Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 7 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 86 trang )

Chương 7.
CÁC CHỨNG TỪ
SỬ DỤNG TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ


Nội dung của chương
1.

Chứng từ vận tải (Transport Document)

2.

Chứng từ bảo hiểm (Insurance Document)

3.

Chứng từ hàng hóa (Goods Document)


CÁC CHỨNG TỪ TRONG NGOẠI THƯƠNG
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI
CHỨNG TỪ VẬN TẢI

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ HÀNG HÓA

VẬN ĐƠN
ĐƯỜNG BIỂN



BẢO HIỂM ĐƠN

HÓA ĐƠN
THUƠNG MẠI

VẬN ĐƠN
HÀNG KHÔNG

GIẤY CHỨNG
NHẬN BẢO
HIỂM

GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ

HỢP ĐỒNG BẢO
HIỂM BAO

PHIẾU ĐÓNG
GÓI

CHỨNG TỪ
VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG
THỨC
CHỨNG TỪ
VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT,
ĐƯỜNG BỘ,

ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA

PHIẾU BẢO
HIỂM

GIẤY CHỨNG
NHẬN CHẤT
LƯƠNG, SỐ
LƯỢNG
CÁC CHỨNG TỪ
KHÁC


CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG NGOẠI THƯƠNG
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI

CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH

HỐI PHIẾU

KỲ PHIẾU

SÉC
THẺ THANH
TOÁN


1. Chứng từ vận tải (CTVT)



1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Khái niệm:
Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển, do người vận tải hoặc
đại lý của họ cấp cho người gửi hàng nhằm xác
định mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và
người chủ hàng.


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Chức năng của B/L:
• Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải
đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp
đồng đó.
• Là biên lai của người vận tải xác nhận đã
nhận hàng để chuyên chở.
• Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối
với những hàng hoá đã ghi trên vận đơn.


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Phạm vi sử dụng:
 Đối với người xuất khẩu
 B/L chứng minh về việc hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng
 B/L là chứng từ không thể thiếu khi lập bộ chứng
từ thanh toán
 Đối với người nhập khẩu:
 Căn cứ vào B/L để xem người bán có hoàn

thành nghĩa vụ giao hàng hay không
 Dùng B/L để nhận hàng
 Dùng B/L để chuyển nhượng, mua bán hàng


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Phạm vi sử dụng:
 Đối với người chuyên chở:
 Sau khi giao hàng và nhận lại B/L gốc, người
chuyên chở được xem là hoàn thành nghĩa
vụ chuyên chở.
 B/L là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về
giá trị, số lượng, chất lượng hàng hóa
chuyên chở


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Phạm vi sử dụng:
 Các trường hợp khác:
B/L là chứng từ quan trọng được sử dụng
trong giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiện
tụng giữa các bên có liên quan.
B/L là 1 chứng từ trong bô hồ sơ đòi người
bảo hiểm bồi thường tổn thất
B/L còn là chứng từ được sử dụng khi làm thủ
tục, khai báo hải quan.


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Hình thức của B/L:

 Kích thước, màu sắc: thường có cỡ A4. Bản gốc
(Original) có thể in màu mặt trước và mặt sau.
Bản sao (Copy) thường được in bằng mực đen
mặt trước, mặc sau để trống.
 Hình thức mặt trước: rất đa dạng, tùy vào thiết kế
của các hãng tàu.
 Tiêu đề: tiêu đề rất phong phú, nó không quyết
định loại vận đơn và phương thức chuyên chở.
Để nắm 2 vấn đề này đòi hỏi phải căn cứ vào nội
dung cụ thể trên B/L.


Một số tiêu đề của vận đơn
 Vận đơn đường biển thông thường có các tên sau:
 Bill of Lading
 Ocean Bill of Lading
 Marine Bill of Lading
 Sea Bill of Lading
 Liner Bill of Lading
 Port to Port Shipment Bill of Lading
 Through Bill of Lading


Một số loại vận đơn
 Vận đơn dùng cho vận tải đa phương thức (hoặc
vận tải liên hợp) và vận tải biển từ cảng đến cảng:
 Bill of Lading for Combined Transport
Shipment or Port to Port Shipment
 Bill of Lading for Multimodal Transport
Shipment or Port to Port Shipment



Một số loại vận đơn
 Vận đơn đa dụng:
 Bill of Lading or Sea waybill for Combined
Transport Shipment or Port to Port Shipment
 Bill of Lading – Not Negotiable unless consigned
to order
 Vận đơn của FIATA (Fédération Internationale des
Associations de transitaires et Assimilés):
 Negotiable FIATA Combined Transport Bill of
Lading




1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Nội dung của B/L
1

Tiêu đề của B/L

2

Số của B/L (B/L No.)

3

Tên hãng chuyên chở (Shipping Company)


4

Người gửi hàng (Shipper)

5

Người nhận hàng (Consignee)

6

Bên được thông báo (Notify Party)


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Nội dung của B/L (tiếp theo)
7 Nơi nhận hàng để chở (Place of Receipt)

8 Cảng bốc hàng (Port of Loading)
9 Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)

10 Nơi giao hàng (Place of Delivery)
11 Tên tàu & số hiệu chuyến tàu (Vessel & Voy. No.)
12 Số lượng vận đơn gốc (Number of Original B/L)


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Nội dung của B/L (tiếp theo)
13 Ký mã hiệu & số hiệu hàng hóa (Marks & Numbers))
14 Số lượng và mô tả hàng hóa (Number & kind of
Packages: Description of Goods)

15 Trọng lượng cả bì (Gross Weight)

16 Thể tích (Measurement)
17 Tổng số container hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ
(Total No. of Containers or Packages in words:)


1.1 Vận đơn đường biển (VĐĐB)
 Nội dung của B/L (tiếp theo)
19 Chi tiết về cước phí và các loại phí khác (Freight
details, Charges)

21 Ngày và nơi phát hành B/L (Place and Date of Issue)
22

SHIPPED on Board the Vessel
Date: ...................................
By: ............(signed).............

Xác nhận về ngày
hàng được bốc lên
tàu

23 Người phát hành vận đơn ký tên (Signature)


Phân loại vận đơn đường biển
a. Căn cứ vào việc đã xếp hàng hay chưa

 Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

Là vận đơn được phát hành sau khi hàng hoá đã
được xếp lên tàu. Trên B/L này, thường người
chuyên chở, đại lý hoặc thuyền trưởng đóng dấu
các chữ như : “Shipped on board”, “On board”,
“Laden on Board” hoặc “Shipped”.
 Vận đơn nhận để xếp (Received for shipment
B/L): là loại vận đơn được phát hành sau khi người
chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và
vận chuyển hàng hoá bằng con tàu ghi trên vận
đơn.


Phân loại vận đơn đường biển
b. Căn cứ phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn

 Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) : là loại vận đơn
mà ở trên đó không có phê chú xấu của thuyền
trưởng về hàng hoá cũng như tình trạng của
hàng hoá.
Cách thể hiện vận đơn hoàn hảo như sau :

 Đóng dấu “Clean” lên phần nhận xét về hàng
hoá và bao bì.
 Không có phê chú gì trên tờ vận đơn.
 Có phê chú nhưng không làm mất tính hoàn
hảo của vận đơn : second hand cases / repaired
and remailed cases/said to weight …


Phân loại vận đơn đường biển

b. Căn cứ phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn
 Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) : là loại
vận đơn mà ở trên đó có phê chú xấu của thuyền
trưởng về hàng hoá cũng như tình trạng của hàng
hoá.
Ví dụ: - Một số thùng bò bẹp kho xếp lên tàu.
- Hàng bò ượt khi nhận để xếp.
- Kiện hàng số “345 HTK” không có.

- Ký mã hiệu bò nhoè không rõ



Phân loại vận đơn đường biển
c. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng
hoá ghi trên vận đơn:
 Vận đơn đích danh (Straight B/L, B/L to a
named person): là vận đơn mà trên đó người
ta ghi rõ tên và đòa chỉ của người nhận.
 Vận đơn theo lệnh (B/L to order of) : là vận
đơn mà trên đó người ta không ghi rõ tên
người nhận hàng mà ghi :”theo lệnh của …”
Ví dụ :

-To order of shipper
-To order of consignee

-To order of the bank



Phân loại vận đơn đường biển
c. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng
hoá ghi trên vận đơn:
 Vận đơn vô danh (To bearer B/L) : là vận đơn
trên đó không ghi người nhận hàng và cũng
không ghi theo lệnh.
Thuyền trưởng sẽ giao hàng cho ai cầm vận
đơn (B/L holder) và xuất trình cho họ. Vận
đơn này được chuyển nhượng bằng cách trao
tay vì ai là người cầm vận đơn đều có thể
nhận được hàng.


×