Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.49 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HẢI DƯƠNG
I. Định hướng về huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát
triển tỉnh Hải Dương
Sự phát triển của nền kinh tế và việc hội nhập kinh tế thế giới, đang đặt ra
cho ngành ngân hàng những cơ hội và thách thức lớn. Mặc dù thị trường vẫn
đang được mở rộng nhưng với sự gia tăng không ngừng về số lượng và chất
lượng của đối thủ cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải
không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, khai thác được tối đa lợi thế của
mình.
Nắm bắt được tình hình này, Ban lãnh đạo của ngân hàng đã sớm xây dựng
các kế hoạch chiến lược hoạt động của mình nhằm chủ động nâng cao được sức
cạnh tranh của ngân hàng.
Trong kế hoạch hoạt động thì chiến lược huy động vốn là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng đầu tư và phát
triển tỉnh Hải Dương là: “ Tiếp tục duy trì những phương thức huy động vốn
truyền thống đồng thời áp dụng các sản phẩm mới về huy động vốn, đa dạng
phong phú và hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ
cao và bền vững, cân đối với nhịp độ tăng trưởng dư nợ và các hoạt động khác,
điều chỉnh và duy trì cân đối vế cơ cấu nguồn vốn, thời hạn lãi suất, nhằm đưa
Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương không ngừng trở thành một
NHTM lớn mạnh nhất ở địa phương ” . Dưới đây là các chỉ tiêu định lượng cụ
thể
Tổng nguồn vốn huy động
Nền kinh tế địa phương phát triển rất mạnh trong những năm qua, liên tục
tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở khoảng 10% / năm. Để
phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế ngân hàng cần có những cố gắng
nhiều hơn trong thu hút nguồn vốn huy động theo kế hoạch giai đoạn 2006-
2010 của ngân hàng của ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hải Dương.
Stt Chỉ tiêu KH 2008 KH 2009 KH 2010
tuyệt đối %so


với
2007
tuyệt đối % so
với
2008
tuyệt đối % so
với
2009
A Nguồn vốn 1,770,000 21.23 2,050,000 15.82 2,440,000 19,02
I Huy động 1,400,000 14.29 1,650,000 17.86 1,900,000 15.15
a Theo thành
phần
1,400,000 14.29 1,650,000 17.86 1,900,000 15.15
1 Tiền gửi khách
hàng
1,160,000 17,17 1,360,000 17.24 1,550,000 13.97
TG TCKT 380,000 18.75 450,000 18.42 520,000 15,56
TG dân cư 780,000 16.42 910,000 16,67 1,030,000 13.19
2 Phát hành giấy
tò có giá
240,000 14.29 290,000 20.83 350,000 20.69
b Theo thời hạn 1,400,000 16.67 1,650,000 17.86 1,900,000 15.15
ngắn hạn 730,000 19.67 850,000 16.44 970,000 14.12
Trung,dài hạn 670,000 13.56 800,000 19.40 930,000 16.25
II TG của KBNN
và TCTD
800 0.00 1,000 25.00 1,000 0.00
1 TG của KBNN
2 TG của TCTD 800 0.00 1,000 25.00 1,000 0.00
3 Nhận vốn cho

vay đồng tài
trợ
III VỐN VAY 330,000 50.00 358,000 8.48 497,000 38.83
1 Vay NHĐT và
PT TW
330,000 50.00 358,000 8.48 497,000 38.83
2 Vay TCTD
khác
IV Nhận nguồn tài
trợ uỷ thác
V NGUỒN VỐN
KHÁC
39,2000 0.00 41,000 4,59 42,000 2,44
Nhìn vào bảng , đến năm 2008 cần tổng nguồn vốn là 1770 tỷ đồng trong đó :
- Dân cư : 780tỷ đồng
- TCKT : 380tỷ đồng
- Phát hành giấy tờ có giá : 240 tỷ đồng
- TG TCTD : 0,8 tỷ đồng
- Vay NH ĐT và PT TW : 330 tỷ đồng
- Nguồn vốn khác : 39,2 tỷ đồng
Đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 2 440 tỷ đồng, trong đó :
- Dân cư : 1030 tỷ đồng
- TCKT : 520 tỷ đồng
- phát hành giấy tờ có giá : 350 tỷ đồng
- TG TCTD : 1 tỷ đồng
- Vay NH ĐT và PT TW : 497 tỷ đồng
- Nguồn vốn khác : 42 tỷ đồng
Để thu hút nguồn vốn ngân hàng đưa ra các loại hình , kỳ hạn huy động với
mức lãi suất linh hoạt , hấp dẫn hơn. Chủ động trong việc tiếp cận khách hàng,
tổ chức quảng có tiếp thị một cách có hiệu quả. Thực hiện chính sách khách

hàng và chính sách lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt khách
hàng có tiềm năng. Cung cấp các dịch vụ thanh toán với nhiều tiện ích phục vụ
khách hàng.
II. Giảp pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
Để thực hiện được tốt hơn nữa trong việc huy động vốn có những bước sau :
1. Lập kế hoạch
Từ việc lập kế hoạch sẽ rút ra được các chiến lược quan trọng trong huy
động vốn. Và để xây dựng lên một chiến lược huy động vốn tốt thì chúng ta
cần tiến hành như sau :
1.1 Đối với nguồn huy động vốn là dân cư :
Huy động vốn từ dân cư là đối tượng huy động vốn cơ bản và lâu dài của
các NHTM. Vì vậy, phải luôn có những hình thức chính sách cụ thể, chi tiết
nhằm duy trì và mở rộng về số lượng , chất lượng và các hình thức huy
động vốn từ đối tượng này.
- Cần nghiên cứu, khảo sát thu nhập bình quân và tỷ trọng để dành của khu
vực dân cư. Xác định được lượng vốn có thể huy động được từ đối tượng dân
cư, từ đó sẽ xác định được các mục tiêu cụ thể và giải pháp cho chiến lược huy
động vốn của ngân hàng.
+ Xác định số lượng, qui mô, địa điểm để mở các điểm huy động nguồn
vốn.
+ Xác định hình thức và thời điểm huy động vốn cụ thể phong phú phù
hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc điểm thu nhập, tâm lý, đặc điểm
luân chuyển vốn.
- Nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, phong
phú về loại hình, lãi suất để giữ vững và phát triển thị phần, thị trường
đã có, xâm nhập vào các lĩnh vực mới như tiết kiệm học đường, hưu
trí, tiết kiệm gửi góp….
- Mở rộng thêm các đối tượng huy động vốn như học sinh ở các trường
học trong địa bàn bằn các hình thức mở tài khoản thanh toán, tài khoản
tiền gửi, miễn phí làm thẻ thẻ ATM trong một đợt tại các trường học

( dựa vào đặc trưng của việc thu học phí và chi tiêu dần theo năm, tiền
sinh viên nhận từ gia đình theo tháng. bệnh nhân mở tiết kiệm rút dần,
lãi suất linh hoạt hơn.
- Từng bước phổ cập và hướng dẫn người dân ( đặc biệt là khu vực tầng
lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định ) làm quen các dịch vụ của ngân
hàng, các sản phẩm gửi tiền, các sản phẩm thanh toán như : trả lương
qua ATM, thanh toán các dịch vụ điện nước, điện thoại, mua bán cũng
qua ATM, thẻ điện tử, sử dụng tài khoản khấu chi, dịch vụ thanh toán
công cộng. Từ việc mở rộng sử dụng các công cụ thanh toán, giảm
lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng lượng vốn thanh toán qua ngân
hàng, chúng ta có thể tranh thủ, tận dụng thêm các nguồn vốn kết dư để
đưa vào kinh doanh, giải quyết một phần nhu cầu về nguồn vốn.
- Thực hiện văn hoá giao dịch, nhằm đổi mới phong cách giao dịch, tạo
sự thân thiện với khách hàng dân cư khó tính. Giữ được sự gắn kết của
khách hàng đối với ngân hàng.
- Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ vào việc thanh toán, mở tài khoản
tiền gửi tư nhân để thu hút nguồn vốn từ dân cư và tổ chức , áp dụng
tin học vào các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi, và quản lý
nguồn vốn nhằm huy động vốn và kinh doanh đạt hiệu quả cao.
. Đối với nguồn huy động vốn là các tổ chức kinh tế, tài chính, hành
chính.
- Khảo sát , nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
xã hội trên địa bàn để lập các đề án huy động vốn rẻ từ các doanh
nghiệp. Chú trọng việc mở thêm các chi nhánh, các dịch vụ phục vụ
trực tiếp các nhu cầu của khách hàng như: thanh toán, chi trả lương, chi
tiêu tiền mặt trực tiếp, chuyển tiền nhanh, nối mạng thanh toán bằng vi
tính với khách hàng. Lắp đặt thêm nhiều máy rút tiền tự động ATM.
- Nghiên cứu kỹ để nắm vững đặc điểm tâm lý, tính chất luân chuyển
vốn của từng khách hàng để có đối sách phù hợp đối với từng đối
tượng trong từng thời kỳ.

- Đối với các khách hàng lớn mang tính truyền thống thì ban lãnh đạo sẽ
trực tiếp làm việc để ký kết nhưng thoả thuận số lượng, phí lãi suất
đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ sở làm đầu mối giao dịch và
giải quyết các phát sinh trong quan hệ với khách hàng.
- Các cơ sở sẽ trực tiếp nghiên cứu, nắm bắt, tiếp cận các khách hàng
doanh nghiệp nằm trên địa bàn mình hoạt động. Đặc biệt là các khách
hàng mới ( các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tư nhân ) để tận dụng triệt để các
nguồn vốn có thể huy động được.
1.3 Về Marketing

×