Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kế toán chi phí đi vay theo kế toán công Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.33 KB, 5 trang )

Số 13 tháng 05/2019 (695) - Năm thứ 52

PGS, TS. LÊ QUỐC LÝ
PGS, TS. BÙI TẤT THẮNG
TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG
PGS, TS. NGUYỄN HỒNG SƠN
GS, TS. TRẦN THỌ ĐẠT
PGS, TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN
PGS, TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ
PGS, TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
TS. VƯƠNG QUÂN HOÀNG
Tòa soạn và trò sự
65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 080.43174 / 080.44474
Fax: 024.3747.3357
Email: kinhtedubao@ mpi.gov.vn
Tạp chí điện tử

Chi nhánh phía Nam
289 Điện Biên Phủ,
Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028 3933 0669
Quảng cáo và phát hành
Tại tòa soạn: 080.48310 / 0905 646 814
Qua mạng lưới Bưu điện Việt Nam
Giấy phép xuất bản: 115/GP-BTTTT
In tại: Công ty CP in Công đoàn Việt Nam

Giá 19.500 đồng
Economy and Forecast Review


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đào Thò Hồ Hương: Nâng cao hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách nhà nước.................. 27
Trần Thò Vân Trà: Những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay....................................................................................................... 31
Nguyễn Văn Hùng: Nâng cao chất lượng hoạt động xử lý nợ xấu
tại các ngân hàng Việt Nam................................................................................................. 36
Triệu Thò Thu Hằng: Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp........................................................................................................ 40
Trần Hùng, Nguyễn Thò Vân Anh: Nâng cao năng lực giảng viên
tại các trường đại học thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội..................................... 44
Lương Thanh Hà: Xây dựng nông thôn mới:
Những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục....................................................................... 47
Lê Anh Duy: Phát triển du lòch nông thôn gắn với nông thôn mới...................................... 51
Vũ Thò Hường: Ứng dụng marketing online trong kinh doanh du lòch tại Việt Nam:
Cơ hội và thách thức............................................................................................................. 55
Hồ Nam Trân: Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh xây dựng khu kinh tế - quốc phòng
trên đòa bàn chiến lược......................................................................................................... 58
NHÌN RA THẾ GIỚI
Hồ Lê Huyền Trang: Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng thương mại của Singapore.................................................................... 61
Lại Xuân Môn: Hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách:
Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghò cho Việt Nam................................................................ 64
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Tạ Thò Đoàn, Nguyễn Thò Thùy Dung: Huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu
phát triển du lòch bền vững trên đòa bàn TP. Lạng Sơn........................................................ 67
Nguyễn Thò Kim Liên: Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn NSNN trên đòa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................... 70
Thăng Thò Hồng Nhung, Nguyễn Thò Lương Anh: Hỗ trợ giáo dục - giảm thiểu nghèo
đa chiều cho hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên........................ 73
Mai Anh Vũ: Một số giải pháp phát triển du lòch tỉnh Thanh Hóa...................................... 75

Lê Đăng Nam, Lê Thò Lan: Nâng cao chất lượng nhân lực tại VNPT Thanh Hóa............ 78
Nguyễn Văn Thành: Tình hình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lòch
ở tỉnh Nghệ An..................................................................................................................... 81
Nguyễn Thò Anh Thi: Đảm bảo quốc phòng, an ninh
trong phát triển kinh tế biển Đà Nẵng.................................................................................. 84
Nguyễn Thanh Hùng, Trần Minh Thanh: Phát huy vai trò của cộng đồng đòa phương
đối với sự phát triển du lòch tại tỉnh Trà Vinh....................................................................... 87
Đỗ Thò Bắc: Quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản
trên đòa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 90



Hội đồng Biên tập
TS. CAO VIẾT SINH



NGUYỄN LỆ THỦY



ĐỖ THỊ PHƯƠNG LAN

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Đình Cung: Kinh tế vó mô Việt Nam:
Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất đònh................................................................. 14
Trần Vương Thònh: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam
bằng phương pháp đo lường truyền thống............................................................................ 21




Phó Tổng Biên tập



Tổng Biên tập
PGS, TS. LÊ XUÂN ĐÌNH

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Trương Thò Thùy Dung: Thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay,
tiếp cận từ Bộ Chỉ số Quản trò công....................................................................................... 3
Nguyễn Lệ Thủy: Bộ công cụ giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững
của Việt Nam......................................................................................................................... 7
Phạm Văn Cà: Kế toán chi phí đi vay theo kế toán công Việt Nam
và chuẩn mực kế toán công quốc tế..................................................................................... 11

1



CƠ QUAN NGÔN LUẬN
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

MỤC LỤC



ECONOMY AND FORECAST REVIEW



Issue 13 May 2019 (695) - 52th year

ECONOMY AND FORECAST REVIEW

PRESS OFFICE OF
MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT

Editor-in-Chief
Assoc. Prof. Dr. LE XUAN DINH
Deputy Editor-in-Chief
DO THI PHUONG LAN
NGUYEN LE THUY
Editorial Board
Dr. CAO VIET SINH
Assoc. Prof. Dr. LE QUOC LY
Assoc. Prof. Dr. BUI TAT THANG
Dr. NGUYEN DINH CUNG
Assoc. Prof. Dr. NGUYEN HONG SON
Prof. Dr. TRAN THO DAT
Assoc. Prof. Dr. TRAN DINH THIEN
Assoc. Prof. Dr. NGUYEN DINH THO
Assoc. Prof. Dr. NGUYEN TIEN DUNG
Dr. VUONG QUAN HOANG
Editorial Board Office
65 Van Mieu Street
DongDa District - Ha Noi
Tel: 080.43174 / 080.44474
Fax: 024.3747.3357
Email: kinhtedubao@ mpi.gov.vn
Electronic magazine


Branch Office
289 Dien Bien Phu Street
3 District - Ho Chi Minh City
Tel/Fax: 028 3933 0669
Advertisement & Issue
Tel: 080.44474 / 0945669911
Released via VNPost
Publishing license: 115/GP-BTTTT
Printed at Cong Doan Vietnam printing JSC

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE
Truong Thi Thuy Dung: The current economic institution in Vietnam
from the perspective of governance indicators......................................................................3
Nguyen Le Thuy: Set of tools for monitoring and evaluating the implementation
of Vietnam's sustainable development...................................................................................7
Pham Van Ca: Accounting of borrowing costs according to Vietnamese public
accounting standards and International Public Sector Accounting Standards...................... 11
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Dinh Cung: Vietnams macroeconomic:
Continue to reform in the uncertain world........................................................................... 14
Tran Vuong Thinh: Estimate the optimal level of foreign exchange reserves
in Vietnam by traditional measurement methods................................................................ 21
RESEARCH - DISCUSSION
Dao Thi Ho Huong: Improve the effectiveness of revenue
and expenditure management of state budget..................................................................... 27
Tran Thi Van Tra: Potential risks to Vietnams banking system in the current period...... 31
Nguyen Van Hung: Strengthen the quality of handling bad debt in Vietnamese banks..... 36

Trieu Thi Thu Hang: Non-cash payment in Vietnam: Current situation and solutions...... 40
Tran Hung, Nguyen Thi Van Anh: Improve lecturers capacity at universities
under the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs..................................................... 44
Luong Thanh Ha: New rural construction: Problems and solutions.................................... 47
Le Anh Duy: Rural tourism development in association with new rural construction........ 51
Vu Thi Huong: Application of online marketing to tourism business in Vietnam:
Opportunities and challenges............................................................................................... 55
Ho Nam Tran: Several fundamental solutions to boost the construction
of economic-defense zones in strategic areas...................................................................... 58
WORLD OUTLOOK
Ho Le Huyen Trang: Handling bad debts in the process of restructuring
the commercial banking system in Singapore...................................................................... 61
Lai Xuan Mon: Support farmers through credit policy:
International experiences and recommendations for Vietnam............................................ 64
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Ta Thi Doan, Nguyen Thi Thuy Dung: Mobilize resources to meet the requirements
of sustainable tourism development in Lang Son city.......................................................... 67
Nguyen Thi Kim Lien: Improve the quality of management of capital construction
investment from the state budget in Thai Nguyen province................................................ 70
Thang Thi Hong Nhung, Nguyen Thi Luong Anh: Support education
and reduce multi-dimensional poverty for farmers in Minh Tien commune, Dai Tu district,
Thai Nguyen province.......................................................................................................... 73
Mai Anh Vu: Some schemes to boost tourism in Thanh Hoa province............................... 75
Le Dang Nam, Le Thi Lan: Enhance the quality of human resources
at VNPT Thanh Hoa............................................................................................................. 78
Nguyen Van Thanh: Situation of investment attraction from enterprises
into tourism development in Nghe An province.................................................................. 81
Nguyen Thi Anh Thi: Ensuring national defense and security
in Da Nangs marine economic development...................................................................... 84
Nguyen Thanh Hung, Tran Minh Thanh: Promote the role of the local community

in tourism development in Tra Vinh province...................................................................... 87
Do Thi Bac: State management of basic construction inspection
in Cam Pha city, Quang Ninh province................................................................................ 90

Price 19.500 VND

2

Kinh teỏ vaứ Dửù baựo


Kế toán chi phí đi vay
theo kế toán công Việt Nam
và chuẩn mực kế toán công
quốc tế

PHẠM VĂN CÀ*

Chuẩn mực kế toán công quốc tế về chi phí đi vay (IPSAS 5) đã cụ thể hoá
phạm vi áp dụng, giúp các tổ chức khu vực công vận dụng một cách dễ
dàng, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Đồng thời,
IPSAS 5 hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí
đi vay để các đơn vò có cơ sở vận dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có
chuẩn mực hướng dẫn về chi phí đi vay đối với đơn vò hành chính sự nghiệp
(HCSN), do đó cần có lộ trình xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam
trong thời gian tới.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHI PHÍ ĐI
VAY THEO CHẾ ĐỘ KẾ HCSN VỚI
IPSAS 5
Hiện nay, chế độ kế toán HCSN Việt

Nam được xây dựng trên cơ sở Luật
Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Kế
toán và triển khai cụ thể theo Thông tư
số 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017
về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
vẫn còn nhiều điểm khác biệt so với
IPSAS 5:
Về các khái niệm
IPSAS 5 quy đònh, chi phí đi vay bao
gồm các yếu tố cơ bản:
(i) Tiền lãi của khoản vay ngắn hạn,
dài hạn và lãi tiền vay các khoản thấu chi;
(ii) Phần phân bổ các khoản chiết
khấu hoặc phụ trội liên quan đến các
khoản vay do phát hành trái phiếu;
(iii) Phần phân bổ các chi phí phụ trội
liên quan đến quá trình làm thủ tục vay;
(iv) Chi phí tài chính của tài sản thuê
tài chính;
(v) Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các
khoản vay bằng ngoại tệ nếu được điều
chỉnh vào chi phí lãi tiền vay;
(vi) Chi phí tài chính của tài sản thuê
tài chính.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Thông tư
số 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017
*

về chế độ kế toán HCSN chưa có đònh nghóa về chi phí
đi vay, mà chỉ hướng dẫn ghi nhận chi phí lãi vay vào

chi phí tài chính.
Về áp dụng cơ sở kế toán
IPSAS 5 quy đònh lập một báo cáo thu - chi tiền mặt
đối với kế toán trên cơ sở tiền mặt; còn trong trường
hợp áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích lập 5 báo cáo,
bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính của đơn vò; Báo
cáo kết quả hoạt động; Báo cáo về sự thay đổi tài sản
thuần/Vốn chủ sở hữu; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Giải trình báo cáo tài chính.
Trong khi đó, Việt Nam áp dụng cơ sở kế toán dồn
tích với các tài khoản trong bảng (ghi nhận doanh thu
khi đạt được và chi phí khi phát sinh, không quan tâm
đến việc đã thu tiền hay chưa?).
Trước đây, cơ sở kế toán tiền mặt áp dụng cho các
đơn vò có nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách cấp
để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận và sử dụng kinh
phí nhà nước cấp và cơ sở kế toán dồn tích có điều
chỉnh (hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả, tính
hao mòn của tài sản cố đònh, nhưng tính vào chi phí
hoạt động trong kỳ). Trong khi đó, IPSAS 5 phân đònh
rõ 2 cơ sở kế toán (kế toán trên cơ sở tiền mặt và kế
toán trên cơ sở dồn tích).
Ghi nhận chi phí đi vay
IPSAS 5 ghi nhận chi phí đi vay theo 2 phương
pháp: phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế
được chấp nhận:
(i) Theo phương pháp chuẩn, chi phí đi vay được
ghi nhận là một khoản chi phí trong kỳ phát sinh, mà
không tính đến khoản vay đó được sử dụng như thế


Trường Đại học Trà Vinh

Economy and Forecast Review

11


TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

nào? Chi phí đi vay phải được ghi nhận là một khoản
chi phí trong kỳ phát sinh, ngoại trừ chi phí đi vay liên
quan trực tiếp tới việc mua, xây dựng hoặc sản xuất
một tài sản dở dang phải được vốn hóa như một phần
giá phí của tài sản đó. Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn
hóa phải được xác đònh theo chuẩn mực này.
(ii) Theo phương pháp thay thế được chấp nhận, chi
phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc mua, xây dựng
hoặc sản xuất một tài sản dở dang phải được bao gồm
trong giá trò tài sản đó. Ngoài ra, nếu đơn vò áp dụng
phương pháp thay thế được chấp nhận, thì phải được áp
dụng nhất quán với tất cả các khoản chi phí đi vay liên
quan trực tiếp tới việc mua, xây dựng hoặc sản xuất tất
cả các tài sản dở dang của đơn vò.
Còn theo Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam, vay
tiền mua tài sản cố đònh (TSCĐ), đầu tư cơ sở vật chất
hạ tầng để nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp
hoặc để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dòch
vụ, ghi: Nợ TK 112, 111, 331, 2411, 211, 213/Có TK
3382 phải trả nợ vay.
Còn đối với khoản nợ vay về mua TSCĐ và đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng khi tiến hành trả
nợ tiền vay, thì tiền gốc, kế toán ghi nhận: Nợ TK
3382/Có 112, 111, trong đó: chi tiền lãi vay, kế toán
ghi nhận: Nợ TK 615 - Chi phí tài chính/Có 111, 112.
Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc vay, ghi: Nợ
TK 615 - Chi phí tài chính/Có TK 3382.
Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa
IPSAS 5 quy đònh, chi phí đi vay liên quan trực
tiếp tới việc mua, xây dựng hoặc sản xuất một tài sản
dở dang là những khoản chi phí đi vay không phát
sinh nếu khoản tiền chi cho tài sản dở dang đó không
thực hiện. Khi một đơn vò vay vốn dành riêng cho
mục đích có được một tài sản dở dang cụ thể, chi phí
đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang đó có
thể xác đònh.
Bên cạnh đó, theo đoạn 23, trường hợp tiền vay
được dành riêng cho việc có được một tài sản dở
dang, chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa sẽ được
xác đònh là một khoản chi phí đi vay thực tế phát sinh
trong kỳ trừ các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt
động đầu tư tạm thời tiền vay đó. Hơn nữa, những
thỏa thuận tài chính đối với một tài sản dở dang có
thể đưa một đơn vò có được khoản vay nợ và gánh
chòu các khoản chi phí đi vay có liên quan trước khi
một hoặc tất cả các khoản tiền vay được sử dụng để
chi cho tài sản dở dang đó. Trong trường hợp như
vậy, khoản tiền vay đó được đầu tư tạm thời trong
khi chờ đợi để chi cho tài sản dở dang. Để xác đònh
chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa trong kỳ, bất kỳ
một khoản thu nhập từ vốn vay đó được giảm trừ chi

phí đi vay phát sinh.
Trong trường hợp khoản tiền được vay chung và
được sử dụng để có được một tài sản dở dang, chi phí
đi vay đủ điều kiện vốn hóa sẽ được xác đònh bằng
cách áp dụng một tỷ lệ vốn hóa đối với khoản chi cho
tài sản đó. Tỷ lệ vốn hóa sẽ là tỷ lệ bình quân giữa
các khoản chi phí đi vay tương ứng với các khoản vay

12

chưa trả trong kỳ của đơn vò, loại trừ các
khoản vay được thực hiện dành riêng
cho mục đích có được tài sản dở dang.
Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ
không thể lớn hơn chi phí đi vay phát
sinh trong kỳ đó.
Trong khi đó, Chế độ kế toán HCSN
chưa quy đònh về điều kiện vốn hóa chi
phí đi vay.
Sự vượt trội giữa giá trò ghi sổ tài sản
dở dang so với giá trò có thể thu hồi
IPSAS 5 quy đònh, nếu giá trò ghi sổ
hoặc chi phí thanh lý ước tính cuối cùng
của tài sản dở dang lớn hơn giá trò có thể
thu hồi hoặc giá trò thực hiện thuần, thì
giá trò ghi sổ sẽ được ghi giảm hoặc xóa
sổ theo các yêu cầu của chuẩn mực kế
toán quốc tế hoặc quốc gia khác. Trong
trường hợp nhất đònh, giá trò ghi giảm
hoặc xóa bỏ đó được hoàn nhập theo các

chuẩn mực kế toán đó.
Trong khi đó, Chế độ kế toán HCSN
chưa quy đònh về điều kiện vốn hóa chi
phí đi vay.
Bắt đầu vốn hóa chi phí đi vay
IPSAS 5 quy đònh việc vốn hóa chi
phí đi vay vào giá trò tài sản dở dang phải
được thực hiện khi:
(a) Khoản chi phí cho tài sản đó bắt
đầu phát sinh;
(b) Chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết để đưa tài
sản đó có thể sử dụng hoặc bán theo ý
đònh ban đầu được triển khai. Đó là các
hoạt động thuộc về kỹ thuật và quản lý
được thực hiện trước khi thực hiện việc
xây dựng. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát
sinh khi đất đai được mua nhằm mục
đích nắm giữ, mà không có bất kỳ hoạt
động triển khai nào, thì không đủ điều
kiện vốn hóa.
Mặc dù IPSAS 5 quy đònh rõ ràng
như vậy, nhưng Chế độ kế toán HCSN
Việt Nam lại chưa có quy đònh nào về
vấn đề này.
Tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay
IPSAS 5 quy đònh, việc vốn hóa các
chi phí đi vay phải ngừng lại trong các
kỳ kế tiếp khi hoạt động xây dựng bò
gián đoạn. Tuy vậy, chi phí đi vay có

thể vẫn phát sinh trong các kỳ kế tiếp
mà các hoạt động cần thiết cho tài sản
có thể được sử dụng hoặc bán theo ý
đònh ban đầu bò gián đoạn. Những chi
phí đó là những chi phí nắm giữ một
phần tài sản đã hoàn thành và không đủ
điều kiện vốn hóa. Tuy nhiên, việc vốn
hóa chi phí đi vay thường không bò tạm
Kinh tế và Dự báo


ngừng trong một kỳ, khi mà các công
việc quản lý và kỹ thuật cần thiết được
thực hiện. Việc vốn hóa chi phí đi vay
cũng không bò tạm ngưng khi gián đoạn
tạm thời là một phần cần thiết trong quá
trình đưa tài sản sẵn sàng có thể sử dụng
hoặc bán theo mục đích ban đầu. Ví dụ:
Vay tiền mua một mảnh đất đầu tư xây
dựng nhà để bán để giải thích đoạn
“việc vốn hóa chi phí đi vay thường
không bò tạm ngừng”, do đây được xem
là trường hợp cần thiết để giải quyết các
vấn đề liên quan đến pháp lý. Hoặc tình
huống khác: việc vốn hóa chi phí đi vay
vẫn tiếp tục trong thời gian cần thiết để
hoàn thiện hàng tồn kho; hoặc thời gian
cần thiết khi mực nước cao làm trì hoãn
việc xây cầu, nếu hiện tượng nước lên
cao đó thường là phổ biến tại vùng tiến

hành xây dựng cầu.
Trong khi đó, Chế độ kế toán HCSN
Việt Nam chưa quy đònh về tạm ngưng
vốn hóa.
Dừng vốn hóa chi phí đi vay
IPSAS 5 quy đònh, việc vốn hóa các
chi phí đi vay phải được dừng lại khi tất
cả các hoạt động cần thiết cho việc đưa
một tài sản dở dang để sử dụng hoặc bán
theo mục đích ban đầu đã hoàn thành.
Thêm vào đó, các khoản chi phí đi
vay liên quan đến quá trình chuẩn bò
đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc
bán, thì mới được vốn hóa; chi phí đi
vay phát sinh sau khi tài sản đã hoàn
thành, thì không được vốn hóa, mà phải
được đưa vào chi phí hoạt động trong
kỳ. Hơn nữa, một tài sản thường sẵn
sàng cho sử dụng hoặc bán theo mục
đích ban đầu khi việc xây dựng hình
thái vật chất của tài sản đó đã hoàn
thành, ngay cả khi các hoạt động quản
lý chung vẫn còn tiếp tục. Nếu chỉ có
những sửa đổi nhỏ, như trang trí tài sản
cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của
người mua, mà các hoạt động này chưa

được hoàn thành, thì các hoạt động cần thiết vẫn
được coi là đã hoàn thành.
Ngoài ra, khi việc xây dựng một tài sản dở dang

đã hoàn thành từng phần và mỗi phần có thể sử dụng
trong khi việc xây dựng vẫn tiếp tục đối với các phần
khác, việc vốn hóa chi phí đi vay phải dừng lại đến khi
tất cả các phần của tài sản có thể sử dụng hoặc bán
theo mục đích ban đầu được hoàn thành.
Còn Chế độ kế toán HCSN Việt Nam chưa quy đònh
về dừng vốn hóa.
Giải trình chi phí đi vay
IPSAS 5 quy đònh, trong báo cáo tài chính cần phải
giải trình các nội dung: (i) Chính sách kế toán áp dụng
trong kế toán chi phí đi vay; (ii) Chi phí đi vay được
vốn hóa trong kỳ; (iii) Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để
xác đònh chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa (khi cần
phải sử dụng tỷ lệ vốn hóa cho vốn vay chung).
Còn Chế độ kế toán HCSN chưa quy đònh về giải
trình trong báo cáo tài chính.
ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN CÔNG QUỐC TẾ
Qua phân tích trên, theo tác giả, hệ thống Chế độ kế
toán HCSN Việt Nam nên có lộ trình xây dựng chuẩn
mực kế toán công trên cơ sở tham khảo IPSAS 5 để có
được cơ sở tin cậy thống nhất. Đồng thời, Bộ Tài chính
cần phải thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu
kỹ lưỡng về các khái niệm, chuẩn mực kế toán công
quốc tế nhằm thiết lập các chuẩn mực kế toán công
Việt Nam, cụ thể là các chuẩn mực kế toán HCSN.
Ngoài ra, còn phải học tập kinh nghiệm của các
nước khác đã áp dụng IPSAS 5 và thiết kế hệ thống
thông tin kế toán tốt hơn cùng với việc sử dụng công
nghệ thông tin tiên tiến.

Theo Nguyễn Đăng Huy (2008), thì phân tích lộ
trình xây dựng chuẩn mực kế toán công như sau: (i)
Thành lập ủy ban chuẩn mực kế toán công chòu trách
nhiệm thực hiện dự án; (ii) Chuẩn bò các chuẩn mực
kế toán riêng của Việt Nam bằng cách áp dụng một số
các chuẩn mực quốc tế quan trọng: chuẩn bò báo cáo tài
chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thặng dư hay thâm
hụt ngân sách thuần trong từng giai đoạn, các sai sót cơ
bản và thay đổi trong chính sách kế toán, hàng tồn kho,
tài sản, nhà xưởng và trang thiết bò.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp
2. Phạm Văn Đăng và Võ Thò Phương Lan (2011). Giáo trình chuẩn mực kế toán công quốc tế,
Nxb Tài chính
3. Nguyễn Đăng Huy (2008). Giải pháp cho kế toán công ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính kế toán, 1(54), 49-58
4. Mai Thò Hoàng Minh (2014). Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để trình bày báo cáo
tài chính nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước, Hội thảo khoa học Kế toán khu vực công
tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Economy and Forecast Review

13



×