Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tổng quan về hoạt động cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.23 KB, 18 trang )

Tổng quan về hoạt động cho vay và
kiểm soát hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay
Với vai trò là một trung gian tài chính, các NHTM hiện nay ngày càng thực
hiện thêm rất nhiều dịch vụ ngân hàng như mua bán ngoại tệ, thanh toán, bảo
lãnh, cho thuê tài chính, uỷ thác, tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo
hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý… nhưng nó không hề quên đi nhiệm vụ chính
là dẫn vốn từ những nơi thừa vốn tạm thời đến những nơi thiếu vốn giúp cho
nền kinh tế vận động linh hoạt hơn. Đó là chức năng huy động vốn và cho vay.
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
1
Đối với ngân hàng - Là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá
đăc biệt - tiền tệ, hoạt động cho vay được coi là hoạt động cơ bản nhất, mang lại
thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng, ”khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị
tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng”
2
. Do đó các ngân
hàng sử dụng mọi nỗ lực của mình để nâng cao chất lượng và số lượng cho vay
nhưng trên cơ sở tối đa lợi nhuận và đảm bảo an toàn.
Còn đối với nền kinh tế, hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, của
các TCTD nói chung là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng
dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra hoạt động cho vay còn là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm,
1 TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, tr 225.
2 Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2004.
tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp dân giàu
nước mạnh, góp phần giải quyết một số tệ nạn xã hội, khai thác có hiệu quả các


nguồn lực quốc gia… Hoạt động cho vay thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung
vốn sản xuất, mở rộng quá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trên thì Nhà nước cũng như các ngân hàng
cần mở rộng hoạt động cho vay giúp nên kinh tế đất nước tăng trưởng và hội
nhập quốc tế.
1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay
1.1.2.1. Theo mục đích sử dụng vốn vay
• Cho vay kinh doanh, sản xuất: các mặt hàng không bị pháp luật cấm và trong
danh mục cho vay của NHCT VN.
• Cho vay tiêu dùng: mua vật dụng gia đình, phương tiện giao thông, sửa chữa
nhà cửa,…
1.1.2.2. Theo thời hạn cho vay
• Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
• Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng;
• Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên.
1.1.2.3. Theo đối tượng cho vay
• Cho vay các tổ chức kinh tế;
• Cho vay cá nhân, hộ gia đình.
1.1.2.4. Theo hình thức cho vay
• Cho vay thấu chi: Là hình thức cho vay qua đó ngân hàng cho phép người
vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới
hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.
• Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay khi khách hàng có nhu cầu
vay không thường xuyên.
• Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thoả thuận
cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định có thể cho cả kỳ hoặc cuối kỳ.
khách hàng không được vượt hạn mức đó.
• Cho vay luân chuyển: Là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá.
Ngân hàng cho khách hàng vay để mua hàng hoá và sẽ thu nợ khi họ bán

được hàng.
• Cho vay trả góp: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận.
• Cho vay gián tiếp: Thông qua các tổ, đội, nhóm…
1.1.2.5. Theo hình thức đảm bảo
• Cho vay có tài sản đảm bảo: là việc cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của
khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp,
tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản
của bên thứ ba.
• Cho vay không có tài sản đảm bảo: là việc cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
1.1.3. Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại
3
Bước1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ cho
phòng quản lý rủi ro.
Người thực hiện là CBTD. Nội dung thực hiện:
− Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ:
+ Đối với khách hàng vay vốn lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng thiết lập hồ
sơ vay vốn và cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định của NHCT.
+ Đối với khách hàng đã có quan hệ cho vay: CBTD hướng dẫn khách hàng bổ
sung hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
3 Tham khảo tại “Quyết định về việc cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế.
MS:QT.05.01.”
Hồ sơ xin vay gồm: Đơn xin vay, Phương án sử dụng vốn, các báo cáo về tình
hình tài chính của tổ chức, đơn vị trong thời gian gần đây, giấy tờ về tài sản thế
chấp nếu có, chứng minh thư (bản sao) và một số giấy tờ khác.
− Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng và tiếp tục
tiến hành các bước tiếp theo của quy trình.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ. CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ và kiểm tra

cho đến khi đầy đủ và đúng quy định.
− Khai thác thông tin từ CIC: CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông
tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD đến thời điểm
gần nhất.
− Nếu khoản vay phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập theo quy định thì CBTD
sao gửi hồ sơ khoản vay cho phòng quản lý rủi ro.
− Trong thời hạn tối đa 2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Phòng quản lý rủi ro xem
xét hồ sơ và đề nghị phòng khách hàng bổ sung các hồ sơ, thông tin liên quan
còn thiếu. Nhận được đề nghị của phòng quản lý rủi ro, phòng khách hàng làm
việc với khách hàng để yêu cầu bổ sung hồ sơ và giải trình các vấn đề, thông tin
còn chưa rõ.
Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện
pháp bảo đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định/ tái thẩm định.
− Căn cứ vào các thông tin thu thập được từ phỏng vấn khách hàng và từ điều tra
để thẩm định/ tái thẩm định khách hàng vay vốn, Phương án sử dụng vốn, các
báo cáo tài chính của tổ chức, dự án đầu tư, các biện pháp bảo đảm tiền vay. Từ
đó xác định lãi suất cho vay.
− Sau đó, CBTD lập tờ trình thẩm định/ tái thẩm định ghi rõ ý kiến đề xuất cho
vay đối với khách hàng, ký và trình lãnh đạo phòng khách hàng.
Trong quá trình thẩm định/ tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham gia của
các phòng ban, cá nhân khác, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để trình giám đốc
xem xét.
Nếu dự án đầu tư có quy mô lớn, phức tạp, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng
để trình giám đốc xem xét, quyết định mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có
chức năng thẩm định để thẩm định độc lập.
− Nhận được tờ trình, lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và
nội dung tờ trình (yêu cầu CBTD bổ sung chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn
thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ nếu cần), ký tắt trên từng trang tờ trình
thẩm định/ tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/ không cho vay, ký trình
người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lâp và trình duyệt báo cáo kết quả
thẩm định rủi ro tín dụng (áp dụng cho các trường hợp phải thẩm định rủi ro
theo quy định của Tổng giám đốc hoặc khi người có thẩm quyền quyết định cho
vay yêu cầu)
Bước 4: Xét duyệt khoản vay
− Trong trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết
định cho vay tại Chi nhánh: người có thẩm quyền kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản
vay và tờ trình có chữ ký của CBTD và lãnh đạo phòng khách hàng, báo cáo kết
quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có) đã có chữ ký của cán bộ phòng quản lý
rủi ro (nếu cần thì yêu cầu bổ sung hồ sơ và các điều kiện cần thiết), sau đó ghi
ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay.
− Còn trong trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của người có thẩm quyền
quyết định cho vay tại chi nhánh thì người có thẩm quyền quyết định cho vay tại
chi nhánh chuyển hồ sơ lên phòng khách hàng Trụ sở chính.
Bước 5: Thông báo cho khách hàng
− Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/ phó giám
đốc chi nhánh: CBTD soạn thảo công văn thông báo ý kiến của người có thẩm
quyền quyết định cho vay, trình lãnh đạo phòng kiểm soát, trình người có thẩm
quyền quyết định cho vay ký phê duyệt, gửi thông báo cho khách hàng và lưu
bản chính tại hồ sơ tín dụng;
− Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng cơ
sở: Thư ký hội đồng tín dụng soạn thảo công văn thông báo ý kiến của hội đồng
tín dụng cơ sở, trình chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở (hoặc người được uỷ
quyền) ký duyệt và thông báo cho khách hàng;
− Trương hợp khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh: căn cứ công văn thông
báo của trụ sở chính NHCT VN và ý kiến của người có thẩm quyền quyết định
cho vay tại chi nhánh, CBTD soạn thảo công văn thông báo ý kiến của người có
thẩm quyền quyết định cho vay, trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và
trình giám đốc/ phó giám đốc phê duyệt và thông báo cho khách hàng.
Bước 6: Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng,

làm thủ tục giao nhận tài sản đảm bảo và giấy tờ tài sản bảo đảm và nhập các
thông tin về khoản vay, kiểm tra giảm sát việc nhập thông tin trên hệ thống
INCAS
− Sau khi ký kết hợp đồng, CBTD nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính thuộc phần
hành công việc của mình theo hướng dẫn tại “Quy định tạm thời về quy trình xử
lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS”.
− Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát nhập dữ liệu vào hệ thống của CBTD và
thực hiện các công việc thuộc phần hành của mình theo “Quy định tạm thời về
quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS”. Chuyển 1 bản sao
Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký cho phòng quản lý rủi ro để kiểm
tra, giám sát việc nhập dữ liệu của khoản vay, tài sản bảo đảm trên hệ thống
INCAS theo hướng dẫn.
Bước 7: Giải ngân
CBTD căn cứ vào Hợp đồng tín dụng đã ký kiểm tra các hồ sơ, hoá đơn,
chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân. Lãnh đạo phòng khách
hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay tại chi nhánh kiểm tra lại và ký
duyệt giải ngân. CBTD chịu trách nhiệm nhập các dữ liệu về giải ngân vào hệ
thồng INCAS chịu sự kiểm soát và giám sát của lãnh đạo phòng khách hàng và
phòng quản lý rủi ro.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Sau khi giải ngân, CBTD dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo phòng
tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường về tình hình sử dụng vốn vay của
khách hàng để xem các khoản vay do ngân hàng cung cấp cho khách hàng có
được sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không,
mặt khác có thể xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đồng
thời có thể dự báo được những rủi ro, phát hiện kịp thời các khoản nợ co vấn đề
để nhanh chóng có biện pháp xử lý. Tránh tình trạng khoản vay chuyển sang nợ
xấu mới phát hiện ra và từ đó mới có biện pháp xử lý nợ có vấn đề.
Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh
CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng Hợp đồng tín dụng đã ký và thông

báo cho khách hàng khoản vay đến hạn trả nợ gốc, lãi và phí.
Đến hạn trả nợ, căn cứ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, bộ phận kế
toán thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán cho vay.
Về việc xử lý các phát sinh:
− Đối với những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu
các dự án ( như điều chỉnh tăng số tiền vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, danh
mục đầu tư của dự án…), CBTD lập tờ trình, xem xét khả năng ảnh hưởng của
vấn để phát sinh tới kết quả thẩm định ban đầu, từ đó đề xuất hướng xử lý, trình
lãnh đạo phòng kiểm soát và ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.
− Đối với những vấn đề phát sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định
ban đầu (như trả nợ trước hạn…), CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng, văn bản
sửa đổi bổ sung và trình lãnh đạo phòng và người có thẩm quyền quyết định cho
vay

×