Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.37 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA
1. Giải pháp
Bộ trưởng Nguyện thiện Nhân đã từng khẳng định việc chuyển từ đào tạo
dựa vào khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội là
chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay. Điều
này tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang
nền kinh tế thị trường. Và để đảm bảo mục tiêu đến năm 2008 nước ta bước vào
đào tạo theo nhu cầu thị trường thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ý thức rõ
chúng ta cần đào tạo những gì, đào tạo cho ai, đào tạo nhằm mục đích gì và phải
đào tạo như thế nào. Hay nói cách khác là ngay từ bây giờ chúng ta phải tìm ra
những giải pháp cụ thể nhất, chi tiết nhất để nhanh chóng xoá bỏ những yếu
kém trong giáo dục hiện nay, đưa nền giáo dục đi theo mục tiêu phục vụ của xã
hội, của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nêu ra 9 tiêu chí
nhằm đạt chuẩn trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh
nghiệp. Trước hết, phải xác định chuẩn kỹ năng, năng lực của người tốt nghiệp;
xác định chuẩn đầu vào của học sinh, sinh viên; tiêu chuẩn của chương trình đào
tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó có phương pháp đánh giá trình độ
của nhà quản lý và các thầy cô giáo; giảng viên phải có trình độ chuyên môn
cao; cán bộ quản lý phải có năng lực toàn diện; điều kiện cơ sở vật chất của
trường đảm bảo đủ thiết bị dạy và học, phòng thí nghiệm…; năng lực tài chính
đảm bảo chi phí đào tạo để người dạy và học yên tâm; phải tổ chức quản lý qui
trình đào tạo, phân cấp hoặc theo tiêu chuẩn ISO
Để cụ thể hoá các tiêu chí trên, trong hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu
cầu xã hội” nhằm tìm ra sự đồng bộ giữa nhà trường với thị trường lao động do
Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức tại TP.HCM, các đại biểu đã nêu ra một loạt các
giải pháp sau:
a) Hình thành ban điều hành để triển khai đào tạo theo nhu cầu
Thành phần ban điều hành gồm: Đại diện của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ
Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Bưu chính viễn thông,
Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ... Ban điều


hành xây dựng kế hoạch cấp quốc gia; tập hợp các nhu cầu từ cơ sở, doanh
nghiệp, thị trường lao động; đồng thời phối hợp đánh giá năng lực của các
trường, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, giáo viên để từ đó thông báo cho các đơn
vị có nhu cầu đào tạo biết đặt hang hoặc giao kế hoạch đối với nhu cầu đào tạo
của cả nước.
b) Thành lập cơ quan dự báo nhu cầu xã hội
Cơ quan dự báo nhu cầu cần phải được thành lập từ Trung ương đến địa
phương tạo gia một mạng lưới quốc gia do một trung tâm quốc gia điều phối
các hoạt động. Cơ quan này có nhiệm vụ dự báo các nhu cầu ngắn hạn (1-2
năm), trung hạn (3-5 năm), dài hạn (trên 5 năm).
Hệ thống cơ quan dự báo này được chia làm 2 cấp là cấp quốc gia và cấp
địa phương. Trên cơ sở nguyên tắc hình thành mạng lưới dự báo nhu cầu đào
tạo, các trung tâm dự báo địa phương cung cấp thông tin lên mạng quốc gia để
cơ quan dự báo quốc gia xử lí và điều phối chung. ở cấp tỉnh, trung tâm dự báo
này có thể trực thuộc một trong các sở ngành Giáo dục Đào tạo, Lao động –
Thương binh xã hội.
Các hiệp hội hiệp hội nghề nghiệp cùng các cơ quan bộ, ngành, địa
phương dự báo nhu cầu xã hội, định kỳ thông báo nhu cầu theo từng loại ngành
nghề và trình độ đào tạo. Đây là thông tin quan trọng cho các cơ sở đào tạo lập
kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Các trường được chủ động đào tạo những chuyên ngành mới nếu xã hộI
có nhu cầu nhưng phải cung cấp những thông tin cần thiết cho Bộ Giáo dục Đào
tạo để đăng kí ngành học mới như: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, dự
báo nhu cầu của người học, thông tin thị trường lao động có liên quan đến
ngành nghề mới và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Để cơ quan dự báo nhu cầu xã hội hoạt động tốt cần phải thiết lập tam
giác hợp tác: Nhà nước – Doanh nghiệp – Cơ sở đào tạo. Nhà nước ở đây là các
bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp bao gồm cả các hiện hộI và
các cơ sở đào tạo thường xuyên trao đổI thông tin.
c) Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp

và các cơ sở đào tạo
Hợp tác, phối hợp ở đây là sự hợp tác giữa các bộ, các tổng công ty, giữa
Bộ Giáo dục Đào tạo với phòng Công nghệ thông tin Việt Nam , Bưu chính viễn
thông … hợp tác tại các địa phương, hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh
nghiệp hoặc giữa các cơ sở đào tạo với nhau. Trên cơ sở đó tận dụng lợi thế của
mỗi bên về con người, cơ sở vật chất để cùng nhau phát triển. Cụ thể:
- Nhà nước có vai trò xây dựng chính sách hiệu quả; xây dựng khung luật
pháp và loại bỏ những qui định không phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát
triển tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá kỹ năng và công nhận kỹ năng, cung cấp
thông tin cần thiết gắn với các tín hiệu thị trường lao động, đánh giá nhu cầu
đào tạo ở phạm vi quốc gia, phạm vi ngành và điều chỉnh chính sách để đáp ứng
nhu cầu thị trường, hoàn thiện thị trường việc làm đảm bảo vận hành hệ thống
đào tạo hiệu quả để đạt tiêu chuẩn chất lượng, phát triển năng lực xây dựng
chương trình đào tạo, đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý...
- Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc sẵn sàng cung cấp thông
tin về nhu cầu (chất lượng và số lượng) nhân lực, nghiên cứu chuyển giao công
nghệ của mình, tạo điểu kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở thực tập, bồi dưỡng
giáo viên, chia sẻ chi phí, đào tạo nhân lực tại chỗ, thử nghiệm sản phẩm nghiên
cứu, phối hợp phát triển mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ. Các doanh
nghiệp cần xem việc đầu tư cho đào tạo là đầu tư phát triển và xem nguồn nhân
lực là tài sản của doanh nghiệp.
- Về phía nhà trường cần chủ động nắm bắt nhu cầu về lao động, bám sát
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, dự báo về sự phát triển của ngành nghề để
xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, cùng nhau thảo luận để đưa ra giải
pháp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp để sao cho nguồn
nhân lực không bị láng phí. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh
nghiệp sẽ hạn chế tình trạng đào tạo xa rời với thực tiễn sản xuất, sinh viên
được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp mà doanh
nghiệp không phải tốn thêm chi phí đào tạo lại.
Việc hợp tác này không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng liên kết

các trường đạ học, các viện nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện các hợp đồng
đào tạo và nghiên cứu
d) Xây dựng các danh mục nghề, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư vấn
hướng nghiệp
Xây dựng danh mục nghề là việc quan trọng để đảm bảo công tác thống
kê, dự báo nhu cầu nhân lực theo một tiêu chuẩn chung tránh việc 2 nghề giống
nhau nhưng có tên khác nhau. Danh mục nghề cần được phân loại theo tiêu
chuẩn quốc tế, có mô tả nghề nghiệp, những ngành kinh tế sử dụng và cơ sở đào
tạo ra nghề đó.
Bên cạnh xây dựng danh mục nghề cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp
của người lao động. Việc xây dụng tiêu chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa quan
trọng đối với giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và một số lớn các ngành nghề
trong giáo dục đại học. Để gắn đào tạo theo nhu cầu , tiêu chuẩn đào tạo phải
bám sát vào tiêu chuẩn nghề. Việc đổi mới mục tiêu và nội dung đào tạo phải
căn cứ vào yêu cầu tại nơi làm việc trong hiện tại và trong tương lai.
Tư vấn hướng nghiệp được coi là cầu lối giữa giáo dục với việc làm; góp
phần phân luồng cho THCS và THPT đi theo các con đường học vấn khác nhau
nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc đời, thúc đẩy sự di chuyển của người
lao động trên thị trường trong và ngoài nước, giúp nhận thức vai trò cá nhân
trong thế giới việc làm, cải thiện năng lực, nâng cao thái độ đạo đức nghề
nghiệp, kỹ năng việc làm, ý thức tôn trọng pháp luật. Các trường đại học và
TCCN cấn thành lập các trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm và có liên hệ
chặt chẽ với cơ quan dự báo cấp địa phương và cấp quốc gia.
e) Tăng thu cho trường bằng cách tăng học phí
Việc cho phép các trường ĐH và CĐ, THCN tăng học phí được coi là một
giải pháp tốt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi tăng học phí có thể
dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh không tham gia học tập do
không có điều kiện về mặt tài chính đo vậy khi thực hiện tăng học phí sẽ có hai
chương trình đi kèm là: Chương trình giảm học phí cho những đối tượng nhất
định, con em gia đình khó khăn nhưng đạt tiêu chuẩn vào học đại học sẽ có học

bổng khuyến khích. Hình thành chương trình cho vay để học đại học. Hướng
mà chúng ta đã làm lâu nay là duy trì học phí thấp thì các trường sẽ không có
tiền để nâng cấp cơ sở nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Mà nếu đóng học phí
cao từ nguồn gia đình thì không thể đóng nổi nên với khu vực đại học thì vay để
học (thông qua quỹ tín dụng sinh viên) là một giải pháp tốt nhắm đảm bảo cho
các em đủ trình độ về chuyên môn, có đạo đức thì đều có thể học. Học bằng thu
nhập của gia đình mình với mức học phí được miễn giảm hoặc vay để học. Cụ
thể như ở Nghệ An, có một trường cao đẳng kỹ thuật của tỉnh phối hợp với Hàn
Quốc, học sinh chỉ đóng có 100.000 đồng học phí/ tháng, còn tỉnh bù thêm cho
mỗi học sinh 400.000 đồng/ tháng nhưng đào tạo em nào ra trường, các doanh
nghiệp nhận hết ngay. Chất lượng đầu ra rất tốt, như vậy rõ ràng duy trì học phí
với mức học phí 100.000 đồng như hiện nay thì không thể có chất lượng chuẩn
được. Do đó phải tiến tới chấm dứt việc đào tạo không đáp ứng được yêu cầu
của xã hội.
f) Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý
Sinh viên tốt nghiệp đại học là sản phẩm của các trường đại học. Muốn
có sản phẩm tốt thì trước tiên những người tạo ra sản phẩm đó phải có “trình độ
sản xuất” đạt chuẩn. Nhưng theo đánh giá của Vụ ĐH và sau ĐH, trong năm

×