Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài chính y tế Việt Nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.7 KB, 4 trang )

Tạp chí

Chính sách Y tế - Số 9/2012

TàI CHíNH Y Tế VIệT NAM 2011
TS. Nguyễn Khánh Phương1

Kết quả chủ yếu đạt được

Mở đầu
Tài chính y tế là một trong sáu hợp phần cơ
bản của hệ thống y tế, có vai trò quyết định đến
việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của hệ thống
y tế cũng như ảnh hưởng đến các hợp phần
khác2. Một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và
phát triển không thể thiếu được chính sách tài
chính y tế công bằng, hiệu quả. Việc cập nhật
những thông tin về hiện trạng tài chính y tế luôn
nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt từ phía
các nhà hoạch định chính sách y tế. Trong
khuôn khổ bài báo này, tác giả sẽ cung cấp
thông tin về hiện trạng tài chính y tế Việt Nam,
nêu những kết quả đạt được và những vấn đề khó
khăn cần ưu tiên giải quyết.

Cập nhật những chính sách chủ yếu về
tài chính y tế
Nhìn chung, từ năm 2010 đến nay không có
thay đổi lớn về định hướng chính sách tài chính
y tế. Quan điểm chỉ đạo được nêu trong Nghị
quyết Đại hội Đảng XI vẫn là Tăng đầu tư nhà


nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các
hoạt động y tế. Các chính sách tài chính y tế cụ
thể được ban hành đều theo sát định hướng này.
Một số chính sách tài chính y tế quan trọng vẫn
đang trong giai đoạn dự thảo, lấy ý kiến đóng
góp như Nghị định Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập, Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 14 về
điều chỉnh giá một số dịch vụ y tế, Dự thảo
Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 69
trong lĩnh vực y tế... Thực hiện bảo hiểm y tế
toàn dân được đưa thành mục tiêu chiến lược
trong giai đoạn 2011-2020.

Tổng chi cho y tế của Việt Nam so với GDP
có xu hướng tăng dần lên trong những năm qua,
3
từ mức 5,2% năm 2000 lên 6,4% năm 2009 . Tỷ
lệ này ở nhóm các nước có thu nhập trung bình
4
thấp là 4,3% . Như vậy, tổng mức chi cho y tế
của Việt Nam khá cao so với các nước có mức
thu nhập tương đương và thậm chí còn cao hơn
cả nhiều nước trong khu vực có mức thu nhập
cao hơn như Thái Lan (3,7%), Singapore
(3,1%), Malaysia (4,4%)5. Chi y tế bình quân
đầu người của Việt Nam tăng khá nhanh, từ mức
21 USD năm 2000 lên 76 USD năm 2009. Trong
tổng chi cho y tế, nguồn tài chính công (bao
gồm ngân sách nhà nước, chi từ quỹ BHXH và

viện trợ) chiếm tỷ lệ 43,3% (Hình 1).
Tỷ trọng tài chính công trong tổng chi y tế
tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, từ mức
27,2% năm 2005 lên 36,6% năm 2006 và đạt
6
43,3% năm 2009 . Việc đảm bảo ngân sách để
thực hiện các chương trình cấp thẻ BHYT cho
người nghèo, người dân tộc ít người, trẻ em dưới
6 tuổi và các đối tượng chính sách, cùng việc huy
động trái phiếu chính phủ cho việc triển khai
một loạt các đề án đầu tư, nâng cấp mạng lưới y

1

Khoa Kinh tế Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế
WHO (2000), The World Health Report 2000: Health System
Improving Performance, pp.21-25
3
Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Tài khoản y tế quốc gia thực hiện
ở Việt Nam thời kỳ 1998-2008, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội,
2010
4
WHO, WHO statistic 2010
5
WHO, WHO statistic 2010
6
Vụ Tài chính Kế hoạch - Tài khoản y tế quốc gia 2008 - 2009
(chưa công bố chính thức)
2


3


Nghiên cứu chính sách

tế địa phương đã đẩy nguồn chi từ NSNN cho y tế
tăng lên rõ rệt. Trong giai đoạn 2008 -2010, tỷ lệ
bình quân tăng chi cho y tế là 25,8%, cao hơn tỷ
lệ tăng chi NSNN là 16,7%. Như vậy là đã đạt
được chỉ tiêu "Tăng chi NSNN cho y tế với tốc
độ chi cao hơn tốc độ chi trung bình của ngân
sách nhà nước" theo Nghị quyết 18/2008/QH12
của Quốc hội. So với tổng chi NSNN, tỷ lệ chi từ
NSNN cho y tế đã tăng từ mức 3,9% năm 2000
lên 8,2% năm 2009. Cũng cần lưu ý mức tăng
cao của NSNN cho y tế trong vài năm gần đây
một phần là do nguồn trái phiếu chính phủ tăng,
do vậy chưa thể coi đây là mức ổn định cho
những năm tới. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu
năm 2011 của Vụ Kế hoạch - Tài chính, ước tính
thực hiện dự toán chi NSNN toàn ngành (đã bao
gồm cả chi mua thẻ BHYT TE<6 tuổi, người
nghèo, đồng bào DTTS, hỗ trợ người cận nghèo,
HSSV) năm 2011 là 54.756 tỷ đồng ( đạt 7%
tổng chi NSNN). Nếu tính cả nguồn trái phiếu
chính phủ 1.800 tỷ đồng thực hiện Quyết định
47/2008/QĐ-Ttg và Quyết định 930/2009/QĐTtg thì tỷ lệ này là 7,55%.
Trên lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, tỷ lệ
bao phủ BHYT tăng lên qua các năm, đạt 60%
dân số năm 2010. Việc mở rộng các nhóm đối

tượng theo quy định của Luật BHYT về lộ trình
BHYT toàn dân đã được thực hiện đúng tiến độ.
Về chi phí, tỷ lệ chi từ quỹ BHXH cho y tế trong
tổng chi y tế tăng từ 13% năm 2006 lên 18,4%
năm 2009. Trong tổng số người tham gia BHYT,
nhóm được NSNN hỗ trợ hoàn toàn (bao gồm

người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi) chiếm tới
7
42,7% .
Nguồn vốn hỗ trợ quốc tế cho y tế tăng lên và
giữ một tỷ trọng nhất định trong ngân sách đầu
tư. Năm 2010, tổng số vốn ODA cấp xấp xỉ
3.500 tỷ đồng, chiếm 8% so với NSNN cho y tế.
Tình hình giải ngân nguồn vốn viện trợ đã được
cải thiện với tỷ lệ giải ngân bình quân chung
năm 2010 đạt 72%8. Có thể thấy mặc dù các
nguồn viện trợ cho Việt Nam nói chung có xu
hướng giảm từ khi Việt Nam gia nhập nhóm các
nước thu nhập trung bình thấp, song viện trợ
ODA và NGO cho ngành y tế vẫn được quan
tâm, duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, trong tiến
trình hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế,
Việt Nam đã có những hành động cụ thể cam kết
tăng cường hiệu quả viện trợ. Bộ Y tế đã và đang
không ngừng nỗ lực thiết lập một phương thức
huy động và sử dụng nguồn hỗ trợ quốc tế hiệu
quả và hài hòa giữa các bên. Trước đây phương
pháp tiếp cận hỗ trợ theo ngành (SWAP) đã
được đề xuất và mới đây là phương thức

"Funding platform" đang được đưa ra thảo luận
với nguyên tắc cơ bản là các nguồn hỗ trợ phải
dựa trên nhu cầu và theo sát chiến lược của
ngành y tế.

7

Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện
BHYT toàn dân
8
Bộ Y tế (2011), Bảng thống kê các Chương trình dự án triển
khai trong ngành y tế năm 2010

7%
23%
NSNN
Quỹ BHXH
Viện trợ, vốn vay
18%

Chi trực tiếp từ HGD
Chi tư khác

50%
2%

Hình 1: Cơ cấu các nguồn tài chính y tế, 2009
4



Tạp chí

Chính sách Y tế - Số 9/2012

Mặc dù tỷ trọng chi từ ngân sách nhà nước
cho y tế trong tổng chi y tế chỉ là 23%, song
nguồn kinh phí này được phân bổ và sử dụng
theo hướng tập trung nhằm thực hiện các chức
năng chính của quản lý nhà nước trong lĩnh vực
CSSK để đạt các mục tiêu của y tế công cộng. Cụ
thể là các định hướng ưu tiên phân bổ NSNN cho
y tế dự phòng, y tế cơ sở, miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hỗ trợ các đối tượng chính sách xã
hội, thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK.
Tỷ lệ chi cho YTDP so với NSNN cho y tế ở
trung ương và địa phương đều đạt và vượt mức
9
30% . Theo Quyết định 59/2010 và Quyết định
60/2010, tiêu chí đầu tư và định mức chi thường
xuyên đều ưu tiên cho y tế cơ sở và miền núi,
vùng sâu, vùng xa. Thực hiện Luật BHYT, chính
sách hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo, cận
nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi có BHYT tại các địa
phương trên toàn quốc đều được đảm bảo nguồn
kinh phí từ NSNN.

Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu quan trọng như
trên, công tác tài chính y tế của Việt Nam đang
nổi lên một số vấn đề khó khăn, bất cập. Mục

tiêu duy trì tỷ lệ chi NSNN cho y tế bằng 10%
tổng chi NSNN có thể gặp trở ngại trong thời
điểm hiện nay do những khó khăn của kinh tế vĩ
mô, dẫn đến việc phải thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội
10
chi ngân sách nhà nước . Mặt khác, trong bối
cảnh kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu
cầu của người dân ngày càng tăng cả về số lượng
và chất lượng, chi phí y tế gia tăng nhanh chóng,
mức tăng NSNN chưa đủ đáp ứng được các yêu
cầu chi tiêu cơ bản trong đó có các khoản chi
cho con người.
Việc kiểm soát chi phí y tế và giảm chi tiêu từ
tiền túi của hộ gia đình chưa đạt được kết quả
mong muốn. Tỷ lệ chi tiền túi tuy giảm nhưng
vẫn ở mức gần 50% tổng chi y tế, cao hơn
khuyến cáo của WHO (30%). Tỷ lệ hộ gia đình
mắc chi phí y tế thảm họa vẫn còn cao (12%) và
không giảm theo thời gian. Việc kiểm soát chi

phí không cần thiết trong khám chữa bệnh do
chỉ định thuốc và dịch vụ quá mức gặp nhiều
khó khăn do thiếu hướng dẫn điều trị chuẩn.
Ngoài ra, việc lựa chọn thuốc và dịch vụ y tế đưa
vào danh mục thanh toán BHYT chưa dựa trên
bằng chứng chi phí - hiệu quả.
Nhiệm vụ thực hiện BHYT toàn dân đang
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, như: vai
trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương

đối với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân
chưa được quy định rõ ràng; sự tuân thủ đóng
BHYT trong khu vực lao động chính thức còn
thấp, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân; khó
khăn trong mở rộng BHYT ở khu vực lao động
phi chính thức; lợi ích của người tham gia
BHYT chưa được như mong đợi; hoạt động của
cơ quan BHYT chưa đáp ứng yêu cầu.
Liên quan đến nhiệm vụ ưu tiên phân bổ
NSNN cho y tế dự phòng, y tế cơ sở có một khó
khăn nổi lên đó là ngân sách cho chi thường
xuyên tại trạm y tế xã và chi trả cho nhân viên y
tế thôn bản quá thấp, không đủ để duy trì hoạt
động thường xuyên và có hiệu quả11. Đây là một
rào cản lớn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ y
tế dự phòng. Do đó cần nghiên cứu điều chỉnh
định mức và cơ chế cấp kinh phí cho hoạt động
thường xuyên của trạm y tế xã và nhân viên y tế
thôn bản cho phù hợp.
Nhiệm vụ đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho
các cơ sở y tế theo hướng dựa vào kết quả hoạt
động và các chỉ tiêu đầu ra chưa được thực hiện
nhất quán để đem lại những thay đổi rõ rệt. Còn
nhiều vấn đề hạn chế hiệu quả sử dụng các
nguồn tài chính y tế hiện có như hệ thống phân

9

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Tài khoản y tế quốc gia thực hiện
ở Việt Nam thời kỳ 1998-2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội,

2010
10
Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/2/2011, của Chính phủ Về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội.
11
Bộ Y tế (2010), Báo cáo nghiên cứu thực trạng và giải pháp
về tài chính cho trạm y tế xã
khu vực nông thôn

5


Nghiên cứu chính sách

tuyến kỹ thuật chưa được thực hiện tốt, chưa
kiểm soát hiệu quả tình trạng lạm dụng thuốc,
xét nghiệm, thiếu thông tin về chi phí hiệu quả
các can thiệp y tế, chưa có đánh giá đầy đủ về
vấn nạn tham nhũng trong ngành y tế. Để thực
hiện được mục tiêu cơ bản của tài chính y tế là
đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho CSSK, bên cạnh
các nỗ lực huy động thêm nhiều nguồn tài chính
y tế việc sử dụng hiệu quả nguồn tài chính hiện
có cần được chú trọng đặc biệt.
Đối với nhiệm vụ đổi mới cơ chế hoạt động,
nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công
lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch,
đang nổi lên một số khó khăn, thách thức như:

chưa có đánh giá dự báo tác động của Nghị định
đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập; một số yếu tố
của môi trường kinh tế - xã hội và các yếu tố
ngoài ngành y tế chưa phù hợp cho việc thực
hiện tự chủ; việc theo dõi, kiểm soát hoạt động
tự chủ chưa được thực hiện tốt, do hạn chế về
12
nhân lực và công cụ .
Việc đổi mới cơ chế chi trả dịch vụ bệnh viện
còn thiếu một kế hoạch tổng thể và sự phối hợp
giữa các bên liên quan.

6

Việc ban hành một khung giá dịch vụ y tế
mới, tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào đang gặp
khó khăn vì một số lý do như: chưa đạt được sự
đồng thuận xã hội cao đối với việc thay đổi
khung giá dịch vụ y tế, việc xác định chi phí và
giá thành dịch vụ y tế làm cơ sở đưa ra khung giá
viện phí mới chưa được minh bạch hóa và chuẩn
hóa.

Kết luận
Thực trạng tài chính y tế năm 2011 cho thấy
điểm sáng nổi bật về việc tăng cường nguồn tài
chính công cho CSSK, thực hiện chính sách tài
chính hỗ trợ người nghèo nhằm đảm bảo mục
tiêu công bằng trong CSSK. Tuy nhiên, trong

lĩnh vực tài chính y tế cũng đang còn những khó
khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, giải quyết trong
thời gian tới, trong đó nổi bật ba vấn đề: (1) thực
hiện lộ trình BHYT toàn dân; (2) sử dụng nguồn
tài chính hiệu quả; và (3) kiểm soát thực hiện
chính sách xã hội hóa chặt chẽ hơn.
12

Bộ Y tế (2010), Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị
định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập



×