Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.41 KB, 3 trang )

VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

V

Nguyễn Thị Hồng*

ới chức năng là cơ quan kiểm tra
tài chính cơng, tài sản cơng do
Quốc hội thành lập, Kiểm tốn nhà
nước (KTNN) thực hiện việc đánh
giá và xác định tính đúng đắn, trung thực của các
thơng tin tài chính cơng, tài sản cơng hoặc báo cáo
tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính
cơng, tài sản cơng; việc chấp hành pháp luật và hiệu
quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài
sản cơng. Hoạt động của KTNN thời gian qua đã
góp phần tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống
tham nhũng, thất thốt, lãng phí tài sản cơng, hỗ
trợ phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
Đối với kiểm tốn trong lĩnh vực ngân hàng,
trong giai đoạn gần đây, hoạt động kiểm tốn tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được
thực hiện hàng năm. Bên cạnh việc kiểm tốn báo
cáo tài chính của NHNN, KTNN thực hiện kiểm
tốn cơng tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT);
đánh giá việc tham mưu, thực hiện các cơng cụ,
biện pháp điều hành CSTT như: nghiệp vụ thị
trường mở, tái cấp vốn, lãi suất, tín dụng, tỷ giá,


dự trữ bắt buộc v.v… để đạt được mục tiêu điều
hành CSTT theo định hướng Quốc hội và Chính
phủ đề ra.
Trên cơ sở đó, KTNN đã đưa ra các kiến nghị
trong việc sửa đổi, hồn thiện cơ chế chính sách về
tiền tệ, tín dụng; cải tiến cơng tác tham mưu, điều
hành CSTT; kiến nghị các giải pháp về CSTT; thúc
đẩy việc phối hợp, đồng bộ với các bộ, ngành để
thực hiện các kiến nghị của KTNN trong xây dựng
và thực thi chính sách kinh tế vĩ mơ.
Các cơng cụ điều hành CSTT của NHNN có tầm
ảnh hưởng mang tính vĩ mơ và đa chiều đến nhiều
khía cạnh của nền kinh tế. Theo đó, đối với việc
điều hành CSTT của NHNN, sự rà sốt, đánh giá

của một chủ thể khác là một cơ quan độc lập như
KTNN đóng vai trò quan trọng. Trong q trình
làm việc với KTNN, NHNN đã giải trình, làm rõ
các ý kiến của KTNN về các vấn đề liên quan đến
CSTT để KTNN hiểu rõ hơn về cơ sở, cách thức
điều hành của NHNN. Đồng thời, những đánh giá,
kiến nghị của KTNN là nội dung quan trọng mà
NHNN ln lưu tâm khi ban hành và thực thi các
cơng cụ, biện pháp điều hành CSTT. Đây chính là
cơ chế phản biện hai chiều đối với điều hành CSTT.
Thơng qua cơng tác kiểm tốn hàng năm,
KTNN đã giúp Chính phủ, Quốc hội có cái nhìn
tồn diện về cơng tác điều hành CSTT của NHNN,
nhất là hiệu quả trong việc sử dụng các cơng cụ,
biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT

quốc gia.
Các đánh giá, kiến nghị của KTNN đã hỗ trợ
NHNN trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều
hành CSTT, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách
CSTT, góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mơ, cụ thể là:
Cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam
trong những năm qua, cơng tác điều hành CSTT
và hoạt động ngân hàng cũng đã có bước đổi mới,
phát triển tích cực, đóng góp cho cơng cuộc đổi
mới, phát triển kinh tế đất nước, đồng thời cũng
đảm bảo tính linh hoạt khi đối mặt với các khó
khăn, thách thức khi độ mở nền kinh tế gia tăng.
Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng ngày
16/6/2010 được Quốc hội khóa XII thơng qua và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 đã tạo nền
tảng pháp lý mới, quy định rõ, trách nhiệm, quyền
hạn của NHNN trong việc hoạch định và thực thi
CSTT quốc gia, bảo đảm an tồn hoạt động ngân
hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt xác
định rõ hơn mục tiêu của CSTT là ổn định giá trị
đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Trên cơ
sở đó, cơ chế điều hành CSTT được đổi mới theo

* Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN Số 140 - tháng 6/2019

43



KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và linh hoạt,
đảm bảo mục tiêu kiểm sốt lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mơ:
(i) NHNN cơng bố cơng khai định hướng điều
hành CSTT và kiên định mục tiêu đặt ra. Các định
hướng của NHNN về điều hành lãi suất, tỷ giá,
tăng trưởng tín dụng được cơng khai từ đầu năm
và thực hiện nhất qn đã tạo dựng và ngày càng
củng cố niềm tin của thị trường.
(ii) Đổi mới trong điều hành cơng cụ lãi suất,
đặc biệt là lãi suất trên thị trường mở, lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Từ năm 2011,
NHNN đã điều chỉnh linh hoạt lãi suất nghiệp vụ
thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết
khấu để định hướng lãi suất thị trường. Các mức
lãi suất này đã phát tín hiệu điều hành CSTT của
NHNN, thực hiện vai trò là lãi suất định hướng
trên thị trường. Cách thức điều hành này là một
bước tích cực của NHNN trong cơng tác điều hành
lãi suất, từng bước cơ cấu lại các mức lãi suất cho
phù hợp với thơng lệ quốc tế, qua đó NHNN thực
hiện tốt hơn vai trò người cho vay cuối cùng.
(iii) Kiểm sốt chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ
tín dụng theo định hướng đã đặt ra từ đầu năm, mở
rộng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng, định
hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh
và kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực
tiềm ẩn rủi ro. Trong q trình điều hành, NHNN

đã chủ động điều hành tín dụng theo hướng kiểm
sốt quy mơ tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định
hướng và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với điều
kiện thực tiễn, đồng thời nâng cao chất lượng tín
dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận
vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Trên
cơ sở kết quả kinh tế vĩ mơ khả quan; chỉ số ICOR
đang dần được cải thiện, NHNN đã chủ động kiểm
sốt tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn để góp
phần kiểm sốt lạm phát. Kết quả, tốc độ tăng
trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2018 ở mức thấp
hơn so với tốc độ tăng của giai đoạn 2003-2010,
góp phần quan trọng ổn định lạm phát nhưng vẫn
đảm bảo cung ứng đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế.
(iv) Triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp
nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ; thực
hiện cách thức điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt
hàng ngày nhằm ứng phó kịp thời với những diễn
biến thị trường trong nước và quốc tế giúp hạn chế
44

Số 140 - tháng 6/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm tình trạng
đơ-la hóa nền kinh tế.
(v) Phối hợp đồng bộ các cơng cụ, chính sách
để kiểm sốt chặt chẽ tiền tệ, góp phần kiểm sốt
lạm phát, theo đó đưa tiền ra mua ngoại tệ, tăng dự

trữ ngoại hối Nhà nước đồng thời với trung hòa
kịp thời qua phát hành tín phiếu NHNN, kiểm sốt
chặt chẽ tín dụng.
(vi) Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành
chủ động, linh hoạt để điều tiết thanh khoản thị
trường theo hướng: Đưa tiền ra qua kênh chào
mua giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh khoản cho các
TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, đồng thời thu
tiền về qua chào bán tín phiếu NHNN khi cần thiết
để kiểm sốt tiền tệ, hỗ trợ ổn định tỷ giá. Đến nay,
nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành kênh chủ
đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền
về từ lưu thơng, giúp CSTT có sự chuyển biến căn
bản từ điều hành cơng cụ tiền tệ trực tiếp sang cơng
cụ tiền tệ gián tiếp.
(vii) Các cơng cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn...
cũng được sử dụng đồng bộ với các cơng cụ CSTT
khác để ổn định tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản hệ
thống, cho vay theo các chương trình đã được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ
trợ nguồn vốn cho tổ chức tín dụng trong q trình
xử lý nợ xấu phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT.
(viii) Các biện pháp điều hành CSTT được
phối hợp chặt chẽ với các biện pháp quản lý ngoại
hối, cơng tác thơng tin, truyền thơng nhằm định
hướng, dẫn dắt thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả
điều hành CSTT.
(ix) Kết hợp đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng
tác dự báo, thống kê làm cơ sở cho việc hoạch định,
thực thi chính sách cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trên cơ sở mục tiêu chính sách, đánh giá dự báo
kinh tế vĩ mơ, thị trường tiền tệ, nhằm mục tiêu
kiểm sốt lạm phát, NHNN đặt ra các chỉ tiêu định
hướng về tiền tệ, tín dụng thấp hơn giai đoạn trước
đây nhưng vẫn cân đối đảm bảo phù hợp với sức
hấp thụ của nền kinh tế và duy trì ổn định kinh tế
vĩ mơ.
Kết quả là, cơng tác điều hành CSTT của
NHNN từ năm 2011 đến nay đã góp phần quan
trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt
lạm phát và duy trì lạm phát ổn định ở mức hợp


lý (một con số), tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, các cân đối lớn của nền kinh
tế cơ bản được bảo đảm, các hoạt động trên thị
trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, không có biến
động lớn. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ
mức 18,13% năm 2011 xuống còn 2,98% năm 2018;
mặt bằng lãi suất giảm mạnh, đến nay lãi suất cho
vay sản xuất chỉ còn 6 -9%/năm đối với cho vay
ngắn hạn và 9-11%/năm đối với cho vay trung và
dài hạn; tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý, gắn
một số chương trình tín dụng mục tiêu với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng
cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; tỷ giá ổn
định; thị trường vàng và ngoại hối được chấn chỉnh
căn bản và dần ổn định, hạn chế rủi ro kinh doanh
vàng của các ngân hàng thương mại; dự trữ ngoại
hối Nhà nước được tăng lên mức kỷ lục; niềm tin

vào đồng Việt Nam tăng lên... Vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế được nâng cao trong những
năm vừa qua, thể hiện ở việc các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm điều chỉnh tăng mức xếp hạng đối với
kinh tế Việt Nam năm 2014 và liên tục điều chỉnh
tăng triển vọng xếp hạng trong các năm 2015-2018.
Đồng thời, nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá
cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam;
trong đó, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam
từ BB- lên BB (tháng 5/2018) và tháng 5/2019,
Fitch nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt
Nam từ mức ổn định lên tích cực, khẳng định duy
trì mức xếp hạng BB; Moody’s nâng từ B1 lên BA3
(tháng 8/2018); đặc biệt, tổ chức S&P lần đầu tiên
sau 9 năm đã điều chỉnh nâng xếp hạng tín nhiệm
Việt Nam từ BB- lên BB (tháng 4/2019).
Một trong những đặc trưng của xu hướng hiện
đại hóa CSTT hiện nay là tăng cường tính minh
bạch trong điều hành của Ngân hàng Trung ương;
Phù hợp với xu hướng trên, NHNN đã và đang
thúc đẩy quá trình đổi mới, hiện đại hóa điều hành
CSTT mà một trong những trọng tâm là nâng cao
tính minh bạch trong điều hành CSTT của NHNN.
Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy, các thông tin về
điều hành của NHNN luôn được công chúng, các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
Trong những năm gần đây, NHNN đã tăng cường
đẩy mạnh hoạt động truyền thông về các chủ
trương, chính sách của Chính phủ, công tác điều
hành CSTT và hoạt động ngân hàng của NHNN

qua nhiều kênh thông tin khác nhau (Cổng Thương

mại Điện tử NHNN, họp báo, hội thảo, tọa đàm,
các chương trình truyền thông giáo dục tài chính
cộng đồng như “Tiền khéo, tiền khôn”, “Những đứa
trẻ thông thái”...). Qua đó, công tác truyền thông
đã tạo sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời và
góp phần nâng cao niềm tin của công chúng, xã hội
đối với các chủ trương, giải pháp của Chính phủ và
NHNN.
Trong bối cảnh đó, vai trò của KTNN có đóng
góp quan trọng đối với khía cạnh này trong công tác
điều hành CSTT của NHNN. Ý kiến của KTNN về
điều hành CSTT cũng là một kênh cung cấp thông
tin quan trọng để các cơ quan khác như Quốc hội,
Chính phủ, tổ chức đoàn thể, chính trị cũng như
người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về điều hành
CSTT của NHNN.
Trong thực tế cho thấy, việc điều hành CSTT
còn gặp nhiều thách thức do độ mở của nền kinh
tế nước ta lớn nên chịu nhiều tác động từ các diễn
biến bất lợi của kinh tế thế giới, tâm lý thị trường
trong nước còn nhạy cảm, dễ biến động do tác
động của các yếu tố như kỳ vọng lạm phát, tình
trạng đô la hóa… Do vậy, các giải pháp điều hành
CSTT vừa tuân thủ các quy định của pháp luật, vừa
cần được phối hợp đồng bộ, linh hoạt, mềm dẻo,
phù hợp với diễn biến thị trường nhằm thực hiện
mục tiêu CSTT được Quốc hội, Chính phủ đề ra
trong từng thời kỳ như kiểm soát lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế... Trong
hoạt động điều hành CSTT, nếu không kịp thời sử
dụng các công cụ, biện pháp điều hành phù hợp để
ổn định tâm lý, kỳ vọng thị trường sẽ ảnh hưởng
đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, việc thu hút
dòng vốn nước ngoài…; đến khi đó, để ổn định
tình hình sẽ cần chi phí lớn. Vì vậy, trong công tác
kiểm toán hoạt động của NHNN, việc xem xét bối
cảnh kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế,
điều kiện, tâm lý thị trường là hết sức cần thiết để
có những đánh giá khách quan về điều hành CSTT
của NHNN, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều
hành CSTT.
Ngày nhận bài: 30/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019

45



×