Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trung học cơ sở để tổ chức bài dạy sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 10 trang )

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 21 - Tháng 6/2014

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỂ TỔ CHỨC BÀI DẠY SINH HỌC
NGUYỄN VĂN THẮNG(*)

TĨM TẮT
Hiện nay, kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin là một cơng cụ mới và hữu ích trong
dạy học ở trường Trung học cơ sở. Việc nâng cao kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong dạy học vừa là một nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo, vừa là một đòi hỏi
thực tế để nâng cao hiệu quả dạy học. Bài viết giới thiệu một số phương pháp bồi dưỡng kĩ
năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho giáo viên ở trường Trung học cơ sở để dạy học
Sinh học dựa trên phân tích mối quan hệ các yếu tố kĩ năng cơng nghệ thơng tin và phương
pháp dạy học bộ mơn.
Từ khóa: Kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, phương pháp dạy học, tích hợp cơng
nghệ thơng tin trong dạy học.
ABSTRACT
Currently, information technology skills are applied in teaching that is considered
as a new and useful tool at the secondary school. Improve teacher,s information
technology skills in teaching that are as a mission of the Education and Training Ministry,
and as a practical requirement to improve teaching effectiveness. The article introduces
some methods of fostering skills in information technology application for school teachers
to teach biology subject based on analyzing the relationship of elements of information
technology skills and biology teaching methods.
Keywords: The information technology skill, the teaching method, integrate
information technology skills and teaching skills.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*)
Việc đưa cơng nghệ thơng tin (CNTT)


vào hỗ trợ giảng dạy và học tập là một xu
hướng đang được ngành Giáo dục & Đào
tạo đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng nhu
cầu xã hội và phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập của học sinh
(HS), sinh viên. Chỉ thị số 29/2001/CTBGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã u cầu "Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học,

bậc học, ngành học”, chỉ thị số
47/2008/CT- BGD&ĐT cũng khẳng định
“Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai
ứng dụng CNTT trong đổi mới phương
pháp dạy học ở từng cấp học”. Ngày
30/9/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào
tạo ban hành chỉ thị số 55/2008/CT BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo
và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục
giai đoạn 2008 - 2012. Năm học 2008 2009 được Bộ Giáo dục & Đào tạo lấy chủ
đề là “năm học CNTT”. Từ năm học 2009 2010 các cấp học, ngành học ứng dụng

(*)

TS, Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường
Đại học Sài Gòn

65


PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ…


CNTT là nhiệm vụ bắt buộc. Gần đây nhất,
thông tư số: 4987/BG&ĐT-CNTT, ngày
2/8/2012 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2012 - 2013 yêu cầu “Đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường
phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy
và học theo hướng giáo viên tự tích hợp
CNTT vào từng môn học thay vì học trong
môn Tin học.”…
Mặt khác, thực tế dạy học ở các trường
Trung học cơ sở cho thấy nhiều giáo viên
lúng túng không biết sử dụng CNTT trong
các giờ học như thế nào để có hiệu quả
thực sự. Nhiều trường hợp khi sử dụng
CNTT ít nhiều cũng tạo ra sự hứng thú
nhất định cho HS, do các em được nhìn
nhiều màu sắc, được nghe nhiều âm thanh,
được thấy sự hoạt náo do công nghệ mới
đem lại, không đơn điệu thực
hiện tốt các thao tác cơ bản này.
* Ví dụ phương pháp bồi dưỡng kĩ
năng chỉnh sửa hình ảnh bằng phần
mềm Adobe Photoshop Express for
Windows
Học phần mềm Adobe Photoshop
Express for Windows, yêu cầu cần đạt
được với kĩ năng: HV biết xóa, chỉnh sửa
một phần hình ảnh; chỉnh sửa, thêm chú
thích cho hình ảnh. Sau đây là những hoạt
động cụ thể của GV và HV khi học phần

mềm này:

* Ví dụ phương pháp bồi dưỡng kĩ
năng xử lí hình ảnh số để dạy học Sinh học.
Việc khai thác hình ảnh Sinh học từ
68


NGUYỄN VĂN THẮNG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HV

Bước 1: Nêu mục đích của bài tập.
HV cùng tìm và lấy 01 hình ảnh tế
Yêu cầu HV cùng lấy 01 hình ảnh về tế bào thực bào
vật (Plant cell) từ mạng Internet.
thực vật giống nhau.
Bước 2: Làm mẫu việc chỉnh sửa một phần hình Quan sát
ảnh vừa lấy xuống từ mạng Internet.
Bước 3: Làm chậm từng bước:
- Xóa một phần hình ảnh
- Thay thế một phần hình ảnh
- Thay thế chữ chú thích
- Thêm chữ chú thích (trong và ngoài hình ảnh).

Làm theo từng bước

Bước 4: Dành thời gian cho HV tự thực hành lại.


Tự làm, tự điều chỉnh, tự đánh giá, tự
trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

Bước 5:
- Yêu cầu HV hoặc tự tìm thêm hoặc tiến hành
chỉnh sửa hình ảnh đã lựa chọn để phục vụ đoạn
bài dự định xây dựng
- Trợ giúp khi cần thiết; giám sát, đánh giá.

Tự thực hành chỉnh sửa, biên tập
hình ảnh đã lựa chọn sao cho phù
hợp với ý đồ sư phạm của đoạn bài
dự định dạy.

phần, biên tập đoạn phim khoa học theo ý
đồ sư phạm của người dạy, đảm bảo
nguyên tắc dạy học và nguyên tắc sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học. Sau
đây là những hoạt động cụ thể của GV và
HV khi học phần mềm này:

* Ví dụ phương pháp bồi dưỡng kĩ năng xử
lí phim để dạy học Sinh học bằng phần mềm
Windows Live Movie Maker 2012 16.4
Học về phần mềm Windows Live
Movie Maker 2012 16.4, yêu cầu cần đạt
được với kĩ năng: chỉnh sửa các thành
Hoạt động của GV


Hoạt động của HV

Bước 1: Nêu mục đích của bài tập.
HV cùng tìm và lấy 01 đoạn phim về
Yêu cầu HV cùng lấy 01 đoạn phim về sự tạo sự tạo thành nước tiểu.
thành nước tiểu từ mạng Internet.
Bước 2: Làm mẫu việc chỉnh sửa đoạn phim vừa Quan sát
lấy xuống từ mạng Internet.
Bước 3: Làm chậm từng bước:
Làm theo từng bước
- Chèn đoạn phim, chèn nhạc và lời thoại, chèn
ảnh, ghi chú thích
- Biên tập nội dung: Làm tiêu đề, cắt đoạn, chèn
âm thanh, tăng giảm thời lượng, tạo hiệu ứng,
làm lời thoại …
69


PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ…

- Kết thúc: làm tiêu đề kết thúc, lưu trữ phim,
chạy thử.
Bước 4: Dành thời gian cho HV tự thực hành lại.

Tự làm, tự điều chỉnh, tự đánh giá, tự
trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

Bước 5:
- Yêu cầu HV hoặc tự tìm thêm hoặc tiến hành
chỉnh sửa đoạn phim đã lựa chọn để phục vụ

đoạn bài dự định xây dựng
- Trợ giúp khi cần thiết; giám sát, đánh giá.

Tự thực hành chỉnh sửa, biên tập
đoạn phim đã lựa chọn sao cho phù
hợp với ý đồ sư phạm của đoạn bài
dự định dạy.

của CNTT khi có đặc điểm kiến thức trừu
tượng như đối tượng mô tả có kích thước
quá nhỏ (cấp độ phân tử, cấp độ tế bào)
hoặc quá lớn (Quần thể, Hệ sinh thái); cơ
chế, quá trình diễn biến quá nhanh và phức
tạp (các quá trình trao đổi chất) hoặc diễn
biến quá chậm (quá trình sinh trưởng, diễn
thế sinh thái)…. Loại hình bài thể hiện ở
dạng “bài giảng điện tử” thường là bài lên
lớp lí thuyết.
+ HV phân tích được đặc điểm kiến
thức của bài dạy;
+ Xác định được tính chất của kiến
thức phù hợp với việc ứng dụng CNTT.
- Phương pháp tiến hành:
Bước 1, 2 và 3: Tổ chức cho HV tự
nghiên cứu và trao đổi, thảo luận bài tập 1
như sau:
Bài tập 1:
Trong các bài học sau, bài học/đơn vị
kiến thức nào cho phép ứng dụng CNTT
theo dạng “bài giảng điện tử” đạt hiệu quả

cao, vì sao? (Sinh học 8)
1. Tế bào; 2. Phản xạ; 3. Cấu tạo và tính
chất của xương; 4. Bài thực hành: Tập sơ
cứu và băng bó cho người bị gãy xương; 5.
Máu và môi trường trong của máu; 6. Bài
tiết nước tiểu; 7. Bài thực hành: Phân tích
một khẩu phần cho trước.
Bước 4: GV trao đổi về ý nghĩa, yêu
cầu của kĩ năng:

2.2.2. Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng
thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của
CNTT
Việc sử dụng các phương pháp là phải
theo hướng tích cực hóa người học [2]. Ở
đây, việc sử dụng phương pháp bồi dưỡng
kĩ năng cho HV được chúng tôi thực hiện
theo quy trình 5 bước như sau:
Bước 1: GV tổ chức cho HV tự nghiên
cứu bài tập;
Bước 2: GV tổ chức cho HV trao đổi
thảo luận, giải bài tập;
Bước 3: HV báo cáo kết quả, GV
hướng dẫn thảo luận, kết luận;
Bước 4: GV trao đổi về ý nghĩa của kĩ
năng, yêu cầu của kĩ năng;
Bước 5: Tổ chức cho HV giải bài tập
tương tự nhằm củng cố kĩ năng.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày lần lượt
việc vận dụng quy trình 5 bước này trong sử

dụng một số dạng bài tập hình thành kĩ năng
thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của
CNTT.
* Ví dụ phương pháp sử dụng bài tập
bồi dưỡng kĩ năng lựa chọn bài dạy/đơn vị
kiến thức phù hợp để ứng dụng CNTT
- Mục đích của bài tập:
+ Bồi dưỡng cho học viên kĩ năng lựa
chọn nội dung bài dạy và loại hình bài dạy
phù hợp để ứng dụng CNTT nhằm đạt hiệu
quả cao. Bài dạy Sinh học cần sự hỗ trợ
70


NGUYỄN VĂN THẮNG

Bài dạy Sinh học cần sự hỗ trợ của
CNTT khi có đặc điểm kiến thức trừu
tượng như đối tượng mô tả có kích thước
quá nhỏ (tế bào, máu và môi trường trong
của máu bài 1, 5); cơ chế, quá trình diễn
biến quá nhanh và phức tạp (Phản xạ và
cung phản xạ, bài 2); diễn biến quá chậm
và phức tạp (quá trình tạo thành nước tiểu,
bài 6). Loại hình bài thể hiện ở dạng “bài
giảng điện tử” thường là bài lên lớp lí
thuyết.
Bước 5: GV Tổ chức cho HV giải bài
tập tương tự nhằm củng cố kĩ năng bằng
bài tập 2 như sau:

Bài tập 2
Trong từng bài học sau, phần kiến thức
nào trong bài cho phép ứng dụng CNTT để
tổ chức dạy học hiệu quả? Vì sao?
1. Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh
hệ vận động (Bài 11 - Sinh học 8);
2. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động
của các tuyến nội tiết (Bài 59 - Sinh học 8).
Mục đích của bài tập 2 là củng cố kĩ
năng phân tích được đặc điểm kiến thức
của bài dạy; xác định được tính chất của
kiến thức phù hợp với việc ứng dụng
CNTT.
Ở bài 11 Sinh học 8 có 2 đơn vị kiến
thức cơ bản: I. Sự tiến hoá của bộ xương
người so với bộ xương thú; II. Sự tiến hoá
của hệ cơ người so với hệ cơ thú. Nội dung
bài 11, Theo [4] có thể sử dụng tranh vẽ
trong sách giáo khoa, tổ chức hoạt động
nhóm, vấn đáp tìm tòi. Theo chúng tôi,
thành phần kiến thức trong bài xuất phát sự
so sánh các đặc điểm cấu tạo bộ xương và
hệ cơ trong cơ thể người và cơ thể thú
(Tinh tinh) để phát hiện sự tiến hóa.
Phương pháp dạy học bài 11 như vậy là
phù hợp. Nếu bài này dạy bằng giáo án
điện tử hiệu quả sẽ không cao hơn nhiều,
trường hợp chuẩn bị giáo án không chu đáo

có thể gây "loãng” thông tin.

Ở bài 59 Sinh học 8, có 2 đơn vị kiến
thức cơ bản: I. Điều hòa hoạt động của các
tuyến nội tiết; II. Sự phối hợp hoạt động
của các tuyến nội tiết. Kiến thức bài này là
quá trình sinh lí, sinh hóa, diễn ra đồng
thời và phối hợp nhiều cơ quan bộ phận
trong cơ thể người. Bài này có đặc điểm
kiến thức trừu tượng; cơ chế, quá trình diễn
biến quá nhanh và phức tạp. Sử dụng giáo
án không có hỗ trợ phương tiện CNTT thì
lượng thông tin cung cấp cho học sinh có
thể chưa đủ, chưa trực quan hết các vấn đề
sinh học phức tạp của nội dụng bài học. Do
vậy cần có sự hỗ trợ của CNTT để tăng
hiệu quả dạy học.
Qua dạng bài tập 1 và 2, HV rút ra
được kết luận sơ bộ là không phải tất cả
các bài dạy Sinh học đều cần đến và có thể
ứng dụng CNTT để tổ chức hoạt động dạy
học được hiệu quả. Hơn nữa, với bài tập 2,
HV cũng rút ra kết luận không được lạm
dụng CNTT trong dạy học Sinh học (Bài
11, Sinh học 8). Vì khi ứng dụng CNTT để
dạy những kiến thức không phù hợp thì
không những không phát huy được tính
tích cực của người học mà còn làm giảm tư
duy trừu tượng của người học, không phát
huy đa giác quan của người học và không
rèn các kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm
cho HS.

* Ví dụ phương pháp sử dụng bài tập
bồi dưỡng kĩ năng lựa chọn, phối hợp
PPDH để ứng dụng CNTT theo hướng tích
cực hóa người học
- Mục đích của bài tập:
+ Bồi dưỡng cho học viên kĩ năng lựa
chọn phương pháp dạy học, tổ chức hoạt
động khi có sự hỗ trợ của CNTT, biết tận
dụng ưu điểm của CNTT để hoạt động hóa
người học;
+ HV xác định được phương pháp dạy
71


PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ…

học phù hợp với sự hỗ trợ của CNTT;
+ HV sử dụng CNTT để tổ chức các
tình huống dạy học theo hướng hoạt động
hóa người học.
- Phương pháp tiến hành:
Bước 1, 2 và 3: Tổ chức cho HV tự
nghiên cứu và trao đổi, thảo luận bài tập 3
như sau:
Bài tập 3:
Một GV đã tổ chức hoạt động dạy học
về “Các nguyên tắc truyền máu” trong bài
“Đông máu và nguyên tắc truyền máu” (bài
15 - Sinh học lớp 8) theo phương pháp biểu
diễn thí nghiệm minh họa, anh/chị có nhận

xét gì về PPDH của GV này?
Bước 4: GV trao đổi về ý nghĩa, yêu
cầu của kĩ năng:
Mục tiêu của hoạt động dạy học nội
dung này là: Qua bài học, học sinh trình
bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ
sở khoa học của nguyê tắc truyền máu;
Học sinh có được hứng thú và nâng cao kĩ
năng tìm tòi phát hiện kiến thức.[4]
Trong trường hợp dạy bằng phương
pháp biểu diễn thí nghiệm minh họa: GV
rất khó thực hiện, mất nhiều thời gian
chuẩn bị, tốn nhiều tiền của, kết quả thí
nghiệm khó thành công...; phương pháp
giải thích minh họa chưa phát huy tính tích
cực học tập của học sinh. Như vậy, với nội
dung kiến thức và mục tiêu đã xác định
như trên thì GV dạy bằng phương pháp
biểu diễn thí nghiệm minh họa rõ ràng là
không hiệu quả.
Trong trường hợp này, CNTT có thể
mô phỏng quá trình thí nghiệm trên rất dễ
dàng và khắc phục hoàn toàn các nhược
điểm trên. CNTT còn được ứng dụng trong
thiết kế hoạt động dạy học nội dung này
bằng phương pháp vấn đáp tìm tòi từ đó
phát huy được tính tích cực nhận thức của
người học.

Như vậy bản thân phương tiện không

mang lại giá trị dạy học mà biện pháp sử
dụng nó mới là quyết định. Do đó, khi có
sự hỗ trợ của CNTT, người GV cần biết tận
dụng ưu điểm của CNTT để thiết kế các
hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích
cực nhận thức của người học.
Bước 5: Tổ chức cho HV giải bài tập
tương tự nhằm củng cố kĩ năng. Bài tập 4
như sau:
Bài tập 4:
Khi dạy nội dung phần “I. Phân biệt
phản xạ có điều kiện và phản xạ không
điều kiện”, bài 52 “Phản xạ không điều
kiện và phản xạ có điều kiện”, Sinh học 8,
nếu có sự mô phỏng kiến thức bằng CNTT
thì anh/chị tổ chức cho HS làm việc với
bảng 52.1 (trang 166) như thế nào? Nếu
không có sự hỗ trợ của CNTT thì hoạt
động này được tiến hành như thế nào?
Ở bài tập 4, HV phải suy nghĩ, bàn
luận về PPDH do chính mình lựa chọn
nhằm đạt được mục tiêu dạy học và đạt
được tiêu chí là tích cực hóa người học với
sự hỗ trợ của CNTT. Bên cạnh đó, bài tập
cũng giúp HV nhận thấy giá trị của CNTT
trong việc hỗ trợ hoạt động hóa người học.
Sự có mặt của công nghệ thông tin đã giúp
GV dễ dàng hơn trong việc tổ chức các
hoạt động nhận thức của học sinh.
* Ví dụ phương pháp sử dụng bài tập

hình thành kĩ năng lựa chọn tài nguyên
phù hợp với bài dạy
- Mục đích của bài tập:
+ Bồi dưỡng cho học viên kĩ năng
phân tích đặc điểm các tài nguyên. Đưa ra
các quyết định lựa chọn tài nguyên dựa
trên các tiêu chí: Chính xác, trực quan, phù
hợp với kiến thức của bài, bổ sung tư liệu
đã có trong sách giáo khoa, chất lượng hình
ảnh, dễ chỉnh sửa, phù hợp với ý đồ sư
phạm của mình;
72


NGUYỄN VĂN THẮNG

+ HV có kĩ năng lựa chọn hình ảnh
trong bộ tư liệu khai thác được từ mạng
internet.
- Phương pháp tiến hành:
Bước 1, 2 và 3: Tổ chức cho HV tự
nghiên cứu và trao đổi, thảo luận bài tập 5
như sau:

Bài tập 5
Nếu lựa chọn một trong sáu hình ảnh
sau để củng cố kiến thức bài “Tế bào” (Bài
3, Sinh học 8) thì anh/chị sẽ lựa chọn hình
ảnh nào? Sử dụng phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học nào? Vì sao?


Bước 4: GV trao đổi về ý nghĩa, yêu
cầu của kĩ năng:
Trong dạy học Sinh học, các nguồn tư
liệu ở dạng hình ảnh đóng vai trò quan
trọng. Vì hình ảnh (tĩnh hay động) giúp
trực quan hóa, sinh động hóa rất nhiều kiến
thức Sinh học trừu tượng. Do đó, tìm kiếm
được nguồn tư liệu phù hợp với bài dạy là
rất có ý nghĩa. Song kĩ năng lựa chọn hình
ảnh trong một bộ tư liệu khai thác được từ
mạng Inernet lại càng quan trọng hơn. Vì
nếu lựa chọn tư liệu không phù hợp hoặc
quá “ôm đồm” thì đôi khi phản tác dụng.
Bước 5: Tổ chức cho HV giải bài tập
tương tự nhằm củng cố kĩ năng. Bài tập 6
như sau:
Bài tập 6:
Nếu tìm tư liệu hình ảnh để tổ chức

dạy học phần “2. Xác định chất khí thải ra
trong quá trình chế tạo tinh bột” (Bài 21,
Sinh học 6) thì anh/chị sẽ tìm và biên tập
hình ảnh có đặc điểm như thế nào để giúp
HS có thể nghiên cứu kiến thức phần này
một cách có hệ thống?
Như vậy, chúng tôi đã bồi dưỡng cho
HV kĩ năng sử dụng CNTT kết hợp với
PPDH để có thể thiết kế được bài dạy Sinh
học có sự hỗ trợ của CNTT. Để bồi dưỡng

các kĩ năng sử dụng CNTT cho GV chúng
tôi sử dụng phối hợp nhiều biện pháp: làm
mẫu, tổ chức đào tạo và cho HV thực hành
theo cách tiếp cận “trong công nghệ”; với
các kĩ năng thiết kế bài dạy Sinh học có sự
hỗ trợ của CNTT và kĩ năng sử dụng phần
mềm công cụ, chúng tôi thiết kế và sử dụng
các bài tập rèn luyện từng loại kĩ năng cụ thể.
73


PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ…

3. KẾT LUẬN
Kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học
của GV Sinh học là tổng hòa của kĩ năng
công nghệ và kĩ năng PPDH chuyên ngành
tương ứng. Kĩ năng sử dụng công nghệ và
PPDH bộ môn có mối quan hệ mật thiết,
trình độ công nghệ tốt kết hợp với PPDH

hiệu quả sẽ đưa việc ứng dụng CNTT của
GV trong dạy học đạt ở trình độ cao.
Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ
cho GV muốn đạt hiệu quả cao thì cần thực
hiện theo mô hình đào tạo tích hợp kĩ năng
công nghệ với bối cảnh, kiến thức chuyên
môn của GV sẽ đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học
Sinh học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.

2.

Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2004), Sinh học 8
(Sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà Nội.

3.

Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Bá Hoành (2007), Phương pháp dạy học môn
Sinh học ở Trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm.

4.

Nguyễn Văn Hiền (2008), “Tổ chức “học tập hỗn hợp” - biện pháp hình thành cho
sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông trong dạy học Sinh học”, Tạp chí Giáo
dục, (192), tr. 43-44 và 34.

5.

Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích
cực trong bộ môn Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6.

www.intel.com/education/vn/.
* Nhận bài ngày: 3/1/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014.


74



×