu phòng lược

Xã tắc nên trù kế cửu an
Ghềnh thác ba trăm năm lời cổ ngữ,
Như nay dòng thuận chỉ xuôi nhàn
Khu nhà đại bái khu văn bia đang xây dựng
Phần tựa dẫn của bài thơ trên văn bia được lược dịch như sau:
“Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về qua đây, làm một bài thơ nói về đường lối phòng
Nhung Địch cho đời sau biết: Man di Mường Lễ mặt người dạ thú, ngạch trở giáo
hóa phải tiêu diệt ngay. Nên nghĩ sinh dân thiên hạ, chẳng ngại hiểm trở lam
chướng mà phương lược xuất chinh thì tiến quân bằng đường thủy hai sông
Thao, Đà là hơn cả”.


Cảnh hồ Thác Bờ
Chắc chắn sau khi nhà văn bia được xây dựng thì Đền Thác Bờ Vầy Nưa sẽ trở
thành một trung tâm du lịch tâm linh đầy chất lịch sử và chất thơ, tạo nên một
cảnh quan Sơn thủy Hữu tình giữa chốn Hạ long trên cạn.
Các di vật của Đền Thác Bờ Vày Nưa
Mặc dù đã qua đến 9 lần di chuyển nhưng Đền Thác Bờ Vầy Nưa vẫn giữ được
khá nhiều di vật của đền cổ Chúa Thác Bờ Hào Tráng. Các di vật gồm: Hai pho
tượng đồng của Chúa Thác Bờ và 01 quả chuông được đúc vào năm Thành Thái
thứ 6, năm 1895.
Hành trình đến khu du lịch tâm linh Thác Bờ
Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa Thung Nai, đền Chúa Vậy
Nưa, hai ngôi đền tuy hai huyện khác nhau nhưng chỉ cách nhau khoảng gần 20
phút đi thuyền. Vừa đi lễ, vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn
đảo đá nhấp nhô trên mặt nước, du khách sẽ thấy lòng mình bình yên. Hành lễ
xong, khó ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những xiên cá nướng sông Đà vàng
ruộm, thơm lừng bày bán phía chân đền.
Khi đã ấm lòng và thụ hưởng lộc dâng, chuyến du xuân sẽ tiếp tục với hành trình
du lịch lòng hồ sông Đà và mãn nhãn với tiên cảnh trong lòng Động Thác Bờ. Cả



rừng nhũ đá trong động đua nhau mọc lên, vươn xuống, với vô vàn hình thù lạ
mắt khiến du khách đến thăm không khỏi sững sờ, choáng ngợp. Trong động có
đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ, bạn cũng có thể
thành tâm lễ viếng.
Bà chúa Thác Bờ  có tên thật là Đinh Thị  Vân, là con gái một gia đình tộc trưởng người Mường  ở
Kim Bôi, Hòa Bình. Truyền thuyết kể rằng, bà chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh,
sau này, đất nước gặp nạn ngoại xâm, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác  ở
vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm,
bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường  ở  Hòa Bình. Tại đây bà giúp dân  ổn định
cuộc sống (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuộn sóng
hung dữ). 

Thác Bờ  xưa thuộc xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng
trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như  đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Theo truyền thuyết, bà
chúa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ,
Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.


Toàn cảnh Đền bà Chúa Thác Bờ thơ mộng hữu tình mà uy nghiêm
Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ  cho trăm dân trong vùng
mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. 
Tại đây còn tồn tại một động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước,
có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng
Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.


Cận cảnh toàn bộ đền thờ Bà chúa Thác Bờ
Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Đền Bờ

được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm lịch. Mỗi ngày đền Bờ đón hàng ngàn khách thập
phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Mặc dù lượng khách lớn, tầu thuyền tấp nập nhưng
nhờ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đường thủy và lực lượng bảo vệ
an ninh trật tự nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu xuân mới được diễn ra an toàn, văn minh, không
có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.


×