Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cải thiện chức năng đường tiểu dưới và chất lượng cuộc sống trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo sử dụng năng lượng Laser

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.24 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

CẢI THIỆN CHỨC NĂNG ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI VÀ CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH
TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA
NIỆU ĐẠO SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG LASER THULIUM
Nguyễn Thành Đức1, Trần Hoài Nam1, Nguyễn Văn Khẩn1
Hoàng Trung Nghĩa1, Hoàng Vũ Hiên1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá cải thiện chức năng đường tiểu dưới và chất lượng cuộc
sống bệnh nhân u tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng nội soi qua niệu
đạo cắt u tăng sản lành tính tuyến tiền liệt sử dụng năng lượng Laser Thulium.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 trường hợp u tăng sản lành tính
tuyến tiền liệt được cắt đốt nội soi qua niệu đạo bằng năng lượng Laser Thulium tại
khoa Ngoại tiết niệu - Bệnh viện quân y 175. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc,
không đối chứng. Hiệu quả của phẫu thuật được tập trung đánh giá qua: cải thiện điểm
đánh giá triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS), cái thiện chất lượng cuộc sống (QoL), lưu
lượng dòng tiểu trung bình (Qmean) sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
Kết quả: Điểm IPSS trung bình trước mổ là 30,95 ± 5,60 điểm, sau mổ 1 tháng
là 7,52 ± 1,06 điểm, sau mổ 3 tháng là 5,58 ± 0,84 điểm. Trước mổ có 59/60 (98,33%)
rối loạn tiểu tiện mức độ nặng, 1/60(1,67%) rối loạn tiểu tiện mức độ vừa. Sau mổ 3
tháng, có 59/60(98,83%) bệnh nhân không rối loạn tiểu tiện hoặc rối loạn tiểu tiện
mức độ nhẹn, 1/60 (1,67%) rối loạn tiểu tiện mức độ vừa, không có bệnh nhân nào rối
loạn tiểu tiện mức độ nặng sau 3 tháng. Cải thiện lưu lượng dòng nước tiểu trung bình
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thành Đức ()
Ngày nhận bài: 12/04/2018, ngày phản biện: 25/04/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2018
1

74




CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Qmean), với Qmean trước mổ là 7,93 ± 0,97 ml/s, sau mổ 1 tháng là 14,48 ± 0,31ml/s,
sau mổ 3 tháng là 15,99 ± 2,68 ml/s. Điểm chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình trước
mổ là 4,55 ± 0,78 điểm, sau mổ 1 tháng là 2,38 ± 0,54 điểm, sau mổ 3 tháng là 1,25 ±
0,49 điểm. Chất lượng cuộc sống trước mổ có 23/60 (39,98%) xấu, 36/60 (61,02%) mức
độ vừa. Sau mổ 3 tháng, không có bệnh nhân nào có chất lượng cuộc sống xấu, đa số
bệnh nhân với 58/60 (96,67%) có chất lượng cuộc sống tốt.
Kết luận: Sử dụng laser Thulium trong phẫu thuật nội soi cắt u tăng sản lành
tính tuyến tiền liệt là hiệu quả, cải thiện tốt chức năng đường tiểu dưới và cải thiện tốt
chất lượng cuộc sống.
Từ khóa: u lành tuyến tiền liệt, laser, Thulium, cắt đốt nội soi.
IMPROVERMENT OF PROSTATE SYMPTOM AND QUALITY OF
LIFE AFTER ENDOSCOPIC TREATMENT USING THULIUM LASER FOR
BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA
ABSTRACT
Purpose: assessement the improver of prostate symptom and life qualification
for the endoscopic treatment of benign prostatic hyperplasia (BPH) using Thulium laser.
Materials and methods: We treated 60 consecutive patients with obstructive BPH
using the Thulium laser at the urology department of 175 military hospital from April
2015 to October 2016. Cross sectional research, longitudinal following up, uncontrolled
clinical trials. The following variables were assessed before and after vaporesection: the
prostate symptom with maximum urinary flow rate (Qmean) and International Prostate
Symptom Score (IPSS), Quality of Life Index(QoL),1-month and 3-months follow-up.
Results: The mean IPSS score preoperative was 30.95 ± 5.60, after 1 month
of surgery was 7.52 ± 1.06, after 3-month surgery was 5.58 ± 0.84 points. There were
59/60 (98.33%) of severe urinary disorders, 1/60 (1.67%) of moderate urinary disorders
in preoperative. After 3 months of surgery, 59/60 (98.83%) of the patients had no urinary

disorders or mild urinary disorders, 1/60 (1.67%) moderate urinary disorders , no severe
dysmenorrhea. The average of Qmean before surgery was 7.93 ± 0.97 ml/s, it was 14.48
± 0.31 ml/s after 1 month surgery and it was 15 , 99 ± 2.68 ml/s after 3 months surgery.
The average quality of life (QoL) before surgery was 4.55 ± 0.78 points, it was 2.38 ±
0.54 points after 1 month surgery ,it was 1.25 ± 0.49 points after 3 months surgery. The
quality of life before surgery had 23/60 (39.98%) poor, 36/60 (61.02%) moderate level.
75


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

After 3 months of surgery, no patients with poor quality of life, the majority of patients
with 58/60 (96.67%) have good quality of life.
Conclusion: Thulium laser in endoscopic for benign prostatic hyperplasia is
effective, improve the function of the lower urinary tract and improves the quality of life.
Key words: LASER, Tm:YAG, vaporesection, benign prostatic hyperplasia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sinh lành tính tuyến tiền
liệt (TSLTTTL), là một bệnh thường gặp
ở nam giới cao tuổi. Bệnh ngày càng
được quan tâm do tuổi thọ dân số ngày
càng tăng cao, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần
theo tuổi. Tăng sản lành tính tuyến tiền
liệt gây ra các triệu chứng triệu chứng
của đường tiết niệu, ảnh hưởng lên chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Các
triệu chứng được hiệp hội niệu khoa Hoa
Kì lượng hóa (1992) và sau đó hội nghị
quốc tế về UTSLTTTL tại Monaco (1995)
thống nhất đánh giá với thang điểm IPSS

(International Prostate Symptom Score)
và chất lượng cuộc sống được đánh giá
qua bảng điểm đánh giá về ảnh hưởng
chất lượng cuộc sống (QoL). Hai bảng
điểm IPSS và QoL là 2 tiêu chí quan trọng
để đánh giá, lựa chọn phương pháp điều
trị và cũng để đánh hiệu quả của điều trị
bệnh, được công nhận rộng rãi trên thế giới
và trong nhiều nghiên cứu . Trong điều trị
UTSLTTTL, can thiệp ngoại khoa được
chỉ định khi có rối loạn tiểu tiện nặng làm
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh
nhân. Để tìm các phương pháp can thiệp
có hiệu quả mà hạn chế được các biến
76

chứng và khó chịu cho bệnh nhân, các
nhà khoa học đã cố gắng tìm các phương
pháp can thiệp ít xâm lấn, tuy nhiên một
số biện pháp cũng chỉ giải quyết tạm
thời hoặc một phần tình trạng tắc nghẽn
đường tiểu. Có một số phương pháp thất
bại ngay sau một thời gian nghiên cứu
và cần thêm những kỹ thuật khác hiệu
quả hơn. Phẫu thuật nội soi (trasurethral
resection prostate-TURP) được coi là tiêu
chuẩn vàng trong can thiệp ngoại khoa,
tuy nhiên vẫn có một số biến chứng,
khó chịu cho bệnh nhân và một số bệnh
nhân có nhiều bệnh mắc kèm có thể gây

khó khăn cho quá trình can thiệp. Laser
Thulium là loại Laser có nhiều đặc tính
ưu việt, có khả năng phát sóng liên tục
dành cho các ứng dụng phẫu thuật nội soi
trong môi trường nước. Được đánh giá
có tác dụng lớn trong việc làm bốc hơi,
cắt mô có mạch máu và không mạch máu
giúp cầm máu tốt và ít làm tổn thương mô
xung quanh. Tỷ lệ tai biến biến chứng,
tính an toàn trong điều trị UTSLTTL
bằng năng lượng Laser Thulium trong
các nghiên cứu gần đây cho kết quả thấp
hơn so với cắt đốt nội soi tiêu chuẩn hay
sử dụng năng lượng Laser Holium hoặc
Laser greenligt. Tại bệnh viện 175, việc


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

dử dụng Laser Thulium được áp dụng
trong điều trị ngoại khoa UTSLTTTL, đặc
biệt phẫu thuật này có thể thực hiện trên
bệnh nhân lớn tuổi, suy kiệt có các bệnh
lý mãn tính kèm theo hoặc bệnh nhân có
rối loạn đông máu. Để đánh giá hiệu quả
của phẫu thuật này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này tập trung vào đánh giá sự
cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và
cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu
thuật nội soi qua niệu đạo sử dụng năng

lượng Laser Thulium điều trị UTSLTTTL.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
60 bệnh nhân UTSLTTTL được
điều trị bằng phẫu thuật nội soi qua niệu
đạo sử dụng năng lượng Laser Thulium
tại bệnh viện 175 trong thời gian từ tháng
11/2015 đến tháng 04/2016. Loại trừ các
trường hợp có bệnh kết hợp như: bàng
quang thần kinh, viêm bàng quang, hẹp
cổ bàng quang đơn thuần, hẹp niệu đạo.
Loai trừ bệnh nhân đã mổ mở hoặc phẫu
thuật nội soi qua niệu đạo, bệnh nhân có
UTSLTTTL nhưng có chống chỉ định
phẫu thuật nội soi qua niệu đạo. Bệnh
nhân được khám lâm sàng toàn diện: bệnh
sử, thăm khám hậu môn - trực tràng, siêu
âm qua ngả bụng đánh giá thể tích tuyến
tiền liệt, xét nghiệm máu, nước tiểu. Đánh
giá điểm IPSS và điểm chất lượng cuộc
sống QoL trước mổ, đo lưu lượng dòng
tiểu trung bình (Qmean). Đánh giá cải
thiện chức năng đường tiểu dưới (qua

thang điểm IPSS, lưu lượng dòng nước
tiểu trung bình Qmean), đánh giá chất
lượng cuộc sống (QoL) tại thời điểm 1
tháng, 3 tháng sau mổ.
Kỹ thuật cắt nội soi qua niệu đạo
sử dụng năng lượng Laser Thulium:

Bệnh nhân được đặt nằm theo tư
thế sản khoa. Nong niệu đạo nhẹ nhàng
trình tự từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn. Đặt máy, soi
bàng quang, xác định các mốc giải phẫu,
đánh giá tình trạng bàng quang (mức độ
bàng quang chống đối), sỏi bàng quang,
u bàng quang kèm theo, 2 lỗ niệu quản,
hình ảnh tuyến tiền liệt. Tiến hành cắt theo
phương pháp Barnes: cắt theo từng thùy và
thường bắt đầu bằng cắt thùy giữa. Khởi
đầu bằng cắt từ sàn tuyến tiền liệt, sau đó
cắt vòng qua hai bên đến 4 giờ và 8 giờ,
cắt tuần tự cổ bàng quang đến ụ núi, cắt
sâu dần cho đến khi thấy các thớ vỏ của
tuyến. Tiếp tục cắt thùy phải, thùy trái đến
2 giờ và 10 giờ, sau đó cắt trần tuyến tiền
liệt sau cùng. Kiểm tra tổng quát lỗ tuyến,
hoàn thiện quá trình cắt và cầm máu. Hút
sạch các mảnh cắt, đặt ống thông Foley
3 nhánh, rửa bàng quang liên tục bằng
dung dịch NaCl 0,9%. Sau mổ theo dõi
thời gian dòng rửa bàng quang, thời gian
lưu sond Folley, biến chứng sớm sau mổ.
Sự cải thiện triệu chứng được đánh giá tại
thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ: Sự
cải thiện triệu chứng chủ quan IPSS, lưu
lượng dòng tiểu trung bình Qmean.
Nghiên cứu tiền cứu mô tả, thực
77



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

nghiệm lâm sàng, không đối chứng. Bệnh
nhân được chuẩn bị theo quy trình thống
nhất. Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án.

Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi-info
3.7.5.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1: Một số triệu chứng đường tiểu dưới trong UTSLTTTL (n = 60)
Triệu chứng
Tiểu khó
Tiểu tăng lần
Tiểu máu
Tiểu đêm nhiều lần
Suy thận

Số lượng
42/60
42/60
9/60
42/60
1/60

Tỷ lệ
70%
70%
15%

70%
1,67%

Bảng 2. Điểm IPSS, điểm QoL, lưu lượng dòng tiểu trung bình Qmean sau
mổ (n=60)
Chỉ tiêu nghiên cứu
IPSS (điểm)
QoL (điểm)
Qmean (ml/s)

Trước mổ
30,95 ± 5,60
4,55 ± 0,78
7,93 ± 0,97

Sau mổ 1 tháng
7,52 ± 1,06
2,38 ± 0,54
14,48 ± 0,31

Sau mổ 3 tháng
5,58 ± 0,84
1,25 ± 0,49
15,99 ± 2,68

Bảng 3: Chức năng đường tiểu dưới theo thang điểm IPSS
Điểm IPSS Mức độ triệu chứng
≤7
Không/nhẹ
8 – 19

Vừa
≥ 20
Nặng

Trước mổ
0
1 (1,67%)
59 (98,83%)

Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng
29 (48,33%)
59(98,33%)
30 (50%)
1(1,67%)
1 (1,67%)
0

Bảng 4: Chất lượng cuộc sống theo bảng điểm QoL
Điểm QoL
≤2
3–4
5–6

Chất lượng
cuộc sống
Tốt
Vừa
Xấu

Trước mổ


Sau mổ 1 tháng

Sau mổ 3 tháng

1 (1,67%)
36 (61,02%)
23 (38,98%)

36 (60%)
23 (38,33%)
1 (1,67%)

58 (96,67)
2(3,33)
0

Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo sử
dụng năng lượng Laser Thulium là một kỹ
thuật mang tính hiệu quả và an toàn cao.
Các thông báo của các tác giả trong nước
đều có kết quả phẫu thuật rất khả quan, tỉ
lệ thành công cao [8] [2] [10] [5] [7]. Nói
78

chung các tác giả đều đánh giá kết quả
dựa vào sự cải thiện triệu chứng sau mổ.
Có những bệnh nhân bị biến chứng trong
mổ và ngay sau mổ, nhưng nếu được xủ
trí kịp thời, sự cải thiện triệu chứng sau

mổ tốt thì được coi là kết quả tốt. Ngược


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

lại những bệnh nhân được phẫu thuật
thuận lợi, diễn biến sau mổ tốt, nhưng lại
bị biến chứng xa như hẹp niệu đạo, thì
lại không thể coi là kết quả tốt [9]. Theo
Xie.T và cộng sự (2016), sau mổ 3 tháng
đa số bệnh nhân đều đã có sự cải thiện
đáng kể, về các triệu chứng lâm sàng và
tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, vào
thời điểm 3 tháng sau phẩu thuật nội soi
qua niệu đạo sử dụng năng lượng Laser
Thulium, có thể giúp tiên lượng tốt được
tình trạng của bệnh nhân vào các tháng 6,
9 và 12 sau mổ [10].
Năm 1992, Hiệp hội Niệu khoa
Hoa Kỳ đã đưa ra một thang điểm dùng để
đánh giá các bệnh nhân có “hội chứng tiền
liệt”. Thang điểm này dựa trên các triệu
chứng: tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu ngắt
quãng, tiểu vội, tiểu đêm, tia nước tiểu
yếu, gồm 7 câu hỏi, mỗi câu được cho từ
0-5 điểm. Tùy theo tổng số điểm thu được
mà các bệnh nhân được chia làm 3 nhóm:
nhóm có các triệu chứng nhẹ (0-7 điểm),
nhóm có các triệu chứng vừa (8-19 điểm)
và nhóm có các triệu chứng nặng (20-35

điểm). Tuy nhiên, sự cải thiện điểm triệu
chứng IPSS không có nghĩa là cải thiện
tất cả các triệu chứng [trích từ [2]] [9].
Theo nghiên cứu của Gross.A và cộng sự
(2013), nghiên cứu trên 1080 bệnh nhân,
trong nhóm các bệnh nhân có cải thiện ít
hoặc không cải thiện triệu chứng sau phẩu
thuật nội soi qua niệu đạo sử dụng năng
lượng laser thulium thì có sự tốt lên đáng
kể về lưu lượng nước tiểu và các triệu
chứng tác nghẽn nhưng các triệu chứng

kíck thích (tiểu rắt, tiểu vội), sẽ còn tồn
tại sau mổ. Tại thời điểm 1 tháng ngay
sau mổ, do sự tổn tại của các triệu chứng
kích thích như tiểu nhiều lần, tiểu gấp nên
điểm IPSS cao hơn ở thời điểm 3 tháng
sau mổ [7].
Qua kết quả thu được, chúng tôi
nhận thấy điểm IPSS trung bình khá cao
ở các bệnh nhân trước mổ 30,95 ± 5,60
điểm. Gía trị này theo Nguyễn Tế Kha
là 30,06 3,57, Lý Văn Quảng là 23,81
4,26, theo Xie.J là 21,9 6,7 điểm [1],[2]
[10]. Các giá trị IPSS trước mổ tập trung
chủ yếu ở mức điểm 21-35 chiếm tỷ lệ
98,83%. Không có bệnh nhân nào được
chỉ định phẫu thuật IPSS 7 điểm. Tại thời
điểm 1 tháng ngay sau mổ, điểm IPSS
trung bình 7,52 ± 1,06, và sau 3 tháng

là 5,58 ± 0,84. Áp dụng so sánh hai số
trung bình, sự khác biệt của các giá trị
IPSS sau mổ so với trước mổ có ý nghĩa
(p < 0,001). Có 59/60 (98,83%) bệnh
nhân rối loạn tiểu tiện mức độ nặng trước
mổ. Sau 1 tháng, có 40% bệnh nhân còn
triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó chủ
yếu là rối loạn mức độ vừa. Sau 3 tháng,
không có bệnh nhân nào có rối loạn tiểu
tiện mức độ nặng, 59/60 (98,83%) bệnh
nhân không rối loạn tiểu tiện hoặc rối
loạn tiểu tiện mức độ nhẹ. Sự cải thiện rõ
rệt đó của rối loạn tiểu tiện mang lại chất
lượng cuộc sống tốt và hài lòng của bệnh
nhân sau phẫu thuật.
Ảnh hưởng của những triệu
chứng UTSLTTTL lên chất lượng cuộc
sống của người bệnh ngày càng được chú
79


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

ý (triệu chứng chủ quan) và được lượng
hóa qua bảng điểm đánh giá về chất lượng
cuộc sống (QoL) [4] [3],[6]. Mức độ ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân cũng được chia làm 3 nhóm: nhóm
không ảnh hưởng có chất lượng cuộc
sống tốt (1-2 điểm), nhóm có mức độ

ảnh hưởng - chất lượng vừa (3-4 điểm)
và nhóm có chất lượng cuộc sống xấu
(5-6 điểm) [trích từ [6]]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, điểm chất lượng cuộc
sống trung bình trước mổ là 4,55 ± 0,78.
Tại thời điểm 1 tháng ngay sau mổ, điểm
chất lượng cuộc sống trung bình là 2,38
± 0,54, và sau 3 tháng là 1,25 ± 0,49. Áp
dụng so sánh hai số trung bình, sự khác
biệt của các giá trị điểm chất lượng cuộc
sống sau mổ so với trước mổ có ý nghĩa
(p < 0,001). Điều này chứng tỏ điểm chất
lượng cuộc sống giảm đáng kể sau phẫu
thuật nội soi điều trị UTSLTTTL. Điểm
chất lượng cuộc sống phản ánh trực tiếp
múc độ rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, nó còn
liên quan đến khả năng chịu đựng và mức
độ thích nghi của bệnh nhân. Bệnh nhân
thích nghi và sức chịu đựng tốt thì vẫn
chấp nhận cuộc sống khi có sự rối loạn
tiểu tiện nhất định [7] . Trong nghiên cứu
này, 58/60 bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống tốt sau mổ 3 tháng.
Điểm IPSS và điểm chất lượng
cuộc sống (QoL) đánh giá triệu chứng chủ
quan của bệnh nhân, nhưng đó là yếu tố
để bệnh nhân đến bệnh viện và lựa chọn
phương pháp điều trị tương ứng [6] [3]
[4]. Để đánh giá triệu chứng khách quan
80


rối loạn tiểu tiện đường tiểu dưới, cần có
các chỉ số của đo niệu động học. Do điều
kiện chưa có máy đo lưu lượng nước tiểu
(uroflometry), hiện tại chúng tôi phải thực
hiện đo lưu lượng nước tiểu trung bình
bằng phương pháp thủ công. Lưu lượng
nước tiểu thu được bằng phương pháp thủ
công thường thấp hơn kết quả đo bằng
máy uroflowmetry khoảng 1,5 ml/giây.
Theo Gross.A (2013), sự cải thiện về lưu
lượng nước tiểu và các triệu chứng không
phụ thuộc vào nhau, dường như chúng là
2 đại lượng độc lập [7]. Trước mổ, đa số
bệnh nhân có lưu lượng nước tiểu nhỏ hơn
12 ml/s, sự cải thiện mức độ tắc nghẽn
sau mổ thể hiện bởi sự gia tăng số bệnh
nhân có lưu lượng nước tiểu tốt và khá
, không có bệnh nhân nào còn biểu hiện
tắc nghẽn ở mức độ nặng. Những bệnh
nhân được cải thiện nhiều nhất sau mổ là
những bệnh nhân dưới 60 tuổi, phù hợp
với nhận xét của nhiều tác giả, lưu lượng
bài niệu ở người già bao giờ cũng thấp
hơn người trẻ. Lưu lượng nước tiểu trung
bình trước mổ là 7,93 ± 0,97 ml/s. Tại
thời điểm 1 tháng ngay sau mổ, lưu lượng
nước tiểu trung bình là 14,48 ± 0,31 ml/s,
và sau 3 tháng là 15,99 ± 2,68 ml/s. Áp
dụng so sánh hai số trung bình, sự khác

biệt của các giá trị lưu lượng nước tiểu
trung bình sau mổ so với trước mổ có ý
nghĩa (p < 0,001). Điều này chứng tỏ lưu
lượng nước tiểu trung bình tăng đáng kể
sau phẫu thuật nội soi qua niệu đạo sử
dụng năng lượng Laser Thulium điều trị
UTSLTTTL.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo sử
dụng năng lượng Laser Thulium cho kết
quả tốt với sự cải thiện rõ về chức năng
đường tiểu dưới và đem lại chất lượng
cuộc sống tốt cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Văn Quảng (2012), “Đánh
giá kết quả phẫu thuật nội soi qua niệu
đạo cắt u lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh
viện Thống Nhất”, Luận văn chuyên khoa
cấp II, Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Tế Kha (2016), “Vai
trò của Laser Thulium trong điều trị ngoại
khoa bướu lành tuyến tiền liệt”, Luận án
tiến sỹ y học, Đại học y dược TP Hồ Chí
Minh.
3. Alcaraz A., et al. (2016),
“Quality of life in patients with lower

urinary tract symptoms associated with
BPH: change over time in real-life
practice according to treatment--the
QUALIPROST study”, Int Urol Nephrol,
48(5), 645-56, .
gov/pubmed/26810324.
4. Asare G. A., et al. (2015),
“Shrinkage of Prostate and Improved
Quality of Life: Management of BPH
Patients with Croton membranaceus
Ethanolic Root Extract”, Evid Based
Complement Alternat Med, 2015,
365205, />pubmed/26106434.
5. Barbalat Y., et al. (2016),
“Evidence of the efficacy and safety of
the thulium laser in the treatment of men

with benign prostatic obstruction”, Ther
Adv Urol, 8(3), 181-91, i.
nlm.nih.gov/pubmed/27247628.
6. Bazaev V. V., Shibaev A.
N., Pavlova Y. V. (2016), “[IPSS-QOL
questionnaire in assessing symptoms
and quality of life in patients with
anterior urethral stricture]”, Urologiia(5),
27-31,
/>pubmed/28248016.
7. Gross A. J., et al. (2013),
“Complications and early postoperative
outcome in 1080 patients after thulium

vapoenucleation of the prostate: results
at a single institution”, Eur Urol, 63(5),
859-67,
/>pubmed/23245687.
8. Nair S. M., Pimentel M. A.,
Gilling P. J. (2016), “A Review of Laser
Treatment for Symptomatic BPH (Benign
Prostatic Hyperplasia)”, Curr Urol Rep,
17(6), 45, />pubmed/27053186.
9. Wong C. K., et al. (2017), “Use
of the International Prostate Symptom
Score (IPSS) in Chinese male patients
with benign prostatic hyperplasia”, Aging
Male, 20(4), 241-249, i.
nlm.nih.gov/pubmed/28787255.
10. Xie T., et al. (2016), “The
Effectiveness and Safety of Transurethral
(Bipolar) Plasmakinetic Resection of
Prostate Combined with Thulium Laser
for Large Benign Prostatic Hyperplasia
(>80ml)”, Urol J, 13(6), 28892892,
/>pubmed/27928808.

81



×