Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Lớp CBQL kiên giang nguyễn minh thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.24 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................2
1.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................................2
1.2. Cơ sở lý luận....................................................................................................3
1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................5
2. Đặc điểm tình hình ứng xử văn hóa tại trường THPT An Thới, huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang......................................................................................................... 6
2.1. Khái quát về trường.........................................................................................6
2.2. Thực trạng về văn hóa ứng xử tại trường THPT An Thới...............................7
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới, nâng cao văn hóa ứng
xử tại trường THPT An Thới..................................................................................9
2.4. Kinh nghiệm thực tế qua việc xử lý một số tình huống ứng xử văn hóa của
trường THPT An Thới..........................................................................................11
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học vào việc xây dựng các quy
tắc văn hóa ứng xử tại trường THPT An Thới.........................................................14
4. Kết luận............................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................21

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 1


1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là
phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hóa xã hội. Nhân dân Việt
Nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ
lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư
tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con
người Việt Nam. Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài


người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong
nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người
hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành
“người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn
tới chân - thiện - mỹ. Vì vậy xây dựng văn hóa nhà trường có ý nghĩa rất quan
trọng và cần thiết
Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Văn hóa ứng xử trong nhà trường lành mạnh có ý nghĩa tích cực đối với học sinh,
giáo viên và cả lãnh đạo nhà trường.
1.1. Cơ sở pháp lý
Văn hóa ứng xử là vấn đề được các cấp chính quyền và tổ chức trong xã hội
rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Điều đó được thể hiện trong các văn bản
pháp quy đến những quy định trong tổ chức mà trong đó có môi trường học đường.
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTG ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ:
Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết
định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008: Đối tượng áp dụng bao gồm các nhà
giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân. Quyết định này là cơ sở để các nhà giáo nổ lực tự rèn luyện lối
sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Đối với người đứng đầu của một ngôi trường là Hiệu trưởng, Bộ Giáo dục và
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 2


Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số: 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018
quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phố thông có nhiều cấp học. Thông tư này bao gồm 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu

chí.
Đối với giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kèm theo
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Thông tư này bao gồm 5
tiêu chuẩn với 15 tiêu chí.
Đối với cơ sở giáo dục, Bộ giáo dục đã ban hành kèm theo Thông tư
32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 ban hành Điều lệ trường trung
học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều lệ này
quy định về tổ chức và hoạt động trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà
trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của giáo
viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của học sinh; tài sản và tài chính của nhà
trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Đối với học sinh, lối ứng xử văn hóa còn được quy định tại Thông tư số
06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/04/2019 Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục,
gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non,
trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ
thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường
phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường dành
cho người khuyết tật; cơ sở giáo dục thường xuyên và các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
1.2. Cơ sở lý luận
Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và
truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành
viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật
chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 3



Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những
đặc trưng riêng.
Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một
nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các
giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ
thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp.
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại
trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của
nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa
dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến
có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một
nghĩa chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm
cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ
bản như vậy, tác giả xin được đưa ra khái niệm văn hóa Nhà trường như sau: Văn
hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản
được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà
trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có
thể nhìn thấy như: Không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao
tiếp... và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một
tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Điều đó
chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng các tổ
chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức. Và hơn bất cứ tổ chức
nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất;
là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản,
tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi

trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn
hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 4


Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức
mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản
phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự
sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm
bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt
động dạy học. Và hơn ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên
môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành
vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn
hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan
trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những
điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng
thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một
con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo
đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách
nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh,
dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn
hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù
hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh nhiều mặt đã đạt được về cơ sở

vật chất, về chất lượng chuyên môn thì công tác xây dựng văn hóa công sở tại
Trường THPT An Thới chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Trong nhà
trường vẫn còn những tồn tại những hạn chế về văn hóa giao tiếp, thực tế cho thấy
trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, và học sinh đang có những biểu hiện thiếu kỹ năng
trong văn hóa ứng xử hoặc việc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường chưa
thực sự làm hài lòng cán bộ viên chức và học sinh gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy
tín, thương hiệu và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, như: Học sinh đi
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 5


trễ, chưa lễ phép, xưng hô không phù hợp môi trường học đường, chửi thề, nói tục,
phá hoại cơ sở vật chất,… cần phải có các biện pháp phòng chống và loại trừ. Tuy
nhiên, việc lãnh đạo nhà trường điều chỉnh các biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng
xử chỉ mang tính tự phát, theo tình huống phát sinh chứ chưa tự giác, chủ động xây
dựng quy tắc ứng xử phù hợp với đặc trưng của nhà trường và nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy tắc ứng xử cho cán bộ, giáo viên, học sinh
Trường THPT An Thới chưa cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
do vậy các bộ phận không có cơ sở và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm.
Để góp phần nâng cao văn hóa ứng xử tại nhà trường tôi chọn nghiên cứu lựa
chọn đề tài “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT An Thới,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, năm học 2020-2021” nhằm tạo môi trường
văn hoá, văn minh, hiện đại, phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, trách nhiệm cao
của mỗi một thành viên nhà trường trong các mối quan hệ góp phần xây dựng
trường THPT An Thới đạt Chuẩn văn hóa.
2. Đặc điểm tình hình ứng xử văn hóa tại trường THPT An Thới,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.1. Khái quát về trường.
Trường PTTH An Thới được thành lập năm 1989, nằm cách Nhà tù Phú Quốc

(còn được gọi là "Nhà lao cây dừa"), Tượng đài Liệt Sĩ 1 km, nằm trên đường
chính nối liền 2 Thị Trấn An Thới và Dương Đông.
Ngày đầu thành lập Trường còn phụ thuộc vào trường THCS An Thới nên
trường còn có tên là Trường PTTH An Thới, bao gồm học sinh lớp 6, 7, 8, 9, 10 lớp
11 và 12 thì phải lên Dương Đông học tại Trường THPT Phú Quốc, đến năm 2004
trường tách ra độc lập trở thành trường THPT An Thới.
Hiện nay Trường THPT An Thới tọa lạc tại số 366 Nguyễn Văn Cừ, khu phố
4, thị trấn An Thới, thuộc nam đảo huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đến nay sau hơn 30 năm thành lập và phát triển trường đã đi vào quỹ đạo và
có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập đem lại cho nhà trường ngày
càng nhiều thành tích hơn, với mục tiêu ngày càng vươn xa hơn...
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 6


Năm học 2020 - 2021 có 24 lớp, 1054 học sinh và 68 cán bộ, giáo viên, nhân
viên trên nhiều vùng miền đến giảng dạy và công tác.
Số học sinh được biên cho cho ba khối lớp như sau:
Trong đó Khối 10 có 9 lớp với 408 học sinh; Khối 11 có 8 lớp với 357 học
sinh; Khối 12 có 7 lớp với 289 học sinh
Tổng số CB-GV-NV của trường THPT An Thới là: 68 đ/c; Trong đó ban giám
hiệu 4 đồng chí; Số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 58 đồng chí và nhân viên văn
thư, kế toán, bảo vệ, tạp vụ là 6 đồng chí.
Trong tổ cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường được biên chế thành các tổ
chuyên môn hoạt động như sau:
- Tổ Toán:

Đồng chí Phạm Xuân Huy làm tổ trưởng;


- Tổ Lý – Kỹ thuật công nghiệp: Đồng chí Đặng Thị Bích làm tổ trưởng;
- Tổ Hóa:

Đồng chí Nguyễn Trung làm tổ trưởng;

- Tổ Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp: Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn làm tổ trưởng;
- Tổ Tin học – Thiết bị:

Đồng chí Nguyễn Ngọc Anh làm tổ trưởng;

- Tổ Ngữ Văn:

Đồng chí Nguyễn Thị L Quế làm tổ trưởng;

- Tổ Sử:

Đồng chí Hoàng Thị Ánh làm tổ trưởng;

- Tổ Địa:

Đồng chí Lê Thị Hiền làm tổ trưởng;

- Tổ Giáo dục công dân:

Đồng chí Nguyễn Thị Hà làm tổ trưởng;

- Tổ Thể dục – Quốc phòng an ninh: Đ/c Nguyễn Công Sâm làm tổ trưởng;
- Tổ Ngoại ngữ:

Đồng chí Lê Thị Hoạt làm tổ trưởng;


- Tổ Hành chính văn phòng:

Đồng chí Hoàng Thị Ly làm tổ trưởng.

2.2. Thực trạng về văn hóa ứng xử tại trường THPT An Thới
Trường THPT An Thới có bề dày thành tích giáo dục hơn 30 năm vì vậy nề
nếp, văn hóa nhà trường, văn hóa ứng xử cũng đã xây dựng được những giá trị
tương đối ổn định. Bên cạnh đó, giáo viên trong nhà trường đều yêu nghề, cư xử
mẫu mực, có kinh nghiệm trong việc giáo dục, uốn nắn thái độ, hành vi cho học
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 7


sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình, sinh sống tại địa phương gắn bó, thân thiện, gần gũi,
hòa nhập với học sinh, thuận lợi trong việc theo dõi, đồng hành với học sinh trong
việc học tập, rèn luyện.
Hơn nữa, nhà trường có mối quan hệ gắn bó với địa phương nên công tác phối
hợp cùng giáo dục học sinh rất hiệu quả. Những trường hợp thường xuyên vi phạm
nội quy nhà trường được báo cáo về gia đình và địa phương nơi học sinh cư trú để
tìm biện pháp giáo dục.
Trường THPT An Thới luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo
dục, chưa vươn lên vị trí hàng đầu về chất lượng chuyên môn. Trường luôn được
đánh giá rất cao về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện nghiêm túc và
rất hiệu quả các phong trào của công tác Đoàn – Hội. Đội ngũ các đoàn thể giàu
kinh nghiệm, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
tạo điều kiện, môi trường cho học sinh trải nghiệm, thực hành những nội dung đã
được tuyên truyền, giáo dục…. Một số hoạt động định kỳ tạo sân chơi bổ ích, thiết
thực mang tính giáo dục, trải nghiệm cao cho học sinh như: Các hoạt động thi đua

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Tập huấn cán bộ Đoàn, Hội trường,
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Hội thao liên trường giữa các trường trên
huyện được tổ chức thường niên;… Ban giám hiệu nhà trường phối hợp cùng Ban
chấp hành Công đoàn tổ chức các hoạt động cho cán bộ, giáo viên và công nhân
viên, như: Hội thi nấu ăn chào mừng 8/3, tham quan du lịch hàng năm, thăm hỏi,
động viên khi gia đình công đoàn viên gặp khó khăn, rủi ro, bệnh tật,…
Thực tế đôi có trường hợp cán bộ quản lý trường học khi giao tiếp với cấp
dưới sử dụng ngôn ngữ còn nặng nề, cứng nhắc, thiếu cử chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ
hoặc tỏ ra không thật sự quan tâm thân thiện với cấp dưới và đồng nghiệp. Đôi khi
còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt, áp đặt, cửa quyền với cấp dưới nếu có những
công việc chưa kip hoàn thành hoặc không vừa ý. Từ đó tạo ra không khí nặng nề
căng thẳng trong hội đồng sư phạm nhà trường.
Khi giao tiếp còn tỏ ra thiếu tôn trọng hoặc khi tiến hành phê bình cấp dưới
không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dể dẫn đến mặc cảm

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 8


và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn
còn xảy ra trong các trường học.
Trong trường, hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng giáo viên phát ngôn tùy tiện,
không tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, trong cuộc họp đơn vị và họp tại Nhà trường
thường xuyên phát biểu không tuân theo điều hành của chủ tọa cuộc họp.
Ban giám hiệu nhà trường tuy có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, nhưng
trong thời gian gần đây đã xây dựng được phong cách lãnh đạo dân chủ, tạo được
bầu không khí thân thiện, nhân văn. Về chuyên môn, nghiệp vụ, Ban giám hiệu đều
đạt chuẩn, thường xuyên tham dự tập huấn, bồi dưỡng, tâm huyết việc xây dựng
hình ảnh, thương hiệu của nhà trường trong thời kỳ đổi mới giáo dục. Vì vậy, mạnh

dạn, quyết tâm xây dựng văn hóa nhà trường trước hết qua việc xây dựng và phát
triển văn hóa ứng xử trong tập thể nhà trường. Bước đầu, Ban giám hiệu đang đầu
tư hệ thống bảng, khẩu ngữ cổ vũ xây dựng văn hóa ứng xử học đường, bảng nội
quy học sinh… ở các hành lang, lớp học với nội dung dễ hiểu, dễ thực hiện.
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới, nâng cao văn
hóa ứng xử tại trường THPT An Thới
- Điểm mạnh
Tập thể nhà trường, nhất là cán bộ quản lý đã nhận thức rõ tầm quan trọng,
tình cấp thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Ý thức được
nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong công tác này. Công tác xây dựng và phát
triển văn hóa ứng xử trong nhà trường tận dụng được những ưu thế của một ngôi
trường có bề dày thành tích, tính tích cực của văn hóa ứng xử là cơ bản, phổ biến,
các hiện tượng tiêu cực trong văn hóa ứng xử chỉ là nhất thời, không phổ biến.
Nhà trường có đủ số lượng cán bộ quản lý và số lượng giáo viên đứng lớp đạt
chuẩn trở lên. Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, có đạo đức nghề
nghiệp và mong muốn được phát triển. Giáo viên thường xuyên được tập huấn về
những nội dung đổi mới và tự học nâng cao trình độ. Cơ sở vật chất và trang thiết
bị dạy học đảm bảo
- Điểm yếu

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 9


Văn hóa, văn hóa ứng xử là thói quen ăn sâu, bám rễ trong mỗi người, nên
việc tác động, thay đổi nó theo một chiều hướng khác là việc rất phức tạp, lâu dài.
Một số học sinh còn thụ động, thiếu tự tin. Đặc biệt là học sinh từ các làng
chài, vùng xa về học. Một số học sinh từ cấp học dưới đã quá tập trung cho việc
học mà không quan tâm đến các kỹ năng khác.

Nhận thức của một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa thực sâu rộng trong
vấn đề ứng xử có văn hóa. Còn coi nhẹ việc giáo dục văn hóa ứng xử trong quá
trình giảng dạy của mình.
- Thuận lợi
Công tác xây dựng văn hóa nhà trường, văn hóa ứng xử là có cơ sở pháp lý, lý
luận, được xã hội và các cấp chính quyền quan tâm. Hiện nay, hệ thống thông tin,
tài liệu tham khảo mang tính tuyên truyền giáo dục văn hóa ứng xử rất nhiều, trên
nhiều phương tiện, phù hợp với mọi đối tượng.
Số lượng học sinh là con em của cán bộ Vùng 5 Hải Quân và Vùng Cảnh Sát
Biển 4 được phụ huynh quan tâm tạo điều kiện tốt trong học tập và rèn luyện.
- Khó khăn
Văn bản pháp lý quy định việc thực hiện văn hóa nhà trường và văn hóa ứng
xử nói riêng nhiều nhưng rất chung chung, chưa thực sự áp dụng phù hợp với học
đường, nhiều tiêu chí ứng xử trong các văn bản pháp lý mang tính khẩu hiệu, tuyên
truyền, chưa cụ thể hóa cách thực hiện, chưa có tiêu chí đánh giá định lượng.
Nhiệm vụ dạy học nặng nề, áp lực thi cử cao, giáo viên và học sinh đều căng
thẳng, mệt mỏi chạy theo các chỉ tiêu, thành tích giáo dục.
Các vấn đề tiêu cực lan truyền một cách tràn lan trên các trang mạng xã hội
làm cho một bộ phận nhỏ học sinh học theo một cách không có chọn lọc.
Sự tác động của xã hội, có lối sống thực dụng, mạng thông tin trái chiều khó
chọn lọc vào một số đối tượng học sinh chưa có quan điểm sống rõ ràng, chưa có
kỹ năng sống dẫn đến thái độ thờ ơ, vô cảm, lối cư xử thiếu văn hóa…

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 10


2.4. Kinh nghiệm thực tế qua việc xử lý một số tình huống ứng xử văn
hóa của trường THPT An Thới

Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục, mục tiêu của tất cả các hoạt
động giáo dục suy cho cùng là để giáo dục học sinh. Việc tạo ra những quy tắc ứng
xử văn hóa là một trong những hoạt động cần thiết của nhà trường để góp phần
hoàn thiện sản phẩm của giáo dục. Việc tạo ra các quy tắc ứng xử văn hóa còn là
một quá trình, trong quá trình đó người Hiệu trưởng phải trải qua nhưng kinh
nghiệm thực tế. Qua việc giải quyết những vấn đề thực tế đó sẽ giúp cho Hiệu
trưởng có thêm dữ liệu, kinh nghiệm để thiết lập những quy tắc phù hợp và hiệu
quả trong quá trình triển khai thực hiện.
Một trong những tồn tại chưa đuợc khắc phục tại trường THPT An Thới. Kinh
nghiệm thực tế qua việc xử lý một số tình huống ứng xử văn hóa của trường đó là
từ khi thành lập trường đến nay chưa có một Hiệu trưởng nào xây dựng quy tắc
ứng xử văn hóa trong nhà trường. Tuy nhiên trong quy chế nhà trường có một số
quy định về việc ứng xử của các thành viên nhưng các ý chỉ mang tính chung
chung chưa rõ ràng cụ thể. Việc ứng xử phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của từng
thành viên, khi xảy ra mâu thuẫn cần giải quyết thì phụ thuộc vào quan điểm cá
nhân của ban lãnh đạo nhà trường.
Trường hợp thứ nhất: Giai đoạn năm 2014 đến 2017, khi đó tôi còn là một
giáo viên kiêm Bí thư đoàn Thanh niên. Qua một thời gian hoạt động tại trường tôi
nhận thấy việc ứng xử của học sinh có vấn đề. Hiện tượng học sinh đi học trễ, thiếu
tôn trọng giáo viên thường xảy ra. Tình trạng nói tục chửi thề diễn ra nhiều trong
Đoàn viên thanh niên. Lúc đó tôi đã xây dựng một số quy định về giao tiếp ứng xử
có văn hóa trong Học đường thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt
cờ, sinh hoạt tháng.
Việc xử lý vi phạm của học sinh giao hết cho Đoàn thanh niên quản lý. Như
vậy nhà trường không có một nội quy học sinh rõ ràng, tất cả hành vi của học sinh
phụ thuộc vào cách xử lý của Đoàn thanh niên nhà trường.
Những mâu thuẫn trong quản lý học sinh của Ban chấp hành Đoàn trường và
giáo viên chủ nhiệm cũng thường hay xảy ra. Khi học sinh vi phạm, giáo viên chủ
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh


Trang 11


nhiệm giao hết việc xử lý cho Đoàn trường, Đoàn trường cho rằng việc quản lý, xử
lý kỷ luật học sinh còn có giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục học
sinh. Mâu thuẫn giữa hai bộ phận quan trọng của nhà trường đã dẫn đến cãi vả tạo
bầu không khí không tốt làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà trường trong mắt
học sinh và phụ huynh.
Nguyên nhân của sự việc trên nằm ở chỗ, Ban Giám hiệu chưa có một quy
định rõ ràng trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, Ban Giám
hiệu chưa đưa ra những quy tắc ứng xử cho những tình huống xảy ra.
Vào năm học 2017-2018, Ban Giám hiệu đã thấy được nguyên nhân nên đã
đưa ra những quy định và quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường.
Ví dụ: Học sinh xin về giữa buổi lý do bệnh phải được nhân viên y tế xác
minh cấp giấy ra cổng lúc đó bảo vệ mới cho ra khỏi khu vực trường học, nhân
viên y tế cập nhật báo cho Ban giám hiệu và Đoàn trường.
Ví dụ: phụ huynh muốn xin cho học sinh ra khỏi trường thì phải thông báo
cho giáo viên chủ nhiệm, Nếu giáo viên chủ nhiệm giải quyết đơn của phụ huynh
thì phải thông báo thông tin cho Ban giám hiệu và Đoàn thanh niên biết. Đó là một
trong những quy định trong quy chế phối họp của nhà trường, chủ yếu là phối hợp
giữa bộ phận Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu trường việc quản
lý học sinh.
Có thể nói việc đưa ra một quy chế phối hợp cũng là quy định về cách ứng xử
với nhau của các thành viên trong nhà trường. Tuy nhiên quy chế phối hợp chỉ
dừng lại ở việc xử lý thông tin và các bước phối hợp xử lý những tình huống xảy ra
giữa các bộ phận trong trường. Quy chế phối hợp chưa đi sâu vào chuẩn hành vi
của con người, chưa nói rõ các cá nhân phải ứng xử văn hóa như thế nào. Chính vì
vậy, sau khi ban Giám hiệu đưa ra quy chế phối hợp đã làm cho các bộ phận ngồi
lại với nhau để bàn bạc đưa ra một cách giải quyết thống nhất cho những sự việc.
Nhưng trong quá trình giải quyết việc ứng xử văn hóa vẫn chưa theo một chuẩn

mực chung, các bộ phận còn dùng những lời nói hành vi mang tính công kích lẫn
nhau dẫn đến việc thống nhất mục tiêu giải quyết sự việc vẫn không đạt được.
Như vậy, có thể nói để đạt hiệu quả trong hoạt động giảo dục thì việc xây
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh
Trang 12


dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ,
Điều kiện đủ ở đây chính là nhà trường phải có những quy tắc ứng xừ văn hóa phù
hợp.
Trường hợp thứ hai: Trong cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường vào thứ 7
tuần cuối của tháng nhằm tổng kết hoạt động tháng và triển khai kế hoạch tháng
tiếp theo đặc biệt là thông báo kết quả công tác thi đua trong tháng. Tình trạng
CBCCVC lấy lý do để thuyết phục Hội đồng về những việc làm chưa tốt của mình
trong tháng, nếu không giải quyết theo hướng có lợi cho cá nhân thì cá nhân
thường có lời lẽ nặng nề. Dẫn đến những trường hợp giữa người chủ trì cuộc họp
và các cá nhân xảy ra mâu thuẫn gây mất hòa khí, sau khi cuộc họp kết thúc cảm
thấy không vui vẻ gắn kết mà trái lại ẩn chứa những mối hiềm khích trong lòng.
Đầu năm 2018-2019, Ban giám hiệu trường đã phối hợp với Ban chấp hành
công đoàn xây dựng biểu điểm thi đua một cách chặt chẻ và cụ thể hơn trong các
trường hợp.
Kết quả của việc chuyển đổi này đã thu lại hiệu quả tích cực trong CBCCVCNLĐ. Qua thành công trên có thể nói rằng: Ban Giám hiệu đã có những quyết định
đúng đắn và phù hợp trong việc tổ chức công tác thi đua trong nhà trường.
Tuy Hiệu trưởng không có những quy định cụ thể về việc ứng xử văn hóa
trong trường hợp này nhưng việc đưa ra những quan điểm đúng và phù hợp với
thực tế, tâm lý con người đã tác động tích cực đến hành vi ứng xử của họ.
Trường hợp thứ ba: Trường THPT An Thới có giáo viên thường có phát ngôn
thiếu chuẩn mực trên các trang mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà
trường. Gây sự hiểu nhầm trong cán bộ giáo viên học sinh và phụ huynh.
Hiệu trưởng trực tiếp làm việc với các giáo viên để định hướng tư tưởng, cách

phát ngôn trên các trang mạng xã hội. Thông qua hội Nghị công chức viên chức đã
đưa vấn đề này vào Biểu điểm thi đua của nhà trường. Từ đó có cơ sở phát lý để xử
lý những trường hợp vi phạm
Như đã đề cập ở phần đầu tiểu luận, việc thực hiện văn hóa ứng xử không chỉ
là trong giao tiếp giữa người với người mà là giữa con người với môi trường sống
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 13


xung quanh. Một môi trường sạch sẽ, có nhiều cây xanh, có khung cảnh đẹp sẽ tạo
ra cho con người một trạng thái tâm lý tốt hơn. Khi trạng thái tâm lý tốt sẽ góp
phần vào việc giao tiếp ửng xử tốt hay khi con người gặp phải những vấn đề căng
thẳng nếu ở trong một không gian đẹp có thể sẽ làm dịu bớt đi sự căng thẳng đó và
dễ đạt tới trạng thái thư giãn hơn.
Qua trường hợp trên cho ta thấy việc tạo ra một môi trường sống tốt, phù hợp
sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục, thu hút được nhiều học sinh và
đóng góp vào mối quan hệ giao tiếp ứng xử văn hóa đạt hiệu quả hơn.
Qua các trường hợp cơ bản và thực tế xảy ra tại trường THPT An Thới, đòi
hỏi Hiệu trưởng phải xây dựng một kế hoạch hành động nhằm xây dựng các quy
tắc ứng xử văn hóa phù hợp. Những quy tắc ứng xử văn hóa này sẽ là yếu tố tích
cực đóng góp vào thành công của các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học vào việc xây dựng các
quy tắc văn hóa ứng xử tại trường THPT An Thới
Ngày nay, con người Việt Nam giao tiếp trong môi trường giao lưu hội nhập
quốc tế, cần phải phát triển văn hóa ngoại giao, văn hóa đối ngoại, ứng xử văn hóa
trong các quan hệ quốc tế, phát triển sức mạnh nền của văn hóa dân tộc.
Trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa
ứng xử và không phải ai cũng biết ứng xử có văn hóa. Đặc biệt, trong khi giao tiếp
chính là quá trình xác lập và phát triển mối quan hệ, tiếp xúc giữa con người ứng

xử với nhau, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của cả hai bên, từ đó hợp tác
để cùng phát huy sở trường của các bên, cùng phát triển.
Một người ứng xử văn hóa trong trường học là người đó có thái độ, hành vi,
lời nói phù hợp với văn hóa nhà trường khi tiếp xúc với người xung quanh.
Đối với học sinh
Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh.
Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh.
Đối với giáo viên
Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 14


giữa các giáo viên.
Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả giảng dạy, học tập.
Đối vi lãnh đạo trường.
Tạo bầu không khí dân chủ, thu hút được sự ủng hộ của mọi thành viên để
hoạch định sự phát triển của nhà trường đúng hướng.
Tin tưởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẽ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự
chủ của giáo viên, học sinh trong mọi hoạt động, cùng nhau đưa nhà trường phát
triển. Hỗ trợ điều phối và kiểm soát. Giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong quá
trình quản lý.
Đối với trường tư thục như trường THPT An Thới tôi có thể bổ sung vào tầm
quan trọng của việc phát triển văn hóa nhà trường như sau:
Nằm trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi nguồn lực tự
nhiên về du lịch dịch vụ hằng năm thu hút lượng lớn du khách quốc tế và trong
nước đến tham quan nghỉ dưỡng. Đội ngũ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tham
gia lao động tại địa phương là một nguồn lao động lớn.

Trong thời gian tới bản thân sẽ tham mưu với ban giám hiệu nhà trường xây
dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa tại trường cụ thể như sau:

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 15


Tên công
việc

1. Lập kế
hoạch dự thảo

2. Tranh thủ
sự ủng hộ
3. Góp ý dự
thảo và hoàn
thiện kế hoạch.

Kết quả cần
đạt

- Bản dự
thảo kế hoạch cho
toàn bộ quá trình
từ khâu triển khai
đến kết quả cuối
cùng.
- Sự đồng

tình, ủng hộ của
BGH và giáo
viên, phụ huynh
học sinh
Hoàn thiện
bản kể hoạch:
Xây dựng quy tắc
ứng xử văn hóa.

Người thực
hiện

Người
phối hợp

Điều kiện
thực hiện

Cách
thức thực hiện

Khó
khăn/ rủi ro

Biện
pháp khắc
phục

- Hiệu
trưởng trường

THPT An Thới

- Phó
Hiệu trưởng
trường
THPT An
Thới.

- Thời
gian: từ
30/10/2020
đến
30/11/2020.
- Cơ sở
vật chất:
Laptop cá
nhân.

- Trao đổi
với phó Hiệu
trưởng.
- Trao đổi
với các Hiệu
trưởng khác.
- Đánh văn
bản.

- Phó
Hiệu trưởng
bận công tác

thi đua, Hội
thao liên
trường. Dịp
20/11

- Giao
nhiệm vụ cho
tổ trưởng
chuyên môn và
giáo viên chủ
nhiệm.

Hiệu
trưởng trường
THPT An Thới

- Phó
Hiệu trưởng
trường
THPT An
Thới

- Thời
gian: từ
01/12/2020.

- Trình bày
ý kiến với Hội
đồng sư phạm.


- Ý kiến
của thành
viên Hội
đồng.

Chuẩn bị
kỷ nội dung và
thuyết phục
Hội đồng.

Hiệu
trưởng trường
THPT An Thới

- Phó
- Thời
Hiệu trưởng gian: từ
trường
02/12/2020
THPT An
đến
Thới
12/12/2020.
- Bí thư
Cơ sở vật
đoàn thanh
chất: máy
niên
chiếu, bản in
- Chủ

kế hoạch.
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

- Ngày
3,4/12 tổ chức
họp triển khai
đóng góp cho bản
dự thảo
- Các thành.
viên góp ý.

- Một số
Hiệu
thành viên sẽ trưởng gặp mặt
không có ý
thân mật, nhắc
kiến.
nhở và hỏi ý
kiến trực tiếp.
Chủ tịch
công đoàn vận
động hỏi thăm.
Trang 16


tịch công
đoàn. Giáo
viên chủ
nhiệm.
- Thời

4. Thành
lập tiểu ban
văn hóa nhà
trường.

5. Phân tích
thực trạng văn
hóa giao tiếp ứng
xử tại trường
THPT An Thới

Lập được
tiểu ban văn hóa
nhà
trường.
Phân công
thực hiện kế
hoạch.

- Nêu biểu
hiện ứng xử văn
hóa của các thành
viên
- Phân tích
được điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội
và thách thức của
trường.

Phó hiệu

trưởng
Chủ tịch
công đoàn
Bí thư đoàn
thanh niên
Giáo viên

Tiểu ban
văn hóa nhà
trường.

- Các
tổ bộ môn
- Tổ
văn phòng
- Y tế
- Bảo
vệ

- Các tổ bộ
môn
- Tổ văn
phòng
- Y tế
- Bảo vệ.
- Các thành
viên khác

gian


Ngày
15/12/2020
20.
Hiệu trưởng
- Cơ sở
triệu tập cuộc
vật
họp để thực
chất: máy
hiện “kết quả
chiếu,
cần đạt”.
bản in
kể hoạch.
15/12/20

Thời gian
từ: 15/12/2020
đến
16/12/2020.

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

- Mỗi thành
viên “thực hiện”
kết hợp với
“người phối hợp”
thực hiện “kết
quả cần đạt”
- Phó Hiệu

trưởng thu thập
và tổng hợp các ý
kiến.

Có thành
viên viện lý
do
để từ chối.

Chủ tịch
công đoàn gặp
trực tiếp các
thành viên để
giải thích và
động viên

- Các
thành viên
chưa có nhiều
kinh nghiệm
trong việc
phân tích, thu
thập dữ liệu,
- Có
thành viên chỉ
làm hình
thức, không
phản ánh thực
tế.


- Ban
Giám hiệu tổ
chức hướng
dẫn, tập huấn,
các biểu mẫu.
- Hiệu
trưởng nói rõ
tầm quan trọng
của việc làm
này và đưa vào
chương trình
thi đua tháng.
Trang 17


- Thống
nhất một thực
trạng chung của
6. Thống
trường THPT An
nhất thực trạng Tiểu ban
Xây dựng các quy Thới.
văn hóa nhà
tắc ứng xử văn
- Phân công
trường.
hóa tại trường
và xây dựng được
THPT An Thới.
bộ quy tắc ứng xử

văn hóa tại trường
THPT An Thới.

Thông nhất
7. Thảo luận một bộ dự thảo
về bộ quy tắc ứng quy tắc ứng xử
xử văn hóa tại
văn hóa cho
THPT An Thới.
trường THPT An
Thới.
8. Lấy ý
Thông báo
kiến đóng góp
cho mọi thành
trong toàn trường. viên trong trường
hiểu được bộ quy
tắc.

Tiêu ban
văn hóa nhà
trường

Tất cả
thành viên trong
trường.

- Các tổ bộ
môn
- Tổ văn

phòng
- Y tế
- Bảo vệ.
- Các thành
viên khác
- Các tổ bộ
môn
- Tổ văn
phòng
- Y tế
- Bảo vệ.
- Các thành
viên khác
Tiểu
ban văn hóa
nhà trường

- Thời
gian từ:
18/12/2020
đến
23/12/2020.
Cơ sở vật
chất: máy
chiếu

Ngày
18/12/2020 Hiệu
trưởng mở cuộc
họp để thống nhất

thực trạng chung.
Phân công các
thành viên trong
tiểu ban văn hóa
soạn thảo bộ quy
tắc ứng xử văn
hóa.

Hiệu trường
Thời gian họp tiểu ban văn
từ: 24/12/2020. hóa thảo luận dự
Cơ sở vật thảo bộ quy tắc
chất: máy
ứng xử văn hóa
chiếu, bản in.
tại THPT An
Thới.
Thời gian
từ: 26/12/2020
đến ngày
5/1/2021.
Cơ sở vật
chất: máy

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Hiệu trưởng
triệu tập cuộc họp
gồm tất cả các
thành viên của

trường, Hiệu
trưởng triển khai


nhiêu ý kiến
trái chiều về
việc thống
nhất thực
trạng chung
và phổ biến
tại trường
THPT An
Thới.


nhiều ý kiển
trái chiều
mạnh mẽ dẫn
đến không
thống nhất.

thành viên
bận việc riêng
không tham
gia họp.

Phó Hiệu
trưởng trình
bày trước cho
Hiệu trưởng về

thực trạng
chung, dự kiến
những vấn đề
tranh cải và
chuẩn bị
hướng giải
quyết

Hiệu trưởng
chuẩn bị tình
huống xử lý

Hiệu
trưởng yêu cầu
tiểu ban văn
hóa gởi email
hoặc bản in
đến các thành
Trang 18


9. Thu thập
sử lý thông tỉn và
hoàn chỉnh bộ
quy tắc.

10. Triển
khai thực hiện

11. Kiểm

tra, đánh giá

Hoàn chỉnh
Tiểu ban
bộ quy tắc ứng
văn hóa nhà
xử văn hóa.
trường

Tất cả các
thành viên trong
nhà trường đều
được tiếp cận đến
bộ quy tắc ứng xử
văn hóa.
Tạo môi
trường ứng xử
văn hóa mới
trong toàn trường.
Phát hiện
những tồn tại tù

Toàn thể
cán bộ giáo viên,
nhân viên, học
sinh và phụ
huynh toàn
trường.

Ban Giám

hiệu

thư

Văn

chiểu, bản in,
email của các
thành viên.
Thời gian:
ngày
6/12/2021 Cơ
sờ vật chẩt:
máy chiếu, bản
in.
Hỗ trợ kinh
phí cho tiểu
ban văn hóa
nhà trường

lấy ý kiến đóng
góp.

viên vắng.

Tiêu ban
Lỗi
văn hóa nhà
chính tả, cấu
trường tập họp

trúc câu, cách
trình Hiệu trưởng. trình bày.

Tiểu
ban văn hóa
nhà trường

Thời
gian: trong các Gởi văn bản
cuộc họp, buổi
Tuyên truyền
chào cờ, họp
bằng nhiều hình
phụ huynh,
thức phong phú
sinh hoạt ngoại và phù hợp.
khóa...

Còn
thành viên
trong trường
vi phạm quy
tắc.

Các
thành viên

Thời
gian: thực hiện


Kinh
phí khen
thưởng

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Ban Giám
hiệu kiểm tra

Mời giáo
viên Ngữ văn
tham dự.

Kịp thời
nhắc nhỡ, động
viên, giải thích.
Xử lý kỷ
luật thành viên
cổ tình vi
phạm
Đề xuất
với Sở giáo
dục.
Trang 19


đó có giải pháp
thay đổi, bổ sung
cho phù hợp.


Tiểu ban
văn hóa nhà
trường

thường xuyên,
định kỳ và đột
xuất.
Xây dựng
trong trường.
tiêu chí đánh
giá khách
quan, khoa
học.

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

hoặc phân công
kiểm tra
Tuyên
dương tập thể cá
nhân thực hiện tốt

Trang 20


4. Kết luận
Hiện nay đất nước chúng ta đang nổ lực chuyển mình để vượt ra tầm thế giới, từ
một đất nước khó khăn về kinh tế Việt Nam đã và đang vươn lên mạnh mẽ. Tuy vậy
chúng ta không khỏi đắng lòng khi nhìn lại cách giao tiếp ứng xử của một bộ phận người
dân. Hiện tượng thờ ơ vô cảm của các mảnh đời bất hạnh đến việc các em học sinh giao

tiếp với nhau bằng lời lẽ thô tục ở ngoài đời cũng như trên mạng xã hội.
Xây dựng văn hóa ứng xử là một quá trình lâu dài vì công tác này không dừng lại ở
nhận thức, mà đòi hỏi mỗi người thay đổi hành vi, thao tác đó trở thành phản xạ, kỹ năng
sau khi tự bản thân mỗi người cảm nhận được giá trị của hành vi ứng xử có văn hóa.
Văn hóa ứng xử là vấn đề phức tạp, không thể thấy ngay kết quả trước mắt, mà đó
là quá trình lâu dài, từ từ. Vì vậy, công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường THPT
An Thới cần được rút kinh nghiệm, bổ sung và thực hiện lâu dài, đồng bộ.
Là một người thầy giáo giảng dạy cho các em học sinh mỗi ngày, tôi nghĩ rằng:
những hiện tượng tiêu cực trong cách ứng xử ngoài xã hội, một phần là do giáo dục
trong trường học. Cũng từ những suy nghĩ đó, sau khi kết thúc khóa học ở trường Cán
bộ Quản lý giáo đục, tôi đã chọn đề tài xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường
học. Tôi mong muốn đóng góp một ít công sức của mình cùng chung tay với mọi người,
góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội.
Qua thời gian tìm tòi, suy nghĩ để làm bài tiểu luận tôi nhận thấy mình học hỏi
thêm rất nhiều điều bổ ích. Sau khóa học và bài tiểu luận này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu
và thiết lập cho nhà trường tại nơi tôi đang làm việc về những quy tắc ứng xử văn hóa.
Việc giáo dục văn hóa giao tiếp đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả tập thể nhà trường.

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Tài liệu học tập bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông. Trường Cán bộ Quản
lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Quyết định sổ 129/2007/QĐ-TTG ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ:
Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chỉnh nhà nước,
[3]


Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ giáo dục đào tạo

Quy định về đạo đức nhà giáo.
[4] Thông tư sổ: 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018 quy định chuẩn Hiệu trưởng
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phố thông có nhiều
cấp học.
[5] Thông tư sổ 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
[6] Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 ban hành Điều lệ
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học.
[7] Thông tư sổ: 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/04/2019 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
[8]Tham khảo một số bài tiểu luận của các khóa trước.

Người thực hiện: Nguyễn Minh Thanh

Trang 22



×