Bài tập thực hành
1
Mô hình AD-AS
Câu 1:
Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính của
phương trình này là gì? Giải thích vì sao đường tổng cung SRAS trong mô hình tiền lương
cứng nhắc có độ dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận thức nhầm của
công nhân?
Câu 2:
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường tổng
cung dài hạn?
Câu 3:
Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là những
dấu hiệu có thể có của một nền kinh tế đang nóng lên?
Câu 4:
Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công, tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?
Câu 5:
Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy
sinh là gì? Cho ví dụ?
Câu 6:
Phân biệt giữa đường cong Phillips trong ngắn hạn và trong dài hạn?
Câu 7:
Bối cảnh tranh luận của nền kinh tế này là một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển hoàn
toàn tự do, và theo chính sách tỷ giá hối đoái cố định. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng
thái cân bằng dài hạn, bao gồm cả cân bằng của cán cân thanh toán.
Nhà chính sách 1: “Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Nếu như chúng ta đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể thực hiện
được mục tiêu này thông qua chính sách tiền tệ mở rộng. Nhưng chính sách tỷ giá của
chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy không có cách nào để làm tăng khối tiền”.
Nhà chính sách 2: “Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn toàn có thể
tăng khối tiền ngay cả khi chính sách tỷ giá của chúng ta là cố định; điều phải làm là phá
giá đồng tiền của chúng ta. Thứ hai, nếu chúng ta theo chính sách như vậy, kết quả tăng
sản lượng thực và giảm thất nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả
điều này sẽ chỉ là một sự tăng giá mà thôi”.
1
Đây là bài tập 5 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá
2006-2007)
1
Bạn với tư cách là một chuyên gia kinh tế, hãy giúp 2 nhà chính sách trên hiểu rõ hơn về
bản chất của vấn đề này.
Câu 8:
Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 01-10-1998, chuyên mục Kinh tế Thế giới, bài viết có
tựa đề “Khi nguy cơ suy thoái lan rộng” của tác giả Bùi Ngọc Hải, trang 41, mục “Mỹ cắt
giảm lãi suất”, có đoạn viết:
Điều gì sẽ xảy ra khi FED cắt giảm lãi suất - lần cắt giảm đầu tiên kể từ
31-01-1996?. Theo một số nhà phân tích, trước hết, nó làm giảm giá trị đồng đô la,
tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Thứ hai, và đây là tác động lớn hơn, nó sẽ
làm giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các nước châu Á và châu Mỹ La tinh đang vay
nợ bằng đồng đô la, tạo điều kiện cho các nước này cảm thấy “dễ thở hơn” trong
bối cảnh cuộc khủng hoảng. Thứ ba, nó sẽ làm giảm kích thích đối với dòng vốn từ
các nước, trong đó có Hàn Quốc và Nhật, đổ vào thị trường trái phiếu Mỹ để tìm
kiếm lợi nhuận cao hơn và chắc chắn hơn, và đây là bước quan trọng tiến tới phục
hồi lòng tin và chống suy thoái ở Nhật và các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á và
Mỹ La tinh. Thứ tư, nó sẽ làm sống dộng trở lại thị trường chứng khoán đang chao
đảo, khi người ta cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu hấp dẫn hơn đầu tư vào trái phiếu
kho bạc hoặc tiền gởi vào ngân hàng. Một hiệu quả nữa là người ta cho rằng việc
cắt giảm lãi suất mang lại là nó sẽ khuyến khích các công ty vay tiền để đầu tư mở
rộng sản xuất, khuyến khích người Mỹ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, và như vậy sẽ
khuyến khích kinh tế Mỹ tăng trưởng...”
Hãy sử dụng kiến thức môn học, giải thích ngắn gọn cơ chế của từng tác động.
Câu 9:
Theo thông tin kinh tế đầu tháng 3-2000, sau khi Mỹ quyết định tăng lãi suất, ngân hàng
trung ương châu Âu đã có hai quyết định lần lượt như sau:
1. Trước nhất, không tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng các nước châu Âu tiếp
tục theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh và họ có thể gánh chịu áp lực
lạm phát).
2. Sau đó, để cứu vãn tình trạng rớt giá liên tục của đồng EUR so với USD, ngân hàng
trung ương châu Âu đã tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng châu Âu lại tiếp
tục gặp khó khăn cho tăng trưởng và kéo theo là sức khoẻ của đồng EUR cũng sẽ
bị ảnh hưởng).
Hãy sử dụng kiến thức môn học, giải thích ngắn gọn cơ chế của từng tác động.
Câu 10:
Giải thích vì sao trong một nền kinh tế, 3 điều sau đây không thể xảy ra đồng thời:
a. Chính sách tiền tệ độc lập.
b. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.
c. Vốn di chuyển hoàn toàn tự do.
2