Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lý tưởng phụng sự xã hội của thanh niên Phật tử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.97 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

LÝ TƯỞNG PHỤNG SỰ XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN PHẬT
TỬ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
IDEALS OF SERVING SOCIETY OF YOUNG BUDDHISTS
IN THE FIGHT AGAINST AMERICANS FOR FREEDOM
(1954-1975)
Nguyễn Thị Luyến, Đặng Thị Dung
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 31/10/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 15/3/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018

Tóm tắt
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người thanh niên Phật tử đã có
những hoạt động tích cực để xây dựng và bảo vệ đất nước. Với những tấm gương tiêu biểu về lý tưởng
sống như Cao Ngọc Phượng và Nhất Chi Mai, họ đã hoạt động rất tích cực trong Trường Thanh niên
phụng sự xã hội do Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập. Với chủ trương đưa đạo Phật vào cuộc sống
và phụng sự xã hội, những thanh niên Phật tử đã hy sinh tính mạng, xương máu, sự nghiệp, tuổi trẻ vì
tình yêu quê hương, đất nước, vì lý tưởng bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc, phụng sự Tổ quốc bằng
những hoạt động thiện nguyện và đấu tranh bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc. Họ chính là nguồn cảm
hứng, là tấm gương cho thế hệ thanh niên hiện nay phát huy và bồi đắp lý tưởng sống.
Từ khóa: Xã hội; thanh niên; lý tưởng phụng sự xã hội của thanh niên Phật tử.
Abstract
In the years of fighting against the Americans, young Buddhists have made active efforts to build and
defend our country. There were a lot of examples of ideal living such as Cao Ngoc Phuong and Nhat Chi
Mai, they have been very active in the School of Youth Social Services founded by Thich Nhat Hanh.
Their policies were to bring Buddhism into life and serving society, young Buddhists have sacrificed
their lives, blood, careers, youth for the love of our country because of the ideal of peaceful protection,
national independence and serving their Fatherland by volunteering and fighting to protect the peace


of the nation. They were sources of inspiration, they were examples for the current generation of young
people to develop and promote the ideal of life.
Keywords: Society; young; the ideal of serving society of young Buddhists.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua gần 2000 năm hoạt động và phát triển,
với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa
bình, tôn trọng sự sống, đạo Phật đã gắn bó và
đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong suốt
quá trình lịch sử, có vai trò đặc biệt quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phật
giáo Việt Nam nói chung và các thanh niên Phật
tử nói riêng với lý tưởng sống là phụng sự xã hội
đã tiếp tục nêu cao tinh thần yêu nước, kề vai sát
cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh
giải phóng dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, với
mục đích đề cao lý tưởng sống của thanh niên đối
với đất nước, phát huy lý tưởng của những người
thanh niên Phật tử, đồng thời thực hiện phương
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

2. TS. Nguyễn Thị Hảo

châm đưa đạo Phật vào cuộc sống, thanh niên
Việt Nam đã phát huy tinh thần yêu nước, bồi đắp
lý tưởng cao đẹp, hoàn thiện bản thân đáp ứng
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay.
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH LÝ TƯỞNG PHỤNG SỰ
XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Trong cuộc chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam,
có biết bao những người thanh niên quả cảm,
bất khuất, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng cầm súng
chiến đấu vì một lý tưởng sống cao đẹp, vì niềm
khát khao hòa bình, độc lập dân tộc. Bên cạnh
những thanh niên quả cảm ấy còn có một lực
lượng thanh niên trung lập, không tham gia Mặt
trận giải phóng miền Nam, cũng không thuộc phe
Cộng hòa, nhưng những thanh niên phụng sự xã
hội cũng có những đóng góp lớn lao cho xã hội
và cho hòa bình một cách âm thầm theo một nền

102 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
tảng tâm linh vững chắc của Phật giáo. Nền tảng,
cở sở hình thành lý tưởng sống đó chính là tình
yêu thương con người, tôn trọng tính mạng con
người, tôn trọng hòa bình dân tộc, là tình yêu quê
hương đất nước. Họ được tập hợp dưới ánh sáng
nhân văn, nhân đạo của Phật giáo và trong tổ
chức gọi là Trường Thanh niên phụng sự xã hội.
Trường Thanh niên phụng sự xã hội được Thiền
sư Thích Nhất Hạnh thành lập năm 1965 ở Sài
Gòn. Đây là một tổ chức giáo dục, đào tạo thanh
niên có tinh thần tự nguyện phụng sự xã hội. Trong
những năm đầu, trường có khoảng trên dưới ba
trăm thanh niên. Họ đến từ mọi ngành nghề, mọi

lĩnh vực khác nhau của đời sống và khoa học.
Với phương châm đưa đạo Phật vào cuộc sống
và thực sự phụng sự xã hội. Nhà sư Thích Nhất
Hạnh kêu gọi các Phật tử: “Khi đất nước có chiến
tranh, con người còn nhiều chết chóc, đau khổ,
thì những nhà sư, những Phật tử không thể ngồi
im trong chùa mà tụng kinh mà phải bằng tất cả
sự nhân văn và tình thương con người của Phật
giáo xông pha vào xã hội để cứu khổ, cứu nạn
cho đồng loại” [1]. Dưới sự hướng dẫn của thiền
sư Thích Nhất Hạnh và một số nhà lãnh đạo Phật
giáo trong Đại học Vạn Hạnh, những thanh niên
tình nguyện đã có những đóng góp lớn lao cho
quê hương, cho xã hội trong cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc.
3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG BIỂU HIỆN LÝ TƯỞNG
PHỤNG SỰ XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những
thanh niên Phật tử được đào tạo rất bài bản từ
những phương pháp, hành động cụ thể để giúp
đỡ nhân dân trong những làng quê nghèo. Họ
được học cách nắm bắt tâm lý của người dân,
cách tiếp cận người dân để giúp đỡ hiệu quả nhất
trong hoạt động thiện nguyện. Họ còn xây dựng
những làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và
các trạm xá, giúp đỡ các gia đình bị trở thành vô
gia cư trong chiến tranh Việt Nam.
Thanh niên Phật tử với hoạt động thiện nguyện
cứu giúp dân nghèo

Trong những nơi không có chiến tranh nhưng có
nghèo đói và lạc hậu, Trường Thanh niên phụng
sự xã hội cử những người thanh niên tình nguyện
về sống tại làng quê với tư cách là những thư sinh
mà không tuyên bố rằng tôi về đây để giúp đỡ
đồng bào, để cải cách đời sống của người dân, họ
cứ âm thầm như những người thư sinh xin ở nhờ
trong làng. Họ tiếp xúc với những đứa trẻ trong
làng, kể chuyện cho chúng nghe, cắt móng tay cho

chúng. Rồi trẻ con đến với các thư sinh ngày càng
đông, họ bắt đầu dạy chữ cho chúng. Rồi họ xin
dân làng cho mở một lớp học để dạy trẻ con trong
làng biết chữ. Khi có người bị bệnh hay có dịch
bệnh trong làng, họ gọi thêm những người bạn
y khoa đến chữa trị. Dân làng thấy những người
thanh niên này đúng là có thể trị những bệnh mà
họ cúng khấn mãi không thấy hết. Họ bắt đầu có
niềm tin và họ nghe theo những lời khuyên của
thanh niên tình nguyện để xây cầu tiêu cho đúng
cách, để ăn uống hợp vệ sinh, biết phòng bệnh và
chữa bệnh bằng thuốc. Những sinh viên trường
nông nghiệp cũng được đưa về để dạy bà con
nông dân biết cách sản xuất và chăn nuôi. Đối với
những nơi bị thiên tai tàn phá và thường xuyên lũ
lụt, những thanh niên tình nguyện ngoài giờ học
họ tìm cách quyên góp rồi đưa đến cứu đói cho
dân làng và trao học bổng bằng gạo cho các em
học sinh nghèo. Cứ như vậy, họ đi hết làng quê
này đến làng quê khác để giúp đỡ những người

dân nghèo. Cao Ngọc Phượng - một thanh niên
tình nguyện ưu tú trong Trường Thanh niên phụng
sự xã hội kể lại: “Mỗi tháng một lần, chúng tôi tổ
chức để mỗi sinh viên chúng tôi có dịp đưa một
cháu thiếu nhi nghèo đi sở thú, đi ăn kem, đi xem
xi nê và đi ăn mì, hủ tiếu ở các hiệu ăn bình dân
mà chưa cháu nào có diễm phúc được vào. Mỗi
bạn chăm sóc xóm của mình như là lo cho chính
gia đình mình, đưa chị này đi bệnh viện, đưa cháu
kia đi chữa mắt, tìm nghề buôn bán…” [2]. Mùa
lũ lịch sử năm Giáp Thìn, biết bao nhiêu làng quê
bị tàn phá nặng nề, họ là những người dám đến
những nơi nguy hiểm nhất để cứu trợ dân nghèo:
“nhiều đoàn thể đi cứu trợ lắm nhưng họ trọng
hình thức, làm gì cũng chụp hình đăng báo… Có
những làng xa như Đức Dục, Sơn Khương, Cà
Tang, quân đội du kích rất đông, chạm súng với
bên quốc gia thường xuyên. Ai mà liều đi cứu trợ
các vùng đó thì có thể chết vì lạc đạn dễ dàng nên
chưa có đoàn nào dám đi. Thế là phái đoàn cứu
trợ Viện Đại học Vạn Hạnh chúng tôi lên đường
ngay sáng hôm đó quyết đến những nơi mà thiên
hạ thật cần mình” [3]. Ở những làng quê có chiến
tranh tàn phá, họ dũng cảm đi giữa làn bom đạn
để cứu giúp những người bị thương, chu cấp đồ
ăn, thuốc men. Có những thời điểm họ cứu giúp,
hỗ trợ, trấn an tinh thần cho hàng chục nghìn
người cư trú, tránh bom đạn ở dưới những ngôi
chùa, dưới ngọn cờ Phật giáo.
Thanh niên Phật tử với hoạt động đấu tranh bảo

vệ nền hòa bình cho dân tộc
Không chỉ với những hoạt động thiện nguyện giúp
đỡ dân nghèo, những thanh niên Phật tử cũng rất

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 103


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
tích cực hoạt động đấu tranh bảo vệ nền hòa bình
cho dân tộc. Tiêu biểu cho tấm gương bảo vệ nền
hòa bình là Cao Ngọc Phượng và Nhất Chi Mai.
Cao Ngọc Phượng đã trở thành nhân chứng hùng
hồn về những đau thương mà con người Việt Nam
đang phải hứng chịu. Cô đã trợ giúp đắc lực cho
thầy Thích Nhất Hạnh trong việc truyền tải những
thông điệp của con người Việt Nam đến khắp thế
giới, qua các bài báo, bài thuyết trình,… Họ đã
cho nhân dân thế giới thấy được tình cảnh thương
tâm và sự thật về xã hội Việt Nam lúc đó. Chính
vì vậy, nó đã làm dấy lên một phong trào kêu gọi
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Phong trào đó
phát triển ngay trong chính nước Mỹ, Pháp,… Và
họ đã thuyết phục được những nhân vật như: Mục
sư nổi tiếng người Mỹ Martin Luther King công
khai chống lại chiến tranh Việt Nam; Giáo hoàng
Paul VI khuyến khích các tín đồ Ca Tô Giáo ở Việt
Nam hãy cùng với các Phật tử tranh đấu cho hòa
bình và ông đã tuyên bố ở giữa hội trường Liên
Hiệp Quốc: Hãy ngưng ngay cuộc chiến ở Việt
Nam. Đừng có chiến tranh nữa, không bao giờ

có chiến tranh nữa; đó cũng là Tổng Thư ký Liên
Hiệp Quốc đương nhiệm thời đó U Thant, sau
khi quan sát tình hình, đã tuyên bố: Cuộc chiến
chênh lệch giữa kỹ thuật Hoa Kỳ và một nước
nhỏ bé như Việt Nam là một trong những cuộc
chiến “man rợ nhất” của lịch sử. Trong những
ngày diễn ra Hội nghị đàm phán tại Paris về vấn
đề chiến tranh ở Việt Nam, được sự đồng ý của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích
Nhất Hạnh- người đại diện duy nhất cho Giáo hội
tại hải ngoại đã đứng ra thành lập Phái Đoàn Hòa
bình tại Hòa đàm Paris để kêu gọi thế giới giúp
Việt Nam có ngay một cuộc ngừng bắn. Cao Ngọc
Phượng đã cùng với thầy Thích Nhất Hạnh tập
hợp được khoảng hơn sáu nghìn người tại Paris,
bao gồm các nhà chính trị, tri thức đến từ nhiều
nước trên thế giới và các Phật tử, kiều bào để
cầu nguyện và thể hiện tinh thần, khát khao mong
muốn hòa bình của người dân Việt Nam, nhằm
thúc đẩy cuộc đàm phán theo hướng có lợi cho
những người dân Việt Nam. Tất cả những hoạt
động, những đóng góp đó rất có ý nghĩa trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn
1954-1975.
Tấm gương về thanh niên Phật tử phụng sự xã
hội còn có thể kể đến đó là Nhất Chi Mai tên thật
là Diệu Huỳnh Phan Thị Mai. Cô là cô giáo tiểu
học ở trường Tân Định. Một cô gái xinh đẹp, hiền
thục và có học thức, sinh ra trong gia đình bề thế
ở Sài Gòn. Cô đã tham gia phong trào thanh niên

phụng sự tổ quốc và là một trong sáu thiền sinh

đầu tiên được thọ 14 Giới Tiếp Hiện tại chùa lá
Pháp Vân ở Phú Thọ Hòa. Cô tích cực trong công
tác giúp đỡ người nghèo. Nhưng mới đầu cô nghi
ngờ tính hiệu quả trong hoàn cảnh đương thời của
các hoạt động ủng hộ hòa bình, kêu gọi chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam. Cô đã bị thuyết phục bởi
chính những hành động và ý chí của Cao Ngọc
Phượng. Nhất Chi Mai dấn thân cho phong trào
phụng sự xã hội, làm mọi việc thu gom, buôn bán
nặng nhọc mà trước đây cô chưa bao giờ phải
làm để quyên góp ủng hộ người nghèo khổ và
nạn nhân của bom đạn. Chính cô đã nghĩ ra ý
tưởng cùng với Cao Ngọc Phượng và tám người
khác sẽ tự mổ bụng mình cùng một lúc ở 10 nơi
khác nhau để tạo nên trấn động trong nước và
thế giới để phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình
ở Việt Nam. Kế hoạch của họ không thực hiện
được vì sự can ngăn của một số nhà lãnh đạo
Phật giáo và bản thân họ cũng thấy hành động đó
là vô nghĩa trong hoàn cảnh đó. Kế hoạch không
thành công, Nhất Chi Mai cùng những đồng đội
của mình vẫn hàng ngày xông vào chốn bom đạn,
chết chóc, bệnh tật, chứng kiến những khổ đau
không lối thoát của đồng loại. Và với Chi Mai,
sự đau khổ đó trở lên tột cùng khi cô chứng kiến
ngoài những đau thương của đồng bào còn là sự
tàn sát dã man những đồng đội của cô, những
người không màng danh lợi ra sức cống hiến tuổi

trẻ cho xã hội. Ngày 16 tháng 5 năm 1967 cũng là
ngày Phật Đản, Nhất Chi Mai đã tự thiêu ở phía
trước chánh điện chùa Từ Nghiêm để kêu gọi nền
hòa bình. Một cô gái xinh đẹp, yếu mềm tự bật
que diêm và ngồi im cho ngọn lửa thiêu đốt thân
thể mình. Mặc dù trước đó đã có những người
tự thiêu để phản đối chiến tranh, đặc biệt sự hy
sinh của nhà sư Thích Quảng Đức. Nhưng cái
chết của Chi Mai đã để lại hiệu ứng rất lớn. Nó
không những dấy lên phong trào đấu tranh cho
hòa bình ở trong nước, mà còn làm bàng hoàng
và trăn trở bao người trên thế giới. Nhất Chi Mai
đã làm cho phong trào hòa bình lớn nhanh như
vũ bão. Ủy Ban ICCV (International Committee of
Conscience on Vietnam) do thầy Nhất Hạnh thành
lập đứng ra kêu gọi  Campaign “Stop The Killing
Now” và đã kêu gọi được  chín nghìn nhà lãnh
đạo tôn giáo trên thế giới đồng ký tên, yêu cầu các
bên ngưng chiến tức thì. Những lời kêu gọi này
được đăng nguyên một trang lớn trong nhiều ngày
trên các nhật báo New York Times, Los Angeles
Times, International Herald Tribune, The Guardian
và Le Monde… những nhật báo mà các nhà lãnh
đạo chính trị trên thế giới đều phải đọc. Hàng triệu
người trên thế giới phải nhìn nhận lại chiến tranh
ở Việt Nam và đặc biệt nó giúp cho nhiều người

104 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018



LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
dân Mỹ bừng tỉnh, nhận diện sự thật về chiến
tranh Việt Nam.
Trên con đường phụng sự xã hội, những người
thanh niên Phật tử không những phải đương
đầu với bom đạn của chiến tranh mà họ còn là
nạn nhân của những kỳ thị tôn giáo. Họ không
cầm súng nhưng cái chết lúc nào cũng cận kề.
Họ không đứng về bên nào Cộng sản hay chống
cộng, họ đứng về hòa bình, về phía bảo vệ đời
sống và tính mạng của con người. Do đó, đôi khi
họ bị cả hai phe chính trị nghi ngờ và bị tấn công
bởi thế lực cuồng tín ngoại lai dưới sự bảo trợ của
chính quyền Ngô Đình Diệm. Cũng vì thế, những
người thanh niên phụng sự xã hội này đã bị tàn
sát, hy sinh vì những thủ đoạn của những thế lực
giấu mặt. Với lý tưởng phụng sự xã hội, những
thanh niên Phật tử đã có những đóng góp to lớn,
luôn đồng hành cùng dân tộc. Họ không chỉ đấu
tranh trực diện với kẻ thù, mà còn là hậu phương
vững chắc cho cách mạng. Đại bộ phận các ngôi
chùa ở miền Nam là cơ sở của kháng chiến, che
chở, bao bọc những người chiến sĩ cộng sản; là
nơi cất giấu vũ khí, quân trang, lương thảo; là trạm
quân y, là trường dạy học chữ, dạy đạo đức làm
người; là cơ sở từ thiện cho đồng bào,… Tiêu biểu
là tổ chức “Mặt trận nhân dân cứu đói” do nhà sư
Thích Hiên Pháp làm Chủ tịch, phát động phong
trào nhường cơm sẻ áo cho đồng bào thiếu đói.
Có thể nói, phong trào đấu tranh của Phật giáo

nói chung và Trường Thanh niên Phật tử nói riêng
đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc cách
mạng đấu tranh thống nhất đất nước. Sự đóng
góp to lớn của Trường Thanh niên Phật tử đã
được lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận.
Những thanh niên Phật tử trong kháng chiến
chống Mỹ đã tỏa sáng bởi lý tưởng cao đẹp - lý
tưởng phụng sự xã hội. Họ đã tô điểm thêm cho
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Tiếp bước truyền thống cha, anh, thế hệ thanh
niên hiện nay đã không ngừng tu dưỡng lý tưởng
sống, hoàn thiện bản thân. Với các hoạt động tình
nguyện như: Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ
nhật xanh, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ
em, Tháng An toàn giao thông, Tháng Thanh niên,

Chiến dịch mùa hè xanh, các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa, từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ
lụt, phát thuốc cho người nghèo, đặc biệt là phong
trào hiến máu tình nguyện… Những hoạt động
này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an sinh xã hội, mà còn mang lại những
giá trị tinh thần to lớn, là cơ hội cho mỗi một người
thanh niên Việt Nam rèn luyện bản thân theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và thể hiện lý tưởng
sống cao đẹp của thanh niên trong thời đại mới.
4. KẾT LUẬN
Lý tưởng phụng sự xã hội của thanh niên Phật tử
thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975) rất to lớn trên con đường thiện

nguyện và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hòa
bình của dân tộc. Họ đã xây dựng nên ý chí quả
cảm, tinh thần hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân. Tiếp nối truyền thống
đó, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay đang ra
sức học hành, xây dựng và rèn luyện các kỹ năng
nghề nghiệp, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật
vào cuộc sống, ngày càng hoàn thiện nền kinh
tế tri thức, vun đắp lý tưởng sống vì độc lập cho
Tổ quốc và sự thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thích Nhất Hạnh (1964). Đạo Phật hiện đại hóa.
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.20.
[2]. Sư cô Chân Không (2016). 52 năm theo thầy đi
học đạo. NXB Sự thật, Hà Nội, chương 5, tr. 125.
[3]. Sư cô Chân Không (2016). 52 năm theo thầy đi
học đạo. NXB Sự thật, Hà Nội, chương 7, tr. 211.
[4]. Nguyễn Văn Hải (2010). Biết chọn lý tưởng sống.
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.14.
[5]. NXB Thanh niên( 2016). Luật thanh niên và chiến
lược phát triển thanh niên. Hà Nội.
[6]. Albet Einstein (2005). Thế giới như tôi thấy. NXB
Tri thức, Hà Nội.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 105




×