Đề bài: Trình bày những nét chính về phong trào thơ Mới
Bài làm
Nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổi lên hai trào lưu văn
học tiêu biểu: Văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Nhắc đến trào lưu văn
học lãng mạn không thể không nhắc đến thơ Mới. Đây là một phong trào văn học xuất
hiện và nồ rộ trong vòng mười năm nhưng những thành tựu nó để lại là vô cùng lớn, làm
nên một cuộc cách tân có ý nghĩa cách mạng về thơ ca.
Theo Hoài Thanh, khái niệm thơ Mới phải được hiểu là mới cả về mặt nội dung và hình
thức, mà trước hết là về nội dung, ông cũng cho rằng, thơ ca Việt Nam đi từ thời cổ điển
sang hiện đại là đi từ chữ “ta” đến chữ “tôi” (Một thời đại trong thi ca). Ban đầu, thơ Mới
được hiểu là thơ tự do nhưng đến chặng phát triển đỉnh cao của nó, khái niệm về thơ
Mới được bổ sung và hoàn chỉnh. Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người
nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức
nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi
người nghệ sĩ.
Thơ Mới ra đời là sự vận động phát triển của thơ ca nói chung mang tính tất yếu: đã đến
lúc phải đổi mới, cách tân, nhất là về mặt thể loại để thoát khỏi tính qui phạm hạn chế
cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó là sự biến đổi trong đời sống xã hội cũng
làm nảy sinh một bộ phận công chúng mới và không thể không kể đến ảnh hưởng của
văn học phương Tây nói chung, thơ ca lãng mạn và trường phái thơ tượng trưng Pháp nói
chung. Quá trình hình thành của thơ Mới được đánh dấu bằng bài viết “Một lối thơ mới
trình làng giữa làng thơ” kèm theo bài thơ “Tình già” của Phan Khôi đăng trên tờ “Phụ nữ
tân văn” vào tháng 10 năm 1932. Trong bài viết của mình, Phan Khôi công khai chĩa mũi
nhọn vào thơ ca cũ, loại thơ gắn liền với những qui phạm, niêm, luật, vần, đốì, gò bó,
chặt chẽ. Từ đó, ông đề xướng, ra một tư tưởng mới: Thơ phải vượt ra khỏi tính qui
phạm ấy. Thơ không bị bó hẹp bởi số câu, số chữ lại càng không bị chi phối bởi qui định
bằng trắc, niêm luật trong thơ cũ. Với sự kiện này, Phan Khôi đã gây nên được cả một
cao trào hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào thơ Mới đã chiếm được ưu
thế trên thi đàn.
Sự xuất hiện, vận động phát triển và đạt đỉnh cao và bước vào thoái trào của phong trào
thơ Mới có thể chia thành ba chặng:
Từ năm 1932 1935, đây là chặng đường phong trào thơ Mới đấu tranh về mặt lí luận,
chứng minh về mặt thực tiễn để khẳng định vị trí, chỗ đứng của mình trên thi đàn văn
học dân tộc. Sau một thời gian ngắn, phong trào thơ Mới thực sự thắng thế. Thơ Mới
chiếm được cảm tình yêu mến của tầng lớp công chúng thị dân, trí thức tiểu tư sản, sinh
viên, học sinh và thế hệ trẻ ở các đô thị. Họ tìm thấy ở đó bức chân dung tâm hồn của
mình, tìm thấy sự giao cảm giữa người nghệ sĩ, thi ca với chính tâm hồn họ. Thơ Mới
thời kì này tuy những sáng tác tuy còn ít ỏi nhưng thực sự có tiếng vang, bước đầu mang
đến những cách tân mới mẻ.
Từ 1936 đến 1939 có thể coi là chặng viên mãn của phong trào thơ Mới với sự xuất hiện
của hàng loạt các tên tuổi mà về sau đã được Hoài Thanh, Hoài Chân tổng kết qua công
trình nghiên cứu của mình, chỉ ra những sắc thái riêng như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế
Lan Viên, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Huy Cận... Đặc sắc của phong trài thơ
Mới ở chặng này là nó diễn tả một cách chân thực, sinh động nhiều màu, nhiều vẻ cái tôi
cá nhân của các thi sĩ. Dường như không có bất kì sự trùng hợp nào trong một tính chất
thống nhất của thơ Mới là buồn, sầu, tủi ở mỗi người nghệ sĩ. Hơn nữa, trên bình diện
hình thức nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ tìm đã tìm được cách diễn đạt riêng của mình, thể hiện
cá tính sáng tạo nhưng vẫn không tách rời sự gắn bó với quê hương đất nước dân tộc
bằng những rung động trong sáng.
Từ năm 1940 đến nãm 1945, thơ Mới bước vào giai đoạn thoái trào mà nguyên nhân trước
hết là do bản chất của thơ Mới là tìm về cái Tôi, đào sâu cái Tôi cá nhân nhưng đào sâu
mãi cái tôi cá nhân mà không chịu mở rộng nó ra bên ngoài và đưa bên ngoài vào cuộc
sống của chính mình mà cái tôi trở nên nhỏ bé, tất yếu dẫn đến sự bế tắc, nhất là khi
chưa tìm được ánh sáng lí tưởng mới soi đường. Điều này được thể hiện rất rõ trong tập
“Ánh sáng và phù sa” của Chế Lan Viên:
“Ta là ai ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt”
Thơ Mới ra đời là sự vận động phát triển của thơ ca nói chung mang tính tất yếu
Cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của thực dân Pháp với không khí bi thương từ thành
thị tới nông thôn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của người nghệ sĩ thơ Mới, vốn
là những người đang vì tôn thờ cái Tôi của mình mà đứng ngoài cuộc... Chính vì những
điều đó mà ở giai đoạn này, thơ Mới có nhiều thay đổi. Các thi sĩ không còn sáng tác
nhiều và sung sức như chặng trước, khiến cho thơ ca có diện mạo khá nghèo nàn. Những
cái tôi cá nhân hoặc trở nên cũ mòn, không phù hợp hoặc mang màu sắc cá nhân, hưởng
thụ với những triết lí của chủ nghĩa cá nhân người tư sản. Thơ Mới xuất hiện xu hướng
chú trọng tới chủ nghĩa hình thức thuần túy như trong nhóm Xuân thu nhã tập. Mặt khác,
một số nhà thơ chủ trương thành lập các trường phái thơ mang tên thơ điên, thơ loạn thể
hiện sự bế tắc trong tư tưởng và quan niệm nghệ thuật. Thơ Mới bước vào giai đoạn
thoái trào dể chuẩn bị cho sự phát triển theo những hướng mới, phù hợp hơn.
Hình thành, phát triển đạt đỉnh cao và suy thoái trong vòng mười năm, không thể phủ nhận
rằng các nhà thơ Mới và thơ ca của họ vẫn đứng ngoài cuộc đấu tranh chung của dân tộc,
chưa phản ánh được những mảng hiện thực được coi là trung tâm, là sôi động nhất thời
bấy giờ; cái Tôi cá nhân vẫn mang màu sắc bi quan chủ nghĩa nhưng thơ Mới cũng đã đạt
được những thành tựu nổi bật. Nhìn chung thơ Mới có giai điệu, âm hưởng buồn nhưng
với cảm hứng bay bổng và lãng mạn của mình thì ý nghĩa khách quan của nó chính là ở
một thái độ đối lập, vượt qua khỏi thực tại đen tối thời bấy giờ, ngầm thể hiện ước mơ
về những sự đổi thay. Thơ Mới đã được viết ra với cảm hứng về quê hương, đất nước,
thiên nhiên, phong cảnh làng quê... rất đỗi quen thuộc. Nó chứng tỏ sự gắn bó với quê
hương đất nước trong tâm hồn các thi sĩ. Đây cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước,
và tinh thần dân tộc của các nhà thơ Mới. Thơ Mới cũng mang đến một cuộc các mạng
trong thi ca cả về mặt nội dung và hình thức thơ. Lần đầu tiên, “chữ tôi với cái nghĩa
tuyệt đôi của nó” xuất hiện trong thi ca” cùng với đó là sự nở rộ của các phong cách thơ
độc đáo không một sự lặp lại. Thơ Mới cũng đem đến sự cách tân mới mẻ trong hình
thức thơ phá bỏ tính qui phạm nghiêm ngặt trước đó, mang đến cho thơ một màu sắc
mới, một hình ảnh mới.
Đóng góp đáng ghi nhận của thơ Mới là đã làm nên một cuộc cách tân có ý nghĩa cách
mạng về thơ ca. Đó là một hiện tượng nên có, cần có và phải có trong thơ ca Việt Nam
(Nguyễn Đăng Mạnh).