Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển khởi nghiệp trong đấu thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 12 trang )

PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP TRONG ĐẤU THẦU TƯ VẤN
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
NCS. Trần Mạnh Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TS. Hà Sơn Tùng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Những năm gần đây, hoạt động đấu thầu nói chung, đấu thầu gói thầu tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình nói riêng ở Việt Nam diễn ra càng ngày càng
sôi động, tốc độ tăng lên không ngừng qua các năm cả về số lượng gói thầu và tổng
giá trị đấu thầu. Theo đó, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng cũng tăng nhanh. Thông qua các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn
có liên quan, bài báo chỉ ra rằng từ góc độ thị trường, nhu cầu về thi công xây dựng
công trình, hay từ góc độ luật pháp các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có những cơ
hội nhất định. Điều quan trọng là các doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để nắm
bắt các cơ hội đó.
Từ khóa: Đấu thầu, gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình,
dự định tham dự thầu, phân loại các yếu tố tác động, doanh nghiệp khởi nghiệp
1. Đấu thầu dịch vụ tư vấn và gói thầu giám sát thi công xây dựng công trình

1.1. Giới thiệu chung về đấu thầu dịch vụ tư vấn
Đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình (TCXDCT) ở nước ta thời gian qua là rất lớn và không ngừng tăng lên cả
về số lượng và giá trị. Nếu trên cả nước trong năm 2015 đã tiến hành 1.845 cuộc đấu
thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, thì trong năm 2016 con số đó đã tăng lên thành 6.132
cuộc; trong năm 2017, cả nước đã tổ chức 15.891 cuộc đấu thầu và năm 2018 đã tổ
chức 23.937 gói thầu dịch vụ tư vấn. Về mặt tổng giá trị, nếu các gói thầu dịch vụ tư
vấn đưa ra đấu thầu năm 2015 đạt mức 1.274 tỷ đồng thì các năm 2016, 2017 và 2018
cũng lần lượt tăng lên thành 4.204 tỷ đồng, 13.874 tỷ đồng và 17.397 tỷ đồng (nguồn
Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT)
Theo đó, các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT cũng tăng lên cả về


số lượng và giá trị. Tuy vậy, số lượng các nhà thầu thực tế tham dự thầu tính trung
bình trên một cuộc đấu thấu rất hạn chế (dao động trung bình 2 nhà thầu/cuộc đấu
thầu) so với con số trung bình đăng ký tham dự (dao động trung bình 4 nhà thầu/cuộc
255


đấu thầu). Số nhà thầu thực tế tham dự thấp như trên không chỉ ảnh hưởng tới tính
cạnh tranh giữa các nhà thầu, phần nào ảnh hưởng chất lượng giám sát TCXDCT mà
còn không đáp ứng mong đợi của Chính phủ Việt Nam khi đưa mô hình mua sắm
theo cơ chế đấu thầu vào áp dụng thay thế cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung vốn bị
coi là cơ chế “xin, cho” rất kém hiệu quả trước đây.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát
thi công xây dựng công trình cũng đa dạng về quy mô, loại hình và giá trị gói thầu.
Vậy liệu các doanh nghiệp khởi nghiệp với “tuổi đời” non trẻ, kinh nghiệm ít, năng
lực hạn chế có cơ hội thắng thầu hay không? Đây là câu hỏi mà bài báo muốn tìm ra.
Từ đó, có những khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi muốn
tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
1.2. Đặc điểm của gói thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Gói thầu giám sát thi công xây dựng công trình là một loại gói thầu dịch vụ
tư vấn. Thông qua hoạt động đấu thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu để cung cấp
dịch vụ tư vấn; tức là cung cấp kiến thức, kinh nghiệm của mình để thực hiện
nhiệm vụ giám sát việc thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu
đã được chủ đầu tư và nhà thầu thi công quy định chi tiết trong hợp đồng thi công
xây dựng công trình (như thời gian, tiến độ thực hiện; tiêu chuẩn chất lượng thi
công xây dựng;...). Dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm
các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT giao thông như đường cao tốc,
đường nội đô, đường nội khu công nghiệp, cầu, cống...; dịch vụ tư vấn giám sát
TCXDCT nhà ở, trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc...; dịch vụ tư vấn giám sát
TCXDCT hạ tầng đô thị và nông thôn như công trình điện lưới, trạm điện, nhà
điều hành điện...

Gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có một số đặc điểm chung
của gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm:
Thứ nhất, là hoạt động vô hình bao gồm việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm
để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Chính vì đặc điểm này, việc lựa chọn nhà
thầu thực hiện công việc được giao chủ yếu dựa vào việc đánh giá năng lực, kiến
thức, kinh nghiệm đội ngũ nhân sự của nhà thầu. Nó cũng chú trọng đến đánh giá giải
pháp, phương pháp luận thực hiện hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình
của nhà thầu.
Thứ hai, là dịch vụ tư vấn khó đánh giá kết quả. Chính đặc điểm này đã làm
phát sinh yêu cầu cần phải tìm tòi và hình thành hệ thống các chỉ tiêu cần thiết, hợp
lý và khoa học để đánh giá kết quả phục vụ cho cả khâu đánh giá nhà thầu khi tham
dự đấu thầu cũng như đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng, khi trúng thầu và thực
hiện hợp đồng.
256


Thứ ba, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình luôn đi liền với quá trình
thi công xây dựng công trình. Đặc điểm này đòi hỏi nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình cần phải có phương pháp luận giải quyết tốt
mối quan hệ giữa các bên, tránh làm phát sinh hoặc tăng các mâu thuẫn có thể xẩy ra
trong quá trình thực hiện hoạt động thi công xây lắp, đảm bảo thực hiện các mục tiêu
thi công xây dựng của chủ đầu tư.
Thứ tư, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình phải dựa trên nền tảng
cơ sở của việc am hiểu chuyên môn sâu và cần những kỹ năng riêng biệt để có thể
phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng
và lắp đặt của công trình. Trong mỗi lĩnh vực chuyên môn sâu như xây dựng giao
thông; xây dựng nhà ở, công sở; xây dựng công trình điện... đều cần có những kiến
thức đặc thù, nếu không am hiểu, sẽ không thể giám sát tốt được. Các lĩnh vực xây
dựng khác nhau cũng cần phải có những kỹ năng giám sát chuyên biệt mới đem lại
hiệu quả cao của hoạt động giám sát.

2. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp các gói thầu tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình
2.1. Tình hình phát triển khởi nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam
Những năm qua, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp có xu hướng tăng
mạnh hơn so với thời điểm trước năm 2015. Các doanh nghiệp khởi nghiệp rất đa
dạng về ngành nghề kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp theo ngành
được thể hiện trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: Số lượng doanh nghiệp
STT

Ngành nghề kinh doanh

Năm
2016

Năm
2017

Thay
đổi

1.883

1.955

3,82%

642


687

7,01%

14.806

16.191

9,35%

763

1.026

34,47%

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

2

Khai khoáng

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

4


Sản xuất và phân phối điện, nước, gas

5

Xây dựng

14.502

16.035

10,57%

6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác

38.956

45.411

16,57%

7

Vận tải kho bãi

6.269


5.903

-5,84%

8

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

5.303

6.336

19,48%
257


STT

Ngành nghề kinh doanh

Năm
2016

Năm
2017

Thay
đổi

9


Thông tin và truyền thông

2.928

3.649

24,62%

10

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

1.185

1.538

29,79%

11

Hoạt động kinh doanh bất động sản

3.126

5.065

62,03%

12


Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

8.430

9.392

11,41%

13

Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết
bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

5.541

6.742

21,67%

14

Giáo dục và đào tạo

2.793

3.435

22,99%


15

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

535

741

38,50%

16

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

1.403

1.518

8,20%

17

Hoạt động dịch vụ khác

1.035

1.235

19,32%


Tổng số

110.100 126.859 15,22%
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Có thể thấy, trong 3 năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong ngành xây dựng rất lớn. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành này rất cao. Năm 2018 là năm tương đối khó khăn khi thị trường
bất động sản có dấu hiệu chững lại. Điều này cho thấy sự cạnh tranh trong ngành xây
dựng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Năm 2018, doanh nghiệp ngành xây dựng có
kết quả kinh doanh giảm mạnh nhất toàn thị trường so với năm 2017. Theo Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), xét trên tổng lợi nhuận sau thuế của toàn thị trường
niêm yết tại HNX, ngành xây dựng là ngành có kết quả kinh doanh giảm mạnh nhất
so với năm 2017, từ 3.380 tỷ đồng năm 2017 giảm xuống 1.642 tỷ đồng năm 2018
(tương đương 51,1%); có tới 40/68 doanh nghiệp ngành xây dựng có kết quả kinh
doanh năm 2018 giảm so với năm 2017 (điểm danh những ngành nghề kinh doanh
thua lỗ nhất 2018, 2019). Điều này có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân như sự
cạnh tranh quá mạnh giữa các doanh nghiệp; đặc thù ngành xây dựng là bị chiếm dụng
vốn, các doanh nghiệp chỉ được thanh toán sau khi nghiệm thu, bàn giao và quyết toán.
Quá trình này thường kéo dài 2-3 tháng tùy theo công trình hay chủ đầu tư, điều này
ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao; hoặc cũng có thể
do nhu cầu giảm. Xét về khía cạnh này, liệu nhu cầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công
công trình có thực sự giảm hay không, các phân tích dưới đây sẽ cho thấy điều đó.
2.2. Tình hình phát triển dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Xét về số lượng, gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công công trình có số
lượng tăng qua các năm. Năm 2016, số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn được tổng hợp
là 6.132 gói, bằng hơn 3,3 lần so với năm 2015 (năm 2015 cả nước tổ chức 1.845
258



cuộc đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn). Năm 2017, với số lượng gói thầu dịch vụ tư
vấn đã tổ chức là 15.891 cuộc đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, bằng hơn 2,58 lần so
với năm 2016 và bằng hơn 8,6 lần so với năm 2015. (nguồn Cục Quản lý đấu thầu,
Bộ KH & ĐT)
Nếu tính bình quân theo ngày làm việc trên cả nước trong vòng 3 năm từ 2015
đến 2017, mỗi ngày tổ chức trên 32 cuộc đấu thầu dịch vụ tư vấn (năm 2015 khoảng
7,5 cuộc/ngày; năm 2016 khoảng 24,5 cuộc/ngày; và năm 2017 khoảng 60
cuộc/ngày).
Xét về giá trị, hình 1 dưới đây cho thấy sự thay đổi trong tổng giá trị gói thầu
tư vấn giám sát TCXDCT.
16000
13874

14000
12000
10000

Tổng giá trị đấu thầu
các gói thầu dịch vụ tư
vấn tổ chức trong năm
tính theo giá gói thầu
(Tỷ đồng)

8000
6000
4204
4000
2000

1274


0
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Hình 1: Tổng giá trị đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm
trên cả nước tính theo giá gói thầu (Tỷ đồng)
(Nguồn: Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT)
Trong năm 2015, tổng giá trị gói thầu dịch vụ tư vấn là 1.274,125 tỷ đồng,
năm 2016 tổng giá trị này đã tăng lên đạt mức 4.204,443 tỷ đồng (tương đương 3,35
lần so với năm 2015). Năm 2017, tổng giá trị đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn đạt
mốc 13.874,193 tỷ đồng, bằng gần 3,3 lần so với năm 2016.
Xét về giá trị tính theo giá gói thầu, các gói thầu dịch vụ tư vấn đã được tổ
chức ở Việt Nam các năm từ 2015 đến 2017 trải rộng từ 4 triệu đồng/gói thầu đến 80
tỷ đồng/gói thầu (không tính đến các gói thầu quá nhỏ khác). So với các gói thầu xây
lắp, mua sắm hàng hóa, các gói thầu dịch vụ tư vấn, tư vấn giám sát TCXDCT thường
có giá trị không cao. Trong đó, các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức đấu thầu có
giá trị từ 200 triệu đồng trở xuống chiếm khoảng 55 đến 65%. Tỷ trọng các gói thầu
259


dịch vụ tư vấn có giá trị càng cao, số lượng gói thầu càng giảm đi. Bảng 2 cho biết
cơ cấu gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên cả nước theo giá trị (tính theo giá
gói thầu).
Bảng 2: Cơ cấu gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên cả nước
các năm 2015 đến 2017 (tính theo giá gói thầu)
2015

2016
2017
Tiêu chí
Số gói

Số gói

Số gói

thầu
cấu
thầu
cấu
thầu
cấu
Giá trị gói thầu (triệu đồng)

1.845

100% 6.132

100% 15.891

100%

<= 200

1.071

58%


3.748

61%

8.912

59%

200 - 400

166

9%

508

8,3%

1.350

9%

400 - 600

172

9,3%

527


8,6%

1.350

9%

600 - 1000

167

9%

521

8,5%

1.320

8,8%

1000 - 2000

110

6%

380

6,2%


863

5,8%

2000 - 5000

74

4%

217

3,5%

600

4%

5000 - 10000

53

2,9%

141

2,3%

440


2,9%

72

1,2%

165

1,1%

>10000
28
1,5%
Gói thầu có giá trị cao nhất trong
41 tỷ đồng
năm (tính theo giá gói thầu)

53 tỷ đồng

80 tỷ đồng

(Nguồn: Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT)
Trong số các gói thầu trên, tỷ lệ các doanh nghiệp thành công được thống kê như sau:
Tỷ lệ đấu thầu thành công
của tất cả các gói thầu

Tỷ lệ đấu thầu thành công của
các gói thầu < 200 triệu đồng


26.2

35.1
52.9

57.4

16.4
12

Dưới 3 năm

Từ 3-5 năm

Trên 5 năm

Dưới 3 năm

Từ 3-5 năm

Trên 5 năm

Hình 2: Tỷ lệ đấu thầu thành công của các doanh nghiệp trong năm 2017 phân
loại theo năm thành lập trên cả nước
(Nguồn: Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT)

260


Thống kê trên cho thấy, tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp hoạt động trên

5 năm là cao nhất, bất luận gói thầu có giá trị lớn hay nhỏ. Có sự chênh lệch nhất định
trong tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (dưới 3 năm) xét trên
giá trị gói thầu. Theo đó, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có phần “dễ thở hơn”
với các gói thầu có giá trị dưới 200 triệu đồng. Các doanh nghiệp này có thể tham gia
vào nhiều loại hình tư vấn giám sát TCXDCT với tỷ lệ như sau:
Bảng 3: Cơ cấu đấu thầu dịch vụ tư vấn tổ chức
trên cả nước các năm 2015 đến 2017 (tính theo cuộc đấu thầu)
2015

cấu

Số gói
thầu

1.845

100%

849

Tư vấn giám sát TCXDCT

2017




cấu

Số gói

thầu

cấu

6.132

100%

15.891

100%

46%

2.636

44%

7.103

44,7%

332

18%

1.165

19%


2.987

18,8%

Tư vấn thẩm định

201

10,9%

735

12%

1.650

11%

Tư vấn thiết kế

169

9,16%

601

9,8%

645


4,3%

Tư vấn Điều hành dự án

87

4,71%

251

4,1%

715

4,5%

Tư vấn lập HSMT, HSYC

101

5,47%

233

3,8%

750

5%


Tư vấn khác (đánh giá dự án,
tuyển chọn nhân sự, đào tạo,
lập chiến lược,…)

193

10,5%

511

8,3%

2.041

12,8%

Đấu thầu dịch vụ tư vấn trên
cả nước

Số gói
thầu

2016

Trong đó:
Tư vấn khảo sát, lập báo cáo
KTKT, lập dự án… (gọi
chung là tư vấn lập dự án)

(Nguồn: Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT)

Với việc tăng lên cả về số lượng và giá trị các gói thầu ở các loại hình
TCXDCT, các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn toàn có cơ hội tham gia loại hình tư
vấn này. Tuy nhiên, cơ hội sẽ không chia đều cho các doanh nghiệp. Nhóm doanh
nghiệp nhỏ có thể trông cậy vào phân khúc nhà tư nhân nhưng xét chung cả ngành,
phân khúc này chiếm tỷ trọng không cao. Áp lực sẽ nặng nề hơn và cạnh tranh sẽ gay
gắt hơn ở khối doanh nghiệp thi công dự án. Điều quan trọng là các doanh nghiệp
khởi nghiệp sẽ nắm bắt các cơ hội này như thế nào.
261


2.3. Những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp các gói thầu
tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
2.3.1. Từ góc độ luật pháp
Nhiều nghị định, văn bản luật pháp đã đưa ra các quy định chặt chẽ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng; có thể kể tới như Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ban hành ngày
26 tháng 11 năm 2013 có quy định khá chi tiết quy trình đấu thầu, Nghị định số
46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP hay Nghị định số
100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về năng
lực doanh nghiệp hoạt động xây dựng. Với những quy định này, các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn các doanh
nghiệp có quy mô lớn hơn, hoặc có nhiều kinh nghiệm, nguồn lực hơn. Cần nói thêm,
trong Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng quy định, chủ đầu tư được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng
công trinh khi có đủ điều kiện năng lực. Điều này có nghĩa, chủ đầu tư có thể có một
bộ phận riêng chuyên quản lý việc thực hiện thi công xây dựng công trình của mình
hoặc với mỗi công trình thì cử người giám sát, thành lập tổ giám sát. Việc giám sát trên
hoàn toàn là do các bên chủ động thực hiện, không có quy định nào bắt buộc các bên
phải thành lập tổ giám sát này. Quy định này dường như càng “làm khó” hơn các doanh
nghiệp khởi nghiệp liên quan tới tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình vì công
trình thi công có giá trị nhỏ thì các chủ đầu tư có thể tự thực hiện giám sát trong khi

các công trình thi công có giá trị lớn thì doanh nghiệp khởi nghiệp lại chịu sức ép cạnh
tranh từ các doanh nghiệp có thương hiệu, quy mô, kinh nghiệm hơn.
2.3.2. Từ góc độ tiếp cận thông tin mời thầu
Các nhà thầu ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là các nhà thầu khởi nghiệp
nói riêng gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp cận thông tin mời thầu. Truy cập và
khai thác thông tin mời thầu trên website đấu thầu điện tử của chính phủ (do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư quản lý) gặp nhiều khó khăn vì phần mềm cũ, không tương thích với
các trình duyệt hiện đại (chỉ chạy Internet Explorer). Chức năng tìm kiếm chạy chập
chờn, không hiệu quả. Nhiều gói thầu không thể tìm thấy bằng chức năng tìm kiếm
trên website.
Không những thế, hệ thống thông tin chưa hiện đại và được phân loại thông
tin rõ ràng dẫn đến các nhà thầu lẫn lộn trong hàng loạt thông tin của đủ các loại gói
thầu. Mỗi ngày có trung bình từ 200 - 500 hồ sơ mời thầu được phát hành, cũng với
chừng ấy thông báo mời thầu được đăng tải ở đủ mọi lĩnh vực, để lọc các gói thầu mà
262


doanh nghiệp quan tâm, thông thường doanh nghiệp phải đọc hết các tin mời thầu
trên báo Đấu Thầu hoặc website đấu thầu điện tử. Đây quả là một cực hình cho bộ
phận làm hồ sơ thầu của doanh nghiệp. Điều đó cũng dẫn đến việc các nhà thầu
tốn nhiều công sức và chi phí cho việc sàng lọc thông tin. Để sàng lọc hết các
thông tin mời thầu mỗi ngày, thông thường doanh nghiệp phải có ít nhất một nhân
lực phụ trách toàn thời gian cho việc đọc, tổng hợp, tìm hiểu, sàng lọc và gửi báo
cáo cho lãnh đạo quyết định việc tham gia hoặc không tham gia gói thầu nào. Chỉ
riêng việc sàng lọc gói thầu phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh thôi
đã tốn không ít công sức của bộ phận thầu. Từ việc mất quá nhiều thời gian vào
việc sàng lọc thông tin dẫn đến việc báo cáo trễ đến ban lãnh đạo 1 - 2 ngày là
việc dễ dàng xảy ra. Vậy cơ hội của doanh nghiệp còn bao nhiêu trong khi các
doanh nghiệp khác thậm chí đã có thông tin từ trước khi thông tin mời thầu này
được công khai (Những khó khăn của doanh nghiệp tham gia đấu thầu ở Việt Nam

và giải pháp, 2019).
3. Các khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển khởi nghiệp về hoạt động
tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Có thể thấy, doanh nghiệp khởi nghiệp về tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình mặc dù có những cơ hội nhất định nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Dựa trên các phân tích trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
3.2. Khuyến nghị với các tổ chức, cơ quan quản lý vĩ mô liên quan
Thứ nhất, khi thực hiện đấu thầu phải đảm bảo “cạnh tranh trong đấu thầu”
thông qua việc bảo đảm các yêu cầu được nêu tại điều 6 của Luật Đấu thầu (Điều 2
và 3 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013) như đảm bảo sự độc
lập về pháp lý và tài chính giữa nhà thầu tham dự thầu với các bên sau:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu khác cùng tham gia đấu thầu một gói thầu;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu;
Điều này để ngăn chặn tình trạng thông đồng thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà thầu thân thiết, các nhà thầu có sự liên quan về pháp lý và tài chính với chủ
đầu tư và các bên liên quan.
Thứ hai, bổ sung vào luật đấu thầu quy định “Nghiêm cấm việc đưa những yêu
cầu đặc thù của gói thầu” vào hồ sơ mời thầu. Đây là kẽ hở lớn thường bị bên mời
thầu lợi dụng đưa vào hồ sơ mời thầu để ngăn cản sự tham gia của nhà thầu. Họ
263


thường tìm ra những “nét đặc thù” để đưa vào hồ sơ mời thầu. Đây là yêu cầu giả tạo
về năng lực của nhà thầu nhưng ngăn cản sự tham dự thầu của nhà thầu. Điều này đặc
biệt gây khó khăn cho các nhà thầu mới, hồ sơ kinh nghiệm còn ít. Cần phải nghiêm
cấm hành vi sai trái này
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động đấu thầu và xử lý nghiêm
khắc những sai phạm phát sinh. Rất nhiều những hành vi sai trái đã được bên mời

thầu/chủ đầu tư áp dụng nhằm giảm sự tham gia của nhà thầu như: thông tin có nhà
thầu rất mạnh tham gia; thông tin về việc có nhà thầu có quan hệ than thiết với ai đó;
thậm chí cả hành vi không bán hồ sơ mời thầu dù thời gian vẫn còn dài; hiện tượng
quân xanh, quân đỏ…
Những hành vi trên nhằm tăng khả năng thắng thầu cho nhà thầu “mục tiêu”,
nhà thầu “sân sau”… đã ngăn cản sự tham gia của nhiều nhà thầu tiềm năng. Điều
này gây khó khăn rất lớn cho các nhà thầu mới với mối quan hệ còn ít. Cần phải tăng
cường kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai trái đó.
Thứ tư, ban hành và tổ chức các chương trình đào tạo chuẩn về đấu thấu.
Chương trình này cần có chương trình đào tạo chuẩn dành cho đào tạo đội ngũ
giảng viên về đấu thầu và chương trình đào tạo chuẩn dành cho học viên. Giảng viên
phải tham gia khóa đào tạo chương trình chuẩn dành riêng cho giảng viên đạt yêu cầu
mới được cấp giấy phép hành nghề đào tạo về đấu thầu. Việc rà soát, đánh giá đội ngũ
giảng viên phải rất chặt chẽ mới đảm bảo chất lượng đào tạo do họ thực hiện. Mỗi khi
luật đấu thầu được ban hành mới, thay đổi, sửa đổi đội ngũ này phải được tập huấn
nghiệp vụ và cấp lại chứng chỉ hành nghề giảng viên đào tạo về đấu thầu.
Chương trình đào tạo chuẩn về đấu thầu cho học viên (đại trà) tại các lớp đào
tạo nghiệp vụ đấu thầu phải được xây dựng và luôn cập nhật. Chương trình này cũng
nên quy định thời gian cứng tối thiểu (phải 10 buổi thay vì 6 buổi như hiện nay). Nội
dung từng buổi cũng phải được quy định để bao hàm đầy đủ các lĩnh vực đấu thầu
xây lắp, đấu thầu mua sắm hàng hóa, đấu thầu dịch vụ tư vấn và đấu thầu dịch vụ phi
tư vấn. Học viên phải tham dự (thật, chứ không phải hình thức) tất cả các buổi học
theo yêu cầu và có điểm đánh giá nghiêm túc sau khóa học mới được cấp chứng chỉ
hoàn thành khóa học. Cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu bắt buộc phải có chứng chỉ
này mới được tham gia
Điều này giúp các nhà thầu khởi nghiệp có được chuyên môn vững vàng, không
vấp phải các khó khăn từ chủ đầu tư/ bên mời thầu. Bên chủ đầu tư/ bên mời thầu cũng
hiểu rõ những quy định của pháp luật, hiểu rõ được trách nhiệm của mình cũng như
264



những nguy cơ bị trừng phạt bởi pháp luật; từ đó chấm dứt các hành động nhằm tạo
điều kiện cho các nhà thầu “mục tiêu”.
Thứ năm, tăng cường các quy định hỗ trợ cho các nhà thầu mới trong hoạt động
đấu thầu. Hiện nay, tại khoản 3, điều 14 luật đấu thầu quy định:
Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:
a) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;
b) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;
c) Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ
Có thể thấy, chính phủ chưa có quy định ưu tiên cho đối tượng là các doanh
nghiệp mới để có cơ hội tham gia đấu thầu các gói thầu trong nước. Điều này làm giảm
cơ hội cạnh tranh của những nhà thầu khởi nghiệp
Thứ sáu, nâng cao hệ thống phần mềm để cung cấp thông tin mời thầu được
công khai, minh bạch và đến được tới tất cả các nhà thầu có nhu cầu chứ không chỉ
giới hạn trong các nhà thầu thân thiết. Trước đến nay, các nhà thầu chủ yếu nhận được
thông tin mời thầu thông qua các mối quan hệ. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp, các mối quan hệ còn ít. Việc đẩy mạnh hệ thống phần
mềm giúp các nhà thầu có thể chủ động nhận thông tin mời thầu theo nhu cầu của
mình mà không phải hàng ngày vất vả săn tin mời thầu, khó tiếp cận thông tin thầu
như hiện nay.
3.2. Khuyến nghị với các doanh nghiệp khởi nghiệp - nhà thầu tư vấn giám
sát thi công công trình xây dựng
Thứ nhất, các doanh nghiệp khởi nghiệp nên tập trung vào các gói thầu có giá
trị thấp, cụ thể là các gói thầu có giá trị thấp hơn 200 triệu đồng (chiếm gần 60% tổng
số gói thầu). Các doanh nghiệp lâu năm với nguồn vốn và mối quan hệ rộng lớn kỳ
vọng vào các gói thầu có giá trị lớn hơn, từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp.
Thứ hai, nâng cao khả năng sử dụng khoa học công nghệ, ứng dụng các thành
tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong giám sát thi công. Ví dụ như lắp đặt hệ thống

camera, tự động truyền dữ liệu - giảm nhân lực giám sát tại chỗ, robot tự động, máy
telels nhanh đánh giá chất lượng công trình... Từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp khởi nghiệp với các doanh nghiệp lâu năm.

265


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.

Bageis A. S. & Fortune C. (2009), “Factors affecting the bid/no bid decision in
the Saudi Arabian construction constructors”, The Journal of Construction and
Management and Economics, Taibah University, Saudi Arabian, 27(1), 53 - 71.
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017, Cục Quản lý đăng ký
kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.

Điểm danh những ngành nghề kinh doanh thua lỗ nhất 2018, 2019, truy cập
ngày 1 tháng 8 năm 2019 từ />
4.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Cục quản lý đấu thầu, Bộ kế hoạch và đầu tư
( )
Những khó khăn của doanh nghiệp tham gia đấu thầu ở Việt Nam và giải pháp
(2019), truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2019 từ o/news/thongtin-ho-tro/nhung-kho-khan-cua-doanh-nghiep-tham-gia-dau-thau-o-viet-namva-giai-phap-cua-dauthau-info-100.html


5.

266



×