Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhân trường hợp sốc nhiễm khuẩn do nhiễm não mô cầu suy đa cơ quan điều trị thành công tại Bệnh viện Quân y 211 và Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.65 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

NHÂN TRƯỜNG HỢP SỐC NHIỄM KHUẨN DO NHIỄM NÃO
MÔ CẦU SUY ĐA CƠ QUAN ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG TẠI
BỆNH VIỆN QUÂN Y 211 VÀ BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Trương Đình Cẩm1, Vũ Đình Ân1, Nguyễn Tuấn Phương1,
Trần Trí2, Lê Văn Tuấn Anh2
Bệnh nhiễm ,não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn
Neisseria meningitidis gây ra, lâm sàng thường gặp là viêm màng não mủ và/hoặc
nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm
và điều trị kịp thời. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu xảy ra vào mùa đông
xuân, trong khu vực tập thể đông người. Trong vụ dịch xảy ra tại Quân đoàn 3, dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Quân y, bệnh viện Quân y 211 đã phối hợp với bệnh viện
Quân y 175 tổ chức cấp cứu và điều trị tốt cho tất cả các bệnh nhân, không trường hợp
nào tử vong. Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật hồi sức công nghệ
cao điều trị thành công trường hợp sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu ngay tại bệnh viện
Quân y 211.
Từ khóa: Bệnh viện Quân y 175, bệnh viện Quân y 211, sốc nhiễm khuẩn do não
mô cầu
MENINGOCOCCAL DISEASE:
A CASE REPORT WITH MULTI-ORGAN FAILURE AND SEPTIC
SHOCKAT MILITARY HOSPITAL 211 AND MILITARY HOSPITAL 175
Meningococcal disease is an infectious disease caused by Neisseria meningitidis,
a common disease of meningococcal and/or septicemia, which can lead to death if not
diagnosed early and treated promptly. This disease is transmitted by the respiratory tract,
Bệnh viện Quân Y 175
Bệnh viện Quân Y 211
Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm ()
Ngày nhận bài: 20/8/2018, ngày phản biện: 05/9/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
1


2

96


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

mainly in winter, in crowded collective. During the outbreak of Corps No.3, under the
direct guidance of the Military Medical Department, Military Hospital 211 coordinated
with Military Hospital 175 to provide emergency care and treatment to all patients, no
case of death. In particular, we used high-tech resuscitation techniques that successfully
treated a case of meningococcal septic shock at 211 Military Hospital.
Key words: Military Hospital 175, Military Hospital 211, meningococcal septic
shock.
CA LÂM SÀNG
Họ tên bệnh nhân: Lê Hữu Th.
SN: 1994
Chức vụ: B2
Đơn vị: eBB 166/Quân đoàn 3
Chẩn đoán: Viêm màng não – Sốc
nhiễm khuẩn do nhiễm não mô cầu, suy đa
cơ quan
Bệnh sử và điều trị:
Bệnh nhân (BN) khởi phát bệnh
từ ngày 05.6.2018 với biểu hiện: Đột ngột
sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy,
ban xuất huyết rải rác ngoài da. BN được
Quân y đơn vị nhận định là nhiễm khuẩn
do não mô cầu, được tiêm tĩnh mạch 2g
Ceftriaxone và chuyển ngay tới bệnh viện

Quân y 211(BvQy211) lúc 01 giờ 30 ngày
06.6.2018. Tình trạng BN lúc nhập viện: lơ
mơ, tiếp xúc được nhưng chậm, sốt 38,50C,
ngoài da nhiều ban xuất huyết, rải rác có
các ban có dấu hiệu hoại tử trên nền da tái
và lạnh, gáy cứng, BN vẫn tự thở: 20 lần/
phút, SpO2: 96%, mạch: 150 ck/phút, HA:
70-80/40 mmHg, vô niệu. BN được hội
chẩn cấp cứu và nhận định là viêm màng
não, theo dõi sốc nhiễm khuẩn. Được xử
trí: chuyển cách ly tại đơn vị hồi sức cấp

cứu - khoa nội A4, thở oxy 5 lít/phút, đặt 2
đường truyền trong đó có đường tĩnh mạch
dưới đòn phải, xét nghiệm cấp cứu theo
quy trình, truyển 800ml HTM 0,9%, phối
hợp 3 kháng sinh: Cetriaxone 2g, TTM mỗi
12 giờ; Ciprofloxacin 0,2/ lọ TTM mỗi 12
giờ; Metronidazole 0,5/lọ, TTM mỗi 12h;
Solumedrol 40mg/lọ, TMC mỗi 12h, kết
hợp sử dụng thêm Dopamin liều 5-10mcg/
kg/phút… BN đáp ứng kém với điều trị,
tình trạng suy đa cơ quan tiến triển, nổi bật
là tình trạng rối loạn huyết động, suy thận
cấp, rối loạn đông máu nặng, báo cáo Cục
Quân y và xin sự hỗ trợ từ tuyến sau. Kết
quả các xét nghiệm cấp cứu:
BC: 36.700 c/mm3, N: 91%
HC: 2.890.000 c/mm3; Hb: 8,4g/
dL; Hct: 29%; TC: 4000 c/mm3

Tỷ lệ Prothrombin: 15%;
TCK: 45sec;
Fibrinogen: 1.04 g/L
Ure: 13 mmol/L; Creatinin: 195
µmol/L; ALT/AST: 56/74 U/L
Billirubin TP/TT: 115/32 µmol/L;
PCT: 21 ng/ml
Siêu âm: Dịch màng phổi 2 bên
lượng vừa, ít dịch tự do trong ổ bụng
97


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

XQTP: Phổi sáng, mờ góc sườn
hoành 2 bên
hồng,

Dịch não tủy: đục kèm theo màu

BC: 700/mm
350.000/mm3

3

(N: 90%), HC:

Glucose 3,9 mmol/L, Protein: 4
g/L, Rivalta: (+)
typ B


PCR dịch não tủy: Mô não cầu

12 giờ ngày 06.6.2018, hội chẩn
cấp cứu trực tiếp giữa BvQy 211 với Tổ
công tác của BvQy175 kết luận: Viêm
màng não – Sốc nhiễm khuẩn do nhiễm
não mô cầu, suy đa cơ quan, đặc biệt rối
loạn đông máu nặng theo dõi DIC và xuất
huyết não.
Xử trí tiếp theo:
Tiếp tục oxy liệu pháp, sẵn sàng
thông khí xâm nhập khi có chỉ định
Dùng Noradrenaline kết hợp
Dobutamine để kiểm soát huyết động
Dùng Meropenem 2g/8 giờ và
Levofloxacin 0,5/12 giờ thay cho cặp
kháng sinh Ceftriaxone và Ciprofloxacin,
ngừng Solumedrol
Truyền huyết tương tươi đông
lạnh 15ml/kg, kết hợp truyền khối hồng
cầu cùng nhóm, vitamin K, trong khi huy
động máu tươi mới toàn phần và khối tiểu
cầu từ các chiến sĩ và người thân của bệnh
nhân.
Nuôi dưỡng sớm, tích cực qua
98

sonde dạ dày kết hợp đường tĩnh mạch…
Theo dõi sát và hội chẩn mỗi 6

giờ/lần hoặc khi có bất thường
Tiên lượng: rất nặng, nguy cơ suy
đa cơ quan tiến triển, đặc biệt là tình trạng
xuất huyết nội tạng, tỷ lệ tử vong rất cao.
Sau xử trí như trên, BN có đáp
ứng một phần về huyết động. Tuy nhiên,
các tổn thương gan, thận và rối loạn đông
máu không cải thiện nhiều, BN có biểu
hiện suy hô hấp tiến triển. Hội chẩn lúc
20h ngày 06.6.2018 quyết định:
Tiếp tục hồi sức tích cực tại BvQy
211, bổ sung các biện pháp: thông khí xâm
nhập, truyền máu tươi mới toàn phần, chỉ
định lọc máu liên tục (CRRT).
Báo cáo Cục Quân y và Giám đốc
BvQy 175, xin tăng cường thêm lực lượng
và trang thiết bị để thực hiện CRRT
09 giờ ngày 07.6.2018, BN được
tiến hành CRRT và hội chẩn đánh giá sau
mỗi 6 giờ. BN có đáp ứng tốt với điều trị,
tình trạng suy đa cơ quan dần hồi phục.
Sau CRRT 24 giờ, BN đã không cần phải
dùng thuốc vận mạch, thận hồi phục hoàn
toàn, không còn tình trạng chảy máu rỉ rả
tại các nơi tiêm truyền. Kết quả các xét
nghiệm đều cải thiện tốt, đặc biệt: Ure/
Creatinin về bình thường, TC: 11.000 c/
mm3, tỷ lệ prothrombin: 61%, fibrinogen:
3,46 g/L. Hội chẩn quyết định tiếp tục duy
trì các biện pháp hồi sức tích cực, CRRT,

xem xét cai thở máy sớm. Sau CRRT 80
giờ, BN đã hoàn toàn thoát sốc, đã thôi thở
máy và rút được ống nội khí quản, BN chỉ


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

còn tình trạng sốt nhẹ, BC: 26-30.000 c/
mm3, yếu nhẹ chân phải. Nhận định BN
ở pha 2 của sốc nhiễm khuẩn do nhiễm
não mô cầu (giai đoạn bội nhiễm, không
cần phải cách ly, cần được tầm soát toàn
diện hơn và điều trị với các biện pháp hữu
dụng hơn, bệnh nhân có thể vận chuyển
được) nên đã hội chẩn liên viện và quyết
định chuyển bệnh nhân về BvQy 175 điều
trị. BN được kíp bác sĩ và điều dưỡng của
BvQy 175, BvQy 211 vận chuyển bằng
ô tô đi liên tục trong thời gian 08 giờ 30
phút. Đến 22h15 ngày 12.6.2018, bệnh
nhân được đưa về tới BvQy 175 an toàn.
BN được làm các xét nghiệm cấp cứu bổ
sung, trong đó có chụp CT scanner sọ não,
chọc lấy dịch não tủy, chọc lấy dịch màng
phổi để làm xét nghiệm và tiến hành hội
chẩn ngay.
Kết luận của hội chẩn: Viêm màng
não – Nhiễm khuẩn huyết do mô não cầu
biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ
quan điều trị ngày thứ 6. Hiện tại suy đa

cơ quan đang ở giai đoạn thoái lui, bệnh
nhân có biểu hiện bội nhiễm, xuất huyết
não vùng thái dương và tiểu não bên trái
đang giai đoạn hấp thu.
BN tiếp tục được theo dõi và điều
trị tại khoa Hồi sức tích cực – A12. Ngày
21.6.2018 bệnh nhân ổn định và được
chuyển khoa A4 điều trị tiếp.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về bệnh do vi khuẩn
não mô cầu:
Vi khuẩn não mô cầu (tên tiếng

anh:  Neisseria meningitidis,  còn gọi
là meningococcus). Dựa vào những kháng
nguyên polyozit, người ta đã phát hiện 13
typ huyết thanh; hay gây bệnh là A, B, C,
X, Y và Z và W-135. Ở Việt Nam, typ A,
B và C thường gặp nhất. Vi khuẩn não mô
cầu thường ở dạng 2 tế bào cạnh nhau như 2
hạt cà phê, gram (-), thường nằm trong bào
tương của bạch cầu đa nhân. Sức đề kháng
của vi khuẩn não mô cầu rất yếu, mặc dù
ở trong dịch não tuỷ nhưng vi khuẩn cũng
chỉ sống được vài giờ khi ra ngoài cơ thể
và sẽ bị diệt ở nhiệt độ 560C trong 30 phút
hoặc 600C trong 10 phút, nhưng vi khuẩn
vẫn có thể sống được ở -200C.
Bệnh nhiễm não mô cầu là một
bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn

Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện
lâm sàng thường gặp là viêm màng não mủ
và/hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc
dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện
sớm và điều trị kịp thời. Bệnh lây truyền
qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ
dịch tiết mũi họng bị nhiễm Neisseria
meningitidis, khả năng lây truyền sẽ tăng
nếu có đồng nhiễm cùng các vi rút đường
hô hấp. Bệnh xảy ra rải rác hoặc thành dịch
ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu vào mùa
đông xuân. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh
thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi, những người
sống trong khu vực tập thể đông người
(nhà trẻ, trường học, chung cư v.v….) và
các cơ địa suy giảm miễn dịch. Châu Phi
cận Sahara là nơi có các vụ dịch lớn xảy
ra: vụ dịch 1996-1997 có 250.000 ca mắc
99


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

và 25.000 ca tử vong, vụ dịch năm 2009 tại
14 nước châu Phi với 88.199 người mắc và
5.352 người tử vong. Ở Việt Nam, thỉnh
thoảng vẫn có các vụ dịch lẻ tẻ ở các địa
phương, riêng năm 1977 vụ dịch ở Thành
phố Hồ Chí Minh có 1015 ca mắc, do não

mô cầu nhóm C gây ra. Từ 2012 đến 2016
cả nước có 650 ca mắc, tử vong 25 ca.
Năm 2018 tính đến 31/5 cả nước có 10 ca
dương tính mô não cầu, tử vong 01 ca.
Nguồn lây: người bệnh và người
lành mang vi khuẩn là nguồn chứa duy
nhất, ước tính có khoảng 10 – 20% dân số
mang vi khuẩn não mô cầu tại hầu họng
mà không có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ
này có thể tăng đến 40 – 50% trong các
vụ dịch.
Về chẩn đoán:
+ Chẩn đoán ca bệnh lâm sàng:
Dựa vào yếu tố dịch tễ: Có tiếp
xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể
(trường học, ký túc xá, doanh trại,…) có
người đã được xác định bị mắc bệnh do
não mô cầu.
Dựa vào lâm sàng:
Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 4
ngày (2-10 ngày).
Biểu hiện nhiễm trùng rõ: Sốt cao
đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng,
mệt mỏi, nhức đầu.
Dấu hiệu màng não - não: Đau đầu
dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng,
(trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và
gáy mềm). Rối loạn ý thức, li bì, kích thích
100


vật vã, có thể có co giật, hôn mê.
Ban xuất huyết hoại tử hình sao,
xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở
hai chi dưới.
Tình trạng nhiễm trùng nhiễm
độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc:
Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt (hiệu số
huyết áp tâm thu – tâm trương < 20mmHg),
thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải
rác, suy thượng thận, suy đa tạng và có thể
tử vong nhanh trong vòng 24h.
+ Chẩn đoán xác định ca bệnh: Là
ca bệnh lâm sàng, có kèm theo xác định
được vi khuẩn gây bệnh bằng một trong
các xét nghiệm sau:
Soi thấy song cầu gram (-), cấy
phân lập được N.meningitidis trong dịch
não tủy
Cấy máu
N.meningitidis

phân

lập

được

Soi và cấy phân lập được
N.meningitidis trong tử ban
PCR (+) với N.meningitidis trong

dịch não tủy, máu, tử ban (nếu có điều kiện
làm xét nghiệm)
+ Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh do liên cầu lợn, nhiễm khuẩn
huyết do các vi khuẩn khác, sốt xuất huyết
dengue, viêm màng não mủ do căn nguyên
khác
Về điều trị:
Nguyên tắc chung: chẩn đoán sớm
ca bệnh, sử dụng kháng sinh sớm, hồi sức


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

tích cực và cách ly bệnh nhân
Điều trị cụ thể bao gồm các biện
pháp: Chọn một trong các kháng sinh sau:
Penicillin G: 20 – 30 triệu UI (đơn
vị quốc tế)/ngày, truyền tĩnh mạch liên tục
hoặc tiêm tĩnh mạch 2 - 4giờ/lần. Trẻ em
200.000-300.000UI/kg/ngày.
Ampicillin: 2g/lần, tiêm tĩnh
mạch 6h/lần. Trẻ em 200-250 mg/kg/ngày.
Cefotaxim: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch 6giờ/
lần. Trẻ em 200- 300mg/kg/ngày.
Ceftriaxon: 2g/lần, tiêm tĩnh
mạch12h/lần. Trẻ em 100mg/kg/ngày.
Nếu dị ứng với các kháng sinh
nhóm Betalactamin:
Chloramphenicol 1g, dùng 2-3g/

ngày, trẻ em từ 50-100mg/kg/ngày (nếu
còn tác dụng).
Ciprofloxacin 400 mg/lần, truyền
tĩnh mạch 2 lần/ngày. Trẻ em 15 mg/kg/lần
truyền tĩnh mạch x 2 lần /ngày.

thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng
họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi
họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh
nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi phát
hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi
khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng
sớm càng tốt.
Phòng bệnh trong bệnh viện: Cách
ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc
hoặc chăm sóc người bệnh, quản lý và khử
khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân,
dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Có thể
sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế
và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vắc xin
cho trẻ nhỏ theo chương trình tiêm chủng
và uống thuốc azithromycine, rifampicin,
Ciprofloxacin với những người có nguy cơ
cao nhiễm não mô cầu.
Về vụ dịch do não mô cầu tại eBB
166, Quân đoàn 3:

Thời gian điều trị kháng sinh tối

thiểu từ 7 – 14 ngày hoặc 4 – 5 ngày sau
khi bệnh nhân hết sốt, tình trạng huyết
động ổn định, xét nghiệm dịch não tuỷ
bình thường (đối với viêm màng não mủ
do Não mô cầu).

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn não
mô cầu typ B

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác:
hạ sốt, an thần, chống phù não, đảm bảo hô
hấp, hồi sức tuần hoàn, lọc máu liên tục…

Trong số 16 trường hợp được đưa
về bệnh viện Quân y 211 đều là chiến sĩ
mới, đang giai đoạn huấn luyện tân binh,
lứa tuổi: 20-21 tuổi, và ở cùng 1 đại đội.

Phòng bệnh:
Các biện pháp phòng bệnh chung:
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay

Khởi phát nhanh với các biểu hiện
lâm sàng tương đối đặc trưng như: sốt, đau
họng, ho, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy và
ban xuất huyết hoại tử.

Có 3 trường hợp nặng là viêm
màng não do não mô cầu điển hình cả trên
101



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy có
não mô cầu typ B
Trường hợp nặng nhất (ca lâm
sàng báo cáo) có kết hợp nhiễm khuẩn
huyết diễn biến sốc nhiễm khuẩn rất nhanh
với biểu hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông
máu nặng
Về công tác điều trị, dự phòng
tại Quân y Quân đoàn 3:
Tổ chức cách ly và dự phòng:
Ngay khi phát hiện ổ dịch, Quân
y Quân đoàn 3 đã tổ chức đoàn cán bộ y,
bác sĩ xuống đơn vị kết hợp với lực lượng
Quân y tại chỗ tiến hành khoanh vùng và
lập biển báo cách ly, phát thông báo thường
xuyên trên phương tiện truyền thông để
toàn thể đơn vị cũng như người dân địa
phương được biết và thực hiện tốt.
Quân nhân trong khu vực đóng
quân có dịch đều được uống thuốc phòng.
Tất cả các BN có dấu hiệu sốt đều được bố
trí ở 1 khu riêng biệt, có nhân viên Quân y
theo dõi và chăm sóc đặc biệt.
Các BN nặng được đưa về BvQy
211 đều được cách ly tại 1 khu riêng biệt
tại khoa Nội A4, kể cả trường hợp đã có

biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, có biển thông
báo khu cách ly đặc biệt, chỉ những nhân
viên y tế có nhiệm vụ mới được phép vào.
Tất các nhân viên y tế, các cán
bộ có nguy cơ cao đều được uống 2 viên
Azithromycin 0,25. Thực hiện đội mũ, đeo
mạng, mang găng và rửa tay nhanh trước

102

và sau khi thăm khám người bệnh.
Thường xuyên báo cáo Cục Quân
y và y tế địa phương về diễn biến vụ dịch.
Tổ chức điều trị:
Tất cả các BN có sốt chưa được
chuyển về BvQy 211 đều được cách ly và
cho dùng kháng sinh Cefotaxim 6g/ngày
x 5 ngày
Tất cả các BN được đưa về
BvQy 211 đều được truyền tĩnh mạch
ngay Ceftriaxone 2g mỗi 12 giờ hoặc
Cefotaxime 2g mỗi 8 giờ.
Đối với BN nặng đã có biến chứng
sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan: BN vẫn
được cách ly tại đơn vị hồi sức cấp cứu
của khoa Nội A4. Thành lập Tổ điều trị và
săn sóc đặc biệt (bao gồm: PGĐ Nội, TK
Nội A4 và BS khoa Hồi sức tích cực của
BvQy 211 và các chuyên gia đến từ BvQy
175) do Giám đốc BvQy 211 trực tiếp chỉ

đạo. BN được đáp ứng tốt nhất về thuốc và
trang thiết bị, được theo dõi, chăm sóc đặc
biệt, điều trị toàn diện, hội chẩn chuyên
môn mỗi 6 giờ/lần và khi có bất thường
nên đã kịp thời có các biện pháp can thiệp
đúng lúc và hiệu quả cao như: truyền huyết
tương tươi 15ml/kg, truyền máu tươi mới
cùng nhóm (do không có khối tiểu cầu
và máu tươi có thể huy động được ngay
từ các chiến sĩ), can thiệp thông khí xâm
nhập, điều chỉnh thuốc vận mạch…, đặc
biệt là thời điểm quyết định bắt đầu và kết
thúc CRRT, quyết định vận chuyển BN về
BVQY 175.


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

KẾT LUẬN

y tế triển khai cấp cứu và điều trị tại chỗ.

Quân y đơn vị ngoài việc kiểm
tra, giám sát phòng dịch thường xuyên thì
phải luôn luôn có phương án xử lý khi có
dịch bệnh, phải tổ chức tập huấn xử lý tình
huống giả định để nhân viên Quân y thành
thạo với các công việc, không bị động.

Đối với các trường hợp BN nặng,

cần phải theo dõi, chăm sóc tích cực, duy
trì nghiêm chế độ hội chẩn chuyên môn,
tham vấn ý kiến chuyên gia (trực tiếp hoặc
gián tiếp) để phát huy tối đa hiệu quả trong
chẩn đoán và điều trị.

Kịp thời báo cáo tình hình với Cục
Quân y để có sự chỉ đạo thống nhất trong
xử lý vụ dịch, huy động được tối đa nhân
lực, phương tiện y tế từ các đơn vị Quân
y trong toàn quân. Tổ công tác tăng cường
cần duy trì liên lạc thường xuyên với các
chuyên gia để có các tư vấn sát với tình
hình thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong xử lý vụ dịch luôn tôn trọng
nguyên tắc cách ly ổ dịch, người bệnh. Tốt
nhất nên huy động nhân lực, phương tiện

Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày
29.3.2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về:
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
nhiễm Não mô cầu”.
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ học nhiễm Não mô cầu tại các đơn vị
quân đội khu vực miền Bắc từ 2008 –
2014. Viện Y học dự phòng quân đội 2016
Luật phòng chống bệnh truyền

nhiễm năm 2007.

103



×