Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VHTĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.79 KB, 5 trang )

Giá trị nhân đạo trong văn học trung đại (Truyện Kiều, Chuyện Người con Gái
Nam xương, Chuyện Cũ trong phủ Chúa Trịnh)
Từ giữa TK thứ 15 đến cuối tk thứ 18 , đất nước ta biến động dữ dội, đời sống nhân
dân trở nên cơ cực , lầm than. Sống trong quãng thời gian ấy, thấy được những tình
cảnh ấy, hiểu được nỗi đau ấy, các nhà văn đã lồng ghép tiếng gọi yêu thương vào
từng tác phẩm của mình, truyền và sưởi ấm bằng ngọn lửa của tình yêu. Đó chính là
những giá trị vănhọc trung đại còn tồn tại và giữ vững mãi trong từng tuyệt tác cho
đến ngày nay.
Giá trị nhân đạo trong mỗi tác phẩm là lòng yêu thương con người, căm ghét những
bất công. Bản tính đã có trong từng người và được các nhà văn nuôi dưỡng, bộc lộ và
tô vẽ nên, trở thành mọt kiệt tác. Giá trị nhân đạo là một phần hồn chính để tạo nên
một tuyệt tác để mãi dc lưu truyền.
Ngòi bút cơ bản về giá trị nhân đạo là ngòi bút cần phải đạt dc những điều kiện đặt
ra: luôn hướng tình yêu ấy đến con người, những con người đói khổ, đáng thương.
Đó là thái độ nhìn nhận, nâng niu. Trân trọng vẻ đẹp tuyệt diệu của con người – một
tặng phẩm mà Thượng đế đã ban xuống trần gian.Vũ Nương trong “ Chuyện Ng Con
Gái Nam Xương” mà Nguyễn Dữ vẽ tô là một cô giá rất mực thùy mị, đoan trang, nết
na, lại có “ tư dung tốt đẹp”. Cô luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình về
đạo làm dâu, làm vợ, làm mẹ, làm những người “ tối lửa tắt đèn có nhau”. Luôn giữ
sao cho “trong ấm ngoài êm”. Những chuẩn mực của một xã hội đạo Nho hà khắc
trái ngang đều được nàng vượt qua một cách tưởng chừng đâu dễ dàng lắm! Đủ để
thấy rằng bàn tay Nguyễn Dữ đang nâng niu, ôm ấp, vuốt ve, trau chuốt, điểm tô
cho người con gái ấy kĩ càng biết nhường nào!
Hay là “ Đoạn Trường Tân Thanh”- đứa con đẻ tinh thần của Nguyễn Du. Nguyễn Du
đã cố công gầy dựng một nàng Kiều diễm lệ, sắc sảo đến lạ thường. Nàng đẹp đến
lung linh. Một vẻ đẹp sắc nước hương trời , nghiêng thành chao nước:
“ Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Vẻ đẹp ngời sáng, vượt cả ngoài những chuẩn mực về thẩm mĩ của người xưa! Vẻ
đẹp băng ngoài cả vũ trụ xa xôi. Vẻ đẹp koh thể miêu tả bằng những hình ảnh ướt lệ
tầm thường như kiểu tả Vân. Với Kiều, Nguyễn Du đã phải dùng những hình ảnh
tuyệt đẹp đến mĩ miều, lớn lao để nói về nàng. Một cô gái phải so sánh vẻ đẹp với


nước hồ thu, với núi mùa xuân mới lột hết dc cái đẹp ấy! Cả làn nước ấy, cả vẻ núi
ấy còn phải phủ phục dưới vẻ đẹp của nàng thì làm sao những con người kia cầm
lòng cam dc? Từng nét son ngời ngợi tuyệt vời của Kiều dc Nguyễn Du chăm sóc ân
cần lắm!
Vì luôn trân trọng giá trị đẹp rạng ngời của con người mà họ đã dám đứng dậy lên
tiếng bênh vực những số phận bé bỏng cheo leo như đèn treo trước gió ấy! Dám
đứng lên chống chọi , tố cáo một xã hội dã man đay nghiến cuộc đời người dân vô
tội. Nhiệm vụ cao cả mà họ mang bên mình đâu chỉ là phản ánh nên một xã hội thối
náy tàn tạ mà còn là cách thể hiện thái độ căm phẫn rất rõ ràng . Họ bỏ ngoài tai
những vòng danh lợi, họ koh màng đến chức vụ cao sang, mà họ dám đối đầu , chấp
nhận cái khó để đấu tranh tìm lấy một xã hội công bằng mơ ước, một xã hội koh có
những cuộc chiến phi nghĩa can thiệp sâu sắc vào từng mái ấm bé nhỏ của mỗi gia
đình. Phạm Đình Hổ đã sẵn sàng đốn bỏ những gì quý giá nhất để bọn tham quan ,
nịnh thần koh thể chạm tay tới. Ông dám thể hiện sự bất bình tột độ qua thái độ bất
hợp tác của mình. Ông căm thù bọn vua chúa, quan lại xa hoa, khoái cảnh mở tiệc
tùng mua vui trong một đêm mà koh màng đến những kẻ dân đen đang sống dở
chết dở. Sau bức tường chúa là cả một cung điện xa hoa, khác xa cái nghèo đói của
dân lành còng cõi sớm trưa mong tìm cho mình miếng cơm bỏ bụng. Tiền bạc với họ
bây giờ trở nên vô nghĩa, cái đói hoành hành ở khắp nơi thế mà bọn chúng- những
kẻ lòng thú dạ lang vẫn râm ran rung đùi hưởng của vơ vét dc của dân.
Nguyễn Du đã không tiếc tay để điểm tô nên một Mã Giám Sinh đầy mưu mô, ghê
rợn khiến người đọc bàng hoàng, đau đớn cho nàng Kiều gặp phải một con sói ác độc
gớm ghê. Một kẻ mà người ta muốn ném thẳng những điều xấu xa về hắn! Một kẻ đê
hèn mà vẫn chường mặt ra đời để sống. Người đọc đã tự cảm nhận nên một Mã Giám
Sinh thấp hèn, bỉ ổi, nhơ nhuốc, xấu xa qua cách tả người tuyệt khéo chứ koh cần
phải có một lời bình của tác giả hay một câu trách móc, một tiếng chê bai của Vương
Gia. Phường “ bán thịt buôn người” vô cùng tàn độc đã làm giàu trên thân xác của
người khác, hả hê đếm từng quan tiền trên nỗi đau của Kiều . một kẻ mưu mô đội lốt
thư sinh đi hỏi vợ để ra tay cưỡng bức, dàu nát đời hoa, hắn là kẻ đầu tiên đưa Kiều
dấn vào con đường Lầu xanh nhơ nhuốc, khiến nàng phải chịu:“Thanh lâu 2 lượt ,

thanh y 2 lần”. Một xã hội bị giựt dây bởi thế lực “ uy linh mạnh mẽ” của đồng tiền
vô tình nuôi sống và tiếp tay cho một kẻ gian manh làm giàu một cách xảo quyệt!
Một xã hội xuống cấp trầm trọng bởi không có sự quan tâm săn sóc việc nước việc
dân, đê điều bị bỏ hoang, con người bị giẫm đạp mạnh mẽ. Thấu hiểu nỗi đau
thương tột ngần ấy, những nhà văn, nhà thơ đã gửi gắm tình yêu mãnh liệt của mình
vào từng trang tác phẩm. Qua đó càng cảm thông, thấu đáu hơn nỗi lòng của những
người dân “thấp cổ bé miệng” thời này.Họ đã sẻ san , đã hiểu, đã gọi tên dc nỗi đau
thương thầm lặng tràn trề của nhân dân, nhất là người phụ nữ để rồi cùng khóc
thương, cũng đau, cùng bước chung một con đường của nhân vật. Sở dĩ cuộc đời
Kiều vốn là đơn độc, bước đi trong thầm lặng, cô đơn, nhưng may mắn thay, từng sải
chân của nàng luôn dc Nguyễn Du dõi theo. Từng bước chân của nàng luôn in hằn
dấu của Nguyễn Du. Bức tranh tâm trạng đau đớn mà Kiều đang trải trong “ Kiều ở
Lầu Ngưng Bích” cùng nỗi hoang mang quá đỗi mà Kiều gánh, ai sẽ hiểu thấu và hòa
cùng nhịp đập với Kiều đây? Ai sẽ lắng nghe dc tiếng kêu thảnh thốt thảm sầu của
Kiều đây? Hay ai sẽ cùng nhòa lệ khóc thương cho cả cuộc đời oan khốc mà Kiều
phải gánh đây? Hoàn toàn ta thấy dc tiếng nấc của Tố Như đang khóc cùng Kiều.
Ông đã chia sớt nỗi đau mà Kiều đang hứng chịu hai chữ Đoạn Trường:
“Cung cầm phổ những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây”
Hay từ lời khẩn cầu thảm thiết của Nguyễn Dữ trước khi cho Vũ Nương của mình gieo
mình xuống dòng Hoàng Giang cũng là một cách để thấy rằng ông đã một mực tin
tưởng rằng : người phụ nữ này hoàn toàn vô tội, trái lại, người con gái ấy còn đáng
phải dc nâng niu chứ koh phải là bị vùi dập như cánh hoa tàn thấ này ! Qua đó, phải
chăng ông đã đánh lên hồi trống kêu cứu thảm khốc cho số phận con người đeo mác
hai chữ Phụ Nữ này. Một con người, một số phận có thể bị đạp đổ vì bất kì lí do gì.
Có khi chỉ vì một thứ rất đỗi bé con, bình thường mà cái bóng là một nhân chứng! Và
cách mà Nguyễn Dữ mang lại cái chết cho nàng koh phải là sự giải thoát như của Lão
Hạc mà là lời minh oan, một lời minh oan rõ ràng nhất mà nàng koh thể nói nên lời
bởi sự hà khắc quá đỗi của xã hội nam quyền đã và đang đay nghiến cuộc đời nàng
dã man, trầm trọng!

Một cái chết mang đầy vẻ trân trọng mà Nguyễn Dữ dành cho Vũ Nương bởi ông
biết: nàng sống khôn thì sẽ thác thiêng. Một người phụ nữ đáng mặt tôn sùng kính
yêu mà chàng Sinh koh biết giữ cho mình để khi mất đi rồi mới hối tiếc thì đà trễ mất
rồi!
Bằng tình yêu sâu sắc cộng với trái tim nồng hậu đang đập từng nhịp trong lồng
ngực mình. Các Văn nhân một lần nữa dám đương đầu với xã hội ấy để mơ ước cho
con người vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội koh có những bất công luôn
rình rập, đe dọa xiết cổ từng con người bất cứ lúc nào, một xã hội mà koh có bọn
tham quan ô lại luôn hà hiếp dân lành, sống trên mồ hôi nước mắt, trên thân xác của
người khác như thế này! Niềm tin tưởng vào công lí ,vào những điều tươi sáng luôn
hiện hữu trong tim các nhà văn, nhà thơ, luôn thôi thúc các ông koh ngừng mơ ước.
Một kết thúc có hậu cho nàng Vũ Nương : cuộc sống dưới thủy cung công bằng liêm
chính. Không có những cạm bẫy đang đón đợi, một cuộc sống koh có những điều
luôn chà đạp làm người ta phải ám ảnh luôn luôn! Dù rằng nàng rất chung thủy với
chồng nhưng một lời đã hứa với Vương Phi koh thể trái dc, hai là nàng koh muốn
phải trở lại cái xã hội vô lý đáng nguyền rủa này!
Hay đoạn trích “ kiều Báo Ân Báo Oán” cũng có thể gọi là một niềm mơ ước của
Nguyễn Du, một thông điệp mà ông muốn gửi đến mọi người! Từ Hải là một nhân vật
phải nói rằng rất xứng đôi với Kiều:
“ Râu Hùm Hàm én Mày Ngài
Vai năm tấc Rộng, Thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”
Một chàng trai: “ Đội trời đạp đất ở đời” xứng danh anh hùng như thế mới đáng là
bóng tùng che chở đời Kiều! chàng Từ như một người bước ra từ giấc mơ của Kiều,
mang lại cho Kiều những điều mà từ xưa đến giờ chưa ai có thể đem tặng Kiều dc.
Được ngồi ở vị trí chánh án, phán xử những kẻ tội đồ đã mang lại bik bao đắng cay
cho nàng dường như cũng là một khao khát của Tố Như. Ông muốn rằng những ai là
người bị hại sẽ dc ngồi trên chiếc ghế của sự công bằng mà phán xét. Hay có thể ông
cũng đang ấp ủ một ước mơ cho những ai đang cầm cáng cân công lí phải luôn chính

trực, công minh như Kiều:có công thì thưởng, có tội thì trừng. Vị trí cảu chiếc ghế
chánh án mà Nguyễn Du ao ước là luôn công minh!
Tóm lại, những tác giả đã nhìn cuộc đời thời Trung Đại bằng ánh mắt ngập tràn vẻ
hiện đại, công tâm. Họ luôn là những ngòi bút tô vẽ để đòi sự công bằng, để thể hiện
cái tâm, cái tốt của con người. Qua đây, cũng một phần dạy tôi tình yêu con người
sâu sắc, cho tôi niềm tin vào cuộc sống và giúp tôi có một trái tim ấm áp hơn bởi dc
nối bởi sợi chỉ yêu thương mong manh của tình người.
Và các tác phẩm trung đại đã làm tròn sứ mệnh mà văn học giao phó : truyền tải
ngọn lửa yêu thương, niềm tin vững vàng! Những ngòi bút tài hoa đã tô màu cho bức
tranh con người thêm sống động, làm nổi bật nên một đóa sen nở rộ giữa đám bùn
nhơ nhớp hám hôi:
“ Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
ST & BIÊN SOẠN

×