GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước
Mục tiêu phát triển GDPT đến năm 2010 của Đảng và Nhà nước: thực hiện
giáo dục toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Thực hiện cung cấp học vấn phổ
thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát
triển trong khu vực. Tiến hành xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp
học tập chủ động, sáng tạo, tích cực; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự
học, năng lực vận động kiến thức vào cuộc sống.
Bảng 3.1 - Mục tiêu phát triển GDPT theo từng bậc học
Bậc học Mục tiêu
Tiểu học
Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành lòng ham hiểu
biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt.
Thực hiện củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả
nước, với mục tiêu tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường lên 99% năm
2010.
THCS
Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về
kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS.
Thực hiện mục tiêu đạt chuẩn phổ cập THCS trong cả năm vào năm 2010, tăng
tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi đến trường lên 90% vào năm 2010.
THPT
Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn
phổ thông cơ bản theo một chuẩn thống nhất
Tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của học sinh, giúp học sinh có những
hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
luồng sau THPT.
Đồng thời thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT lên
50% vào năm 2010.
Nguồn: Bộ GD – ĐT
Phương hướng phát triển GDPT của Đảng và Nhà nước:
• Xây dựng nền giáo dục mới, tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển đến mức
tối đa tiềm năng của mình.
• Thỏa mãn nhu cầu cơ bản về học tập của mỗi người.
• Phổ cập tiểu học.
• Thực hiện cơ bản xóa mù chữ.
• Gắn học văn hóa với học nghề trong hệ thống các trường phổ thông.
• Giảng dạy theo hướng tinh gọn, hiện đại, nâng cao kỹ năng thực hành.
• Thực hiện từng bước phân luồng hợp lý học sinh sau các cấp học.
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Thành phố Hà Nội
Những mục tiêu chính trong phát triển GD - ĐT Thành phố Hà Nội được
căn cứ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), Nghị
quyết Đại hội Đảng X và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV. Sở GD - ĐT
Hà Nội tiếp tục thực hiện Đề án số 22/TU của Thành ủy về việc thực hiện Kết
luận Hội nghị trung ương 6 khóa IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
lần thứ XIV, Chỉ thị số 26/CT-UB của UBND Thành phố về chương trình kiên
cố hóa, hiện đại hóa trường lớp của Thủ đô; năm đầu tiên thực hiện Luật giáo
dục sửa đổi; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40/QH về đổi mới GDPT và Nghị
quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa.
Mục tiêu kế hoạch phát triển GDPT Hà Nội năm 2008 cụ thể như sau:
Bảng 3.2 - Mục tiêu kế hoạch phát triển GDPT Hà Nội 2008
Bậc học Mục tiêu
Bậc tiểu học
Tiếp tục duy trì kết quả xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi của cả cấp
học đạt 99,9%.
Huy động trẻ 6 tuổi có đủ sức khỏe đến lớp đạt tỷ lệ 100% dân số độ tuổi.
Tiếp tục tách cấp về cơ sở vật chất cho một số trường để tăng số học sinh học 2
buổi/ngày. Phấn đấu toàn Thành phố có 94% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Bậc trung học Giữ vững kết quả phổ cập THCS, tiến tới phổ cập đúng độ tuổi của bậc học
THCS.
Đáp ứng nhu cầu học tập THPT cho hầu hết học sinh đã tốt nghiệp THCS, chỉ
tiêu tuyển mới cho các trường THPT công lập 24.500 học sinh, quy mô đạt 127.900
học sinh, xóa bỏ lớp 10 hệ B trong trường công lập.
Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn
2006 – 2010.
Tăng cường cơ sở vật chất, phấn đấu tổ chức học 2 buổi/ngày ở THCS đạt tỷ lệ
40%.
Thực hiện tốt triển khai đại trà chương trình SGK lớp 12 mới. Tăng cường đầu
tư trang thiết bị cho dạy và học Tin học chính khóa trong nhà trường theo chỉ đạo của
Bộ GD - ĐT, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Thực hiện Chương trình phát triển khoa học công nghệ và GD - ĐT trong toàn
ngành. Triển khai đại trà dạy Tin học và thực hiện dạy Lịch sử, Địa lý địa phương ở
các trường của Thành phố.
Nguồn: Sở GD – ĐT Hà Nội
Phương hướng tổng thể phát triển sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội:
• Thực hiện tốt đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và thí điểm phân
ban nhằm nâng cao chất lượng học sinh đại trà, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng.
• Quy mô phát triển các ngành học được củng cố duy trì, thực hiện chủ trương xã
hội hóa, tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
• Chất lượng giáo dục ổn định, đội ngũ giáo viên được tăng cường đủ về số
lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng GD - ĐT.
• Tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa đạt kết quả tốt: giải
tỏa hộ dân trong khuôn viên trường học, tách cơ sở vật chất, tăng cường trang
thiết bị trường học, xây mới nhiều trường lớp, chương trình tăng cường chiếu
sáng học đường…
• Triển khai tiếp công tác điều tra phổ cập giáo dục trung học trong độ tuổi đúng
kế hoạch giao.
• Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho các trường THPT phân ban một cách đầy
đủ và kịp thời.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam do đó cần phải có các chiến lược
và chương trình hoạt động chính như sau:
Bảng 3.3 – Các ưu tiên, chiến lược và hoạt động của GDPT
ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2007 – 2010
Ưu tiên Chương trình hoạt động Mục tiêu
1. Nâng cao chất
lượng giáo dục
- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Thực hiện tốt việc
bồi dưỡng cán bộ giáo viên trong ngành theo chỉ
thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư
TW, chỉ thị 35 của Thành ủy về nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục. Quan tâm đến việc bổ sung giáo viên trẻ có
trình độ, cử cán bộ giáo viên đào tạp trên chuẩn để
từng bước đồng bộ hóa cơ cấu giáo viên.
- Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương
pháp dạy học.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tổ chức các
đoàn đi học tập ở nước ngoài theo hướng hiện đại
và hội nhập.
- Đảm bảo 100% cán bộ quản lý
đạt chuẩn về trình độ lý luận chính
trị, kiến thức quản lý giáo dục và
quản lý nhà nước.
- 100% giáo viên các cấp học, bậc
học, ngành học đạt chuẩn đào tạo
theo quy định trong đó chỉ tiêu đạt
trên chuẩn là 90% ở bậc tiểu học,
55% ở bậc THCS và 20% ở bậc
THPT.
- 100% giáo viên đã được qua đào
tạo thực hiện tốt nội dung chương
trình đổi mới phương pháp dạy
học.
- Chất lượng giáo dục đáp ứng
được các chuẩn kiến thức của quốc
gia và khu vực.
2. Hoàn thành
phổ cập THCS
- Xây dựng nội dung “Tiêu chuẩn phổ cập trình độ
THCS”
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, đa dạng hóa các loại hình
trường, tạo điều kiện cho các đối tượng trong độ
tuổi đạt chuẩn phổ cập.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục
THPT vào năm 2010.
- Đến năm 2010 các trường ngoài
công lập chiếm 60,48%, số học
sinh ngoài công lập chiếm 39,12%.
3. Thực hiện
chương trình
kiên cố hóa, hiện
đại hóa trường
học.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa
trong nhà trường, chú trọng thiết bị đổi mới và
chương trình công nghệ thông tin.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc
gia.
- Mở rộng diện tích trường học theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, ưu tiên dành quỹ đất cho các
trường theo quy hoạch mạng lưới trường học đã
được Thành phố phê duyệt.
- Phấn đấu đến năm 2010 có 40%
số trường đạt chuẩn quốc gia.
- 80% các trường đưa công nghệ
thông tin vào trường học.
4. Tăng cường
năng lực quản lý.
Đổi mới chương
trình GDPT
- Đào tạo về sử dụng và quản lý trong chính phủ
điện tử, cung cấp dịch vụ công cộng của giáo dục
theo hướng hành chính công.
- Chương trình thay sách, thiết bị GDPT.
Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội
3.2 Giải pháp
3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Đây là điều kiện đầu tiên giúp cho công tác quản lý chi NSNN nói chung
và công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT nói riêng được thực hiện
hiệu quả và có hệ thống.
Một số giải pháp như sau:
• Cần sớm xây dựng được một cơ chế tài chính phù hợp với nền kinh tế nước ta
hiện nay, do đó cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và địa
phương như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ GD - ĐT, UBND, HĐND Thành phố