Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI CHUYÊN đề kết THÚC môn GIẢI PHẨU SINH LÝ NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.92 KB, 10 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÊN SINH VIÊN: VÕ THANH HẢI
LÊ KHẮC HOÀI

BÀI CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC MÔN
GIẢI PHẨU SINH LÝ NGƯỜI
CÂU 1: TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC
CƠ CÓ ĐIỂM BÁM TRÊN XƯƠNG BẢ VAI
CÂU 2: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ
VẬN ĐỘNG, VẼ HÌNH ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG. CÁC HÌNH THỨC
CO CƠ TRONG CƠ THỂ, TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
HÌNH THỨC CO CƠ ĐẲNG TRƯƠNG, ĐẲNG TRƯỜNG

TPHCM , NĂM 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÊN SINH VIÊN: VÕ THANH HẢI
LÊ KHẮC HOÀI

BÀI CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚC MÔN


GIẢI PHẨU SINH LÝ NGƯỜI
KHÓA: CAO ĐẲNG 42B
Người hướng dẫn khoa học:
Thầy HUỲNH TRUNG HIẾU


3

TPHCM , NĂM 2019
I. MỞ ĐẦU
Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc và các quy
luật hoạt động sinh lý của các cơ quan cơ thể người trong mối liên hệ thống nhất
với nhau, cũng như mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống.
Nhằm giúp cho sinh viên sơ cấp dân số y tế có tài liệu cơ bản, nhằm đáp ứng yêu
cầu đặt ra trong chương trình không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về Giải
phẫu – Sinh lý mà còn có thể thực hiện tốt việc truyền đạt kiến thức về Giải phẫu –
Sinh lý trong chương trình, đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết về môn học
này trong việc tự rèn luyện bản thân về mặt thể lực cũng như trí tuệ.


4

II. NỘI DUNG
CÂU 1: TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ CÓ ĐIỂM
BÁM TRÊN XƯƠNG BẢ VAI
Các cơ vùng này gồm 2 nhóm:
- Nhóm nông: có 2 cơ ngoại lai với chi trên: cơ thang và cơ lưng rộng.
Cơ thang

Cơ lưng rộng


Hình dạng, vị trí
Bám gốc
Có hình thang,
Bám vào xương
phủ lên gáy và
chẩm và mấu
phần trên lưng
gai các đốt sống
cổ và ngực
Nằm ở vùng lưng
phía dưới cơ
thang, bị cơ
thang che phủ
phần trên

Bám vào mấu
gai đốt sống
ngực từ 7 – 12,
mấu gai đốt
sống thắt lưng
từ 1- 5, xương
cùng, mào
xương chậu và
3 sườn cuối

Bám tận
Mỏm cùng vai,
sống vai xương
bả vai và nử

angoài xương
đòn
Mấu động bé
xương cánh tay

Chức năng
Đưa vai ra sau,
khép vai, nâng
vai, hạ vai,
ưởng cổ và
nghiêng cổ.
Đưa vai ra sau,
hạ vai, khép vai.

- Nhóm sâu: Gồm các cơ ngoại lai và cơ nội tại đối với chi trên:
+ Các cơ ngoại lai: 3 cơ chạy từ cột sống đến xương vai và vận động đai
ngực: Cơ trám lớn, Cơ trám bé và cơ nâng vai.
Cơ trám

Cơ lưng rộng

Hình dạng, vị trí
Bám gốc
Có hình thoi, bị
Bám vào mấu
cơ thang che phủ gai đốt sống cổ
6 và 7, đốt sống
ngực 1 và 4.
Bám vào mấu
ngang dống

sống 1 - 4

Bám tận
Chức năng
Bờ trong xương Kéo xương bả
bả vai
vai lên trên và
vào giữa
Góc trong
xuóng bả vai

Đưa vai trên
vai, nâng đai
vai, nâng lồng


5

ngực
+ Các cơ nội tại: gồm 6 cơ đi từ xương vai đến xương cánh tay: Cơ dưới gai,
cơ trên gai, cơ tròn lớn, bé , cơ quạ cánh tay (sẽ nói đến phần cánh tay nên vùng bả
vai đề cập đến 5 cơ).
1. Cơ trên gai
2. Cơ dưới gai
3. Cơ tròn bé
4. Cơ tròn lớn

Bám gốc
Bám tận
Hố trên gai xương

Diện mấu động lớn
vai
xương cánh tay
Hố dướng gai xương
vai
1/3 trên bờ ngoài
xương vai
Góc dưới xương vai Mép trong rảnh gian
củ ( diện mấu động
bé )

Chức năng
Dạng cánh tay
Xoay ngoài và khép
cánh tay
Xoay ngoài , duỗi và
khép cánh tay
Duỗi, khép và xoay
trong cánh tay

- Cơ tròn lớn và cơ tròn bé góp phần tạo nên thành sau của nách.
- Các cơ này có vai trò quan trọng trong giữ chắc khớp vai vì gân dẹt của chúng
dính liền nhau để tạo nên 1 vòng tròn gần hoàn chỉnh bao quanh khớp vai.
5. Cơ dưới vai

Bám gốc
Hố dưới vai xương
vai

Bám tận

Diện mấu động bé
xương cánh tay

Vận động
Xoay trong cánh tay
tại khớp vai


6

CÂU 2: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ
VẬN ĐỘNG, VẼ HÌNH ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG CÁC HÌNH THỨC
CO CƠ TRONG CƠ THỂ, TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
HÌNH THỨC CO CƠ ĐẲNG TRƯƠNG, ĐẲNG TRƯỜNG
I .ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG :
1 – Khái niệm:
Đơn vị vận động là phần tiếp xúc của sợi thần kinh vận động với các sợi cơ và nó
chi phối sự vận động của các sợi cơ đó.
- Số lượng sợi cơ trong thành phần của đơn vị vận động có khác nhau, thay đổi từ
10 - 3.000 sợi .
- Những đơn vị vận động của cơ nhanh, đảm bảo những động tác chính xác, có
chứa ít sợi cơ. Thí dụ : cơ ở mắt và ngón tay chỉ chứa từ 10 đến 25 sợi .
- Những đơn vị vận động của những cơ tương đối chậm, tham gia vào việc điều hòa
tư thế của cơ thể, không cần sự chính xác có chứa nhiều sợi cơ 2.000 - 3.000 sợi .
Thí dụ : cơ dép chứa khoảng 1.500 sợi .
2 - Phân loại: có 3 loại đơn vị vận động .
- Đơn vị vận động I ( Loại chậm ) :
Sợi cơ có màu đỏ, chứa nhiều ty thể có các men oxy hóa. Loại này hoạt động tốt ở
trạng thái hiếu khí, tạo nên sức bền cao nhưng lực co cơ yếu .
- Đơn vị vận động IIA ( Loại nhanh, lâu mệt mỏi ):

Sợi cơ có màu trắng và có chứa nhiều tơ cơ . Hoạt động tốt ở trạng thái hiếu khí và
yếm khí, có sức bền kém hơn loại trên nhưng lực co cơ mạnh hơn .
- Đơn vị vận động IIB ( Loại nhanh, mau mệt mỏi ) :
Sợi cơ cũng có màu trắng và có nhiều tơ cơ . Hoạt động tốt ở trạng thái yếm khí,
tạo nên sức mạnh bộc phát nhưng kém bền.


7

Hình: Đơn vị vận động


8

II. CÁC HÌNH THỨC CO CƠ :
1 - Co cơ đẳng trương và co cơ đẳng trường :
- Co cơ đẳng trương : là khi co sợi cơ rút ngắn lại về chiều dài, nhưng trương lực
không đổi .
- Co cơ đẳng trường : là sợi cơ không rút ngắn chiều dài, nhưng trương lực tăng
lên, nó xảy ra khi 2 đầu của cơ bị cố định .
2 - Co cơ đơn giản :
Mỗi khi cơ nhận một kích thích đơn độc, thì sau một thời gian tiềm phục ngắn
( khoảng 0,01 s ), cơ bắt đầu co ở điểm kích thích, rồi lan ra cả sợi cơ ( khoảng 0,04
s ), sau đó cơ giãn ra ( khoảng 0,05 s ), đó là co cơ đơn giản .
3 - Cơ co cứng :
Khi cơ bị kích thích nhiều lần liên tiếp nhau, do đó cơ co mạnh và lâu, gọi là co
cứng .Cơ co cứng là kết quả cộng nhiều co cơ đơn giản, mức độ co tùy vào tần số
của các kích thích.
- Co cứng không hoàn toàn : ( co răng cưa )
Khi kích thích với tần số < 20 lần/ giây, khoảng thời gian giữa 2 kích thích phải >

0,05 s .
- Co cứng hoàn toàn : ( co cứng phẳng )
Khi kích thích với tần số > 20 lần / giây, khoảng thời gian giữa 2 kích thích phải <
0,05 s.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HÌNH THỨC CO CƠ ĐẲNG TRƯƠNG, ĐẲNG
TRƯỜNG
1 - Co cơ đẳng trường: Chiều dài của cơ không thay đổi nhưng trương lực cơ thay
đổi. Lực co cơ tăng do:
- Tăng số lượng nơron alpha hoạt động thêm làm tăng số sợi cơ co nên làm tăng lực
co.
- Tăng tần số xung trên nơron alpha làm tăng lượng calci được giải phóng từ mạng
nội cơ tương mỗi khi cơ bị kích thích. Nếu tần số tăng vừa phải thì có hiện tượng
cộng kích thích. Nếu tần số cao thì các lần co đơn độc chồng lên nhau và cơ co
cứng, tạo ra lực co tối đa; tần số cần thiết để tạo lực co tối đa được gọi là tần số gây
co cứng hay tần số tới hạn.
Lực co cơ đẳng trường phụ thuộc vào chiều dài của sợi cơ trước lúc co. Nếu độ dài
của sarcomere là 2,2 mm thì mỗi cầu nối gắn với một phân tử actin trên sợi mảnh


9

và tạo ra được lực tối đa. Nếu sarcomere dài tới 3,5 mm thì các xơ actin và xơ
myosin không lồng vào nhau nên không tạo ra lực. Nếu sarcomere ngắn dưới
2,0 mm thì các xơ mỏng ở hai bên của sarcomere chéo nhau, nếu ngắn dưới 1,5 mm
thì vạch Z tiếp giáp với xơ dày myosin và cả hai trường hợp này đều không tạo ra
lực.
2 - Co cơ đẳng trương: Chiều dài của cơ thay đổi nhưng trương lực cơ (hay sức tải)
không thay đổi. Co cơ đẳng trương (có rút ngắn sợi cơ) đòi hỏi phải lặp lại các chu
kỳ trượt của các xơ cơ. Thoạt tiên, cơ co đẳng trường vì cơ chỉ ngắn lại khi lực sinh
ra bằng mức tải (load) của cơ. Trọng lượng mà cơ nâng được trong khi co đẳng

trương được gọi là mức sau tải (afterload). Khi cơ ngắn lại, lực không thay đổi và
vẫn bằng mức sau tải trong suốt thời gian cơ co. Tốc độ rút ngắn cơ cũng không
thay đổi. Tính chất co thay đổi theo mức chịu tải của cơ.


10

III. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Về kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của cơ bám xương bả vai; phân biệt được các loại cơ xương;
phân tích được các chức năng của cơ.
- Nêu được khái niệm, phân loại đơn vị vận động, các hình thức có cơ.
- Hiểu được ảnh hưởng của TDTT đến sự phát triển cơ; hiểu được đặc điểm của hệ
cơ thiếu niên và nhi đồng.
Về kỹ năng:
- Nhận biết được được các thành phần giải phẫu các cơ.
- Biết được ảnh hưởng của hoạt động TDTT đến sự phát triển hệ xương và cơ. Từ
đó biết vận dụng vào quá trình học tập và tập luyện các môn thể thao có hiệu quả.
Về thái độ:
- Động cơ học tập tốt và tích cực áp dụng các quy luật phát triển xương, cơ và chức
năng của xương, cơ vào quá trình học tập và hoạt động của bản thân.



×